Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Út

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

- Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày như:

 + Buổi sáng: đánh răng, rửa mặt.

+ Buổi trưa: ngủ trưa, chiều tắm gội.

+ Buổi tối: đánh răng.

- Vận dụng hằng ngày thực hiện tự giác các hoạt động và nghỉ ngơi,có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày có lợi cho sức khỏe.

- Tự giác thực hành thường xuyên các đi, đứng và ngồi học đúng t¬ư thế có lợi cho sức khỏe.

- Năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên và con người.

II. CHUẨN BỊ :

1. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập, sưu tầm tranh về các chủ đề đã học.

- Tranh minh hoạ SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành luyện tập, hoạt động cá nhân, phương pháp động não.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; thảo luận nhóm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc41 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Út, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức:
LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ ( TIẾT 2)
I . MỤC TIÊU : HS cần làm:
1. Kiến thức: Thực hiện cư xử lễ phép với anh chị, cần nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày .Yêu quý anh chị em trong gia đình. 
2.Kĩ năng: Học sinh thực hiện cư xử lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ trong gia đình vfa trong cuộc sống hằng ngày.
3.Thái độ: Thực hiện phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
4. Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề .
- Năng lực tư duy phản biện.
- Năng lực tự điều chỉnh hành vi đạo đức; phát triển bản thân.
II- CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Các vật dụng chơi đóng vai BT2 . Bảng phụ chép bài tập 3.
2. Phương pháp , kĩ thuật dạy học- Phương pháp hỏi đáp, phương pháp quan sát, hoạt động cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
1.HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS đọc bài thơ: "Làm anh"
 - GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động thực hành luyện tập: (29 phút)
Giao nhiệm vụ HS làm bài tập 2, 3 Vở Bài tập đạo đức.
* Mục tiêu: Biết cư xử lễ phép với anh chị, cần nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày. Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.Yêu quý anh chị em trong gia đình. 
* Cách thực hiện:
a : Cho HS quan sát tranh Bài tập 3
- Giáo viên nêu yêu cầu bài và ghi đầu bài 
- Giáo viên hướng dẫn cách làm bài : Nối tranh với chữ “ Nên” hay “ Không nên ”.
- GV treo bảng phụ chép bài tập 3:
- Giáo viên gọi học sinh lên trình bày trước lớp .
- Giáo viên bổ sung ý kiến học sinh trình bày .
- Giáo viên nhận xét , tổng kết ý chính của 5 bức tranh .
b : Đóng vai 
Giáo viên phân công từng nhóm đóng vai theo từng tranh trong bài tập 2 .
- GV cùng HS nhận xét.
* Giáo viên kết luận : 
- Là anh chị thì cần phải biết nhường nhịn em nhỏ.
- Là em thì cần phải lễ phép vâng lời dạy bảo của anh chị. 
c : Liên hệ thực tế 
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tự liên hệ bản thân mình .
+ Em có anh chị hay có em nhỏ ?
+ Em đã đối xử với em của em như thế nào?
+ Có lần nào em vô lễ với anh chị chưa ?
+ Có lần nào em bắt nạt , ăn hiếp em của em chưa ?
- Giáo viên khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những học sinh chưa tốt .
* Kết luận chung : Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt . Vì vậy em cần phải thương yêu , quan tâm , chăm sóc anh chị em , biết lễ phép với anh chị , nhường nhịn em nhỏ . Có như vậy gia đình mới đầm ấm hạnh phúc , cha mẹ mới vui lòng .
4. Hoạt động vận dụng (2’):
- Thi hát hay đọc thơ các bài về gia đình, anh chị em...
- Nhận xét.
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 ')
- Vẽ anh hay chị em ruột của mình. 
- Dặn HS về ôn lại bài và cùng nhắc nhở người thân trong gia đình cần biết yêu thương, nhường nhịn và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Chuẩn bị bài sau: " Nghiêm trang khi chào cờ".
- Nhận xét tiết học, tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .
-Học sinh nêu lại yêu cầu đầu bài.
-HS mở vở BTĐĐ quan sát các tranh ở BT3 , thảo luận nhóm 4 rồi nối tranh với chữ “ Nên” hay “Không nên ”.
- Một số hs làm bài tập trước lớp 
T1 : Nối chữ “ không nên ” vì anh không cho em chơi chung .
T2 : Nên – vì anh biết hướng dẫn em học .
T3 : Nên – vì 2 chị em biết bảo ban nhau làm việc nhà .
T4 : Không nên – vì chị tranh giành sách với em , không biết nhường nhịn em.
T5: Nên – Vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc .
-HS thảo luận nhóm đôi , phân vai trong nhóm cử đại diện lên đóng vai .
- Lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
- HS hoạt động cá nhân.
- HS suy nghĩ , tự liên hệ bản thân qua câu hỏi của giáo viên .
HS thi...
---------------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................-------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 8 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt:
TIẾT 7, 8: VẦN /UÊ/
( Thiết kế trang 33)
-----------------------------------------------------------------------
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán:
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5
I. MỤC TIÊU : HS cần làm :
1. Kiến thức: Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 
2. Kỹ năng: 
- Thực hiện tính trừ các số trong phạm vi 5.
- HS bắt đầu có kĩ năng nhìn tranh vẽ hay vật thật nêu bài toán đầy đủ và nêu các phép tính thích hợp với bài toán đó.
- Vận dụng bảng trừ 5 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.
- Làm BT1, 2 (cột 1), 3, 4a.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Toán.
4. Từ đó góp phần hình thành và phát triểnnăng lực: tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
 - Năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học.
II- CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ phóng to nội dung phần bài học trong sách giáo khoa, tranh vẽ phóng to bài tập 4. Phiếu học tập bài 4b.
- HS : Bảng con, vở; 5 que tính, 5 hình vuông, 5 hình tam giác.
2. Phương pháp , kĩ thuật dạy học: - Phương pháp trò chơi, hoạt động cá nhân, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
HĐ khởi động: (3 phút)
 .- Cho HS thi đua đọc học thuộc lòng bảng cộng, trừ 3, 4.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài
- HS thi đọc
- HS nhắc lại đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (15 phút)
* Mục tiêu: HS biết tự thành lập và học thuộc bảng trừ 5, biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ .
 *Cách tiến hành:
Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5.
a, Hướng dẫn HS học phép trừ : 5 - 1 = 4.
-HS thao tác trên vật thật (GV thao tác trên bảng) rút ra phép tính: 5 - 1 = 4
- Hướng dẫn HS quan sát:
- Có 5 quả táo bớt 1 quả táo còn 4 quả táo?”.
- Gọi HS trả lời:
- GV vừa chỉ vào hình vẽ vừa nêu: 5 bớt 1 còn mấy?
Vậy 5 trừ 1 bằng mấy?
-Ta viết 5 trừ 1 bằng 4 như sau: 5- 1 = 4 
b, Giới thiệu phép trừ : 5 - 2 = 3, 5 - 3 = 2, 5 - 4 = 1 theo 3 bước tương tự như đối với 5 - 1 = 4.
c, Sau mục a, b, trên bảng nên giữ lại 4 công thức:
5 - 1 = 4 ; 5 - 2 = 3 ; 5 - 3 = 2; 5 – 4 = 1.
- GV dùng bìa che tổ chức cho HS học thuộc lòng các phép tính trên bảng.
d, HD HS quan sát hình vẽ, nêu các câu hỏi để HS biết 4 + 1 = 5 ; 1 + 4 = 5 (Tính chất giao hoán của phép cộng)Từ hình vẽ HS nêu được: 5 - 1 = 4 ; 5 - 4 = 1( HS thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ).GV nói :Từ ba số 4, 5, 1 ta lập được 4 phép tính: 2 phép cộng, 2 phép trừ.
đ, Tương tự như trên với sơ đồ thứ hai. 
- GV cho HS thành lập 2 phép tính:
 3 + 2 = 5 ngược lại 5 - 2 = 3
*Kết luận: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ . Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
HS thực hành trên vật thật theo nhóm đôi.
- Quan sát hình vẽ trong bài học để tự nêu bài toán: “Lúc đầu trên cành có 5 quả táo bị rụng hết 1 quả táo. Hỏi trên cành còn lại mấy quả táo?”
- 5 bớt 1 còn 4.
- 5 trừ 1 bằng 4.
- HS đọc :“năm trừ một bằng bốn” .
- Nhiều HS đọc 4 phép trừ trên.
- HS đọc thuộc lòng các phép tính trên bảng cá nhân, nhóm, ĐT.
HS hình thành các phép tính:
 4 + 1 = 5 5 - 1 = 4 
 1 + 4 = 5 5 - 4 =1 
- H S đọc các phép tính trên bảng:
 3 + 2 = 5 5 - 2 = 3 
 2 + 3 = 5 5 - 3 = 2 
- HS đọc¸ nhân , đồng thanh 
- Giãn tiết.
3. Hoạt động thực hành: (14 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập1, 2 (cột 1), 3, 4a.
* Mục tiêu: Củng cố cho HS các phép trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 5
 * Cách thực hiện: 
*Bài 1 : Tính :
 - Hướng dẫn HS :
- GV nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2( cột 1 ) – GV gọi HS nêu yêu cầu bài.
Cho Hs chơi trò chơi: " Điền đúng, điền nhanh"
- GV nhận xét bài làm của HS, TD...
* Bài 3: - GV giới thiệu cách viết phép trừ theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc (chú ý viết thẳng cột).
- GV nhận xét bài HS làm.
 * Lưu ý: GV cần quan tâm đến đối tượng
 HS M1, M2 về kĩ năng đặt tính, viết các số thật thẳng cột. HS M 3, M4 nêu được kĩ thuật đặt tính cột dọc.
* Bài 4a:
- GV yêu cầu HS 
- Khuyến khích HS tự nêu nhiều bài toán khác nhau và tự nêu được nhiều phép tính khác nhau.
- GV nhận xét 
 * Lưu ý: HS M1, M2 cần quan sát hình vẽ nếu tranh vẽ có hình người hoặc các con vật quay đầu ra thì làm tính trừ, quay đầu vào thì làm tính cộng. HS M 3, M4 nêu được nhiều cách nêu bài toán khác nhau và các phép tính tương ứng với bài toán đó.
*Kết luận: Phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng.
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
* Bài tập: - GV nêu yêu cầu: Điền số thích hợp vào ô trống:
- Cho HS làm vở, chia sẻ trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét bài.
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút)
- Gọi HS đọc lại bảng trừ 5.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS: Về nhà đọc thuộc lại bảng trừ trong phạm vi 4 và cùng người thân làm bài tập 4 b. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS đọc yêu cầu bài 1:” Tính”
- HS làm bài miệng, chữa bài : Đọc kết quả: 2 – 1 = 1 3 – 2 =1
 3 – 1 = 2 5 – 2 = 3
- HS đọc yêu cầu bài 2:” Tính”.
- HS chơi trò chơi, chữa bài.
5 – 1 = 4 5 - 2 = 3
5 – 3 = 2 5 – 4 = 1
- HS giãn tiết.
-1HS đọc yêu cầu bài 3: “ Tính“
-Vài HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm bảng con .
- 1HS nêu yêu cầu bài tập 4 a“Viết phép tính thích hợp”.
- HS quan sát tranh và tự nêu bài toán, tự giải phép tính, rồi viết phép tính ra vở:
a, 5 - 2 =3 
 5 – 3 = 2
- 1HS làm vở, chữa bài.
5
4
5 
1
5
2
 - 3 - 1
5
3
 -2 - 4 
- Lắng nghe. 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
 Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt:
TIẾT 9, 10: VẦN /UY/
( Thiết kế trang 37)
--------------------------------------------------------------
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________
Hát nhạc:
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT
( GV chuyên)
 ----------------------------- -----------------------------------
Thủ công
XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU : HS cần làm:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách xé, dán hình con gà con . Giúp các em xé được hình con gà con ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
- HS M3, M4 xé , dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối , phẳng.
- Có thể xé, dán được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước khác nhau.
2. Kĩ năng - Khéo léo khi xé dán hình.Vận dụng cách xé, dán được hình con gà con để xé dán trang trí các hình trong thực tế.
3. Thái độ: HS thấy được vẻ đẹp của môn Thủ công.
* GDBVMT: - HS có ý thức biết gọn gàng, sạch sẽ, dọn lớp học sạch sẽ ngay sau khi học để bảo vệ trường lớp được sạch đẹp.
4. Góp phần hình thành năng lực: 
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết các vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực nghệ thuật.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Bài mẫu về xé, dán hình con gà con .
- HS : Giấy trắng có dòng kẻ. 
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải - minh họa, phương pháp thực hành luyện tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi; động não; thảo luận nhóm...
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY:
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ:
HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho HS hát bài: " Đàn gà con"
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : (14 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết cách xé, dán hình con gà con . Giúp các em xé được hình con gà con ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
*Cách tiến hành:
a: Giới thiệu hình dáng con gà 
 - Giáo viên cho học sinh xem bài mẫu và hỏi : “Nêu các bộ phận của con gà con? Toàn thân con gà con có màu gì? Gà con có gì khác so với gà lớn?”.
b : Hướng dẫn cách xé, dán: 
 - Giáo viên hướng dẫn mẫu.
 Ø Thân gà : Lấy giấy màu vàng,lật mặt sau vẽ hình chữ nhật 10x8 ô,xé 4 góc của hình chữ nhật.Tiếp tục xé chỉnh sửa cho giống hình thân con gà.Lật mặt màu để học sinh quans át.
 Ø Đầu gà : Vẽ.xé hình vuông canïh 5 ô,vẽ và xé 4 góc của hình vuông,chỉnh sửa cho gần tròn,cho giống hình đầu gà.Lật mặt màu để học sinh quan sát.
 Ø Đuôi gà : Vẽ,xé hình vuông,cạnh 4 ô,vẽ hình tam giác từ hình vuông và xé (đỉnh tam giác từ điểm giữa của 1 cạnh hình vuông nối với 2 đầu của cạnh đối diện).
 Ø Mỏ,chân,mắt gà : Dùng giấy khác màu để
xé ước lượng,lưu ý học sinh mắt có thể vẽ 
bằng bút chì màu.
Ø Dán hình : Giáo viên hướng dẫn thao tác bôi hồ và lần luợt dán theo thứ tự : thân gà,đầu gà,mỏ gà,mắt,chân,đuôi lên giấy nền.
 Học sinh quan sát,nhận xét,trả lời.
Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu,ghi nhớ quy trình.
Học sinh lấy giấy nháp tập xé hình thân gà.
Học sinh lấy giấy nháp xé hình đầu gà.
Học sinh quan sát và ghi nhớ.
Học sinh lấy giấy nháp tập vẽ, xé hình đuôi, chân,mỏ, mắt gà.
 - Học sinh quan sát và ghi nhớ quy trình dán.
 Quan sát hình con gà hoàn chỉnh.
2. Hoạt động thực hành: (14 phút)
* Mục tiêu:: Học sinh biết xé, dán hình con gà con . Giúp các em xé được hình con gà con ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
*Cách tiến hành:
Cho HS xé, dán hình con gà con bằng giấy ô li.
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
 - Xé nhanh 1 hình con gà con có kích thước em thích ra giấy nháp.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút)
- Về nhà cùng người thân tập xé lại hình con gà con ra giấy màu.
- Nhận xét tinh thần,thái độ học tập.
- Vệ sinh an toàn lao động .
 - Tiết 2 chuẩn bị giấy màu, hồ dán, vở thủ công để thực hành.
- HS thực hành xé, dán trên giấy ô li.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
* Lưu ý:
- HS M3, M4 xé , dán được hình con gà con. Đường xé ít răng cưa. Hình dán cân đối , phẳng.
- Có thể xé, dán được thêm hình con gà con có hình dạng, kích thước khác nhau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: HS cần làm:
- Thấy được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Thấy được phương hướng tuần tới.
- GD HS lòng biết ơn, kính trọng các thầy cô giáo , những người đã dạy dỗ mình nên người...
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nội dung buổi sinh hoạt và phương hương hướng hợt động của tuần sau.
- HS: Ban cán sự lớp và các tổ trưởng chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lần lượt ban cán sự lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Lớp trưởng lên nhận xét chung các bạn.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt. Thi đua dạy và học thật tốt để chào mừng ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể các bài về chủ đề: " Ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam".
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Ngày 5/ 11/ 2018
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_tuan_10_nam_hoc_2018_2019_tran_thi_ut.doc