Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021
Tập làm văn
Tiết 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phư¬ơng đủ 3 phần, mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương
II. ĐỒ DÙNG:
-Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước.
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: Đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
- Nhóm trưởng báo cáo.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
*Hướng dẫn HS luyện tập: (27’)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV cùng HS xây dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi.
- GV ghi câu hỏi lên bảng:
+ Phần mở bài cần nêu những gì? (giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của những cảnh đẹp đó)
+ Hãy nêu nội dung chính của phần thân bài?(tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh trở nên gần gũi, hấp dẫn)
+ Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào?(theo trình tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối; trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao đến thấp)
+ Phần kết bài cần nêu những gì?(nêu cảm xúc trước cảnh đẹp quê hương)
- HS trả lời GV ghi nhanh kết quả lên bảng
- GV nhắc HS:
+ Dựa trên kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài,thân bài, kết bài.
+ Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương.
- Yêu cầu 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. Hết thời gian HS dán phiếu lên bảng, trình bày.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- Gọi một số em trình bày, GV nhận xét, sữa cho từng em.
Bài 2:
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm :
- Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (gọi 1bạn đọc BT2). Lệnh: hoạt động nhóm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình.
- Lớp trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp (gọi HS đọc bài của mình). Báo cáo giáo viên.
- GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tiến bộ.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
ủa sự gia tăng dân số - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4: + LPHT điều hành nêu nhiệm vụ TL: Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh. + NT điều hành nhóm thảo luận: Cá nhân làm việc - trình bày kết quả, trao đổi trong nhóm thống nhất câu trả lời. + LPHT điều hành các bạn trình bày trước lớp. Báo cáo GV. + GV nhận xét. *Dân số tăng nhanh: + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều. + Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao. + Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn. - GV trình bày thêm: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nươc ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình; mặt khác, do người dân bước đầu ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống. 5. Củng cố, dặn dò: - Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta? (HSTL) - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Các nhóm trưởng báo cáo sự hợp tác và thái độ học tập của các thành viên trong nhóm. - GV nhận xét tiết học. - HD học sinh chuẩn bị bài sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư. _________________________________________ Buổi chiều Luyện từ và câu Tiết15: MỞ RỘNG VỐN TỪ THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ thiên nhiên BT1; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật , hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ BT2; tìm được từ ngữ tả không gian tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được mỗi ý a, b, c của BT3, BT4. *Khuyến khích HS hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: Làm BT4 của tiết LTVC trước. - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - Gv nêu mục tiêu tiết học. *Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’) Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm việc cá nhân, GV giúp đỡ thêm cho HS . - Gọi HS chữa bài: nêu miệng kết quả. - GV kết luận: Tất cả những gì không do con người tạo ra. Bài 2: - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: + LPHT nêu nhiệm vụ (gạch chân dưới các từ chỉ sự vật hiện tượng) + NT điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. + LPHT điều hành chia sẻ trước lớp (Nêu miệng kết quả). Báo cáo GV. - GV nhận xét giúp HS chữa bài (nếu các em làm sai). Chốt kết quả. - GV giảng: thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất đều là các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên. - Khuyến khích HS giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ : + Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống. + Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn. + Nước chảy đá mòn: Kiên trì, bền bỉ thì việc gì cũng thành công. - HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. Bài 3: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (Hoàn thành BT3 – SGK, nêu rõ yêu cầu BT). Lệnh: hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. - Lớp trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp (gọi mỗi nhóm làm 1 ý của bài tập ở bảng lớp). Báo cáo giáo viên. - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) (a) Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát,thanh thang, vô tận, bất tận, b) Tả chiều dài(xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi , thăm thẳm,vời vợi, ngút ngát, dằng dặc, lướt thướt , lê thê, c) Tả chiều cao: chót ngót, vời vợi, chất ngất, cao vút d) Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm) - Sau đó GV cho HS nối tiếp nhau đặt câu với những từ tìm được. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 4: Tổ chức tương tự BT3. + Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ào ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm... + Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, đập nhẹ lên... + Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội... C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Chốt nội dung bài. - Nhận xét tiết học: Tinh thần và hiệu quả học tập của nhóm, cá nhân. Tuyên dương học sinh. - Dặn HS viết thêm vào vở BT những từ ngữ vừa tìm được; thực hành nói, viết những từ ngữ đó. __________________________________________________________________ Khoa học Tiết16: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS II. ĐỒ DÙNG: - Hình minh hoạ trong SGK - HS sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về phòng tránh HIV/AIDS. - Máy chiếu, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng điều hành KT: + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Chúng ta làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan A? - Đại diện 2 nhóm nêu, cả lớp nhận xét. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - HS ghi mục bài vào vở. - GV nêu mục tiêu bài học. *Hoạt động 1: Chia sẻ kiến thức (5’) - GV kiểm tra việc sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về HIV/AIDS - Các em đã biết gì về căn bệnh nguy hiểm này? hãy chia sẻ điều đó với bạn mình. - HS chia sẻ. - GV trình chiếu tài liệu, tranh ảnh về HIV/AIDS đồng thời giới thiệu cho HS. - Nhận xét, khen những HS tích cực học tập, ham học hỏi, sưu tầm tư liệu *Hoạt động 2: HIV/AIDS là gì? Các con đường lây truyền HIV/AIDS. (12’) - Tổ chức cho HS trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” - Chia lớp thành nhóm 3, thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. - Các nhóm làm xong ,dán phiếu lên bảng - Nhận xét,khen nhóm thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS thực hành hỏi đáp về HIV/AIDS. + HIV/AIDS là gì? + Vì sao người ta thường gọi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỉ? + Những ai có thể nhiễm HIV/AIDS? + HIV có thể lây truyền qua con đường nào? + Hãy lấy VD về cách lây truyền qua đường máu của HIV? + Làm thế nào để phát hiện ra người bị nhiễm HIV /AIDS? + Muỗi đốt có lây nhiễm HIV không? + Dùng chung bàn chải đánh răng có bị lây nhiễm HIV không? + Ở lứa tuổi chúng mình phải làm gì để có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV/AIDS? - Nhận xét, khen những HS có hiểu biết về HIV/AIDS. *Hoạt động 3: Cách phòng tránhHIV/AIDS (11’) - HS q/s tranh minh hoạ trong SGK trang 35 và đọc các thông tin - HS tiếp nối nhau đọc thông tin. - Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS? - HS viết lời tuyên truyền,vẽ tranh, diễn kịch để tuyên truyền, vận động phòng tránh HIV/AIDS. - Tổ chức cho HS thi tuyên truyền. - Tổng kết cuộc thi. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Chốt nội dung bài. HS dọc mục ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS _______________________________________________ Thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2020 Tập đọc Tiết 16: TRƯỚC CỔNG TRỜI I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện cảm xúc tự hào trước vẽ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ em thích). II. ĐỒ DÙNG: - Tranh minh hoạ trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: + Đọc bài Kì diệu rừng xanh. + Em thích nhất cảnh vật nào trong rừng khộp? + Bài văn cho em cảm nhận điều gì? - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - HS quan sát tranh SGK. - Tranh vẽ cảnh gì ở đâu? Em thấy cảnh ở đây như thế nào? - GV giới thiệu: Ở đâu trên đất nước Việt Nam cũng có cảnh đẹp, mỗi miền quê đều có cảnh sắc, mỗi vẻ đẹp riêng. Bài thơ Trước cổng trời đưa chúng ta đi tham quan con người và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của vùng núi cao. - GV nêu mục tiêu tiết học. *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc (10’) - HS đọc toàn bài. - GV: Bài thơ được chia làm 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầumặt đất Đoạn 2: Nhìn ra xanhư hơi khói Đoạn 3: Những vạt nươngsương giá - HS luyện đọc nối tiếp (lần 1) + GV kết hợp hướng dẫn luyện đọc từ khó đọc + GV kết hợp hướng dẫn luyện đọc câu khó đọc Ráng chiều/ như hơi khói Nhuộm xanh/ cả nắng chiều Những vạt nương/ màu mật Lúa chín ngập/ lũng thung + GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ.: nguyên sơ, vạt nương, triền, áo chàm, nhạc ngựa, thung - Tổ chức HĐ nhóm luyện đọc: + LPHT điều hành chung lệnh hoạt động nhóm luyện đọc bài + Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài: đọc theo cặp - đọc trước nhóm: mỗi em 1 đoạn. + LPHT điều hành gọi 1 nhóm đọc bài. Nhận xét. + Báo cáo GV. + GV nhận xét, - GV HD giọng đọc: toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động; nhấn giọng :ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, nguyên sơ, thực, mơ. GV đọc diễn cảm bài. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (10’) -Vì sao địa điểm diễn tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? (vì ở đó là một đèo cao giữa hai vách đá) - GV giải thích: Gọi là cổng trời vì nơi đây là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác đó như là chiếc cổng để đi lên trời - Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ?Vì sao? (HS nêu) - Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy như ấm lên? (bởi có hình ảnh con người) GV giảng: Khung cảnh thiên nhiên ở vùng cao thật đẹp và thanh bình. Giữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Mọi người ở đây đều tất bập, rộn ràng bởi công việc của mình, người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm, tiếng nhạc ngựa vang lên suốt triền rừng, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều. *Hoạt động 3: Luyện đọc lại và HTL bài thơ. (8’) - GV treo bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 2 : Nhìn ra xa ngút ngát....như hơi khói. - GV đọc mẫu, HS theo dõi và tìm cách đọc phù hợp - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc ngắt giọng, nhấn giọng: ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, nguyên sơ, thực, mơ. - HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích - HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - 1 HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét sự hợp tác và thái độ học tập của HS. - GV nhận xét tiết học. HD học sinh chuẩn bị bài tiết sau. _______________________________________________________________ Toán Tiết 38: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết: - So sánh hai số thập phân - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn *BT cần làm: BT1, BT2, BT3, BT4(a) II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: + Sắp xếp các STP theo thứ tự từ bé đến lớn: 0,321; 0,197; 0,187; 0,4; 0,32. - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - GV nêu mục tiêu tiết học. *Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’) Bài 1: Điền dấu >, <, = Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (Hoàn thành BT1 – SGK, Điền dấu >, <, =). Lệnh: hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. - Lớp trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp (gọi mỗi nhóm làm 1 ý của bài tập ở bảng lớp). Báo cáo giáo viên. - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần) - Chốt lại cách làm dạng Điền dấu >, <, =. Bài 2 : Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 5,7; 6,02; 4,23 ; 4,32; 5,3. - Tổ chức tương tự bài 1. *Bước trình bày kết quả: đại diện 2 nhóm làm bài ở bảng lớp. KQ: 4,23; 4,32; 5,3; 5,7; 6,02 Bài 3: Tìm chữ số x biết: 9,78 < 9,718 - HS làm bài cá nhân. GV hướng dẫn thêm HS (nếu cần). Đánh giá một số vở. - Chữa bài: + 1HS chữa ở bảng lớp và giải thích cách làm. + Nhận xét thống nhất bài làm đúng. KQ: x = 0 Bài 4: - HS đọc yêu cầu BT - Yêu cầu HS làm vào vở, sau đó đổi chéo vở KT kết quả lẫn nhau. - 1 HS lên bảng chữa bài. KQ : x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - Chốt lại nội dung bài. - GV nhận xét sự hợp tác và thái độ học tập của HS. - Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau. ________________________________________________ Tập làm văn Tiết 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần, mở bài, thân bài, kết bài. - Dựa vào dàn (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương II. ĐỒ DÙNG: -Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước. - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: Đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - GV nêu yêu cầu của tiết học. *Hướng dẫn HS luyện tập: (27’) Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - GV cùng HS xây dựng dàn ý chung cho bài văn bằng hệ thống câu hỏi. - GV ghi câu hỏi lên bảng: + Phần mở bài cần nêu những gì? (giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của những cảnh đẹp đó) + Hãy nêu nội dung chính của phần thân bài?(tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh trở nên gần gũi, hấp dẫn) + Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào?(theo trình tự thời gian: sáng, trưa, chiều, tối; trình tự không gian: từ xa đến gần, từ cao đến thấp) + Phần kết bài cần nêu những gì?(nêu cảm xúc trước cảnh đẹp quê hương) - HS trả lời GV ghi nhanh kết quả lên bảng - GV nhắc HS: + Dựa trên kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài,thân bài, kết bài. + Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương. - Yêu cầu 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. Hết thời gian HS dán phiếu lên bảng, trình bày. - Cả lớp theo dõi, nhận xét, sữa chữa, bổ sung. - Gọi một số em trình bày, GV nhận xét, sữa cho từng em. Bài 2: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (gọi 1bạn đọc BT2). Lệnh: hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. - Lớp trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp (gọi HS đọc bài của mình). Báo cáo giáo viên. - GV nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - GV nhận xét tiết học, khen những HS tiến bộ. - Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. _________________________________________ Thứ Năm, ngày 12 tháng 11 năm 2020 Luyện từ và câu Tiết 16: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU: - Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các từ nêu ở BT1. - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). - Khuyến khích HS biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3 (Giảm tải: không làm BT2.) II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: + Làm lại BT 3, 4 của tiết LTVC trước. - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - Tổ chức trũ chơi truyền điện: Nêu ví dụ về từ nhiều nghĩa. - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) Bài 1: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (gọi 1bạn đọc BT1). Lệnh: hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. - Lớp trưởng điều khiển chia sẻ trước lớp (Nêu miệng). Báo cáo giáo viên. - GV nhận xét. Chốt kết quả đúng : a) chín - Lúa ngoài đồng đã chín.(1). - Tổ em có chín học sinh.(2) - Nghĩ cho chín rồi hãy nói.(3) + chín(1): hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được; chín(2): số chín; chín(3): suy nghĩ kĩ càng; chín(1), chín(3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín(2). b) đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt.(1) - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại.(2) - Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp.(3) + đường (1):chất kết tinh vị ngọt; đường (2):vật nồi liền hai đầu; đường (3) : chỉ lối đi lại. Đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa đồng âm với đường (1) c) vạt: - Những vạt nương màu mật.(1) - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.(2) - Vạt áo choàng thấp thoáng(3) + vạt (1) :mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi; vạt (2):đẽo, xiên; vạt (3):thân, áo . Vạt (1) và vạt (3) là từ nhiều nghĩa chúng đồng âm với từ vạt (2) Bài 3: Tổ chức tương tự bài 1 (Chia sẻ trước lớp: Tổ chức trò chơi truyền điện) Từ Nghĩa Đặt câu Cao - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường. - Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp. - Loại vải này chất lượng rất cao. Nặng - Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường. - Ở mức độ cao, trầm trọng hơn mức bình thường. - Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay. - Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ càng nặng lên. Ngọt - Có vị như vị của đường mật. - Lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe. - Âm thanh nghe êm tai. - Loại sô-cô-la này rất ngọt. - Cu cậu chỉ a nói ngọt. - Tiếng đàn thật ngọt. C. Củng cố, dặn dò: (2’) - 1 HS nhắc lại thế nào là từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. - GV nhận xét về sự hợp tác và thái độ học tập của HS. - Ghi nhớ những kiến thức đã học. ________________________________________ Toán Tiết 39: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Đọc, viết, so sánh các số thập phân. *BT cần làm: BT1, BT2, BT3, BT4(b). (Giảm tải BT4(b): Không yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất) II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. Bài cũ: (4’) - Nhóm trưởng tổ chức KT các thành viên trong nhóm: Làm bài 3, 4 trong SGK (tiết 38) - Nhóm trưởng báo cáo. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới: *Giới thiệu bài: (2’) - Tổ chức trò chơi truyền điện. Nội dung: Nêu số thập phân và nói rõ phần nguyên, phần thập phân. - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài. - GV nêu mục tiêu tiêt học. *Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’) Bài 1: Đọc các số thập phân a) 7,5 ; 28,416; 201,05; 0,187 b) 36,2 ; 9,001 ; 84,302; 0,010 Tổ chức cho HS hoạt động nhóm : - Lớp trưởng nêu nhiệm vụ (gọi 1bạn đọc BT1). Lệnh: hoạt động nhóm. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động theo quy trình. - Lớp trưởng điều hành trình bày kết quả (Tỏ chức trò chơi truyền điện). Báo cáo giáo viên. - GV nhận xét. - Chốt lại cách đọc số thập phân. - GV hỏi thêm để HS nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng (một số HS học tốt) Bài 2: Viết số thập phân - GV lÇn nªu c¸c BT, HS viÕt vµo vë nh¸p - Gäi 1 HS lªn b¶ng lµm. - GV cïng c¶ líp nhËn xÐt vµ ghi kÕt qu¶ ®óng lªn b¶ng: a. N¨m ®¬n vÞ, b¶y phÇn mêi: 5,7 b. Ba m¬i hai ®¬n vÞ, t¸m phÇn mêi, n¨m phÇn tr¨m: 32,85 c. Kh«ng ®¬n vÞ, mét phÇn tr¨m: 0,01 d. Kh«ng ®¬n vÞ, ba tr¨m linh bèn phÇn ngh×n: 0,304 Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 41,538 - HS tự làm vào vở, GV đánh giá một số vở. - Chữa bài: 1 HS chữa bài ở bảng lớp và giải thích cáh sắp xếp. - GV nhận xét, chốt cách làm dạng bài sắp xếp số thập phân theo thứ tự. C. Củng cố dặn dò: (2’) - HS nhắc lại cách đọc, viết, so sánh các số thập phân. - GV nhận xét sự hợp tác và thái độ học tập của HS. - Dặn chuẩn bị tiết sau: _______________________________________________________________ LỊCH SỬ Tiết 8: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An: Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay đàn áp đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ- Tĩnh. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930- 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. 2. Kĩ năng: -Kĩ năng mô tả, sưu tầm tư liệu 3. Định hướng thái độ: -Tự hào về phong trào Xô Viết –Nghệ Tĩnh -Tôn trọng gìn giữ di tích lịch sử tại khu trưng bày ở bảo tàng 4. Định hướng năng lực: -Nhận thức về sự kiện, ý nghĩa của của phong trào xô viết Nghệ -Tĩnh -Tìm tòi, khám phá về phong trào -Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Nêu cảm nghĩ của bản thân mình về phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh II. ĐỒ DÙNG: - Hình minh hoạ trong SGK. - Bản đồ hành chính Việt Nam Tranh ảnh, tư liệu III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.HĐ Khởi động ( 4p) Nêu ý nghĩa của việc Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ? - Nhóm trưởng tổ chức KT
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021.doc