Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết được cách phòng bệnh viêm gan A.

 - Luôn có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A,vận động tuyên truyền mọi người cùng tích cực thực hiện.

* GDKNS: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phũng bệnh viờm gan A

II/Đồ dùng:

-Tranh minh hoạ trang31,32 SGK

- Bảng nhóm

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ: HS làm việc cặp đôi

- Tác nhân gây bệnh viêm não là gì?

- Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?

- Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 8 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về bệnh viêm gan A
 Thứ ba , ngày 24 tháng 10 năm 2017
TOÁN
So sánh hai số thập phân 
I/Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS nêu nhận biết về STP bằng nhau.
- Chữa BT trong SGK.
B/Bài mới:
1/Tìm hiểu cách so sánh hai số thập phân
a/ So sánh hai STP có phần nguyên khác nhau( Làm việc cả lớp)
B1: HS nghiên cứu trao đổi cặp đôi VD 1 ở sgk so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m 
B2: Chia sẻ trước lớp
B3: HS nêu nhận xét:Trong hai STP có phần nguyên khác nhau,STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- GV kết luận và cho HS tự lấy thêm VD.
b/So sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau( Làm việc cả lớp)
B1: HS nghiên cứu trao đổi cặp đôi VD 2 ở sgk so sánh hai độ dài 35,7 m và 35,698m 
B2: Chia sẻ trước lớp
B3: HS nêu nhận xét: Trong hai STP có phần nguyên giống nhau,STP nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn VD:35,7 > 35,698.
- HS tự so sánh như SGK.
c/ Kết luận về cách so sánh hai số thập phân
B1: Trao đổi cặp đôi và rút ra ghi nhớ
B2: Chia sẻ trước lướp
B3: GV chốt lại kiến thức
2/Thực hành:
Bài 1: HS thực hiện cặp đôi
B1: Trao đổi miệng và so sánh các số
B2: Đại diện một số cặp nêu và giải thích
B3: GV đánh gía
Bài 2,3: Làm cả lớp
B1: Cho HS thi đua giữa các nhóm 
B2: Báo cáo kết quả
B3: chữa bài.
- Bài 2: 6,375; 6,735; 7,19; 8,72; 9,01
- Bài 3: 0,4; 0,321; 0,32 ; 0,197 ; 0,187
Lưu ý: Khi HS chữa bài nên cho HS giải thích cách làm.
C/Củng cố,dặn dò:
 - HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân
 - Nhận xét tiết học.
- HS hoàn thành bT VBTT 5 tập1
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Mở rộng vốn từ:Thiên nhiên
I/Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên BT1; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên treong một số thành ngữ, tục ngữ BT2; tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
II/Đồ dùng :
-Từ điển HS
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nêu một số bài tập đọc và một số từ ngữ nói về thiên nhiên
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
- Hôm nay ta tìm hiểu về chủ đề mở rộng vốn từ về thiên nhiên vậy Thiên nhiên là gì?
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Làm việc cặp đôi
B1: Trao đổi cặp
B2: Nêu ý kiến
B3: Kết luận 
b/Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Bài tập 2: Làm việc cặp đôi
B1: Trao đổi cặp
B2: Nêu ý kiến
B3/ Kết luận:thác, ghềnh, gió, bão, đất, khoai, mạ, nước
B4: Một số HS có thể giải nghĩa các thành ngữ,tục ngữ
+ Lên thác xuống ghềnh: Gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống.
+ Góp gió thành bão: Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
+ Nước chảy đá mòn:Kiên trì,bền bỉ thì việc gì cũng thành công.
B5: HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3: Làm việc nhóm 5
B1: Chia nhóm , mỗi nhóm một yêu cầu
B2: Thi đua làm vào bảng nhóm
B3: Trình bày kết quả
B4: Nhận xét
Bài tập 4: Làm việc cả lớp
B1: Chai lớp thành 3 đội 
B2: các đội thảo luận
B4: Cử đại diện lên bảng viết 
+Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm. ào ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm...
+Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, đập nhẹ lên...
+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội...
B5: Nhận xét
C/ Củng cố,dặn dò:
- Thiên nhiên là gì? Thi kể về những từ vừa học
- Về nhà tìm thêm các từ, các thành ngữ, tục ngữ về thiên nhiên.
Thứ tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017
TẬP ĐỌC
Trước cổng trời
I/Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Hiểu nội dung bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
* BVMT: Thiên nhiên mang lại cho chúng ta những cảnh đẹp, bầu không khí trong lành ta cần biết nâng niu quý trọng và bảo vệ nó.
II/Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Tranh sưu tầm về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- HS đọc lại bài Kì diệu rừng xanh và trả lời câu hỏi sau bài đọc 
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- HS quan sát tranh sgk và nêu ý kiến, GV giới thiệu bài học
2/ Luyện đọc/ Làm việc cả lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp (2-3 lượt bài) theo đoạn
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Ráng chiều như hơi khói...
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS trao đổi cặp đôi tìm hiểu từ khó :Nguyên sơ,vạt nương,triền,áo chàm,nhạc ngựa...
- HS luyện đọc nhóm 4; một số nhóm thi đọc trước lớp
3/Tìm hiểu bài/ Làm việc cả lớp
B1: HS trao đổi nhóm 4 tìm hiểu câu hỏi sgk
- Vì sao địa điểm diễn tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
- Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
- Trong ngững cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao?
- Điều gì đã khiến cảnh sương giá ấy như ấm lên?
B2: HS giỏi điều hành cả lớp trả lời
B3: Gv bổ sung
+ Bức tranh trong bài thơ nếu thiếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào?
+ Bài thơ muốn ca ngợi điều gì?
* Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc
4/ Thi đọc diễn cảm và HTL bài thơ/ Làm việc cả lớp
B1: GV h/d cả lớp luyện và thi đọc thuộc lòng đoạn 2:Nhìn ra xa ngút ngát....như hun khói)
B2: HS luyện trong nhóm 4
B3: Thi trước lớp
- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích
- HS thi đọc thuộc lòng nối tiếp.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài thơ
- Cảnh vật thiên nhiên trong bài gợi cho em cảm giác như thế nào? Chúng ta cần làm gì để thiên nhiên ngày càng tươi đẹp?
 - HTL cả bài thơ.
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - So sánh hai số thập phân; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
 - Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II/Đồ dùng dạy học: 
-Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- So sánh hai số thập phân và nêu cách thực hiện
a/32,13 và 32,34 b/ 43,256 và 41, 345
B/Bài mới:
Bài 1: Làm miệng cặp đôi, giải thích; Gv kiểm tra một số cặp
- Thứ tự các dấu cần điền là: >; = ; 
Bài 2: Thi đua giữa ba tổ trao đổi cặp đôi làm vào vở ôli
- Kết quả: 4,23 ; 4,32; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
Bài 3: HS làm bài cá nhân
 9,708 < 9,718.
Bài 4: Làm việc nhóm 4, thi đua giữa các nhóm làm vào bảng nhóm và chữa bài
 a. x = 1 vì 0,9 < 1 <1,2.
b. x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
C/ Củng cố,dặn dò:
- HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân
- Về hoàn thành các bài tập
Thứ năm , ngày 26 tháng 10 năm 2017
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đọc,viết,so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh bằng cách thuận tiện nhất.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra bài tập ở VBT Toán.
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Thực hành:
Bài 1: Nối tiếp nhau đọc các số thập phân, nêu cách đọc
 - GV hỏi về giá trị của chữ số trong mỗi số.
Bài 2: Cá nhân HS tự làm bài vào vở
- Một HS viết lên bảng phụ ,cả lớp nhận xét.
Bài 3: Thi đua giữa 3 dãy lên bảng viết nêu cách so sánh các số thập phân
Bài 4: Thi đua giữa 5 nhóm hoàn thành vào bảng phụ và chữa bài 
 b. 
- Nêu cách thực hiện
C/Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại cách đọc và so sánh số thập phân 
- Hoàn thành VBT Toán 5
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
- Biết kể tự nhiên bằng lời nói của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn;tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II/Đồ dùng:
- Một số truyện nói về q/h giữa con người với thiên nhiên:Truyện cổ tích,ngụ ngôn, truyện thiếu nhi...
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- HS kể 1-2 đoạn câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
B/Bài mới: 
1/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài (Làm việc cả lớp)
- Một HS đọc đề bài
- GV gạch dưới những chữ quan trọng: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 - Một HS đọc gợi ý1,2,3 trong SGK.
 - Một số HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện ( Làm việc nhóm)
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện
- Các nhóm cử đại diện nhóm thi kể
- Cả lớp và GV nhân xét.
C/Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách kể chuyện hấp dẫn 
- Đọc trước nội dung tiết KC tuần 9.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết chuyển một phần trong dàn ý dã lập thành một đoạn văn hoàn chỉnh(thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét đặc sắc của cảnh, cảm xúc của người tả.)
II/Đồ dùng:
- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp đất nước. Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh sông nước,GV nhận xét
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của cả lớp
- GV nêu y/c của tiết học.
2/Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Làm việc nhóm 4, thi đua giữa các nhóm hoàn thành vào bảng nhóm
( Gợi ý: Dựa trên k/q quan sát,lập dàn ý cho bài văn có đủ ba phần: mở bài,thân bài,kết bài/ Tham khảo hai bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và bài Hoàng hôn trên sông Hương.)
Bài tập 2: Làm việc cả lớp
- Cá nhân tự hoàn thành đoạn văn, đọc trong nhóm nghe giúp bạn sửa lỗi và bình chọn đoạn hay nhất đọc trước lớp
- Cả lớp và GV bình chọn bạn có đoạn văn tự nhiên và sinh động nhất
3/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tiền bộ.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại.
Thứ sáu, ngày 27 tháng 10 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I/Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng; viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
II/ Hoạt động dạy học:
 A/Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
 B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
 2/ Thực hành:
Bài tập 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng tả (bài văn miêu tả)
+ Mở bài gián tiếp:nói chuyện khác để dẫn vào chuyện(hoặc vào đối tượng)định kể (hoặc tả)
Bài tập 2: Làm việc cặp đôi
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng)
+ Kết bài không mở rộng:cho biết kết cục, không mở rộng thêm.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
Bài tập 3: Làm việc cả lớp hoàn thành vào VBT TV
- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo y/c tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
- Một số em đọc bài trước lớp; nhận xét chung vàd nhắc lại khái niệm mở bài và kêt bài
+ Mở bài giàn tiếp:HS có thể nói về cảnh đẹp chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp của địa phương mình.
+ Kết bài mở rộng: Có thể kể về những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương.
C/Nhận xét,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tập viết hai đoạn mở bài, kết bài chưa đạt.
- GV nhắc HS ghi nhớ hai kiểu bài(trực tiếp,gián tiếp);hai kiểu kết bài(không mở rộng,mở rộng)trong bài văn tả cảnh.
TOÁN
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp HS 
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân ( trường hợp đơn giản)
II/Đồ dùng: 
- Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nêu các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
- HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
VD: 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km.....
 - HS phát biểu về q/h giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV cho HS nêu q/h giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
VD: 1 km = 1000 m 1 m =km = 0,001 km...
B/Bìa mới:
1/Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Tìm hiểu ví dụ a,b: Làm việc cả lớp
- HS trao đổi cặp đôi đọc và tìm hiểu ví dụ a,b sau đó nêu nhận xét
ví dụ a:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
 6 m 4dm =... m.
HS nêu cách làm: 6 m 4 dm = 6m = 6,4 m.
Vậy: 6 m 4 dm = 6,4 m.
3/ Thực hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân
a) 8m6dm = 8m = 8,6 m; 2dm 2cm = 2 dm = 2,2 dm.
Bài 2: Cặp đôi
 - HS chữa bài,thống nhất kết quả.
Bài 3: Làm việc cả lớp thi đua giữa ba tổ
5km 302 m = 5 km = 5,302 km
5km 75 m = 5 km = 5,075 km.
302m =302/1000km = 0,302km
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS học thuộc và nhớ các đơn vị đo độ dài, nhớ mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
ĐỊA LÍ
Dân số nước ta
I/Mục tiêu: HS biết:
- Sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam.
- Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
- Dân số nước ta tăng nhanh.
 - Biết tác động của dân số đông tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế ; tăng sức ép đối với môi trường.
 - Sử dụng bảng số liệu biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số.
II/Đồ dùng:
- Bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004.
- Biểu đồ gia tăng dân số VN.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
 - Chỉ và nêu vị trí,giới hạn nước ta trên bản đồ?
 - Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
 - Nêu vai trò của biển đối với đời sông, sản xuất của nhân ta?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Khai thác nội dung bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc bảng số liệu sgk thảo luận cặp đôi các câu hỏi sgk mục 1:
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu?
+ Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
+ Em rút ra đặc điểm gì về dân số VN?
- GV kết luận: Nước ta có diện tích vào loại trugn bình nhưng dân số lại thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
Hoạt động 2: Làm nhóm 4
- HS đọc bảng số liệu sgk thảo luận cặp đôi các câu hỏi sgk mục 2:
- Đại diện nhóm trả lời theo bảng số liệu
- Em rút ra điều gì về sự gia tăng dân số ở nước ta?
Hoạt động 3: Làm nhóm 4
- HS thảo luận nhóm 4, tìm hiểu về hậu quả của sự gia tăng dân số hoàn thành BT 4 ở VBT.
- HS báo cáo kết quả
- GV và các nhóm bổ sung.
* Dân số tăng nhanh: + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt vì bị sử dụng nhiều.
 + Trật tự xã hội có nguy cơ bị vi phạm cao.
 + Việc nâng cao đời sống gặp nhiều khó khăn.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống của nhân ta?
- GV nhận xét giờ học.
- Bài sau: Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 8 và phổ biến kế hoạch tuần 9
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động trò chơi
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần8
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần 8.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
* Ưu điểm: 
- Nề nếp: 
+Tham gia hưởng ứng tích cực phogn trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày PNVN 20/10, HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; thực hiện tốt an toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. 
+ Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản tốt.
- Học tập: 
+Chữ viết có nhiều tiến bộ tuyên dương Thảo Hoà, Cẩm Trang, Kiệt, Hoàng, Nguyên; 
+ Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn. Tuyên dương danh, Đường, Bảo An tiến bộ vượt bậc
+ Tuyên dương các tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn Danh, Trung, Luyến, Đường có nhiều tiến bộ trong học tập.Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Ban cán sự lớp hướng dẫn các bạn thực hiện tốt vệ sinh lớp học
- Giải bài trên bào kịp thời tuyên dương Thảo Hoà, Hoàng, Cẩm Trang, Gia Bảo, Đăng Anh
*Tồn tại: 
- Thực hiện đồng phục chưa nghiêm túc như Trung, Bảo An thiếu dày, khăn đỏ
- Còn có một số bạn chưa biết chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của nhóm. 
- Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ kịp thời như Trung, Ánh, Giang
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần 9
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Đẩy mạnh phong trào giải bài trên báo và phong trào rèn chữ giữ vở
- Tăng cường sự hoạt động của ban cán sự lớp
Rèn viết cho em Danh, đăng Anh
5/ Tổ chức văn nghệ cho học sinh
- Thi thể hiện năng khiếu cá nhân có thể hát, đọc thơ, kể chuyện, trò chơi...
 - GV nêu tình huống. Cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn. Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
C/ Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại ghi nhớ
- HS học thuộc mục bạn cần biết. Tìm hiểu về bệnh viêm gan A. 
TUẦN 8
Thứ năm, ngày 26 tháng 10 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I/Mục tiêu:
- Phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
- Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa(Nghĩa gốc,nghĩa chuyển) và mối q/h giữa chúng.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cả lớp
- GV cho đại diện ba tổ thi viết các từ miêu tả ở BT3 tiết LTVC trước ở bảng lớp
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- 1 HS nhắc lại khái niệm từ nhiều nghĩa và GV giới thiệu bài học
2/ Thực hành:
Bài tập 1,2: HS làm việc cặp đôi hoàn thành VBT, đại diện một số cặp báo cáo trước lớp và GV nhận xét nêu nghĩa các từ có trong bài
 - Từ chín: hoa quả phát triển đến mức thu hoạch được; ở câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng); ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa.
 - Từ đường:vật nồi liền hai đầu: ở câu 2 với từ đường(lối đi);ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường chất kết tinh vị ngọt.
 - Từ vạt: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.;ở câu 1 với từ vạt (thân áo);ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên)
*Lưu ý: HS cần so sánh sự khác biệt giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm 
Bài 3: Cá nhân tự chọn một trong số các từ và đặt câu làm bài/HS có năng khiếu có thể đặt 3 câu theo 3 từ.
Từ
Nghĩa
Đặt câu
Cao
- Có chiều cao hơn mức bình thường. 
-Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường 
Em cao hơn hẳn bạn bè trong lớp 
Nặng
- Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường 
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mưucs bình thường.
Mẹ cho em vào xem hội chợ hàng VN chất lượng cao.
Ngọt
Có vị như vị của đường, mật. 
Lời nói(dễ dàng ,dễ nghe).
 Âm thanh(nghe êm tai
Loại sô-cô-la này rất ngọt. Cu cậu chỉ ưa nói ngọt. Tiếng đàn thật ngọt.
C/Củng cố, d

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_8_nam_hoc_2017_2018.doc