Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.

- HS có năng khiếu học thuộc cả bài thơ.

II/Đồ dùng dạy học:

- Ảnh về nhà máy thủy điện Hòa Bình.

- Bảng phụ viết đoạn thơ cần luyện đọc.

III/Hoạt động dạy học:

A/Kiểm tra bài cũ.

- 3 HS nối tiếp đọc ba đoạn bài Những người bạn tốt và trả lời các câu hỏi sau:

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*GD bảo vệ môi trường: HS yêu quý vẻ đẹp của dòng kênh quê hương, có ý thức bảo vệ môi trường nước 
II/Chuẩn bị đồ dùng:
- VBT TV
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài mới:
1/Khởi động:
- Thi viết nhanh 6 tiếng có nguyên âm đôi ua hoặc uô giữa ba tổ
- Em có nhận xét gì về quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi 
ưa/ ươ?
- GV nhận xét và giới thiệu mục tiêu bài học
2/ Các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết 
a/ Tìm hiểu nội dung bài: (Trao đổi cặp đôi đọc bài và trả lời câu hỏi)
 - Những hình ảnh nào cho thấy dòng kinh rất thân thuộc với tác giả?
b/ Hướng dẫn viết từ khó
- Trao đổi cặp đôi đọc bài tìm và luyện các từ khó, GV hướng dẫn các em viết.
b/Viết chính tả.
- GV đọc lần 1, HS viết 
- GV đọc lần 2, HS soát lối
- Đổi vở sửa lỗi
- GV đánh giá 1/3 lớp
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp làm bài.
 Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho HS thi làm nhanh trên bảng
- Cả lớp đánh gía, nhận xét
Hoạt động 3: Nhận xét cũng cố
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh khi có nguyên âm đôi
- GV nhận xét tiết học, khen những em chữ đẹp, nhắc nhở những em viết chậm và chưa đẹp cần cố gắng
 C/Hướng dẫn học ở nhà
- Dặn Đạt, nam, Hoà, Phong Luyện viết lại bài
-Tìm hiểu bài chính tả tuần sau 
Thứ năm, ngày 25 tháng 10 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
 I/Mục tiêu:Giúp HS:
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn; hiểu mối liên về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn. 
*GD bảo vệ MT: GD lòng tự hào, yêu quý các cảnh đẹp của quê hương đất nước; ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường 
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa vịnh Hạ Long và Tây Nguyên.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tra dàn ý tả cảnh hôm trước
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
 2/ Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài tập 1:
 - HS hoạt động theo nhóm 2: Đọc đoạn văn Vịnh Hạ Long và trả lời các câu hỏi cuối đoạn văn.
Mở bài:Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của nước Việt Nam.
b/Thân bài: Cái đẹp của Hạ Long theo gió ngân lên vang vọng.
 c/ Kết bài: Núi non, sông nước tươi đẹpmãi mãi giữ gìn.
 + Phần thân bài gồm mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả gì ? 
 + Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn văn và trong cả bài ?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc hS: Để chọn đúng câu mở đoạn cần xét xem câu nào là nêu được ý bao trùm toàn đoạn.
- HS làm bài.
- Gọi HS nêu miệng kết quả bài làm.
Đoạn 1: Câu mở đoạn b.
 Đoạn 2 : Câu mở đoạn c.
Bài tập 3:
 - HS làm bài tập vào vở bài tập.
 - Chấm chữa bài.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
-Viết một đoạn văn trong bài văn miêu tả cảnh sông nước.
TOÁN
Hàng của số thập phân - Đọc, viết số thập phân
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết tên các hàng số thập phân( dạng đơn giản thường gặp)
- Tiếp tục học cách đọc, viết số thập phân. Chuyển phân số thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
- HS cần làm bài1,2a,b. Khuyến khích làm thêm các bài còn lại. 
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ:
- Điền các phân số thâp phân vào chỗ trống:
 0,2 =; 0,05 = ..; 0,045 = ..
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu các hàng, giá trị của các chữ số ở các hàng của số thập phân.
- HS trao đổi cặp đôi phân tích các hàng của số thập phân 375,406 và ghi vào bảng sau:
Số thập phân
3
7
5
,
4
0
6
Hàng
Trăm
chục
đơn vị
Phần mười
Phần trăm
Phần nghìn
- Nêu các hàng của phần nguyên, phần thập phân trong số thập phân trên.
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị của hàng cao hơn kề nó? 
Cho ví dụ.
- Mỗi đơn vị của một hàng bằng một phần mấy của hàng thấp hơn kề nó? Cho ví dụ.
- HS nêu tên các hàng và giá trị của mỗi hàng một số ví dụ.
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1:
 - HS trao đổi cặp đôi tự làm bài vào vở.
Bài 2: Thi lên bảng viết giữa ba tổ
 -Yêu cầu HS làm bài phần a, b.
 - Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Làm theo nhóm thi giữa 5 nhóm
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cách đọc viết số thập phân
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn HS ôn bài, hoàn thành bài tập ở VBT
_____________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu 
của bài tập 3.
 - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. Xác định được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa trong câu.
 - Đặt câu để phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ.
 - HS khá đặt được câu ở bài 4. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Dạy bài mới.
 1/ Khởi động:
- Thi đặt câu tìm từ nhiều nghĩa 
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Làm miệng cặp đôi
 Đáp án: 1- d ; 2- c ; 3-a ; 4- b .
 Bài tập 2: Làm miệng cặp đôi
 - Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung?
 GV: Từ “chạy” là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc.Nghĩa chung của từ chạy trong tất cả các câu trên là sự vận động nhanh. 
 Bài tập 3: Thảo luận nhóm 4, báo cáo kết quả
- Từ ăn là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc của từ ăn là hoạt động tự đưa thức ăn vào miệng.
 Bài tập 4: Thi giữa ba tổ đặt câu đúng và nhanh
- GV cho HS đọc bài làm của mình và nhận xét những câu đúng. 
 3/Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại khái niệm về từ nhiều nghĩa
 - Ghi nhớ các từ nhiều nghĩa trong bài, tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác.
KỂ CHUYỆN
Cây cỏ nước Nam
I/Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
 - Hiểu nội dung từng đoạn chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa truyện: Khuyên ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây.
*GD bảo vệ MT: HS biết yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ cây cỏ xung quanh mình vì chúng đều có ích 
II/Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
 A/Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên kể câu chuyện có nội dung về ca ngợi tình hữu nghị hoà bình chống chiến tranh xâm lược
- Nhận xét, đánh giá
B/Dạy bài mới: 
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học học
 2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: GV kể chuyện 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
 - GV kể 2 lần, HS nghe và ghi lại tên một số cây thuốc quý trong truyện.
 - GV giải thích một số từ ngữ: trường năng, dược sơn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
 * Kể chuyện theo nhóm.
 - HS dựa vào tranh minh họa và lời kể của GV, nêu nội dung của từng bức tranh.
 - HS dựa vào nội dung kể chuyện trong nhóm.
 Hoạt động 3: Thi kể chuyện trước lớp.
 - HS thi kể chuyện theo nhóm trước lớp theo hình thức nối tiếp.
 - Tổ chức thi kể toàn bộ câu chuyện.
 * Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Câu chuyện kể về ai?
 - Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 - Vì sao truyện có tên gọi là Cây cỏ nước Nam?
Hoạt động 4: Nhận xét
- GV nhận xét HS kể chuyện.
- Dặn HS về nhà kể cho mọi người cùng nghe.
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Kể lại câu chuyện vừa kể cho cả nhà cùng nghe
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết sau
___________________________________
Thứ sáu, ngày 20 tháng 10 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
- Biết chuyển một phần dàn ý( thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. 
II/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ:
- Nhắc lại cách viết đơn
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 2/Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài và phần gợi ý.
- HS đọc lại bài văn Vịnh Hạ Long.
- HS tự viết đoạn văn vào vở bài tập.
 - Gọi 5- 6 HS đọc bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
3/ Nhận xét, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS chưa hoàn thành bài tại lớp tiếp tục hoàn thiện đoạn văn.
 - Quan sát ghi lại một cảnh đẹp ở địa phương em.
__________________________
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: Biết:
 - Chuyển phân số thập phân thành hỗn số.
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - HS cần làm bài 1, 2, 3. Khuyến khích làm thêm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học.
A/Kiểm tra bài cũ.
 - GV kiểm tra vở bài tập của HS
- Chữa bài, nhận xét.
B/Bài mới.
a/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
b/Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: HS trao đổi cặp đôi hoàn thành bài tập
Phần a/.GV hướng dẫn cả lớp làm chung phép tính đầu ở bảng giúp HS biết thực hiện chuyển một phân số thành hỗn số theo hai bước.
Phần b/. Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
- Gọi HS làm mẫu 1 bài ở bảng sâu đó cả lớp tự làm bài vào vở.
Bài 2:
- Thi giữa đội nam và đội nữ, thi làm nhanh và đúng, sau đó nhận xét và nêu cách thực hiện
Bài 3: HS làm việc ác nhân tự hoàn thành vào vở
Bài 4: Thi giữa 5 nhóm/ GV nhận xét và và sửa sai
3/ Nhận xét, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn HS ôn bài, hoàn thành các bài tập của tiết học.
_______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
- Nề nếp: Hưởng ứng tốt tần lễ chào mừng ngày PNVN 20/10, HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội; thực hiện tốt an taonf gaio thông đội muc bảo hiểm đầy đủ khi ngồi trên xe máy; Sinh hoạt 15 phút có hiệu quả. Tuyên dương ban cán sự lớp điều hành lớp tự quản tốt.
- Học tập: Chữ viết có nhiều tiến bộ; Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn.Tuyên dương các tổ trưởng và lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn Lãm, Đạt, Diệu Linh có nhiều tiến bộ trong học tập.Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh, kịp thời hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
*Tồn tại: Hôm thứ hai Tổ 2 chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhở. Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ như Yến, Nam, . Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ kịp thời như Phong, Nam,Tuệ..
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
- Dạy theo đối tượng , chú trọng chất lượng đại trà
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn viết cho em Đạt, Phong; Động viên em Tuệ cố gắng hơn nữa
5/ Ban cán sự lớp tổ chức phát động phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Rèn viết cho em Danh, đăng Anh
5/ Ban văn nghệ Tổ chức hát và đọc thơ về mẹ và c
TUẦN 8
Thứ hai, ngày 22 tháng 10 năm 2018
KHOA HỌC
 Phòng bệnh sốt xuất huyết
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết. 
 *GDKNS: KN xử lí thông tin và tổng hợp thông tin; KN tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm.
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ. Hình minh hoạ trong SGK.
III/Hoạt động dạyhọc:
 A/Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét ?
 - Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
 - Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét?
B/Bài mới:
1/Khởi động:
- Em đã bao giờ bị sốt chưa? Những khi đó em cảm thấy như thế nào? Đó là bệnh gì?
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1:Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền 
- HS thảo luận theo cặp đọc các thông tin phần ống nhòm trong sgk và hoàn thành câu hỏi 1,2,3,4,5
+ Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
+ Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên gọi là gì ?
+ Muỗi vằn sống ở đâu ?
+ Bọ gậy, muỗi vằn thường sống ở đâu ?
+ Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ngày?
- GV gọi một số cặp nêu kết quả, nhận xét
Hoạt động 2:Cách phòng bệnh
- HS thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành BT 2 ở vở bài tập Khoa học, chia sẻ trước lớp
- GV hỏi thêm: Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết cần làm gì? Cách đề phòng?
- Cử đại diện trình bày. GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Củng cố
- GV hỏi thêm: Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng bệnh sốt xuất huyết?
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc điều bạn cần biết.
-Cần đề phòng bệnh sốt xuất huyết
- Chuẩn bị bài sau
ĐẠO ĐỨC:
Nhớ ơn tổ tiên
I/ Mục tiêu
 Học xong bài này HS biết:
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
* Giáo dục tư tưởng tình cảm gia đình: Biết tự hào về truyền thống gia đình dòng họ. 
II/ Các hoạt động dạy học
A/Kiểm tra bài cũ
Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: 
- Em đã làm được những việc gì?
- Tại sao em lại làm như vậy
- Việc đó mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét đánh giá
 B/ Bài mới
 1/Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
 2/Nội dung bài
 Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
- GV kể chuyện Thăm mộ
- Yêu cầu HS kể :
+Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 + Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
+ Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
+ Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao?
KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trả lời 
a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.
c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.
d. Thăm mộ tổ tiên ông bà.
đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng.
 GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK
C/Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình
KĨ THUẬT
Nấu cơm
I/Mục tiêu: 	HS cần phải:
-Biết cách nấu cơm.
-Nấu được cơm.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
II/Đồ dùng dạy học:
-Gạo tẻ.
-Nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện.
-Bếp ga du lịch.
-Dụng cụ đong gạo 
-Rá, chậu để vo gạo.
-Đũa dùng để nấu cơm.
-Xô chứa nước sạch.
-Phiếu học tập:
 1.Kể tên các dụng cụ,nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng.......:.........
 2.Nêu các công việc chuẩn bị nấu cơm bằng...và cách thực hiện:................
 3.Trình bày cách nấu cơm bằng.......:........................................................
 4.Theo em,muốn nấu cơm bằng........đạt yêu cầu(chín đều,dẻo), cần chú ý nhất khâu nào?..................................................................................................
 5.nêu ưu,nhược điểm của cách nấu cơm bằng.........:.................................
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kể tên các dụng cụ nấu ăn
B/Bài mới:
1/Khởi động:
- 3 tổ thi viết tên những nguyên liệu và dụng cụ nào cần cho nấu cơm
- GV nhận xét và giới thiệu bài
2/Các hoạt động
Hoạt động 1:Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình.
+ Bạn nhỏ trong hình bên đang làm gì ? Bạn nhỏ đang bật nút ở nồi cơm điện 
+ Nhà em nấu cơm bằng gì? 
- Bằng nồi cơm điện 
- Đun bằng bếp than, bếp củi, bếp ga, bếp hồng ngoại,... 
GV kết luận: Nấu cơn là công việc hằng ngày và quen thuộc đối với mọi gia đình ở nước ta. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, có thể nấu cơm bằng bếp đun hoặc nấu cơm bằng nồi cơm điện. Nấu cơm bằng bếp đun (bằng ga, than, dầu, củi) Nấu cơm bằng nồi cơm điện
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong, nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
-HS thảo luận nhóm-làm vào phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày
-Gv nhận xét và hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun.
Hoạt động 2: Củng cố
-GV gọi HS nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun.Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
C/Hướng dẫ học ở nhà:
-Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm.
-Chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2018
KHOA HỌC
Phòng bệnh viêm não
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
II/Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trang 31, 32 trong SGK.
III/ Hoạt động dạyhọc:
A/Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? Hãy nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết ?
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nguyên nhân lây bệnh
 - HS tổ chức trò chơi “ Ai nhanh ai đúng" trang 30 SGK.
 - GV phân nhóm và nêu cách chơi.
 - HS tiến hành chơi.
 - HS trả lời các câu hỏi trong bài theo ghi nhớ của mình:
+ Tác nhân gây bệnh viêm não là gì ?
+ Lứa tuổi nào thường hay mắc bệnh nhất ?
+ Bệnh viêm não lây truyền như thế nào ?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ?
 - GV kết luận. HS đọc lại phần kết luận.
Hoạt động 2: Phòng bệnh
- HS làm việc theo cặp : quan sát tranh minh họa SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Người trong hình đang làm gì ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Theo em cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ?
Hoạt động 3: Củng cố
 - GV nêu tình huống. Cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn. Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS học thuộc mục bạn cần biết. Tìm hiểu về bệnh viêm gan A. 
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn tập
I/Mục tiêu: HS luyện:
 - Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. 
 - Đặt câu phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
II.Hoạt động dạy học:
A/Bài mới:
1/Khởi động:
-Thi giải câu đố: 
+ Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò.( Là con gì)
+Đập thì sống không đập thì chết( là quả gì)
-Tìm từ đồng âm trong các câu đố trên
-GV nhận xét, dẫn vào giới thiệu bài học 
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Các từ in nghiêng sau:
 a. Đặt sách lên bàn. 
 b. Trong hiệp 2, Hồng Sơn ghi được 2 bàn.
 c. Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa.
 Nghĩa của các từ bàn in nghiêng trên phù hợp nghĩa nào dưới đây?
 - Lần tính được thua (trong môn đá bóng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_8_nam_hoc_2018_2019.doc