Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Bá Hoàng

I.MỤC TIÊU:

- Viết đúng chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.

- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nêu được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2) ; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ (BT3).

* HS(HTT) làm được đầy đủ BT3.

II.CHUẨN BỊ: Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. CNTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc37 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Bá Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi chú tự thiêu vì nền hòa bình ở Việt Nam.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Giới thiệu tranh minh họa, viết từ khó đọc.
+ L1: Rèn phát âm: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xôn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn....
- GV đọc bài.
+ K1: Nhẹ nhàng, trầm lắng.
+ K2: Phẩn nộ, đau thương.
+ K3: Yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+ K4: Chậm, xúc động, nhấn giọng: sáng nhất,
đốt, sáng lòa, sự thật.
- YC 5HS nối tiếp nhau đọc xuất xứ và 4 khổ của bài. 
+ L2: Giải nghĩa từ: ở phần chú giải. 
- YCHS đọc nhóm đôi. 
- YCHS đọc cả bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Theo em lời của người cha cần đọc thế nào? Lời người con cần đọc như thế nào?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mỹ? 
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con: “Cha đi vui”?
- Qua lời dăn dò con của chú Mo-ri-xơn, em thấy chú là người thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? 
* Rút từ: Ngọn lửa sáng lòa-Sự thật-Linh hồn.
- ND bài thơ là gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
- YCHS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ và tìm giọng đọc cho khổ 3,4.
- HD học sinh đọc diễn cảm đoạn 3,4. 
+ GV đọc mẫu đoạn văn.
+ HS đọc theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- HS đọc xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ. (HTT)
 + K1: Chú nói chuyện cùng con gái Ê-mi-li.
 + K2: Tố cáo tội ác của chính quyền Giôn-xơn.
 + K3: Lời từ biệt vợ con của chú.
 + K4: Mong muốn cao đẹp của chú.
- HS đọc nối tiếp (2 lươt).
- HS đọc chú giải. (CHT)
- HS luyên đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài. (HTT)
- Lời người cha cần đọc với giọng trang nghiêm, xúc động.lời người con cần đọc với giọng hồn nhiên ngây thơ (1HS đọc lại K1).
- Hành động của đế quốc Mỹ là hành động phi nghĩa, vô cùng tàn bạo. Mỹ đã dùng máy bay B-52, bom na-pan, hơi độc để đốt phá, bắn giết, hủy diệt đất nước và con người VN.
- Qua 5 dòng cuối khổ thơ 2.
- Chú nói với con “Cha không bế con về được nữa” Chú dặn con: Khi mẹ đến hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui xin mẹ đừng buồn”.
- Chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản, tự nguyện.
- Chú là người yêu thương vợ con, chú động viên vợ con đừng buồn. Chú hy sinh vì lẽ phải, vì hạnh phúc của con người.
- Chú đã tự thiêu để đòi hoà bình cho nhân dân VN. Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó. Hành động của chú là hành động rất cao đẹp, đáng khâm phục. Chú là người dám xả thân vì việc nghĩa.
- Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ.
+ K3: Giọng yêu thương, nghẹn ngào, xúc động.
+ K4: Giọng xúc động, gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm và HTL 1 khổ thơ. (HSHTT thuộc K 3,4) với giọng xúc động trầm lắng.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
RÚT KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019-2020: 
- Hoạt động 1: Rèn HS tập phát âm cho đúng tên riêng tiếng nước ngoài trong nhóm 4 HS. GV phân tích và giảng giải thêm cho các em các từ khó.
******************************
 Tiết 23: Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
	- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. Làm bài 1, bài 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC CHỦ YẾU:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS đổi:1 kg 25 g = g 
 2 kg 50g = ..g 
 6080g = .kgg
 47350kg = .tấn..kg
- GV nhận xét.
1 kg 25 g = 1025 g 
2 kg 50 g = 2050 g 
 6080 g = 6 kg 80 g
47350 kg = 47 tấn 350 kg
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này các em sẽ cùng luyện tập về giải các toán với các đơn vị đo.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS Tóm tắt, giải.
 Tóm tắt:
Hòa Bình : 1 tấn 300 kg
Hoàng Diệu : 2 tấn 700kg .. cuốn vở?
 2 tấn : 50 000 cuốn vở
Bài 2: (Nếu còn thời gian)
Tóm tắt:
Chim sâu: 60 g
Đà điểu : 120 kg, nặng gấp.lần chim sâu?
Bài 3:
- YCHS đọc đề.
- Gợi ý: Tính diện tích từng hình, diện tích cả mảnh đất.
- Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình dạng như thế nào? 
- Hãy so sánh DT của mảnh đất với tổng diện tích của hai hình đó .
 S.mảnh đất = S.ABCD + S.CEMN
- YCHS làm bài vào vở.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc đề
- Gợi ý:
+ Quan sát hình cho biết HCN có kích thước bao nhiêu?
+ DT HCN ABCD là bao nhiêu?
+ Vẽ các HCN như thế nào?
- GV tổ chức cho HS thi đua vẽ, nêu cách làm. 
- Nghe.
- HS đọc. (HTT)
- HS sửa bài.
 Bài giải
Số kg giấy cả hai trường thu được là: 
1 tấn 300 kg + 2 tấn 700 kg = 3 tấn 1000 kg 
 = 4 tấn 
4 tấn gấp 2 tấn số lần là:
4 : 2 = 2 (lần) 
Số quyển vở sản xuất được là: 
50 000 x 2 = 100 000 (quyển) 
 Đáp số : 100 000 quyển. 
 Bài giải
Đổi:120 kg = 120 000 g
Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:
120 000 : 60 = 2 000 (lần)
Đáp số : 2 000 lần.
- HS đọc. 
- Mảnh đất được tạo bởi hai hình:
+ Hình chữ nhật ABCD có CR 6m, CD 14 m.
+ Hình vuông CEMN có cạnh dài 7m
- Diện tích mảnh đất bằng tổng diện tích của hai hình.
- HS làm bài vào vở 
 Bài giải
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
14 x 6 = 84 (m2)
Diện tích hình vuông CEMN là: 
7 x 7 = 49 (m2 ) 
Diện tích của mảnh đất là: 
49 + 84 = 133 (m2) 
 Đáp số:133 m 2 
- HS đọc. (HTT)
- Quan sát.
+ CD 4 cm, CR 3 cm.
+ 4 x 3 = 12 cm2
+ DT bằng nhau nhưng kích thước khác nhau.
- Ta có : 12 = 4 x 3 = 6 x 2 = 12 x 1
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Đề-ca-mét vuông.Héc-tô-mét vuông.
RÚT KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019-2020: 
- Hoạt động 1: Cho HS thảo luận trong nhóm 4 HS về cách tóm tắt và hướng giải quyết bài toán. GV phân tích và giảng giải thêm cho các em về cách thực hiện.
*******************************
Tiết 5: Đạo đức
 CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt qua khó khăn.
* GDĐĐHCM: Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.
* KNS: Tư duy phê phán (phê phán những quan niệm, hành vi thiếu ý chí trong học tập, cuộc sống).
II.CHUẨN BỊ:
- Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó. CNTT
- Thẻ từ màu dùng cho HĐ3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC CHỦ YẾU:
 GV
 HS 
A.Kiểm tra:
- YC 2HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét.
- HS đọc.
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài: Ông bà ta có câu “Có chí thì nên”. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu nói đó. 
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin 
- YCHS đọc thông tin về tấm gương vươt khó của Trần Bảo Đồng. Cả lớp đọc thầm theo dõi trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? 
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào? 
+ Em học tập được những gì từ tấm gương đó? 
* Kết luận: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/10.
b)Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
- YCHS thảo luận nhóm 4, để xử lí 2 tình huống trên.
+ TH 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
+ TH 2: Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc.Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
* Kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học.  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động 3: Làm BT1,2/SGK/10,11.
Bài 1:
- YCHS đọc nội dung.
- YCHS nêu từng trường hợp, HS giơ thẻ thể hiện sự nhất trí của mình.
* Kết luận: Các tấm gương nêu trên biểu hiện cho người có ý chí vượt qua khó khăn.
Bài 2: 
- YCHS đọc nd BT.
- YCHS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- Lắng nghe.
- HS đọc. (HTT)
+ Cuộc sống gia đình Trần Bảo Đồng rất khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm. Ngoài giờ học, Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì.
+ Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tập tốt. Vì thế suốt 12 năm học, Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học khoa học tự nhiên TPHCM và đỗ thủ khoa.
+ Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.
- 2HS đọc. 
- HS thảo luận nhóm 4.
+ Khôi vẫn tiếp tục đi học ; nhờ người đưa, mua xe lăn
+ Một buổi đi học, một buổi đi làm mướn lấy tiền
- HS đọc. (CHT)
- Giơ thẻ màu để thể hiện sự đánh giá của mình.
+ Biểu hiện ý chí: a, b, d (thẻ đỏ)
+ Biểu hiện không có ý chí: c (thẻ xanh)
- HS đọc. (CHT)
- Trả lời miệng.
- Đáp án: + Có ý chí: b,đ.
 + Không ý chí: a,c,d. 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
* Hoạt động tiếp nối:
- Sưu tầm một vài mẫu chuyện nói về những gương HS “Có chí thì nên” hoặc trên sách báo ở lớp, trường, địa phương.
RÚT KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019-2020: 
- Hoạt động 1: Cho HS tìm hiểu, thảo luận trong nhóm 4 HS. GV khơi gợi, phân tích và giảng giải thêm cho các em về tấm gương vượt khó trong học tập.
*******************************
Tiết 5: Kĩ thuật
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU:
- Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản 1 số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
- Biết giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
* GDBVMT: Giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
* SDNLTK&HQ: Chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. Nấu ăn như thế nào để tiết kiệm năng lượng. Có thể dùng năng lượng mặt trời, khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
II.CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập.
- Tranh, ảnh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: SGK
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Để nấu được bữa ăn ngon chúng ta cần dùng các loại đồ dùng để nấu, ăn uống. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về đặc điểm, cách sử dụng và bảo quản các loại đồ dùng đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
 + Hãy kể tên các dụng cụ thường dùng để đun, nấu, ăn uống trong gia đình?
- YCHS thảo luận nhóm 4.
+ Đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK nhớ lại các dụng cụ trong gia đình thường dùng để hoàn thành bảng sau:
* Kết luận: Muốn thực hiện nấu ăn cần có các dụng cụ thích hợp. Khi sử dụng các dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn và tiết kiệm năng lượng.
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- Y HS làm cá nhân.
- Gợi ý:Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ.
 A
 - Bếp đun có tác dụng:
- Dụng cụ nấu ăn dùng để:
- Dụng cụ dùng để bày thức ăn và uống có tác dụng:
- Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là:
- GV nêu đáp án.
- GV nhận xét.
* GDBVMT: Giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
- Nghe.
+ Bếp ga, lò xô, kiềng, nồi, chảo, ấm
+ Dụng cụ ăn uống: chén, tô, đũa, muỗng, ly
- HS thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm trình bày KQ vào phiếu.
- HS thực hiện.
 B
- Cung cấp nhiệt để làm chín lương thực, thực phẩm.
- Nấu chín và sơ chế thực phẩm.
- Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
- Cắt, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến.
- HS đối chiếu KQ bài làm của mình.
- HS báo cáo KQ tự đánh giá.
C.Củng cố-dặn dò:
-Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
-Bài sau: Chuẩn bị nấu ăn.
*KQ Hoạt động 1:
Tên các dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng,bảo quản
Bếp đun
Bếp ga, lò than, lò xô, kiềng....
Cung cấp nhiệt để làm chín các loại thức ăn.
Không để nước, thức ăn trào ra bếp.
Dụng cụ nấu
Nồi, bếp điện, chảo, ấm....
Nấu chín thức ăn và đun nước uống.
Rửa sạch úp vào nơi khô ráo.
Không đựng các loại thức ăn có vị mặn, chua qua đêm
Không chà bằng giấy nhám.
Dụng cụ để bày thức ăn và ăn uống
Ly, chén, đũa, đĩa, tô muỗng....
Để bày thức ăn và uống.
Tránh va chạm mạnh.
Rửa và úp vào nơi khô ráo.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm
Dao, kéo....
Để cắt, thái thực phẩm.
Khi sử dụng và cọ rửa tránh bị đứt tay.
Rửa sạch khi sử dụng.
Các dụng cụ khác
Rổ, giá, cà mên, keo đựng muối, bột ngọt....
Rổ để đựng rau qủa
Keo đựng gia vị.
Cà mên đựng thức ăn.
Rửa sạch sau mỗi lần sử dụng và để nơi khô ráo.
RÚT KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019-2020: 
- Hoạt động 1: HS phát hiện và thảo luận tích cực trong nhóm 7 HS. GV phân tích tác dụng và giảng giải thêm cho các em.
Thứ năm, ngày 26 tháng 09 năm 2019
Tiết 10: Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm. (ND Ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. (BT1, mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
* HS(HTT) làm được đầy đủ BT3 ; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II.CHUẨN BỊ: Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động,có tên gọi giống nhau. CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Từ nào không đồng nghĩa với từ “Hòa bình”
- Gạch dưới những từ sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng
- Nhận xét.
a. Thanh bình
b.Thái bình
c.Bình lặng
d.Bình yên
a.Dòng sông quê em chảy rất hòa bình. 
b.Chúng em đang được sống trên một đất nước hòa thuận.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Các em đã được học về từ trái nghĩa ở những tiết LTVC trước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng âm, biết nhận diện một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
2.Phần nhận xét:
- YC 1HS đọc đề bài. 
- Ghi bảng: - Ông ngồi câu cá.
 - Đoạn văn này có 5 câu.
- YCHS suy nghĩ nối tiếp nhau trả lời.
- YC nhận xét, bổ sung.
- GV: Hai từ câu ở hai câu văn trên phát âm hoàn toàn giống nhau song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế được gọi là những từ 
đồng âm.
- Thế nào là từ đồng âm?
- YCHS đọc ghi nhớ.
3.Phần luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc, nd bài tập.
- YCHS thảo luận nhóm đôi.
- Gợi ý: Đọc kĩ từng cặp từ, xác định nghĩa.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc nội dung bài.
- YCHS làm vở cá nhân, 2HS bảng lớp. 
Bài 3:
- YCHS đọc yc nội dung bài.
- GV giải thích.
 + Tiền để chi tiêu.
 + Vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân.
- Vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng?
Bài 4:
- YCHS đọc yc bài tập.
- YCHS trao đổi trả lời câu đố.
- YCHS trình bày, nhận xét.
- Chú ý: Từ “chín” trong câu đố nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
- HS nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu.
- Lời giải:
+ Câu (cá): Bắt cá, tôm,
+ Câu (văn): Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Cả lớp đọc thầm ND ghi nhớ trong SGK.
- 2,3 HS không nhìn sách, nhắc lại ND ghi nhớ.
- HS đọc. 
- HS làm việc theo cặp.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. 
+ Tượng đồng: Kim loại màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
+ Một nghìn đồng: Đơn vị tiền Việt Nam.
+ Hòn đá: Chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. 
+ Đá bóng: Đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra.
+ Ba má: Người sinh ra và nuôi dưỡng mình.
+ Ba tuổi: Số tiếp theo số 2 trong dãy STN.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm cá nhân, 1HS làm việc trên phiếu trình bày KQ.
VD:
+ Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp.
+ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ
+ Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta.
+ Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ.
+ Nước con suối này rất trong.
+ Nước ta có bờ biển dài hơn 3 000 km.
- HS đọc. 
+ Nhầm lẫn từ “tiêu” trong cụm từ “tiền tiêu”
(tiền để tiêu) với tiếng “tiêu” trong từ đồng âm.
- HS đọc. (CHT)
- HS thi giải câu đố nhanh.
- Lời giải:
a) Con chó thui.
b) Cây hoa súng và khẩu súng.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: MRVT: Hữu nghị-Hợp tác.
RÚT KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019-2020: .
- Hoạt động 1: HS thảo luận tích cực trong nhóm 4 HS. GV trao đổi, phân tích và giảng giải thêm cho các emvề nghĩa của các từ đồng âm.
*****************************
Tiết 5: Địa lí
VÙNG BIỂN NƯỚC TA
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Biển có vai trò điều hòa khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, trên bản đồ (lược đồ).
* HSHTT: Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai 
* GDBVMT: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát. Chúng ta cần bảo vệ biển. Sử dụng xăng và gas tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
* SDNLTK&HQ: Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên đối với môi trường không khí, nước.
* GDBĐKH: 
- Biển là nguồn tài nguyên lớn của con người đồng thời biển là bể chứa khí CO2 khổng lồ giúp điều hòa khí hậu.
- GDHS có ý thức và hành động bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng để hạn chế tạo ra khí nhà kính thải vào khí quyển.
II.CHUẨN BỊ:
- Bản đồ VN trong khu vực ĐNA.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Tranh ảnh về nơi du lịch. CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC CHỦ YẾU:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nối tên nhà máy thuỷ điện với tên sông có nhà máy thuỷ điện đó.
- Điền chữ Đ trước ý đúng, S trước ý sai.
- Nhận xét.
A.Tên nhà máy thuỷ điện B.Tên sông
 Hòa Bình Đồng Nai
 Y-a-ly Xê Xan
 Trị An Sông Đà
a) Mạng lưới sông ngòi nước ta thưa thớt. S
b) Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Đ
c) Sông ở miền Trung ngắn và dốc. Đ
d) Sông ở nước ta chứa ít phù sa.S
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Muốn biết vùng biển nước ta như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Vùng biển nước ta.
- GV chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và nói: vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đông.
- Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở những phía nào?
- YCHS chỉ vùng biển VN trên bản đồ.
* Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
Hoạt động 2: Đặc điểm vùng biển nước ta.
- YCHS đọc SGK, hoàn thành bảng sau và thảo luận nhóm 4.
- YC đại diện nhóm trình bày nhận xét. 
- Nghe.
- HS quan sát lược đồ trong SGK. 
- Đông, nam và tây nam. 
- HS chỉ.
- HS làm việc trên phiếu. 
- HS trình bày, nhận xét.
 Đặc điểm của vùng biển nước ta
Ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng.
Thuận lợi cho giao thông và đánh bắt hải sản.
Miền Bắc và Miền Trung hay có bão.
Gây nhiều thiệt hại cho tàu thuyền và những vùng ven biển.
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng cao, có lúc hạ xuống.
Nhân dân vùng biển thường lợi dụng thuỷ triều để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản.
- Nêu những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển?
- GV: Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có vùng chế độ thuỷ triều là nhật triều, có vùng chế độ thuỷ triều là bán nhật triều, có vùng có cả chế độ nhật triều và bán nhật triều.
Hoạt động 3: Vai trò của biển.
- YCHS đọc SGK và vốn hiểu biết của mình, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi sau:
+ Biển có vai trò thế nào đối với sản xuất và đời sống?
- YCHS quan sát tranh 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_5_nam_hoc_2019_2020_nguyen_ba_h.doc