Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018

 I/Mục tiêu

Giúp HS:

- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.

HS cần làm bài 1, 2, 4. Khuyến khích HS hoàn thành cả 4 bài.

II/Hoạt động dạy học:

A/ Bài cũ

- GV kiểm tra làm bài ở nhà của HS.

- Gọi một số em làm bài tập 3.

B/Bài mới

1/ Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu bài học

2/Hướng dẫn luyện tập

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 5 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 10 năm 2017
TOÁN:
Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
 I/Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có liên quan.
HS cần làm bài 1, 2, 4. Khuyến khích HS hoàn thành cả 4 bài.
II/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ
- GV kiểm tra làm bài ở nhà của HS.
- Gọi một số em làm bài tập 3.
B/Bài mới
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:- hS làm việc nhóm 2
 - Giúp HS nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.
Bài 2 - Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại:a, b.
- Chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có tên đơn vị đo và ngược lại.
VD: 2kg 326g =2326g 4008g =4kg 8g
Bài 3 - HS chuyển đổi từng cặp về cùng đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp.
Bài 4 
- Gọi HS đọc đề bài
HDHS:
-Tính số kg đường cửa hàng bán được trong ngày thứ hai.
-Tình tổng số đường đã bán được trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai.
- Đổi 1 tấn = 1000kg.
- Tính số kg đường bán được trong ngày thứ ba.
3/ Củng cố- dặn dò
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng
- HS về học thuộc hai bảng đã học.
______________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Mở rộng vốn từ: Hòa bình
 I/ Mục tiêu
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hòa bình.
- Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hay thành phố.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển HS
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ. HS làm lại bài 3, 4tiết LTVC tuần trước
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài
- GV giới thiệu MĐ, YC tiết học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1
- HS thảo luận cặp đôi và đưa ra kết quả
- GV chốt lại : Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh
Bài 2
- HS thảo luận cặp đôi và đưa ra kết quả
- GVgiúp HS hiểu nghĩa các từ: thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình (yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc)
- Các từ đồng nghĩa với hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bìnhd
Bài 3 
- HS làm việc cá nhân hoàn thành ở VBTTV
 - HS chỉ cần viết một đoạn văn ngắn 5-7 câu
- HS có thể viết cảnh thanh bình của địa phương em hoặc làng quê, thành phố
3/ Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại các từ về chủ đề đã học
- Chuẩn bị bài học sau
- GV nhận xét tiết học
___________________________
Thứ tư , ngày 4 tháng 10 năm 2017
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON...
 I/Mục tiêu
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
 II/Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Tranh về những cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc, trả lời câu hỏi sau bài đọc.
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a/Luyện đọc:
- 1HS khá đọc bài.
- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm.
- HS luyện đọc từ khó: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn- xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- HS cặp đôi đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp. Sau đó 1 em đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu bài thơ.
b/Tìm hiểu bài
- HS tìm hiểu theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sgk: 
GV y/c HS chia sẻ trước lớp
- Theo em lời của người cha cần đọc như thế nào? Lời người con cần đọc như thế nào?
- Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
- Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mĩ?
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
- Qua lời dặn dò con của chú Mo-ri-xơn, em thấy chú là người thế nào?
- Ba dòng thơ cuối thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Nội dung bài thơ là gì?
- GV nhận xét kết luận: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
c/ Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- HS thi đọc diễn cảm; đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4.
3/Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Khuyến khích HS về nhà HTL cả bài thơ.
_____________________________
TOÁN:
Luyện tập
 I/Mục tiêu
Giúp HS:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Khuyến khích HS làm thêm bài 2, 4.
 II/Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu các đơn vị đo độ dài ,khối lượng đã học.
- HS làm bài 4.
B/Bài mới:
1/ Củng cố giải toán với các số đo độ dài, khối lượng
Bài 1. Hướng đẫn HS đổi: 1 tấn 300 kg =1300 kg , 2 tấn 700 kg = 2700 kg
- HS tự giải, 1 HS trình bày bảng phụ- cả lớp thống nhất kết quả
Đáp số: 100 000 cuốn
Bài 2. Hướng dẫn HS đổi 120g = 120 000g
- HS tự làm bài- đổi chéo vở kiểm tra
- 1-2 HS đọc bài làm
Đáp số : 2000 lần
2/ Tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông
- HS làm việc nhóm 4 hoàn thành BT 3,4 sau đó báoc áo trước lớp
Bài 3: Hướng dẫn HS tính diện tích của hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN, từ đó tính diện tích của mảnh đất.
Bài 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- HS nêu các cách vẽ của mình.
- GV nhận xét tuyên dương tổ thắng cuộc.
3/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng, đo độ dài
- Ôn lại các số đo độ dài, khối lượng đã học.
________________________________
Thứ năm, ngày 5 tháng 10 năm 2017
TOÁN:
Đề - ca – mét vuông. Héc -tô –mét vuông
 I/Mục tiêu
Giúp HS
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- Biết đọc,viết các số đo diện tích theođơn vị đề-ca-mét vuông,héc-tô-mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
- Khuyến khích HS làm thêm bài 4
II/Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1dam, 1hm thu nhỏ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- Nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
B/Bài mới
1/Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề ca mét vuông.
a. Hình thành biểu tựợng về đề-ca-mét vuông.
- HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- HS tự nêu về dam vuông, cách đọc, cách viết
b. Phát hiện mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
- GV chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1 dam, chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau.
- GV cho HS tự q/s hình vẽ, xác định số đo diện tích mỗi hình nhỏ.
- HS rút ra nhận xét: 1dam2 = 100m2
2/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc tô-mét vuông
- Tổ chức tương tự như đơn vị dam2
3/ Thực hành
*GV tổ chức cho cả lớp làm BT 1; 2 và BT 3 ( a, cột 1)
Bài 1 Rèn luyện cách đọc số đo diện tích với đơn vị đo dam2,hm2.
Bài 2 Luyện viết số đo diện tích
Bài 3 Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
HS đọc yêu cầu bài.
a)2dam2 = ...m2 3 dam2 15m2=.m2
30 hm2 = .dam2 12 hm2 5dam2 =.dam2
Bài 4: Rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo diện tích dưới dạng hỗn số có một đơn vị .
- HS làm việc căpo đôi
C/Cũng cố, dặn dò:
- GV hướng dẫn HS đo diện tích sân trường với đơn vị đo là dam2 , hm2
- GV nhận xét tiết học
________________________________
KỂ CHUYỆN:
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I/Mục tiêu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/Đồ dùng dạy học
Sách, báo, truyện ngắn với chủ điểm Hoà bình
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- HS kể lại theo tranh 2, 3 đoạn câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
B/ Bài mới
1/Giới thiệu bài:
- GVc nêu mục tiêu bài học
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện:
a/ Hướng dẫn kể:
- Một HS đọc đề bài
- GV gợi ý: SGK có một số câu chuyện các em đã học về đề tài này: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy. Em cần kể câu chuyện ngoài SGKchỉ khi không tìm được mới kể các câu chuyện đó.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
b. HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- HS kể chuyện theo cặp
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp
3/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Đọc trước hai đề bài tiết KC tuần 6.
_____________________________
TẬP LÀM VĂN:
 Luyện tập làm báo cáo thống kê
I/Mục tiêu:
- Biết thống kê kết quả học tập của mình và biết trình bày k/q thống kê của tổ theo biểu bảng.
- Qua bảng thống kê k/q học tập, HS có ý thức học tập tốt hơn.
 II/Đồ dùng dạy học
- HS chuẩn bị phiếu
- Tờ phiếu kẻ sẵn bảng thống kê.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- HS nêu bảng thống kê đã lập ở tuần 2 có những cột nào ?ghi gì ?
- Kiểm tra phiếu của HS từ đầu năm học.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1.Thống kê k/q học tập trong tháng của em theo các y/c trong SGK trang 51.
- Em cho biết điểm nào được quy định là điểm giỏi, khá, trung bình ?
- HS xếp điểm của mình theo mức giỏi, khá, trung bình,yếu vào các cột.
- GV gọi HS trình bày, nhận xét, khen những HS làm nhanh.
- Nhìn vào bảng thống kê, em nhận xét k/q học tập của mình trong tháng.
Bài 2. Lập bảng thống kê k/q học tập của cả tổ trong tháng.
- Trong bảng thống kê đã lập nội dung nào được ghi ở cột dọc, cột ngang.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- GV gợi ý để HS lập bảng thống kê k.q học tập của tổ.
+Cột ngang: Ghi họ và tên.
+Cột dọc : Chia 4 mức điểm: giỏi, khá, TB, yếu.
- HS kiểm tra k/q cộng đã đúng chưa.
- Từng nhóm trình bày bảng thống kê.
- Nhận xét k/q học tập của từng bạn trong tháng, k/q chung của cả tổ.
- Bảng thống kê có tác dụng gì ?
3// Nhận xét,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ bảng thống kê.
_____________________________________
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017
TẬP LÀM VĂN:
Trả bài văn tả cảnh
I/Mục tiêu:
Rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảch ( về ý, bố cục, dùng từ , đặt câu) nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II/ Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ
- GV kiểm tra bảng thống kê trong vở của 2-3 HS.
B/ Bài mới
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Nhận xét bài làm của HS
- Gọi HS đọc đề bài kiểm tra viết
- HS xác định lại yêu cầu của đề bài
- HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh, nêu dàn ý sơ lược cho đề bài.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
+ Nêu tên những HS trong bài làm có nhiều ưu điểm, GV đọc mẫu minh hoạ.
+ Nêu những hạn chế lỗi trong bài làm.
- GV trả bài.
3/Hướng dẫn HS chữa bài
- Chữa bài chung trước lớp
+ HS nêu lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
+ Nêu nguyên nhân mắc lỗi.
+ Nêu cách chữa và tự chữa lỗi.
- HS tự chữa lỗi trong bài làm của mình.
+ Trao đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
+ Học tập ở bạn những đoạn văn hay.
- Một số HS trình bày đoạn văn vừa viêt lại.
4/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Quan sát cảnh sông nước chuẩn bị cho bài sau.
TOÁN:
 Mi – li-mét-vuông. bảng đơn vị đo diện tích.
I/Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
HS làm bài tập 1, 2. Bài tập 3 không làm.
II/Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ biễu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
B/Bài mới
1/ Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li mét vuông.
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV: Để đo những diện tích bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
- HS dựa vào các đơn vị đo đã học để giới thiệu mi-li-mét vuông, viết kí hiệu.
- HS dựa vào hình vẽ phát hiện mối quan hệ giữa mm2 và cm2
2/ Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.
3/ HS thực hành.
Bài 1
- HS tự làm bài sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả- cả lớp và GV nhận xét
a, Hai mươi chín mi- li- mét vuông
b, Ba trăm linh năm mi - li - mét vuông
c, Một nghìn hai trăm mi - li - mét vuông
Bài 2. 
- HS tự làm vào vở nối tiếp nhau đọc bài của mình
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng- Cả lớp và GV nhận xét
a, 500mm² ; 1200hm² ; 10 000m² ; 70 000m².
b, 10 000cm² ; 50 000cm² ; 1209dm² ; 3724m².
4/ Củng cố, dặn dò
 - HS thi viết đúng bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự
 - Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo diện tích.
_______________________________________
ĐỊA LÍ:
Vùng biển nước ta
I/Mục tiêu:
HS cần:
- Trình bày được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,... trên bản đồ ( lược đồ)
II/Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Lược đồ khu vực biển Đông.
- Phiếu học tập.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tên và chỉ trên bản đồ một số sông của nước ta.
- Sông ngòi của nước ta có đặc điểm gì? Nêu vai trò của sông ngòi.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Tìm hiểu bài
a/ Vùng biển nước ta
- GV treo lược đồ khu vực biển Đông.
- HS nêu tên, nêu công dụng của lược đồ.
- GV chỉ vùng biển Đông.
- HS quan sát lược đồ và trả lời:
? Biển Đông bao bọc ở những phía nào của phần đất liền Việt Nam?
- HS chỉ vùng biển của Việt Nam trên lược đồ.
GV chuẩn kiến thức.
b/ Đặc điểm của vùng biển nước ta
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
- HS nghiên cứu mục 2 SGK và tìm hiểu về:
+ Những đặc điểm của biển Việt Nam.
+ Mỗi đặc điểm trên tác động thế nào đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta? - HS trình bày kết quả thảo luận – Cả lớp theo dõi và bổ sung
? Nêu tác động của mỗi đặc điểm đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta ?
- GV nhận xét chốt kiến thức.
c/ Vai trò của vùng biển
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và tìm hiểu :
? Vai trò của biển đối với khí hậu, đối với đời sống và sản xuất của nhân dân?
- Đại diện các nhóm trình bày –HS nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
4/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 5và phổ biến kế hoạch tuần 6
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Lớp trưởng tổ chức trò chơi khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 3
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
- Nề nếp: Các tổ đã ổn định để bước vào hoạt động học tập , các tổ trưởng làm việc rất tích cực. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh bước đầu đã biết được nhiệm vụ của mình, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
- Học tập: Lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã hướng dẫn các tổ tìm ra được những bạn cá biệt để giúp đỡ trở thành đôi bạn cùng tiến. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút, đọc báo. 
Tuyên dương Ban cán sự lướp và các tổ trưởng đã phát huy được vai trò của mình.
Tồn tại: Còn có một số ít bạn đang còn chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhiều. Khu vực vệ sinh còn bẩn. Vệ sinh cá nhân chuwa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân chưa gọn gàng. Còn có một số nhóm trưởng chưa biết cách điều hành nhóm của mình nên các bạn trong nhóm chưa tập trung học tập, chưa hợp tác cùng nhau do vậy mà ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của tổ. Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ. Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ như Ngọc Ánh, Bảo An, Dung...
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Các nhóm khắc phục những tồn tại mà nhóm của mình đang mắc phải. Nhóm trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa nhóm mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 6
- Dạy theo đối tượng , tăng cường ôn tập ở buổi 2.
- Khắc phục tình trạng quên khăn, mũ ...ở HS.
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
5/ Ban văn nghệ Tổ chức trò chơi
TUẦN 5:
Thứ năm, ngày 5 tháng 10 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Từ đồng âm
I/Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm .
- Bíêt phân biệt nghĩa của từ đồng âm, đạt được câu để phân biệt các từ đồng âm. Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
II/Đồ dùng dạy học:
- Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt độngcó tên gọi giống nhau.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình đã làm ở tiết trớc .
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài học
2/ Phần nhận xét
- HS làm việc cá nhân, chọn dòng nêu đúng nghĩa của mỗi từ trong câu 
- GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu trên phát âm hoàn toàn giống nhau, song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là từ đồng âm.
3/ Phần ghi nhớ
- Cả lớp đọc nội dung ghi nhớ trong SGK .
- Hai HS nhắc lại nội dung ghi nhớ .
4/ Phần luyện tập
Bài 1 
- HS làm việc theo cặp sau đó chữa bài.
- GV chốt lại: Đồng trong cánh đồng: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cấy cày, trồng trọt; Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi; Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền VN
Bài 2 
- HS làm bài cá nhân .
- HS chữa bài,các bạn nhận xét, GV bổ sung .
Bài 3 
- HS làm bài cá nhân .
- GV chữa bài.
Bài 4 
- HS thi giải câu đố nhanh
- Khen những em trả lời nhanh, đúng
C/Củng cố,dặn dò
- HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm
- Y/c HS học thuộc hai câu đố để đố bạn, người thân.
HOAT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Trái bóng yêu thương
I. Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
II/Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.
- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.
III/Các bước tiến hành:
1/Tổ chức trò chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. GV lưu ý HS.
 Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn. Ví dụ:
. Bạn rất vui tính.
. Bạn là người bạn tốt.
. Bạn viết rất đẹp.
 Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.
2/Tổ chức trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.
- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.
3/Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị tiểu phẩm kịch “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu. ’’
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN:
ĐTNC: Những câu chuyện về lòng yêu thương
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2017
CHÍNH TẢ:
 Nghe - viết: Một chuyên gia máy xúc
I/Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh; trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa “

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_5_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan