Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu :

- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, trẻ em nói riêng.

 - Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật Út Vịnh (Bài tập đọc Út Vịnh), về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao thông.

II.Hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra:

- 2 hoặc 3 HS đọc đoạn văn thuật lại cuộc họp tổ, trong đó có dùng dấu ngoặc kép

 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn luyện tập:

 

doc35 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g câu, đoạn văn, làm bài vào VBT. Vài em làm vào bảng phụ.
 - HS phát biểu ý kiến. Chữa bài. 
Bài 2: 
- Một HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm nắm yêu cầu. 
- Sau đó thảo luận theo nhóm 2 em: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang .
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu
1.Rèn kĩ năng nói :
 - Tìm và kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà 
trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia.
 - Biết sắp xếp thứ tự các sự việc thành một câu chuyện hợp lí ... cách kể giản dị, tự nhiên.
 - Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
2.Rèn kĩ năng nghe : Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/Hoạt động dạy học: A/ Kiểm tra: 1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận của mình với gia đình và xã hội.
B/Bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài.
 Nêu MĐ,YC của tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài: 
 - 1 HS đọc hai đề bài.
GV nêu y/c HS phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng trong hai đề bài trên bảng lớp :
1) Kể một câu chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội .
 - Hai HS nối tiếp đọc gợi ý 1-2,cả lớp theo giỏi trong SGK để hiểu rõ những hành động hoạt động nào thể hiện sự chăm sóc bảo vệ thiếu nhi của gia đình và nhà trường, xã hội. 
 - Mỗi HS lập nhanh theo cách gạch đầu dòng dàn ý cho câu chuyện.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) KC theo nhóm: 
 - Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp 
 - HS thi KC trước lớp, mỗi HS kể xong cùng các bạn đối thoại về nội dung ý nghĩa câu chuyện .
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện ý nghĩa hay nhất bạn kể chuyện hấp dẫn nhất trong tiết học.
C/ Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. 
Thứ 6 ngày 10 tháng 5 năm 2019
Tâp làm văn
Trả bài văn tả người
I.Mục tiêu: 
 - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả ngời theo 3 đề bài đã cho: Bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày .
 - Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình . Biết sửa bài, viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn .
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết 3 đề bài kiểm tra trong tuần 32 .
III.Hoạt động dạy học: 
1. Giới thiệu bài:
2. GV nhận xét chung về kết quả bài viết của HS :
 - GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 đề kiểm tra, vài học sinh đọc lại .
 - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
 + Những ưu điểm chính về xác định đề, về bố cục, tìm ý, đặt câu, xây dựng đoạn,
dùng từ ... (nêu một số ví dụ cụ thể để minh hoạ kèm theo tên học sinh).
 + Những thiếu sót , hạn chế
 - Thông báo điểm số cụ thể.
3. Hướng dẫn học sinh chữa bài:
 - GV trả bài cho từng học sinh.
 + Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự sửa vào nháp.
 + HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
 + GV chữa lại bằng phấn màu (nếu sai ).
 - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài mình:
 - Hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài mình:
 + Học sinh tự viết lỗi trong bài viết của mình ra nháp.
 - Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn hay:
 + GV đọc những đoạn văn, bài văn hay, có ý riêng, sáng tạo.
 - Học sinh chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
 + Mỗi học sinh chọn một đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.
 + Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn viết lại.
C/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh có bài viết tốt.
 - Dặn dò học sinh ôn lại kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ trong các kiểu câu kể. 
____________________________
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS tiếp tục củng cố các kĩ năng thực hành tính nhân, chia và vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
 - Gọi học sinh lên bảng làm bài 5 :
 = hay Vậy x = 20 .
 Giáo viên giải thích thêm cho học sinh rõ .
 - Nhận xét , đánh giá .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
 Yêu cầu HS làm bài tập1(cột 1); Bài 2(cột 1); Bài 3. Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại.
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, HS làm vào bảng phụ. 
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung ( nếu cần ) . 
- HS giải bài toán vào vở.Sau đó, đổi chéo vở để chữa.
Bài 2:
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung – GV kết luận.
a, 0,12 x x = 6 b, x : 2,5 = 4 c, 5,6 : x = 4
 x = 6 : 0,12 x = 4 x 2,5 x = 5,6 : 4
 x = 50 x = 10 x = 1,4
Bài 3:
- Gọi HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS tóm tắt bài toán rồi làm vào vở, 1 hs làm bảng phụ.
H: Số kg đường bán trong ngày thứu ba chiếm bao nhiêu phần trăm?
H: Biết cả ba ngày bán được 2400kg đường, hãy tính số kg đường tương ứng 25 %.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài. (Đáp số: 600kg).
C/Củng cố, dặn dò:
 - GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã học.
 - GV nhận xét, tổng kết tiết học.
__________________________
_______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần 35và phổ biến kế hoạch tuần 36
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Lớp trưởng tổ chức trò chơi khởi động
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 35
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
Ưu điểm: 
- Nề nếp: Các tổ đã ổn định để bước vào hoạt động học tập , các tổ trưởng làm việc rất tích cực. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh bước đầu đã biết được nhiệm vụ của mình, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
- Học tập: Lớp phó phụ trách học tập làm việc rất tích cực đã hướng dẫn các tổ tìm ra được những bạn cá biệt để giúp đỡ trở thành đôi bạn cùng tiến. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bài ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút, đọc báo. 
Tồn tại: Còn có một số ít bạn đang còn chưa tự giác làm vệ sinh khu vực được phân công, GV còn phải nhắc nhiều. Khu vực vệ sinh còn bẩn. Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân chưa gọn gàng. Một vài bạn còn quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ. Một số bạn về nhà còn chưa làm bài tập, chưa học bài cũ như Ngọc Ánh, Bảo An, Dung...
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, chuyên cần
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 36
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị tốt cho ôn tập và thi hoàn thành CTTH
5/ Ban văn nghệ Tổ chức trò chơi
TUẦN 35
Thứ 2, ngày 6 tháng 5 năm 2019
KHOA HỌC
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS biết :
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
 - Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
 - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Hình vẽ trang 138,139 SGK.
III.Hoạt động dạy học: 
A- Bài cũ:
- Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị thu hẹp?
- Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái?
- Con người cần nước để làm gì?
- Con người cần không khí để làm gì?
B- Bài mới:
HĐ 1: Nguyện nhân làm ô nhiễm không khí và nước.
- HS hoạt động theo nhóm 4: Quan sát tranh minh họa trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân nào dẫn dến ô nhiễm môi trường nước?
- Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm không khí?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dường bị rò rỉ?
- Tại sao một số cây trong hình bị trụi hết lá?
- Nêu mối liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước?
HĐ 2: Tác động của ô nhiễm không khí và nước.
- Ô nhiễm không khí và nước có tác hại gì?
- Ở địa phương em,người dân đã làm gì để môi trường không khó và nước bị ô nhiễm? Việc làm đó gây ra những tác hại gì?
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS học thuộc mục bạn cần biết.
ĐẠO ĐỨC
Thực hành học kỳ II và cuối năm
I/Mục tiêu 
-Giúp HS nhớ lại một số kiến thức đã học.
-Biết vận dụng các hành vi vào cuộc sống thực tế.
II/Đồ dùng dạy học 
-Hệ thống câu hỏi ôn tập.
-Một số tình huống cho HS thực hành.
III/Hoạt động dạy – học
A.Hoạt động cơ bản.
B.Hoạt động thực hành.
2. Ôn tập
 Ôn tập và nhớ lại kiến thức đã học
- GV yêu cầu HS nêu tựa bài đạo đức đã học từ giữa kì II đến cuối năm, GV ghi bảng
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi ôn tập:
+ Em có thể tham gia các hoạt động nhân đạo nào?
+Tại sao tai nạn giao thông thường xảy ra?
+Hãy kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết?
+Theo em ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?
+Hiến máu tại các bệnh viện là việc làm đúng hay sai? Vì sao?
+Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo là đúng hay sai? Vì sao?
+Giết mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt là đúng hay sai? Vì sao?
+Vứt xác xúc vật ra đường là đúng hay sai? Vì sao?
+Em có nhận xét gì về việc trồng cây gây rừng?
 lớp nhận xét, bổ sung, tuyên dương bạn trả lời đúng
+Em sẽ góp tiền để ủng hộ người dân ở vùng
 bị thiên tai, lũ lụt, những người gặp hoàn cảnh 
khó khăn.
+Vì còn có người không chấp hành luật 
giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu, không đội
 mũ bảo hiểm.
+Biển báo đường một chiều, biển báo có HS
 đi qua, biển báo có đường sắt, biển báo cấm dừng xe. 
+Không xả rác bừa bãi, không khạc nhổ bậy, không vất xác súc vật chết ra đường, phải 
bảo vệ cây xanh.
+Đúng, vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu để giúp bệnh nhân khi cần thiết.
+Sai, vì không ăn sáng sẽ có hại cho sức khoẻ của bản thân.
+Sai, vì sẽ làm gây ô nhiễm nguồn nước, gây bệnh tật cho con người.
+Sai, vì xác súc vật sẽ bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
+Trồng cây gây rừng là một việc làm đúng, vì cây xanh giúp cho không khí trong lành, giúp cho sức khoẻ con người càng tốt hơn.
C/ Hoạt động ứng dụng.
-Nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
-Nhắc HS tiếp tục rèn luyện theo các nội dung đã học
Hát 
KĨ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn.
I/Mục tiêu:
HS biết:
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã lắp được.
II/Đồ dùng: 
- Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
 Hoạt động 2: HS chọn chi tiết.
- HS chọn đủ những chi tiết để lắp mô hình mình đã chọn.
- GV kiểm tra lại chi tiết của một số nhóm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát mẫu.
- GV cho các nhóm quan sát mẫu một số mô hình đã lắp sẵn.
- HS nêu nhận xét và nêu các bộ phận của mô hình đó.
- Nêu cách lắp từng bộ phận.
Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò:
- Nhớ chi tiết mình đã chọn để lắp mô hình.
____________________________
Thứ 3, ngày 7 tháng 5 năm 2019
KHOA HỌC
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I.Mục tiêu: 
 Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường. 
 - Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
 GDKNS: 
 + Kĩ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân trong việc bảo vệ môi trường. 
 + Kĩ năng tự đảm nhận trách nhiệm với bản thân và tuyên truyền tới người thân, cộng đồng có những hành vi ứng xử phù hợp với môi trường đất rừng, không khí và nước.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Các hình trong SGK trang 140, 141.
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về các hành động bảo vệ môi trường.
III.Hoạt động dạy học:
A/ Giới thiệu bài.
B/Học bài mới:
1/ Quan sát:
- Làm việc cá nhân: quan sát các hình, đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Gọi một số học sinh trình bày. Học sinh khác nhận xét bổ sung
 GV chốt ý đúng :
 + Hình 1 : b + Hình 2 : a + Hình 3: e
 + Hình 4 : c + Hình 5 : d
- Thảo luận theo cặp: 
 + Các em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Học sinh thảo luận và trình bày.
- GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
2/ Triển lãm:
- Làm việc theo nhóm 4: 
 + Sắp xếp các hình ảnh sưu tầm được về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to. Mỗi nhóm tuỳ theo tranh ảnh sưu tầm được có thể sáng tạo cách sắp xếp và trình bày khác nhau.
 + Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
 + Các nhóm treo sản phẩm và cử người lên thuyết trình trước lớp.
 + Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.
___________________________
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Luyện tập
I/Mục tiêu:
 Củng cố, luyện tập nhằm giúp HS:
- Hiểu nghĩa một số từ ngữ nói về trẻ em
- Biết được các từ đồng nghĩa với từ trẻ em
- Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn luyện tập.
HĐ1: HS làm bài tập
 GV tổ chức, hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với từ : trẻ em.
Bài 2: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với từ ở cột A:
 A B
(1) Trẻ con
(2) Trẻ thơ
(3) Trẻ măng
a) Rất trẻ, chỉ vừa mới đến tuổi trưởng thành.
b) Những đứa trẻ nói chung.
c) Trẻ em (hàm ý còn dại, ngây thơ).
Bài 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: trẻ con, trẻ em, 
trẻ măng, trẻ trung.
 a) Chăm sóc bà mẹ và ...
 b) Một kĩ sư ... , vừa rời ghế nhà trường.
 c) Tính tình còn ... quá.
 d) Năm mươi tuổi, chứ còn ... gì.
Bài 4: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ, tục ngữ ở cột A:
 A B
a) Lúc nhỏ con cái phải trông cậy vào sự nuôi dạy của cha mẹ. Lúc cha mẹ già yếu lại phải nhờ cậy con cái phụng dưỡng.
b) Thế hệ sau kế tiếp thế hệ trước, lớp già đi có lớp sau thay thế.
c) Còn ngây thơ, dại dột, chưa có kinh nghiệm, chưa từng trải.
(1) Trẻ người non dạ.
(2) Trẻ cậy cha, già cậy con.
(3) Tre già măng mọc.
HĐ2: Chữa bài
Bài 1: Từ đồng nghĩa với từ trẻ em: trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên; con nít, trẻ ranh, ranh con, nhóc con, nhãi ranh, ....
Bài 2: Nối: 1 – b; 2 – c; 3 – a.
Bài 3: Thứ tự các từ cần điền: trẻ em, trẻ măng, trẻ con, trẻ trung.
Bài 4: Nối: 1 – c; 2 – a; 3 – b.
3/Củng cố, dặn dò:
- GVcủng cố kiến thức. Nhận xét giờ học.
______________________________
ĐỊA LÍ
Ôn tập học kì II
I.Mục tiêu:
- Tìm được các châu lục các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. 
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục.
II.Chuẩn bị: Bản đồ thế giới và quả địa cầu.
II.Hoạt động dạy học: 
HĐ1: Xác định vị trí các châu lục, các đại dương trên bản đồ 
- GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK 
- HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương 
- HS nêu nhận xét và bổ sung. 
HĐ2: Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế của các châu lục.
 GV cho HS hệ thống kiến thức cơ bản bằng hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Em hãy nêu diện tích của các châu lục trên thế giới và cho biết châu nào có diện tích lớn nhất ? châu nào có diện tích bé nhất ?
Câu 2: Em hãy kể tên các nước láng giềng của Việt Nam ?
Câu3: Em hãy nêu một số nước ở châu Âu ? 
Câu4: Dựa vào KT đã học em hãy hoàn thành bảng sau : 
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
Châu Mĩ
Châu
Đại Dương
Châu Nam Cực
Diện tích
Khí hậu
Địa hình 
Chủng tộc 
Hoạt động kinh tế:
+Một số sp công nghiệp 
+Một số sp nông nghiệp 
Vị trí 
- HS trình bày, HS nêu nhận xét
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống lại các kiến thức cần ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu
 (Dấu gạch ngang)
I.Mục tiêu:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang .
 - Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang .
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang .
 - Bút dạ và vài tờ phiếu học nhóm ghi bảng tổng kết về 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
III.Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: 
 - Gọi HS đọc đoạn văn và trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh. 
 - GV nhận xét
B/Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài:
Bài 1:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi .
- 2 HS nêu nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang. GV nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng: (Treo bảng phụ ).
 Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu :
 1. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại .
 2. Phần chú thích trong câu .
 3. Các ý trong một đoạn liệt kê .
- Học sinh đọc từng câu, đoạn văn, làm bài vào VBT. Vài em làm vào bảng phụ.
 - HS phát biểu ý kiến. Chữa bài. 
Bài 2: 
- Một HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm nắm yêu cầu. 
- Sau đó thảo luận theo nhóm 2 em: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò. Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. 
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang .
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin
I/ Mục tiêu:
- HS có vốn kiến thức phong phú và hiểu biết rộng về thế giới xung quanh để xử lí các thông tin
- HS có ý thức thực hiện tốt các kỹ năng trên.
 II/Đồ dùng:
- GV chuẩn bị vở bài tập kỹ năng sống lớp 5 
- HS chuẩn bị vở bài tập kỹ năng sống lớp 5 (BT 7)..
III/Các hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Chấm bài tập tiết trước
- Để giúp các em có kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, hôm nay cô trò
ta cùng học tiếp chủ đề 8 .
B/ Bài mới:
Bài tập 7. Phỏng vấn bạn tìm hiểu thông tin và giới thiệu cho người khác biết
- Gọi HS đọc đề bài
- Xác định yêu cầu của đề bài
- Hướng dẫn HS phỏng vấn thông tin của bạn khác và giới thiệu cho cả lớp biết
- HS thảo luận theo N2
- Lần lượt từng nhóm trình bày
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Qua các bài tập em rút ra được bài học gì?
b) Ghi nhớ (SGK tr 40)
C/ Củng cố-Dặn dò
- Muốn xử lí các thông tin tốt chúng ta phải làm gì?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ và thực hành
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
Đọc cặp đôi
Thứ sáu, ngày 11 tháng 5 năm 2018
CHÍNH TẢ
Nhớ- viết: Sang năm con lên bảy
I/ Mục tiêu:
 - Nhớ- viết đúng chính tả khổ thơ 2; 3 của bài “Sang năm con lên bảy”.
 - Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
II/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra:
- Cho HS viết trên giấy nháp tên một số cơ quan, tổ chức ở BT2 (tiết chính tả trước).
B/Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nhớ viết:
 - GV nêu yêu cầu của bài, 1 HS đọc to khổ thơ 2; 3 trong SGK.
 - 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ, cả lớp theo dõi bạn đọc, nhận xét.
 - Cả lớp đọc lại 2 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ.
 - HS gấp SGK, nhớ lại tự viết bài chính tả. 
 - GV chấm chữa bài,

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan