Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu

- Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, ngắt giọng đúng nhịp thơ.

- Hiểu nội dung bài: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ không ngừng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

II/Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.

III/Hoạt động dạy học:

1/Giới thiệu bài:

- HS quan sát tranh minh hoạ sgk, GV giới thiệu bài

2/Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc.

- HS đọc cả bài: GV giới thiệu tranh minh họa.

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- Luyện đọc từ ngữ: cánh buồm, rực rỡ, rả rích.

- HS đọc trong nhóm 3.

- HS đọc bài trước lớp.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

 

doc45 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 32 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hà Tĩnh như MĐ, YC đã ghi.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS.
- HS thảo luận các câu hỏi sau:
 + Ở Hà Tĩnh có những cảnh đẹp nào?
 + Hã Tĩnh có những nhân vật lịch sử nổi tiếng nào?
 + Hà Tĩnh đã và đang phatd triển như thế nào? có những tiềm năng gì về kinh tế?
- GV hướng dẫn các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
 Ở Hà Tĩnh có nhiều cảnh đẹp như: Đèo Ngang, bến Tam Soa, bãi biển Thiên Cầm, Thạch Hải, Xuân Thành, rừng Quốc gia Vũ Quang Có nguồn tài nguyên dồi dào dấu mình trong lòng đất : Ti- tan ở Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, sắt ở Thạch Khê, Man- gan ở Can Lộc,“ Rừng vàng, biển bạc”
C/ Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về truyền thống văn hóa và con người Hà Tĩnh.
_____________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
 Sinh hoạt lớp
I Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 32
- Phổ biến kế hoạch tuần 33
II Hoạt động dạy học:
1. Sơ kết tuần 32
- Nhận xét hoạt động tuần qua.
- Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- Lớp phó học tập đọc tổng hợp thi đua đạt được của từng cá nhân.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
 Đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, tranh thủ các giờ ra chơi ôn tập các môn học chuẩn bị cho KT cuối kì II. Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. 
 + Tồn tại. : Việc nói chuyện riêng, nói ngang trong giờ học vẫn diễn ra; vẫn có bạn quên sách vở. Một số chưa có ý thức trong học tập: thiếu chú ý, ham chơi, lười học bài, lười ôn bài, dẫn đến nắm kiến thức hời hợt.
- Bình chọn HS được tuyên dương và những HS cần nhắc nhở trong tuần.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 33
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Ôn tập các môn học chuẩn bị KTĐK lần 4
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
_________________________________________
TUẦN 32
Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
I/Mục tiêu.
- Củng cố kiến thức về dáu hai chấm,tác dụng của dấu hai chấm: để dẫn lời nói trực tiếp và dẫn lời giải thích cho điều nêu trước đó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Ba HS lần lượt đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy dược dùng trong đoạn văn.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài sau đó cho HS tự làm bài.
- Chữa bài:
a. Một chú công an vỗ vai em: 
 - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bài 2: - HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài:
a. Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết.
b. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn...cầu xin: “bay đi, diều ơi! Bay đi!”
c. Từ đèo Ngang nhìn về hướng nam ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ:
phía tây là...
Bài 3: - HS đọc đề bài và làm bài.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
C/Củng cố, dặn dò: 
- Em hãy nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm?
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng.
_____________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Nhi đồng nước bạn là của chúng ta
I/Mục tiêu: 
- Giúp HS hiểu được một số đặc điểm về cuộc sống học tập và vui chơi, giải trí của nhi đồng một số nước, đặc biệt là trong khu vực.
- Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với nhi đồng quốc tế.
- Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp.
II/Tài liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của nhi đồng một số nước trong khu vực.
 - Một số bài hát, câu chuyện, điệu múa của thiếu nhi trong vùng
III/Tiến trình:
1/Khởi động:
- Hát tập thể 
- Tiết sinh hoạt này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cuộc sống của thiêú nhi các nước qua hoạt động 
“Nhi đồng các nước là bạn của chúng ta”
2/Tiến trình:
- Người điều khiển chương trình mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
- Xen kẽ các tiết mục văn nghệ: Có thể múa ; hát tốp ca, đơn ca, đọc thơ, kể chuyện
- GV chủ nhiệm phát biểu ý kiến, nêu rõ đây là hoạt động bổ ích. Giúp các em hiểu biết về thiếu nhi các nước. Đồng thời cũng bổ sung kiến thức cho các môn học.
3/Tổng kết:
- Nhận xét cách làm việc của HS
- Tìm hiểu và chuẩn bị trang phục một số dân tộc 
_____________________________
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
Đọc cặp đôi
_____________________________
Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2018
CHÍNH TẢ
Nhớ- viết: Bầm ơi!
I/Mục tiêu:
- Nhớ viết đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ Bầm ơi.
- Tiếp tục viết hoa đúng các tên cơ quan đơn vị.
II/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- GV đọc cho HS viết một số từ: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú..
- GV nhận xét.
B/Bài mới:
1/ HS viết chính tả.
- HS đọc bài chính tả một lượt.
- HS đọc thuộc lòng 14 dòng thơ đầu của bài Bầm ơi.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS luyện viết một số từ: lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe...
- HS viết chính tả.
- GV chấm 5-7 bài. GV nhận xẽt chung.
2/HS làm bài tập.
Bài 2: 
- HS đọc y/c bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm và chữa bài
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: Tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó?
 Bài 3: 
- HS đọc y/c bài tập.
- HS làm và chữa bài, GV chốt lại kết quả đúng:
 Nhà hát Tuổi trẻ.
 Nhà xuất bản Giáo dục.
 Trường Mẫu giáo Sao Mai.
C/Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ câch viết hoa tên cơ quan ,đơn vị.
____________________________
KHOA HỌC
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với 
đời sống con người
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được những ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Biết những tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
*GDKNS: KN tự nhận thức, KN tư duy.
II-Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu ích lợi của tài nguyên động vật và thực vật?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Các hoạt động:
 HĐ 1: Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống của con người và con người tác động đến môi trường.
- HS thảo luận nhóm 4, đọc SGK trả lời câu hỏi theo từng hình minh họa.
- Nêu nội dung hình vẽ.
- Trong hình vẽ moi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người nhữmg gì?
- Môi trường đã nhận những hoạt động gì của con người?
HĐ 2: Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng.
- HS thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận được từ co người.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại?
C/Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
TẬP ĐỌC
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I/Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc với giọng thông bào rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II/Đồ dùng: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm.
- Hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh, GV giới thiệu bài đọc
2/Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc.
- GV đọc mẫu điều 15, 16, 17 với giọng đọc thông báo, rành mạch, rõ ràng.
- HS đọc tiếp nối từng điều luật.
- HS đọc trong nhóm từng điều luật.
- HS đọc cả bài, đọc chú thích + giải thích.
b. Tìm hiểu bài.
- Gọi 1 HS đọc điều luật 15, 16, 17.
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em VN? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
- Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
- Em đã thực hiện được những bổn phận gì? Còn những bổn phận gì cần cố gắng thực hiện?
c. Luyện đọc lại.
- Cho 4 HS đọc 4 điều luật.
- GV hướng dẫn HS đọc từng điều luật.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài đọc.	
- Nhắc nhở HS chú ý đến quyền lợi và bổn phận của mình với gia đình và xã hội.
__________________________
TOÁN
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I/Mục tiêu:
- HS thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vận dụng tính diện tích và thể tích một số hình trong thực tế.
II/Đồ dùng: Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Ôn tập công thức tính diện tích, thể tích.
- GV vẽ lên bảng hình HHCN.
- Hỏi: Hãy nêu tên hình?
- Hãy nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh của hình này?
- Hãy nêu quy tắc và công thức tính diện tích toàn phần HHCN?
- Hãy nêu quy tắc tính thể tích HHCN?
* GV tiến hành tương tự với HLP.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập.
HS làm bài tập 2; 3. HS khá giỏi hoàn thành cả 3 bài.
Bài 1: - HS tự đọc đề bài, tóm tắt và làm bài.
- Chữa bài, đối chiếu kết quả.
 Đáp số: 102,5 m2
Bài 2: - HS đọc đề bài.
- Hãy nêu cách tính thể tích các hộp?
- Diện tích giấy màu cần để dán hộp tương ứng với diện tích nào của HLP?
 Đáp số: a, 1000 cm3 ; b, 600 cm2
Bài 3: - HS đọc đề bài.
- Muốn tính thời gian bơm đầy bể nước cần biết điều gì?
- Tính thời gian đầy bể bằng cách nào?
 Đáp số : 6 giờ
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ôn kiến thức đã ôn tập.
___________________________
Khoa học
Tác động của con người đến môi trường rừng
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được những nguyên nhân dẫn đến việc phá rừng.
- Nêu được tác hại của việc phá rừng.
- GDKNS: kĩ năng tự nhận thưc, KN phê phán bình luận, KN đảm nhận trách nhiệm.
II-Đồ dùng: HS chuẩn bị tranh ảnh, bài báo nói về việc phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- HS quan sát các hình ảnh minh họa trong bài và trả lời câu hỏi trang 134 SGK.
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
- Em hãy nêu những việc làm đó tương ứng với hình minh họa trong SGK
- Có những nguyên nhân nào dẫn đến nạn phá rừng?
 HĐ 2: Tác hại của việc phá rừng.
- HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 135 nói lên hậu quả của việc phá rừng.
- HS phát biểu, GV kết luận.
 HĐ 3: Chia sẻ thông tin.
- GV tổ chức cho HS đọc các bài báo, tranh ảnh mình sưu tầm được về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng.
- GV hỏi HS về nội dung bài báo vừa đọc.
- HS đọc mục Bạn cần biết.
4- Củng cố, dặn dò:
- Nguyện nhân nào dẫn đến rừng bị tàn phá?
- Việc phá rừng gây nên những hậu quả gì?
- HS học thuộc mục bạn cần biết.
_____________________________
Thứ 3 ngày 30 tháng 4 năm 2013
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: 
 Biết tính thể tích và diện tích trong các trường hợp đơn giản.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS làm bài tập 1; 2. HS khá giỏi hoàn thành cả 3 bài tập.
Bài 1: 
- HS đọc đề bài, nêu yếu tố đã cho, yếu tố cần tìm trong mỗi trường hợp.
- HS trình bày kết quả.
- Nêu cách tính diện tích xung quanh xung quanh HLP.
- Nêu cách tính diện tích toàn phàn HLP.
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HHCN.
- Nêu cách tính thể tích HLP và HHCN.
Bài 2:
- HS viết công thức tính thể tích HHCN.
- Trong công thức trên đã biết yếu tố nào?
- Vậy chiều cao của bể có thể tính bằng cách nào?
- HS chữa bài.
 Đáp số: 1,5 m
Bài 3:
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách làm bài.
- HS chữa theo hai cách khác nhau.
 Kết quả : S2 gấp 4 lần S1
3-Củng cố, dặn dò:
- Ôn công thức tính diện tích Sxq, diện tích toàn phần, thể tích HHCN, HLP.
- Hoàn thành bài tập.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trẻ em
I-Mục đích yêu cầu:
- HS biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em.
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em; hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
II-Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- HS nên tác dụng của dấu hai chấm.
- HS lấy ví dụ về dấu hai chấm trong từng trường hợp.
B-Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS trình bày kết quả, GV chốt lại kết quả đúng.
 (Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em)
Bài 2:
- HS làm bài trong nhóm.
- HS phát biểu, GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trình bày bài làm, GV chốt lại lời giải đúng.
+Trẻ em như búp trên cành.
+Trẻ em như nụ hoa mới nở.
+Trẻ em như tờ giấy trắng.
Bài 4:
 Thành ngữ, tục ngữ
Nghĩa
Tre già măng mọc.
Tre non dễ uốn.
Trẻ người non dạ.
Trẻ lên ba, cả nhà học nói
Lớp trước già đi, có lớp người sau thay thế
Dạy trẻ con từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
Còn ngây thơ dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.
Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
- HS học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét, khen những HS thuộc nhanh.
2-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị cho tiết học sau.
___________________________
Địa lí
Ôn tập cuối năm
I.Mục tiêu: 
- Tìm được các châu lục, đại dương và Việt Nam trên bản đổ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới.
- Quả địa cầu.
III.Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả Địa cầu ?
 Mô tả từng đại dương theo trình tự : vị trí địa lí, diện tích, độ sâu.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập về các châu lục
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
- Một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
Hoạt động 2 : Ôn tập về vị trí các nước và châu lục
Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. 
Bước 2: GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
+ HS lên bảng điền.
Lưu ý: ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của 1 châu lục để đảm bảo thời gian.
Tên nước
Thuộc châu lục 
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Ai Cập 
Hoa Kì
LB Nga
Châu á
Châu Phi
Châu Mĩ
Châu á
Ô-xtrây-li-a
Pháp
Lào
Ca-pu-chia
Châu Đại Dương
Châu Âu
Châu á
Châu á
Châu á
Châu Âu
Châu Phi
- Vị trí
- Thiên nhiên
- Dân cư
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp 
+ Một số sản phẩm nông nghiệp
Nằm ở bán cầu Bắc
Đa dạng
đông nhất thế giới
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp 
Khai thác khoáng sản
Lúa, mì, cao su, 
Nằm ở bán cầu Bắc
Chủ yếu là đồng bằng
Đứng thứ tư trong các châu lục 
có nền KT phát triển
Ơ phía Nam châu Âu
.
Châu Mĩ
C. Đại Dương
Châu Nam Cực
- Vị trí
- Thiên nhiên
- Dân cư
- Hoạt động kinh tế:
+ Một số sản phẩm công nghiệp 
+ Một số sản phẩm nông nghiệp
Nằm ở bán cầu Tây
.
ở Tây Nam Thái Bình Dương
.
Nằm ở vùng địa cực
..
III.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_____________________________
Thứ 4 ngày 1 tháng 5 năm 2013
Tập đọc
Sang năm con lên bảy
I-Mục đích yêu cầu:
- HS biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa bài: Điều cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thực sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- HS đọc bài thơ.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- Luyện đọc một số từ ngữ khó: khắp, thổi, chuyện
- HS luyện đọc trong nhóm.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất đẹp và vui?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
- Từ giã tuổi thơ, con ngừơi tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Bài thơ nói với em điều gì?
c. Đọc diễn cảm - HTL bài thơ.
- HS đọc bài thơ.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài.
- HS luyện đọc theo nhóm 4 sau đó đại diện một số nhóm thi đọc trước lớp.
- HS luyện học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- GVnhận xét, khen những HS đọc hay, đọc thuộc bài tại lớp.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
__________________________
Toán
Luyện tập chung
I-Mục tiêu:
 Biết thực hành tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS làm bài tập 1; 2. HS khá giỏi hoàn thành cả 3 bài.
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Đề bài y/c tính gì?
- Muốn tính sản lượng rau trong vườn cần biết gì?
- Muốn tính diện tích mảnh vườn cần biết yếu tố nào?
- Yếu tố nào chưa biết? Yếu tố nào biết rồi?
- Tính chiều dài mảnh vườn bằng cách nào?
 Đáp số: 2250 kg
Bài 2: 
- HS đọc đề bài, tóm tắt đề bài.
- Bài toán yêu cầu gì? Bài toán cho biết gì?
- Viết công thức tính diện tích xung quanh HHCN.
- Từ công thức đó muốn tính chiều cao HHCN ta làm thế nào?
 Đáp số: 30 cm
Bài 3: 
- GV treo hình vẽ, yêu cầu HS quan sát.
- Mảnh đất có dạng hình gì?
- Tỉ lệ 1: 1000 cho biết điều gì?
- Hãy nêu cách tính chu vi mảnh đất?
- Hãy nêu cách tính diện tích mảnh đất?
 Đáp số: 1850 m2
2-Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập lại cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
- Hoàn thành bài tập.
Tập làm văn
Ôn tập về tả người
I-Mục đích yêu cầu.
- HS lập được dàn ý cho một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
- Trình bày miệng được đoạn văn rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập.
II-Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.
2. HS làm bài tập.
Bài 1:
a. Chọn đề bài:
- GV chép 3 đề bài lên bảng, gọi HS đọc lại đề bài.
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
- Hỏi một số HS về đề bài em lựa chọn.
b. HS lập dàn ý:
- HS đọc gợi ý.
- HS tự lập dàn bài.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS trình bày miệng bài văn dựa trên dàn bài đã lập.
- GV nhận xét, khen những HS trình bày được đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________
Thứ 5 ngày 3 tháng 5 năm 2013
Toán
Một số dạng bài toán đã học
I- Mục tiêu: 
- HS biết một số dạng toán đã học.
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
II-Đồ dùng: 
Bảng phụ thống kê các dạng toán đã học ở lớp 5 và cách giải.
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Ôn tập nhận dạng và phân biệt cách giải các dạng toán.
- HS thảo luận nhóm 2 kể tên các dạng toán đặc biệt đã học.
- Lần lượt các nhóm trình bày và bổ sung.
- GV treo bảng phụ, một số HS nhắc lại.
 HĐ 2: HS làm bài tập.
 HS làm bài tập 1; 2. HS khá giỏi làm thêm bài tập 3.
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Hãy nêu cách tìm số trung bình cộng?
- Các số hạng tương ứng với yếu tố nào trong bài?
- Muốn tính quãng đường đi được trong mỗi giờ cần biết yếu tố nào?
- Vậy yếu tố nào trong bài chưa biết? 
- Tính bằng cách nào?
 Đáp số: 15 km
Bài 2: - HS đọc đề toán, tóm tắt.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật?
- Muốn tính được diện tích hình chữ nhật cần biết yếu tố gì?
- Đã có mối liên hệ nào giữa chiều dài và chiều rộng?
- Khi đó cần vận dụng dạng toán nào?
- Hãy xác định tổng và hiệu?
- HS nêu lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
 Đáp số: 875 m2
Bài 3: - HS đọc lại đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã biết?
 Đáp số: 31,5 g.
3-Củng cố, dặn dò:
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_32_nam_hoc_2017_2018.doc