Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU:

 Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác và đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghỉ , quay phải, trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng . Yêu cầu tập hợp dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay phải, trái quay sau đúng hướng, đều đẹp, đúng với khẩu lệnh .

 Trò chơi “Bỏ khăn”.Yêu cầu học sinh tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 của VNEN

 - Sách giáo viên môn thể dục lớp 5.

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 môn thể dục.

- Một số dụng cụ để chơi trò chơi.

- vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức tập luyện

 - Địa điểm : Sân trường . 1 còi

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần Kết Thúc :
 - Thả lỏng: thực hiện một số động tác thả lỏng
 - Giáo viên hệ thống lại bài
 - Nhận xét: đánh giá lại tiết học và giao bài tập về nhà 
 - Giáo viên “ Giải tán”.Học sinh “ Khỏe”
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng đội hình đội ngũ vào các buổi sinh hoạt Đội hoặc trong tập dợt nghi thức Đội. 
 -Thông qua trò chơi các em có được sự nhanh nhẹn và khéo léo.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 3A: TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết được đoạn văn trong bài Thư gửi các học sinh, viết đúng phần vần của tiếng, đánh dấu thanh đúng vị trí. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Tài liệu HDH, vở TH TV, giấy nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 3, 4.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH3: Nghe thày/cô đọc và viết vào vở.
- Giáo viên cho học sinh tìm từ khó viết : Năm giời, nô lệ, xây dựng, non sông, trở nên, năm châu, tựu trường .
- Giáo viên cho học sinh luyện viết từ khó ra giấy.
2. HĐTH4:
- Giáo viên chốt cho học sinh: - Dấu thanh đánh vào âm chính là nguyên âm đơn.
 - Nếu âm chính là nguyên âm đôi, không có âm cuối đánh vào con chữ thứ nhất ấm chính, nếu có âm cuối đánh dấu thanh vào con chữ thứ 2 âm chính
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Toán
Bài 8: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Tìm thành phân chưa biết của phép tính với phân số
- Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải các bài toán tìm một số biết giá trị một phân số
II. CHUẨN BỊ:
- HS: Vở Thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HDDTH1:
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
	+ Cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số.
* Lưu ý : - Quy đồng mẫu số 2 phân số mẫu số chung nhỏ nhất.
	 - Kết quả rút gọn thành phân số tối giản.
+ Cộng, trừ, nhân, chia 2 hỗn số.( Lưu ý kết quả rút gọn thành phân số tối giản)
2. HDDTH2:
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
+ Cách tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm thừa số trong một tích, tìm số bị chia.
* Lưu ý : Cách trình bày khi tìm x, dấu bằng thẳng nhau.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Khoa học
Bài 2: NAM VÀ NỮ (Tiết 2)
I.  MỤC TIÊU: 
Sau bài học, em:
- Phân biệt được đặc điểm sinh học (giới tính) và đặc điểm xã hội (giới) của nam và nữ.
- Nêu được con trai và con gái đều bình đẳng và có quyền như nhau.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam nữ.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu bài tập.
- HS: Sách HDH Khoa học , vở BTTH. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2 và hoạt động ứng dụng.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HDDTH1:
- Giáo viên chốt nội dung : Dù là con gái hay con trai, chúng ta đều bình đẳng, có quyền như nhau và chúng ta có thể làm những việc giống nhau.
- Liên hệ thực tế:
2. HĐTH 2: Đóng vai
- Giáo viên chốt nội dung : Dù là con gái hay con trai, chúng ta đều bình đẳng, có quyền như nhau và chúng ta có thể làm những việc giống nhau, ta không nên bắt nạt các bạn nữ, cần bênh vực các bạn nữ khi bị bắt nạt.
- Liên hệ thực tế:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Giáo dục lối sống
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Biết khi làm việc gì sai phải nhận sai và sửa sai
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành những việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Câu chuyện của bạn Đức
- HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Khởi động: TBVN cho lớp hát.
A. Hoạt động cơ bản
1. Đọc câu chuyện “ Chuyện của bạn Đức” và trả lời các câu hỏi .
 - Đọc câu chuyện “Chuyện của bạn Đức”-SGK
 - Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
 Em trao đổi với bạn theo nội dung các câu hỏi trên.
 - Nhóm trưởng cho các bạn báo cáo theo nội dung các câu hỏi trên.
 - Cả nhóm thống nhất và báo cáo cô giáo.
 Nghe cô giáo giảng bài.
2. Biểu hiện của người sống có trách nhiệm 
 - Đọc thầm yêu cầu của bài tập 1-SGK
 - Làm bài vào VBT Đạo Đức 5
 - Chia sẻ với bạn những biểu hiện của người sống có trách nhiệm và không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.Giải thích vì sao?
3. Bày tỏ thái độ
 - Đọc thầm yêu cầu của bài tập 2-SGK
 - Tự làm bài tập và giải thích vì sao
 - NT yêu cầu các bạn bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu và giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành.
- Thống nhất ý kiến.
* Hoạt động kết thúc tiết học:
 Ban học tập: Báo cáo kết quả thảo luận với cô giáo
B. Hoạt động ứng dụng
 Tự đánh giá về những việc làm của mình từ đầu năm học tới nay
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 19 tháng 9 năm 2019
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy – 2 Tiết
____________________________________
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Lòng dân (phần 2)
* Học sinh hiểu nội dung: ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí đề lừu giặc , cứu cán bộ cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5, vở THTV. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5, 6.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐCB3: Cùng luyện đọc.
- Giáo viên cho các nhóm luyện đọc các từ khó: Chị này, cho chỉ, trói lại, rồi nè, Lâm Văn Nên.
- Giáo viên cho các nhóm luyện đọc từ thuộc tiếng Nam Bộ.
- Giáo viên chốt cách đọc từng đoạn cho học sinh, chú ý lời nói nhân vật tiếng Nam Bộ.
2. HĐCB5: Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Giáo viên chốt nội dung bài, lồng giáo dục quốc phòng.
* Nội dung: ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí đề lừu giặc , cứu cán bộ cách mạng, ca ngợi tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Toán
Bài 8: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số
- Tìm thành phân chưa biết của phép tính với phân số
- Chuyển số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải các bài toán tìm một số biết giá trị một phân số
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH
- HS: Sách HDH, vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 3,4, 5 và các hoạt động ứng dụng. 
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 3. 
- Giáo viên cần chốt cho học sinh : 
+ Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
* Lưu ý : cách trình bày, phần nguyên viết giữa, kẻ ngang phân số, kẻ ngang phân số trùng dòng kẻ đậm.
2. HĐTH 4. 
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh : 
+ Đọc kĩ đầu bài, bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
+ Cách trình bày bài giải.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
________________________________________
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy – 2 Tiết
_____________________________________________________________
Buổi chiều:
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Lập được dàn ý bài văn tả cơn mưa
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
- HS: Sách HDH, vở TH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
1. HĐTH 1: Gv chốt nội dung các câu trả lời cho HĐ 1. Sau đó GV hỏi thêm:
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+ Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?
2. HĐTH2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn mưa.
- Chuyển lôgo cá nhân thành lôgo cặp đôi; Cá nhân lập dàn ý, nhận xét chéo bạn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý chi tiết cho phần thân bài: 
+ Cảnh vật nào diễn ra trước ta tả trước, cảnh vật nào diễn ra sau thì tả sau.
+ Lúc sắp mưa.
+ Lúc mưa, cảnh vật tả những nét nổi bật.
+ Sau mưa cảnh vật so với trước cơn mưa.
- GV lưu ý HS khi tả nên dùng từ láy, từ gợi tả để miêu tả cơn mưa, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận cảnh vật.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Tiếng Việt
Bài 3B: GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH, tranh trong SHDH
-HS: HS: Sách HDH Tiếng Việt 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành: 3, 4 và hoạt động ứng dụng: 1, 2.
* GV chốt kiến thức cần lưu ý:
+ HĐTH4. Cùng kể chuyện.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi thi kể trước lớp cần: 
+ Giới thiệu câu chuyện định kể, dẫn dắt vào kể.
+ Khi kể cần chú ý giọng điệu, giọng kể hay.
+Trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________
Giáo dục Thể chất
BÀI 6:	ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “ ĐUA NGỰA ”
I.MỤC TIÊU
Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác và đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái . Yêu cầu tập hợp nhanh, dóng thẳng hàng, đi đều vòng phải, trái đều, đẹp đúng với khẩu lệnh .
Trò chơi “đua ngựa” .Yêu cầu học sinh chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi
II. CHUẨN BỊ
Tài liệu hướng dẫn hoạt động giáo dục thể chất lớp 5 của VNEN
 Sách giáo viên môn thể dục lớp 5.
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 5 môn thể dục.
 Một số dụng cụ để chơi trò chơi.
 vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm tổ chức tập luyện
 Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Khởi động (cả lớp)
 GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
 Giậm chân ..giậm
 Đứng lại ..đứng
 ( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
 Nhận xét
A: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN(Nhóm lớn)
Đội hình đội ngũ :
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, trái
- GV điều khiển 2-3 lần.
- Gv chia tổ ra tập luyện theo quy định.
- GV đến từng tổ quan sát, sửa chữa những sai sót cho học sinh các tổ
- Trình diễn : GV cho lần lược các tổ lên trình diễn bằng biện pháp quay vòng 
- GV cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương, thi đua giữa các tổ 
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH(Cả lớp)
 Trò chơi vận động : “ Đua ngựa”
 - GV nêu tên trò chơi, giải thích chơi và quy định chơi
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc 
 Phần Kết Thúc :
 - Thả lỏng: thực hiện một số động tác thả lỏng
 - Giáo viên hệ thống lại bài
 - Nhận xét: đánh giá lại tiết học và giao bài tập về nhà 
 - Giáo viên “ Giải tán”.Học sinh “ Khỏe”
C: HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
 - Các em biết ứng dụng đội hình đội ngũ vào các buổi sinh hoạt Đội hoặc trong tập dợt nghi thức Đội. 
 -Thông qua trò chơi các em có được sự nhanh nhẹn và khéo léo.
 Cuối tiết học, GV đánh giá, nhận xét sự tiến bộ của học sinh.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________
Thứ năm, ngày 20 tháng 9 năm 2019
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy- 2 Tiết
____________________________________
Mĩ thuật
Giáo viên chuyên dạy – 2 Tiết
_______________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tiếng Việt
Bài 3C: CẢNH VẬT SAU CƠN MƯA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được nghĩa chung của các câu tục ngữ có nghĩa giống nhau. Biết lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa thích hợp với câu văn, đoạn văn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH Tiếng Việt 5.
- HS: Sách HDH Tiếng Việt 5,vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện hoạt động thực hành 1, 2, 3 và Hoạt động ứng dụng: 1 
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
- HĐTH3: GV lưu ý HS đọc kĩ viết đoạn văn tả cảnh miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích có trong bài Sắc màu em yêu, có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài. Chú ý sử dụng từ đồng nghĩa, ý câu hay.
+ Chú ý câu mở đoạn và kết đoạn
VD: Trong các sắc màu Việt Nam em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng hoe rải nhẹ trên đường. Những cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn, lắc lư những chùm khế chín vàng lịm. 
VD: Trong các sắc màu Việt Nam em thích nhất là màu đỏ. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Trong vườn mấy quả gấc chín đỏ ối. Trên con đường đến trường, mấy bạn học sinh đeo khăn quàng đỏ thắm trên vai. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật trong gió như đang vẫy gọi các bạn học sinh nhanh chân tới trường.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Toán
Bài 9: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU:
 Em thực hiện được:
- Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn vị đo.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: sách HDH
- HS: Vở Thực hành Toán tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
- Thực hiện hoạt động thực hành: 1, 2, 3, 4 và hoạt động ứng dụng.
* Giáo viên chốt kiến thức cần lưu ý:
- Sau HĐ 4 HS báo cáo,GV và HS nhận xét.
+ GV yêu cầu HS nêu cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 hai số đó; tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2hai số đó.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Khoa học 
Bài 3: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC ĐỜI (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em:
- Trình bày được sự thay đổi về sinh học và xã hội ở các giai đoạn phát triển khác nhau của con người.
- Nêu được ích lợi của việc biết được giai đoạn phát triển cơ thể của con người.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: phiếu HT, các thẻ.
- HS: Sách HDH Khoa học, vở TH. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: Tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: “ Ai nhanh, ai đúng”.
2. Xác định mục tiêu bài.
 A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát và gắn thẻ.
- Đọc thầm yêu cầu của bài.
- Tìm các từ và gắn vào ô trống.
- Chia sẻ với bạn, lắng nghe ý kiến của bạn và bổ sung cho nhau
- Cùng thống nhất kết quả thảo luận trong nhóm.
2. Đọc và trả lời câu hỏi.
- HS đọc nội dung ( 2, 3 lần)
- Trả lời câu hỏi :
 + Có thể chia cuộc đời của con người thành mấy giai đoạn lớn?
 + Nêu điểm nổi bật của mỗi giai đoạn?
 + Em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
- Nhóm trưởng mời các bạn trong nhóm chia sẻ, nhận xét và bổ sung.
Ban học tập cho các bạn chia sẻ:
- Cuộc đời của con người được chia làm mấy giai đoạn ? 
- Chia sẻ những điều vừa học vào hòm thư Nhịp cầu bè bạn.
* Sau HĐ 2 HS báo cáo, GV và HS nhận xét.
 GV yêu cầu HS trả lời:
+ Cuộc đời con người gồm mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
+ Nêu đặc điểm từng giai đoạn cuộc đời.
B. Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ cùng người thân về một số hoạt động mà bạn đã được học.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
Bài 3C: CẢNH VẬT SAU CƠN MƯA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được đoạn văn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_3_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan