Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu: HS biết:

- Tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.

HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS làm thêm bài 3, 4.

II/Đồ dùng: Bảng phụ.

III/ Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u bài.
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS)
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm.
3/HS làm bài tập.
- Một HS đọc bài tập, cả lớp đọc thầm.
- Một HS nêu y/c bài tập.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại những câu đúng.
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục về nhà luyện đọc.
____________________________
Thứ tư, ngày 26 tháng 3 năm 2019
Toán
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: HS biết:
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều.
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
HS thực hành làm bài tập 1; 2. KK HS hoàn thành cả 3 bài tập. 
II/Hoạt động dạy học;
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3, 4.
B/Bài mới:
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài.
- Có mấy chuyển động đồng thời?
- Hãy nhận xét về hướng chuyển động của hai người?
- GV vẽ sơ đồ tóm tắt lên bảng và giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp, xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo sau đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.
- Quãng đường xe máy cách xe đạp lúc khởi hành là bao nhiêu?
- Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách xe đạp và xe máy là bao nhiêu?
- Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu km?
- Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp được tính bằng cách nào?
- HS làm và chữa bài.
- Muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động cùng chiều ta làm thế nào?
- GV giới thiệu công thức: t = s : (v2 – v1 ).
*HS đọc đề bài câu b)
- Muốn biết xe đạp cách xe máy bao nhiêu km ta làm thế nào?
- HS làm bài và trình bày bài giải.
- HS khác nhận xét, GV xác nhận.
- HS nhắc lại quy tắc tìm thời gian đuổi kịp nhau của 2 chuyển động cùng chiều.
Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán, nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc bài giải và nhận xét cách làm của bạn.
Bài 3: - GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi:
- H: Khi bắt đầu đi ô tô cách xe máy bao nhiêu km ?
- H: Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy bao nhiêu km ?
- H: Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy ?
- H: Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?
Đáp số : 16 giờ 7 phút.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS so sánh cách giải 2 dạng toán chuyển động cùng chiều và ngược chiều.
- HS nhắc lại 5 bài toán về chuyển động đều.
- Về nhà hoàn thành bài tập 3. 
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 3 )
I/Mục tiêu
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
- Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài "Tình yêu quê"; tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II/Đồ dùng dạy - học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bút dạ và một tờ phiếu viết (rời) 5 câu ghép của bài Tình quê hươngđể GV phân tích - BT2c.
- Một tờ phiếu phô tô phóng to bài Tình quê hương để HS làm bài tập 2d.1 (tìm từ ngữ lặp lại) và một tờ tương tự (có đánh số thứ tự các câu văn) để HS làm BT2d.2 (tìm từ ngữ thay thế).
III/Các hoạt động dạy - học
1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/Kiểm tra TĐ và HLT (gần 1/5 số HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3/ Bài tập 2
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: HS1 đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó (con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS2 đọc các câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- Gv giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập:
+ Tìm ngững từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giã với quê hương. (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ nhớ thương mãnh liệt, day dứt)
+ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương? (Những kỷ niện tuổi thơ đã gắn bó tác giã với quê hương.)
+ Tìm các câu ghép trong bài văn. (Bài văn có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài đều là câu ghép.)
Sau khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết 5 câu ghép của bài. Nếu có thời gian, GV cùng hoc HS phân tích các vế của câu ghép:
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
Cách tổ chức thực hiện: HS đọc câu hỏi 4. GV mời một HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kiên kết câu (bằng cách lặp từ ngữ thay thế từ ngữ).
* Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu: HS đọc thầm bài văn, tìm các từ ngữ được lặp lại ; phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Cuối cùng, GV dán lên bảng tờ giấy phô tô bài Tình quê hương, mời một HS có lời giải đúng lên bảng gạch dưới các từ ngữ được dùng lặp lại trong bài.Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.
* Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu: Cách tổ chức thực hiện tương tự BT1.Cuối cùng GV mời 1 HS giỏi lên bảng gạch dưới các từ ngữ dược thay thế có tác dụng liên kết câu trên tờ giấy đã phô tô bài văn; kết luận:
Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)
Đoạn 2: mảnh đất quê hương (câu 3) thay thế cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3)
4/Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị ôn tập tiết 4 (đọc trước nội dung tiết ôn tập; xem lại các bài tập đọc là văn miêu tả trong chín tuần đầu học kỳ II).
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 4 )
I/Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1). 
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II. Nêu được dàn ý chung của văn miêu tả trên; nêu chi tiết hoặc câu văn HS yêu thích.
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ, thăm các bài TĐ và HTL.
III/ Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS).
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1- 2 phút.
- HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GVđánh giá, ghi điểm. 
3/ Làm bài tập
Bài 1:
 Có 3 bài văn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
Bài 2:
- HS nêu dàn ý của bài văn.
- Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao?
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại dàn ý của bài văn mình đã chọn.
_______________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2019
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 5 )
I/Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng chính tả đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè .
- Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả ngoại hình một cụ già mà em biết, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Viết chính tả.
- GVđọc bài chính tả một lượt.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Hướng dẫn HS những từ ngữ dễ viết sai: tuổi giời, tuồng chèo. ...... 
- GV đọc cho HS viết chính tả.
- GV chấm một số bài, nhận xét.
 2/ Làm bài tập.
- HS đọc y/c bài tập.
- HS giới thiệu về nhân vật em chọn tả.
- HS làm bài và trình bày đoạn văn trước lớp.
- GV nhận xét, chấm một số đoạn văn hay.
3/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
____________________________
TOÁN
Ôn tập về số tự nhiên
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
-Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và dấu hiệu chia hết cho2; 3; 5 và 9.
-HS thực hành làm bài tập 1; 2; 3(cột 1); 5. KK HS hoàn thành cả 5 bài tập. 
II/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3.
B/Bài mới:
Bài 1: - HS đọc y/c đề bài.
- Gọi HS đọc lần lượt các số.
- Cả lớp nhận xét cách đọc.
- Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên.
- Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?
Bài 2: - HS hoàn thành bài tập.
- Hai số tự nhiên liên tiếp có đặc điểm gì?
- Hai số chẵn liên tiếp có đặc điểm gì?
- Hai số lẻ liên tiếp có đặc điểm gì?
Bài 3: - HS đọc y/c đề bài.
- Khi so sánh các số tự nhiên ta dựa vào đâu?
- HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 4: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
Kết quả là: a) 3999; 4856; 5486 b) 3762; 3726; 2763; 2736.
Bài 5: - HS tự đọc đề, làm bài.
- Chữa bài. Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
C/Củng cố, dặn dò:
- Ôn cách đọc viết, so sánh số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết trên số tự nhiên.
- Hoàn thành bài tập.
___________________________
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 6 )
I/Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc- HTL(mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1). 
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu văn trong những ví dụ đã cho.
II/Đồ dùng:
 Bảng phụ, thăm các bài TĐ và HTL.
III/Các hoạt động dạy học.
1/ Giới thiệu bài.
2/Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS).
Cách kiểm tra:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài.
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GVđánh giá, ghi điểm.
3/Làm bài tập.
a. Từ cần điền là nhưng: nhưng là từ nối câu 3 với câu 2.
b.Từ cần điền là chúng: Chúng ở câu 2 thay thế cho từ lũ trẻ ở câu 1.
c. Các từ ngữ lần lượt cần điền là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3,câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
- chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
- Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.
4/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị làm tiết kiểm tra viết.
_____________________________
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 7 )
I/Mục tiêu:
- Đọc hiểu nội dung đoạn văn (mức độ yêu cầu như ở tiết 1). 
- Dựa vào nội dung bài, biết chọn ý đúng cho các câu trả lời.
II/Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 177
Hoạt động 2: HS làm bài kiểm tra
- GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài kiểm tra ở VBT, cách làm bài.
- HS đọc bài văn, đọc chú thích.
- HS làm bài và trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng
1/ Tên bài văn: Mùa thu ở làng quê.
2/Tác giả cảm nhận mùa thu bằng thị giác, thính giác và khứu giác.
3/Chỉ những hồ nước.
4/Vì những hồ nước...
5/Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai.
6/xanh mướt, xanh lơ.
7/Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
8/Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ.
9/Một câu. Đó là câu”chúng không còn...trái đất”
10/Bằng cách lặp từ ngữ: Từ lặp lại là từ: Không gian.
Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
____________________________
Thứ 6 ngày 29 tháng 3 năm 2019
TIẾNG VIỆT
Ôn tập và kiểm tra (Tiết 8 )
I/Mục tiêu:
-Viết đúng nội dung đề bài. Bố cục bài đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
-Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
II/Hoạt động dạy học:
1/ Hướng dẫn làm bài.
- GV viết các đề bài trong SGK lên bảng.
- HS lần lượt đọc các đề bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c từng đề bài.
2/ HS làm bài.
- HS có thể tự chọn một trong các đề bài GV đã nêu trên.
- HS làm bài.
3/ Đánh giá.
Bài viết được đánh giá về các mặt:
- Nội dung kết cấu có đủ 3 phần: mở bài, thânbài, kết luận; trình tự miêu tả hợp lí.
- Hình thức diễn đạt:Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật.
4/Nhận xét
- Thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra.
TOÁN
 Ôn tập về phân số
I/Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
-HS thực hành làm bài tập 1; 2; 3(a,b); 4; . KKHS hoàn thành cả 5 bài tập.
II/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập 3; 4.
B/Bài mới:
Bài 1: - HS đọc y/c đề bài.
- GV treo tranh vẽ, yêu cầu HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.
- Phân số gồm mấy phần ? là những phần nào?
- Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì? tử số cho biết gì?
- Hỗn số gồm mấy phần? là những phần nào?
- Phân số kèm theo trong hỗn số cần thỏa mãn điều kiện gì?
- Nêu cách đọc hỗn số ? cho VD?
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập.
- Rút gọn phân số là làm gì?
- Sử dụng tính chất nào để có thể rút gọn phân số?
- HS làm và chữa bài.
- Trong các phân số đã rút gọn, hãy chỉ ra phân số tối giản.
- Phân số tối giản có đặc điểm gì?
Bài 3: -HS nêu cách quy đồng mẫu số hai phân số.
-HS làm và chữa bài.
Bài 4: - Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số.
- HS tự làm và giải thích cách làm.
C/Củng cố, dặn dò:
- Ôn đọc, viết, so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
___________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 29
- Phổ biến kế hoạch tuần 30
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp; Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 29
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 30
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như 
- Bạn Bảo Yến luyện tập tốt tham gia ngày hội thi đọc đạt giải Nhất
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh khá tốt
-Phong trào đôi bạn cùng tiến được phát huy tuyên dương Khánh Ly, Bảo Yến, Nguyên, Hà Vy, Hiệp
-Hoạt động tập thể tích cực, tự giác, chủ động tuyên dương Phú, Hoàng, Dương, Hiệp
-Trưng bày gian sách nhân ngày thi đọc khá đẹp
- Ôn luyện các lĩnh vực cho cuộc thi TTKP cấp cụm
+ Tồn tại: Một số bạn còn hay ồn trong hoạt động tập thể như Nam, Hưng, Lãm...
Hoạt động 3: GV phổ biến kế hoạch tuần 30
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Duy trì thói quen rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi ĐK lần 3
- Ôn luyện cho HS tham gia thi Tuổi thơ khám phá
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Giữ gìn tài sản và của công, ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
-Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu và bài thơ, câu chuyện, bài hát về giải phóng miền Nam 30/4
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Giải phóng miền Nam
- GV nhận xét, dặn dò
Thứ hai, ngày 1 tháng 4 năm 2019
TẬP ĐỌC
Một vụ đắm tàu
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; 
đức hi sinh cao thượng của Ma- ri-ô.
II/Đồ dùng: 
 Tranh minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ:
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài
-HS quan sát tranh GV giới thiệu bài đọc
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đưa tranh minh họa và giới thiệu chủ điểm Nam và nữ.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn1: Từ đầu...."về quê sống với họ hàng" 
Đoạn 2: Từ “Đêm xuống.... băng cho bạn".
Khoa học
 Sự sinh sản của côn trùng
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên một số côn trùng.
- Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng: bướm cải, ruồi, gián.
- Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về sự sinh sản, quá trình phát triển của côn trùng để có ý thức tiêu diệt những côn trùng có hại.
II-Đồ dùng:
- Bảng nhóm. Hình minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Tìm hiểu về bướm cải.
- Em biết những loài côn trùng nào?
- Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
- GV giới thiệu quá trình phát triển của bướm cải.
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải?
- ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
- Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng
 gây ra đối với hoa màu, cây cối?
HĐ 2: Tìm hiểu về ruồi và gián.
- HS hoạt động theo nhóm 4: tìm hiểu về sự sinh sản của ruồi và gián, cách diệt ruồi và gián.
- Gián sinh sản như thế nào? Ruồi sinh sản như thế nào?
- Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
- Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? Gián thường đẻ trứng ở đâu?
- Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?
- Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?
- Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
4-Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS lên bảng vẽ chu trình sinh sản của bướm cải, của ruồi và gián.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về tìm hiểu về loài ếch.
____________________________________
TUẦN 29
Thứ 2 
___________________________
Tiếng Việt
____________________________
KHOA HỌC
 Sự sinh sản của động vật
I/Mục tiêu:Giúp HS:
- Hiểu khái quát về sự sinh sản của động vật; vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
- Biết một số loài động vật đẻ trứng và đẻ con.
II/Đồ dùng: HS chuẩn bị tranh ảnh về các loại động vật khác nhau.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Chồi thường mọc ra ở vị trí nào nếu ta trồng cây từ một số bộ phận của cây mẹ?
- Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới?
B/Bài mới:
 Hoạt động 1: Sự sinh sản của động vật.
- HS đọc mục bạn cần biết trang 112, SGK.
Hỏi: - Đa số động vật được chia thành mấy giống?
- Đó là những giống nào?
- Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?
- Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
- Hợp tử phát triển thành gì?
- Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì?
- Động vật có những cách sinh sản nào?
Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật.
- Động vật sinh sản bằng cách nào?
- HS thảo luận nhóm 4 tìm ra các động vật đẻ trứng và đẻ con, điền vào bảng nhóm:
Tên động vật đẻ trứng
Tên con vật đẻ con
Gà, chim, rắn, vịt, rùa, sâu, ngỗng, chim, đại bàng...
Chuột, cá heo, voi, khỉ, dơi, voi, hổ, lợn, ngựa, trâu, bò....
C/Củng cố, dặn dò:
- Động vật sinh sản bằng những các nào?
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực xây dựng bài.
___________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 28.
	- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 29.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
- GV nhận xét bổ sung.
 * Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Giáo viên gọi đại diện trình bày bổ sung.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài........
 * Nhận xét về các hoạt động khác.
 - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản......
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Kế hoạch tuần 29:
 - Đẩy mạnh học tập.
 - Đi học chuyền cần .
 - Vệ sinh sạch sẽ, nề nếp đội tốt .
	Thể dục
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi "Bỏ khăn"
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi "Bỏ khăn". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: 1 còi, 10-15 quả bóng 150g, 2 HS 1 quả cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
 Phần
 Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Mở đầu
- GV phổ biến nhiệm vụ, y/c giờ học.
- Cho HS thực hiện một số động tác khởi động (lớp trưởng điều khiển).
* Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
* Kiểm tra bài cũ: KT một số động tác của bàI TD phát triển chung.
6-10p
Đội hình 4 hàng ngang.
Cơ bản
* Đá cầu:
- GV tổ chức cho HS tâng cầu bằng mu bàn chân theo tổ (Tổ trưởng điều khiển).
- GV tổ chức cho HS phát cầu bằng mu bàn chân theo nhóm.
- Gọi HS giải thích động tác.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
- Gọi một số HS thực hiện động tác tốt lên trình diễn.
 * Trò chơi: "Bỏ khăn"
- GV cho HS đứng thành vòng tròn lớn và một vòng tròn nhỏ.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét HS chơi trò chơi. 
14-16p
5-6p
Luyện tập theo tổ nhóm. 
Chơi theo đội hình trò chơi. Cán sự lớp điều khiển.Có áp dụng hình thức thi đua.
Kết thúc
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Cho HS tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: Tập đá cầu.
5-6p
Đội hình vòng tròn.
___________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_29_nam_hoc_2018_2019.doc