Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

-HS biết tính quảng đường đi được của một chuyển động đều.

-HS làm bài tập 1, 2. Khuyến khích HS làm cả 4 bài tập.

*Em Tuệ, Đạt làm được bài 1,2

II/Đồ dùng:

-Bảng phụ.

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ:

- GV kiểm tra bài tập 3 trang 141 tiết Quãng đường

B/ Bài mới:

1/Khởi động:

- Cũng cố cách tính Quãng đường trong chuyển động đều

2/ Luyện tập.

 

docx31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bài Cây chuối mẹ.
- HS tháo luận nghiên cứu, trình bày kết quả
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Cây chuối trong bài được tả theo từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con - cây chuối to - cây chuối mẹ.
+ Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác....
+ Hình ảnh so sánh trong bài:
 Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác...
 Các tàu lá ngả ra...như những cái quạt lớn.
 Cái hoa thập thò,hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
+ Hình ảnh nhân hóa trong bài: đỉnh đạc, cổ, hơn hớn, bận, nách, khẽ khàng...
- HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập.
- Khi tả, các em có thể tả khái quát rồi tả chi tiết hoặc tả sự biến đổi của bộ phận đó theo thời gian.
- HS viết và trình bày đoạn văn vừa viết.
- GV nhận xét và chấm một số đoạn văn.
Hoạt động 3:Củng cố
-HS nhắc lại cách viết bài văn tả cây cối
- GV nhận xét tiết học.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Những bạn viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị cho tiết Viết bài văn tả cây cối.
__________________________
TOÁN
Thời gian
I/Mục tiêu:
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
- HS làm bài 1(cột 1, 2), bài 2, khuyến khích HS làm thêm các bài còn lại.
II/Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
 A/Bài cũ:
- GV y/c hs làm bài bài số 3 sgk trang 142 theo cặp đôi trong bàn
- Nhắc lại cách tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Hình thành cách tính thời gian và luyện tập
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài toán 1: Gọi một HS đọc đề bài, HS làm việc theo cặp trong bàn tự giải.
- Đề bài hỏi gì? Vận tốc 42,5 km/giờ cho biết điều gì?
- Vậy để biết ô tô đi quãng đường trong mấy giờ ta làm thế nào?
- HS trình bày bài giải, GV kết luận
- Dựa vào cách làm trên hãy nêu cách tính thời gian của một chuyển động?
- HS phát biểu quy tắc tính thời gian.
- GV nêu công thức: t = s : v.
- Gọi HS nhắc lại và viết vào vở.
Bài toán 2: 
- GV nêu bài toán; yêu cầu một HS đọc lại.
- HS dựa vào công thức giải và trình bày bài giải.
- Từ công thức tính vận tốc hãy suy ra công thức tính thời gian và quãng đường?
- HS nêu, GV viết lên bảng.
v = s : t
 s = v x t t = s : v
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân (Mỗi dãy một cột, cột cuối cùng cả ba dãy cùng làm)
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài vào vở nháp, báo cáo kết quả và giải thích cách làm.
Kết quả lần lượt là: 2,5 giờ ; 2,25 giờ; 1,75 giờ; 2,25 giờ
Hoạt động 3: Làm việc nhóm đôi ( Tổ 1, tổ 2 làm bài a, tổ 3 làm bài b)
Bài 2:
 - HS làm bài, gọi HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- HS trình bày các cách giải.
 Đáp số : a. 1,75 giờ b. 0,25 giờ
Bài 3: (Dành cho học sinh có năng khiếu)
- HS làm bài, gọi HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- HS trình bày các cách giải.
 Đáp số : 11 giờ 15 phút
Hoạt động 4: Củng cố
- Gọi HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thời gian của chuyển động đều.
- Nhận xét giờ học.
C/hướng dẫn học ở nhà
- Dặn HS về ôn lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập trang 143 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I/Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là liên kết câu trong bài bàng từ ngữ nối.
- Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong bài văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết các câu.
II/Hoạt động dạy học.
A/Bài cũ:
- Y/C HS làm lại bài 2 tiết LTVC tuần 26 MRVT: Truyền thống
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài 1: - HS đọc y/c của đề bài và đọc đoạn văn.
- Chỉ rõ tác dụng của quan hệ từ trong đoạn văn.
- HS làm và chữa bài.
- GV chốt lại kết quả đúng:
 + Quan hệ từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với chú mèo trong câu 1.
 + Quan hệ từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập 2.
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- GV chốt lại các từ đúng: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác...
- HS rút ra nội dung ghi nhớ trong SGK và đọc thuộc.
- Cho HS lấy ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: - HS đọc y/c bài tập.
- Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn ( chỉ tìm từ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối)
- HS làm bài và trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: - HS đọc y/c bài tập, đọc mẩu chuyện vui.
- Tìm chỗ dùng sai từ nối, chữa lại cho đúng.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: Thay từ nhưng bằng từ : vậy hoặc vậy thì,
nếu thế thì, nếu vậy thì.
Hoạt động 3: Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học.
C/hướng dẫn học ở nhà
- HS ghi nhớ kiến thức vừa học để biết dùng từ nối khi viết câu, đoạn, bài, tạo nên những đoạn, bài viết có liên kết chặt chẽ.
__________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu.
- Kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người VN hoặc một kỉ niệm với thầy cô giáo.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II/Đồ dùng dạy học
-Một số tranh ảnh về thầy trò
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Y/C HS nhắc lại các thể loại văn miêu tả?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát tranh cây chuối và nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề bài
- Gọi HS trao đổi cặp đôi đọc và phân tích đề bài 
- GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng: 
Đề 1: Trong cuộc sống,Tôn sư trọng đạo.
Đề 2: Kỉ niệm, thầy giáo hoặc cô giáo, lòng biết ơn.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.
Hoạt động 2: Kể chuyện trong nhóm
- HS tập kể chuyện theo nhóm 4.
Hoạt động 3: Thi kể chuyện trước lớp
 - HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
Hoạt động 4:Củng cố
- HS trả lời nhanh bài tập trắc nghiệm để nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học.
C/hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, xem trước y/c tiết kể chuyện tuần sau
__________________________
Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
Tả cây cối
(Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục đủ 3 phần, đúng yêu cầu của đề bài; dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
*Em Tuệ viết được một đoạn văn tả cây cối.
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- HS đọc dàn ý đã làm.
- GV nhắc HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ kĩ năng đó em hãy viết thành bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
3/HS làm bàì. 
- HS viết bài.
- GV nhắc HS cách trình bày bài, dùng từ đặt câu.
- Thu bài.
C/Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước tiết TLV tiếp theo.
__________________________
TOÁN
Luyện tập
I/Mục tiêu: HS biết:
- Tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quảng đường.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3. KK HS làm thêm bài 4
*Em Tuệ làm được bài 1
II/Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
-GV kiểm tra bài tập 2sgk tiết Thời gian
B/Bài mới
1/Khởi động
-Thi viết nhanh công thức tính thời gian và quãng đường
2/Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: Mỗi dãy một cột, cột số 4 làm chung
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tính, điền vào ô trống.
- Yêu cầu HS: mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
VD: a. 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút.
- HS nêu kết quả, nêu cách đổi thời gian đó.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu 
- Lưu ý: Khi tính thời gian của chuyển động đều, cần chú ý:
+ Vận tốc và quảng đường phải tính theo cùng một đơn vị đo độ dài.
+ Kết quả tính phải ghi rõ tên đơn vị thời gian.
+ Một số trường hợp cần viết số đo thời gian theo cách thông thường để hiểu rõ.
- HS giải vào vở, 1 em làm ở bảng để chữa bài.
 Đáp số : 9 phút.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 3: 
- HS tự làm bài, gọi 1 HS chữa bài trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS trình bày các cách giải.
 Đáp số : 0,75 giờ
Bài 4: (Dành cho học sinh có năng khiếu)
 - HS tự làm bài, gọi 1 HS chữa bài trên bảng.
 Đáp số : 25 phút
Hoạt động 4:Củng cố
- Ôn lại công thức tính quảng đường, vận tốc, thời gian.
- Nhận xét giờ học.
__________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 28
- Phổ biến kế hoạch tuần 29
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp; Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 2: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 28
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 29
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như 
- Bạn Bảo Yến luyện tập tốt để tham gia ngày hội thi đọc
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh khá tốt
-Phong trào đôi bạn cùng tiến được phát huy
-Ôn luyện chuẩn bị cho cuộc thi TTKP cấp cụm
+ Tồn tại: Một số em chưa học thuộc bài ở nhà như Đạt, Diệu Linh,Nam; kĩ năng làm tính kém như Nam, Đạt, Linh, Phong, Hoàng
Hoạt động 3: GV phổ biến kế hoạch tuần 29
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Duy trì thói quen rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi ĐK lần 3
- Ôn luyện cho HS tham gia thi Tuổi thơ khám phá
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Giữ gìn tài sản và của công, ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Đoàn 
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 28
Thứ hai, ngày 18 tháng 3 năm 2019
KHOA HỌC
 Cây con mọc lên từ hạt
I/Mục tiêu: 
- Học sinh chỉ được trên vật thật và hình vẽ cấu tạo của hạt gồm: Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- Giáo dục cho học sinh ý thức trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II/Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Phương pháp bàn tay nặn bột kết hợp với phương pháp đàm thoại và thuyết trình,...
III/ Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Cây con mọc lên từ hạt. (Cây đậu Hà Lan đã được ươm trước 4- 5 ngày)
- Hạt đậu Hà Lan. ( Ngâm trước vào nước lạnh khoảng 30 phút trước khi tiến hành tiết dạy để học sinh dễ tách - Hạt đậu Hà Lan to dễ tách và dễ quan sát)
- Bảng học nhóm và bút dạ.
- Chuẩn bị video "Hạt nẩy mầm"
* Học sinh:
- Mỗi học sinh ươm một cây (Cây lạc,cây vừng, cây đậu,...) trước 4- 5 ngày và đưa đến lớp.
III/Các hoạt động dạy học :
A/Bài cũ:
-Tiết khoa học hôm trước các con dã được học bài gì?
-Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng,hoa thụ phấn nhờ gió? 
- Em có nhận xét gì về màu sắc và hương thơm của các loài hoa này?
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
- Thiên nhiên có biết bao điều kì diệu, để quyến rũ được các loại côn trùng thì các loài hoa không những có màu sắc sặc sỡ mà còn có hương thơm ngào ngạt nữa.Vậy bài học hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng được khám phá điều kì diệu gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người nữa?....
2/Khai thác nội dung bài:
- Giới thiệu cây đậu đã mọc
+ Đây là cây gì?
+ Cây đậu mọc lên từ đâu?
Họat động 1 : Tìm hiểu cấu tạo của hạt (PPBTNB)
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- Giáo viên đưa ra một vài hạt đậu (loại đậu  đã được ngâm nước để học sinh dễ tách dễ quan sát) Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề
- Quan sát và cho biết đây là hạt gì?
- Theo các em trong hạt đậu có gì? Hạt đậu có cấu tạo như thế nào?
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: “ Bên trong hạt đậu có những gì? Hạt đậu có cấu tạo như thế nào? Em hãy  suy nghĩ - vẽ và viết vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả cấu tạo của hạt đậu.
- Hoạt động nhóm 5. 
- Giáo viên chốt lại các dự đoán giống nhau của các nhóm (Gạch chân trên bảng nhóm)
Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi
+ T/C HS làm việc theo nhóm 5
- GV cho HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đề xuất các câu hỏi nghiên cứu
- GV hỗ trợ để giúp học sinh để có những câu hỏi phù hợp.
+ GV chốt lại các câu hỏi của các nhóm
( Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học ) :
- Có phải trong hạt có nước hay không ?
- Có phải trong hạt có nhiều rễ không ?
- Có phải trong hạt có nhiều lá không ?
- Có phải trong hạt có cây con không ?
- Có phải trong hạt có nhiều bột không?
* Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu .
+ GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
- Để trả lời được các câu hỏi đó theo các em chúng ta phải làm gì?
Kết luận: Phương pháp thực nghiệm - Tách hạt đậu để quan sát.
Bước 4:Tiến hành thực nghiệm tìm tòi-Nghiêm cứu 
- Giáo viên khéo léo nhận xét các ý kiến trên đều có lý nhưng  cả lớp sẽ thực hiện phương án tách hạt đậu ra để quan sát tìm hiểu cấu tạo bên trong hạt đậu.
-Yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ quan sát và chú thích các bộ phận bên trong của hạt đậu. (Nếu học sinh chưa chú thích đúng cho hình vẽ quan sát giáo viên khoan vội chỉnh sửa thuật ngữ)
Bước 5: Kết luận và rút ra kiến thức
- Sau khi cả lớp thực hiện quan sát vẽ hình, chú thích xong thì giáo viên cho học sinh quan sát thêm một tranh vẽ phóng to cấu tạo bên trong hạt đậu có chú thích ( phóng lên màn hình bằng máy chiếu)
- Giáo viên giới thiệu cấu tạo bên trong của hạt đậu với hình vẽ khoa học có sẵn trên màn hình. Giáo viên lưu ý học sinh một số chú thích về thuật ngữ khoa học mà các em đã nhầm lẫn hoặc chưa gọi tên đúng theo thuật ngữ khoa học trong quá trình quan sát vẽ tranh. (Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên quay lại các biểu tượng ban đầu trước khi học kiến thức của học sinh còn lưu câu hỏi trên bảng cùng các câu hỏi nghi vấn ở bước 3 đã đề xuất)
- Giáo viên kết luận lại:
Hạt gồm: Vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- GV: Từ những hạt này với những điều kiện cần thiết cho sự phát triển cây con sẽ mọc lên.
- Xem Video về sự nẩy mầm của hạt.
Hoạt động 2: Giới thiệu sản phẩm thực hành
- Nhận xét - khen ngợi những em có sản phẩm thực hành tốt. 
- GDMT: Trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây.
Hoạt động 3: Cũng cố
- GV cho HS quan sát video sự nảy mầm của hạt
- Nhận xét tiết học,
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Các em sẽ tìm hiểu thêm về điều kiện để hạt nẩy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt qua sách giáo khoa 
- HS chuẩn bị ươm sẵn một số cây, nhất là những cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
ĐẠO ĐỨC
Em yêu hoà bình (Tiết 2)
I/Mục tiêu: HS biết : 
- Nêu được biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo về hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, bài báo,...có chủ đề về hòa bình
II/Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Trưng bày tranh
- Từng HS treo tranh của mình đúng nơi quy định.
- Một số em giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.
 + Trong tranh em vẽ gì?
 + Tại sao em vẽ như vậy?
 + Em mong muốn thực hiện điều gì, nói gì với mọi người bức tranh của mình?
- GV nhận xét chung về nội dung từng bức tranh.
Hoạt động 2: Thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
- Các tổ trưng bày tranh ảnh sưu tầm về những hoạt động ở VN và trên thế giới vì hòa bình, phản đối chiến tranh.
- Đại diện các tổ lần lượt trình bày, HS khác có thể nêu ý kiến mà mình quan tâm.
- GV tổng kết.
Hoạt động 3: Chúng em ca ngợi hòa bình
- Các tổ sưu tầm bài thơ ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh và y/c các em trình bày trước lớp hoặc hát các bài hát có nội dung ca ngợi hoà bình.
- Các tổ lần lượt trình bày.
- GV khen ngợi kết quả trình bày của HS.
C/Hướng dẫn học ở nhà
- Tích cực tham gia những hoạt động vì hòa bình được tổ chức ở địa phương.
- Theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng để biết các hoạt động vì hòa bình được tổ chức ở các nước khác nhau trên thế giới.
______________________________
KĨ THUẬT
 Lắp máy bay trực thăng ( tiết1)
I/Mục tiêu:
 HS biết:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
II/Đồ dùng:
- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/Hoạt động dạy học:
 A/Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài
-GV nêu nhiệm vụ giờ học
2/Các hoạt động
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS q/s mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 +Để lắp máy bay trực thăng theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
 +Hãy kể tên các bộ phận đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- Gọi 2 HS lên chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xépvào nắp hộp theo từng loại.
- Cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
b. Lắp từng bộ phận.
GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận:
- Lắp thân và đuôi máy bay 
- Lắp sàn ca bin và giá đỡ
- Lắp ca bin 
- Lắp cánh quạt 
- Lắp càng máy bay.
c. Hướng dẫn HS tháo rời từng bộ phận.
Hoạt động 3:Củng cố
- Hãy nhắc lại cấu tạo của máy bay trực thăng
- Kể các chi tiết cần thiết để lắp máy bay trực thăng
C/Hướng dẫn học ở nhà
- HS về nhà tiếp tục thực hành lắp máy bay trực thăng.
- Bảo quản đồ dùng cẩn thận, tránh mất mát.
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2019
KHOA HỌC
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I/Mục tiêu:
- Kể được tên một số cây có thể mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Rèn cho HS các thao tác làm thí nghiệm, thực hành.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
II/Đồ dùng:
- HS ươm sẵn một số cây, nhất là những cây mọc lên từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- GV chuẩn bị: củ khoai tây, củ gừng, dây khoai lang, lá bỏng, cành rau ngót, ngọn mía, máy chiếu.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nêu cấu tạo của hạt
B/Bài mới:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
- HS quan sát màn hình và gọi tên các loại cây có ở đó.
+ Trong những cây đó, cây nào mọc lên từ hạt?Trong các cây còn lại, em đã được ăn cây nào?( Em được ăn mía, ăn rau ngót nhiều nhưng em vẫn thắc mắc những cây này mọc lên từ đâu?)
- GV ghi câu hỏi thắc mắc: Cây có thể mọc lên từ đâu?
- GV nhắc HS ghi câu hỏi nêu vấn đề vào vở thí nghiệm.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
- HS làm việc cá nhân: Hãy suy nghĩ 1’ xem cây có thể mọc lên từ đâu? 
- Từng HS trình bày ý tưởng trước lớp( GV chú ý những ý tưởng trùng nhau chỉ cần trình bày một lần. Ví dụ:
 Cây có thể mọc lên từ lá.
 Cây có thể mọc lên từ ngọn thân.
 Cây có thể mọc lên từ củ.
 Cây có thể mọc lên từ rễ.
- GV nhận xét ý tưởng( Ví dụ: Như vậy, theo các em Cây có thể mọc lên từ Ý kiến của các em rất hay) 
- HS giới thiệu cây hoặc củ, thân cây, mà mình đã chuẩn bị.
- HS góp những SP đã chuẩn bị để tìm hiểu chung.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm.
- GV chia nhóm ngẫu nhiên dựa vào sự thắc mắc của học sinh
giơ tay) Những em này sẽ là nhóm 3.
- Đại diện nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình.
- GV nhận xét các phương án của HS và đưa ra đồng ý hay không đồng ý cho HS tiến hành phương án nào. Chú ý: nếu không đồng ý thì cần giải thích ngắn gọn để HS hiểu lý do.
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm, tìm tòi và nghiên cứu.
- GV chốt: Phương án của các nhóm rất hay, để giúp các em có thể chứng minh quan điểm của nhóm mình, cô và các em đã chuẩn bị một số những củ hoặc lá, thân ngọn, 
- Nhóm trưởng lên lấy những củ hoặc lá, thân ngọn,hợp với quan điểm của nhóm.
- HS chia sẻ trong nhóm khoảng 3-5 phút: Chỉ cho nhau xem những vị trí trên thân, cành, củ,. mà cây con có thể mọc lên.
- GV nhắc HS khi làm thực hành cần đảm bảo an toàn và chú ý đến vệ sinh lớp học.
- HS làm thực hành theo phương án đã được G

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.docx
Giáo án liên quan