Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu: Giúp HS hiểu:

- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.

- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.

II/ Đồ dùng dạy học

- HS chuẩn bị hoa

III/Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ

- Thế nào là sự biến đổi hóa học? Em hãy nêu tính chất của đồng và nhôm?

 Gọi 2 HS trả lời – GV nhận xét

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lặp nghĩa nhau. Tiếng truyền có nghĩa là: trao lại, để lại cho đời sau, tiếng thống có nghĩa là: nối tiếp nhau không dứt.
 Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo N 4 làm vào bảng nhóm với thời gian 5 phút.
- Các nhóm cài bảng lên bảng lớp. HS nhận xét bài làm của các nhóm.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng ( VBT của GV ).
 + Em hiểu nghĩa của từng từ ở bài 2 như thế nào? Đặt câu với mỗi từ đó.
 - HS lần lượt nối tiếp nhau giải nghĩa từ và đặt câu.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .
- HS làm bài vào VBT. Một số HS nêu kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận lời giải đúng (VBT).
C/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
___________________________
Thứ tư, ngày 14 tháng 3 năm 2018
TẬP ĐỌC
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
I/ Mục tiêu:
- Đọc đúng: Bôi mỡ bóng nhẫy, đũa bông , giã thóc, cổ vũ
- Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả hội thi thổi cơm ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa dân tộc.
II/Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa trong SGK
 - Bảng phụ
III/Hoạt động dạy học:
 A/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài Nghĩa thầy trò và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- HS 	quan sát tảnh, GV giới thiệu bài đọc
2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- 1HS khá đọc bài cả lớp đọc thầm
 - 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó, câu có từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
GV tổ chức cho HS đọc thầm thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK
+ Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
+Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
+ Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
+ Tại sao nói việc giật giải trong hội thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi” đối với dân làng?
 + Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa của dân tộc?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng, gọi một số HS nhắc lại nội dung bài.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay.
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2:
 GV treo bảng phụ có đoạn văn, GV đọc mẫu, HS theo dõi.
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - Một số hs thi đọc diễn cảm, GV nhận xét cho điểm.
C/ Củng cố, dặn dò:
+ Bài văn cho em biết điều gì?
 - Gọi vài em nhắc lại nội dung của bài học.
 - GV nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau.
____________________________
TOÁN
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng thực hiện nhân số đo thời gian với một số, chia số đo thời gian cho một số.
-Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có liên quan.
-BT cần làm: 1c,d; 2a,b; 3;4. KK HS làm các bài còn lại. 
II/ Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra HS làm bài tập ở VBT của HS
B/Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết luyện tập
 2/Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV cho HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
c/14 phút 52 giây d/ 2 phút 4 giây
Hoạt động 2 : Làm việc cặp đôi
Bài 2: 1 HS đọc đề bài
 - Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
 - GV nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có số đo thời gian giống như các biểu thức số mà các em đã được học.
 - GV cho HS làm bài, cả lớp thống nhất kết quả.
Hoạt động 3 : Làm việc nhóm 4
Bài 3: 1 HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn tìm cách giải
 Bài giải
 Cách 1: Số sản phẩm được làm trong cả hai lần là:
 7 + 8 = 15 ( sản phẩm)
 Thời gian làm 15 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 15 = 17 giờ
 Cách 2: Thời gian làm 7 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
 Thời gian làm 8 sản phẩm là:
 1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút
 Thời gian làm 8 sản phẩm là:
 7 giờ 56 phút + 9 giờ 4 phút =17 giờ
 Đáp số: 17 giờ
Bài 4: GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi gọi một HS nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở đồng thời 4 HS làm bài vào bảng nhóm
- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng
- Chấm một số bài - Chữa bài ở bảng nhóm.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại mối quan hệ của một số đơn vị đo thời gian
- GV nhận xét chung tiết học..
___________________________
Thứ năm, ngày 15 tháng 3 năm 2018
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia thời gian.
 - Vận dụng các phép tính với số đo thời gian để giải các bài tập có liên quan.
 - BT cần làm: 1, 2a, 3, 4( dòng 1, 2). KK HS làm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4 tiết trước.
 - HS nhận xét, sửa sai.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2/Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bài 1
- GV cho HS tự làm bài sau đó trao đổi về cách giải, thống nhất đáp số.
Hoạt động 2 : Làm việc cặp đôi
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
 a/21 giờ 15 phút b/6 giờ 30 phút
17 giờ 15 phút c/ 6 giờ 30 phút
- HS nhận xét hai kết quả trên: Khi ta thay đổi thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức thì giá trị của biểu thức sẽ như thế nào ? ( giá trị biểu thức cũng thay đổi ).
+ Khi có cuộc hẹn chúng ta có nên đến trễ không, vì sao?
Hoạt động 3 : Làm việc nhóm 4
Bài 3:
- HS đọc đề bài thảo luận nhóm 4 và đưa ra đáp án; nêu ý kiến và giải thích
Hương đợi Hồng trong 35 phút
Bài 4: Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là:
 8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều là:
 17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng là:
 11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút.
 Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là:
 (24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ.
Thời gain đi từ ga Hà Nội đến tỉnh nào là lâu nhất?
C/Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính với số đo thời gian.
- Dặn: hoàn thành các bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau.
____________________________
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết dân tộc.
 - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện bạn kể.
 - Nghe và biết đánh giá, nhận xét lời kể, ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
 - Rèn luyện thói quen ham đọc sách, luôn có ý thức học tập, đoàn kết với mọi người.
II/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại truyện Vì muôn dân rồi nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu bài và ghi mục bài.
2/Hướng dẫn kể chuỵên:
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- Gọi HS đọc đề bài GV ghi nhanh đề bài lên bảng, gạch chân dưới các từ trọng tâm:
 Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- HS nối tiếp giới thiệu truyện sẽ kể.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
- Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp.
C/Củng cố, dặn dò:
-Theo em truyền thống hiếu học mang lại lợi ích gì cho dân tộc?
- Theo em truyền thống đoàn kết có ý nghĩa gì?
- Dặn HS: Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị chuyện của bài sau.
_____________________________
TẬP LÀM VĂN
Tập viết đoạn đối thoại
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong màn kịch.
- Biết phân vai, đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin; Kĩ năng hợp tác.
II/Đồ dùng:
- Bảng nhóm
II/Hoạt động dạy học:
 A/Kiểm tra:
- Gọi HS đọc phân vai màn kịch “ Xin Thái sư tha cho ”
- HS và GV nhận xét
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
- Tiết học hôm nay, các em cùng viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch “Giữ nghiêm phép nước” trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và đọan trích.
 - Các nhân vật trong đoạn trích là những ai? ( Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô)
 - Nội dung đoạn trích là gì? ( Vợ khóc lóc, phàn nàn với chồng vì bị kẻ dưới coi thường)
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm
Bài 2: Gọi 3 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2:
- Đọc yêu cầu bài tập, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- Đọc gợi ý về lời đối thoại (1 em).
- Đọc đoạn đối thoại (1 em).
GV nhắc nhở HS: SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
HS: Đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại (1 em).
- Làm bài theo nhóm 5.
- Đại diện trình bày kết quả.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS đọc phân vai, diễn lại màn kịch.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm thể hiện tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học
- Dặn: Hoàn chỉnh đoạn đối thoại và chuẩn bị bài sau
Thứ sáu, ngày 16 tháng 3 năm 2018
TẬP VĂN VĂN
Trả bài văn tả đồ vật
I/Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ
với bài làm của mình.
 - Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
 - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV cho HS nhắc lại 5 đề bài của tiết kiểm tra trước.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp.
+Ưu điểm:
 - Xác định đúng đề bài.
 - Có bố cục đầy đủ, hợp lí.
- Biết tả hình dáng , chất liệu và công dụng của đồ vật mình tả, nhiều bài văn tự nhiên, chữ đẹp như Thảo Hoà, Cẩm Trang, Hoàng.. Một số bạn tiến bộ như Tài, Trung, Gia Bảo, Hải Hà
+Tồn tại:
- Một số bài bố cục chưa chặt chẽ.
- Dùng từ chưa chính xác, câu văn nghèo hình ảnh.
- Một số bài chữ viết chưa cẩn thận như Danh, Luyến, Bảo An.
- Một sô tả con fmang tính chất kể lể, chưa biết dùng biện pháp so sánh, gợi hình ảnh
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS chữa lỗi.
- GV nhận xét và chữa lỗi trên bảng.
- Cho HS đổi vở cho nhau để sữa lỗi.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay.
- GV đọc bài văn hay của các em: Thảo Hoà, Cẩm Trang, Gia bBảo.
- HS tự viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn.
- Gọi 1 số em đọc lại đoạn văn.
C/Củng cố, dặn dò:
- 2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả người
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt.
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại bài.
_________________________
VẬN TỐC
Vận tốc
I/Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc.
- Biết tính vận tốc của 1 số chuyển động đều.
- BT cần làm: 1, 2. KK HS làm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học:
 A /Kiểm tra:
 - Gọi HS nêu cách làm bài tập 3 của tiết học trước.
 B /Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
 2/ Giới thiệu khái niệm vận tốc.
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
 - GV nêu bài toán: 
- Ô tô và xe máy, xe nào đi nhanh hơn?
- GV nêu: Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy.
- GV nêu bài toán 1 và hướng dẫn HS giải như SGK.
GV: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là: Bốn mươi hai phẩy năm ki-lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/ giờ.
GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô đó là:
 170 : 4 = 42,5 ( km/giờ).
Nhấn mạnh đơn vị vận tốc ở bài toán này là km/giờ.
- GV: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc như thế nào?
- HS viết và nêu: v = s : t
- Gọi HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính.
- GV cho HS ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ôtô.
- GV sửa lại cho đúng với thực tế. HS nhắc lại.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
- Bài toán 2: GV nêu lại bài toán.
Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán. 
+ Đơn vị vận tốc của bài toán này là gì? ( m/giây).
Yêu cầu HS nhắc lại cáh tính vận tốc.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài 1 và 2: Tính vận tốc theo công thức.
Bài 1: 35km/giờ Bài 2: 720km/ giờ
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: GV hướng dẫn HS:
 1 phút 20 giây = 80 giây.
 Vận tốc chạy của người đó là:
 400 : 80 = 5 (m/giây).
 Đáp số: 5 m/giây.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Chấm chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách tính vận tốc.
- Dặn HS làm BT VBT Toán và chuẩn bị bài sau.
ĐỊA LÍ
Châu Phi (tiếp theo)
I/Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản
II/Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Các hình minh họa trong SGK.
- VBT + Phiếu học tập .
III/Hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ:
+ Tìm và nêu vị trí của Châu Phi trên quả địa cầu.
+ Tìm và nêu vị trí của sa mạc Xa – ha - ra và xa van trên lược đồ tự nhiên châu Phi.
- Nhận xét, đánh giá.
B/Bài mới:
Hoạt động 1 : Làm việc nhóm 2
+ Tìm hiểu về dân cư châu phi:
- HS thảo luận theo nhóm đôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Đọc bảng số liệu trang 103 để:
+ Nêu dân số châu Phi, so sánh dân số châu Phi với các châu lục khác.
+ Quan sát H3 trang 118 mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi. 
- Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi?
- Người dân châu Phi sống chủ yếu ở vùng nào? 
- Đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: Năm 2004, dân số châu Phi là 884 triệu người, hơn 2/ 3 trong số họ là người da đen.
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm 4
+ Tìm hiểu kinh tế châu Phi:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi
- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? (Là nước có nền kinh tế chậm phát triển. Các nước ở châu Phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới)
- Đời sống của người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
( Thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh dịch vì đây là nước có nền kinh tế chậm phát triển)
- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi?
( Cộng hoà Nam Phi, An - giê - ri.)
- HS nêu kết quả, GV yêu cầu HS giải thích vì sao họ lại có nền kinh tế chậm phát triển.
- HS trả lời – HS nhận xét, bổ sung.
- GV Kết luận: Hầu hết các nước ở châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc, bệnh dịch nguy hiểm.
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhậN xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Châu Mĩ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I /Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 26
- Phổ biến kế hoạch tuần 27
II Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ổn định nề nếp
Sinh hoạt văn nghệ
Hoạt động 1: Làm việc theo tổ
- Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 26
- Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 27
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
- Hưởng ứng tích cực tết trồng cây; Trồng và chăm sóc tốt bồn hoa của lớp
- Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định
- Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì
- Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như Gia Bảo, Kiệt, Thảo Hoà
- Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Hội thi Chỉ huy đội giỏi 
- Tích cực chủ động xây dựng bài mới như Gia Bảo, Cẩm Trang, kiều Oanh, Hải Hà
+ Tồn tại: Một số bạn còn chưa hăng say, chủ động tìm hiểu bài nên chưa kịp tiến độ chung như Đường, Danh, Trung...
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
* GV phổ biến kế hoạch tuần 27
* Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 26/3
- Thực hiện tốt nề nếp học tập
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi ĐK lần 3
- Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà
- Ôn luyện và chọn HS tham gia thi Tuổi thơ khám phá
- Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh
- Giữ gìn tài sản và của công, ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
- Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới
- Ra đề khảo sát liên môn để rèn kĩ năng làm bài
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Đoàn , Đảng và Đội
- GV nhận xét, dặn dò
TUẦN 26
Thứ năm, ngày 15 tháng 3 năm 2018
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
I/Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
 - Sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II/ Đồ dùng: Bảng nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài:
- Kiểm tra BT 2,3 tiết trước
 - Nhận xét bạn làm bài.
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/Hướng dẫn làm bài tập:
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS nêu các từ tìm được trong đoạn văn ? Trang ănm nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng)
+ Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
GV kết luận: Liên kết câu bằng cách dùng đại từ thay thế có tác dụng tránh lặp và rút gọn văn bản
Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý cách làm: 
- HS làm bài, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
Bài 3: (nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài ở bảng nhóm, dán bài lên bảng, đọc đoạn văn.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung
- Gọi 1 số HS đọc đoạn văn ( 4 HS đọc ).
- Nhận xét và ghi điểm.
C/Củng cố, dặn dò:
- Khi viết đoạn văn, để tránh lặp từ ngữ và để câu văn sinh động tự nhiên chúng ta dùng biện pháp gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn: hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 1: Vẽ tranh làm bưu thiếp tặng mẹ và cô giáo
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ mùng 8-3 .
- HS biết vẽ tranh, làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ , chị em gái trong ngày 8-3.
II/Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III/ Tài liệu phương tiện
- Bìa màu, bút màu.
- Bảng ghi, khăn lau, bút dạ .
IV/ Các bước tiến hành.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu cho HS về ý nghĩa của ngay mùng 8-3.
- GV thăm dò ý kiến của HS về các món quà mà các em muốn tặng bà, mẹ, cô, chị và các bạn nữ nhân ngày 8-3.
a) GV viên hướng dẫn HS làm bưu thiếp.
+ Vật liệu: bìa giáy màu, bút màu, bút viết.
+ Cách làm: Gấp đôi tờ bìa màu, bên ngoài vẽ đường diềm trang hoặc sử dụng các hình trang trí hình hoa hoặc con vật hay hình người mà bà, mẹ hoặc cô, chị yêu thích.
. Mặt trong tờ bìa có thể vẽ một số hình trang trí ở góc còn lại để khoảng trống để viết lời chúc mừng.
+ Hướng dẫn HS một số lời chúc mừng để bày tổ tình cảm.
b)Hướng dẫn HS vẽ tranh:
- Cho HS lấy tờ giấy A4 để vẽ tranh tặng bà, mẹ,...Tranh có thể vẽ bó hoa, vẽ gia đình, vẽ chân dung của bà, mẹ, cô,
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS tự làm các món quà của mình.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm, GV đánh giá nhận xét.
Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò
- GV cho HS mang sản phẩm về tặng cho bà, mẹ,
- GV nhận xét tiết học phổ biến yêu cầu để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
Đọc cặp đôi
Thứ sáu, ngày 16 th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_26_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan