Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019
I/Mục tiêu:
-Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về trật tự an ninh.
-Tích cực hóa vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
* GDHS: Giáo dục ý thức giữ trật tự, yêu thích Tiếng Việt
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS làm bài tập 2 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
ừ khó vào vở nháp. - GV lưu ý những từ ngữ dễ viết sai: hiểm trở, lồ lộ, Hoàng Liên Sơn, Phan-xi păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai. - GV đọc chính tả, HS viết bài. Sau đó GV đọc lại cho HS khảo bài. - GV chấm một số bài, nhận xét. Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi Bài 2: HS đọc yêu cầu của BT. - HS làm bài vào VBT. - GV chấm và chữa bài. -Tên người, tên dân tộc: Đăm San,Y Sun, Nơ Trang - lơng, A- ma Dơ- hao, Mơ- nông. -Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba. Hoạt động 3: Làm việc nhóm Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. - HS giải đố và viết được đúng tên các nhân vật đó. Hoạt động 4: Củng cố - HS nêu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - HS về nhà viết lại tên các vị vua, học thuộc lòng các câu đố ở bài tập 3. __________________________ Thứ năm, ngày 28 tháng 2 năm 2019 TẬP LÀM VĂN Ôn tập về tả đồ vật I/Mục tiêu: - Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật. - Nắm cấu tạo của văn miêu tả đồ vật, trình tự miêu tả, biện pháp tu từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật. *GDHS: Lòng yêu thích văn học và say mê sáng tạo,có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt. II/Đồ dùng: - Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Gọi 4 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết trước. - GV nhận xét, đánh giá B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu yêu cầu bài học 2/Làm bài tập. Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4 Bài 1: Một HS đọc y/c bài tập và đọc bài văn Cái áo của ba - HS làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng: a. Bố cục của bài văn: gồm 3 phần + Mở bài: Giới thiệu về cái áo: Từ đầu . màu cỏ úa. + Thân bài: - Tả bao quát. - Tả những bộ phận của áo. - Nêu công dụng của áo. + Kết bài: Tình cảm của con đối với chiếc áo, kỉ vật của người cha để lại. b. Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS viết đoạn văn. - HS trình bày bài làm trước lớp - GV và cả lớp bổ sung. Hoạt động 3: Củng cố - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Những em viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. ____________________________ TOÁN Luyện tập chung I/Mục tiêu: HS biết: - Tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn? B/Luyện tập: Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi Bài 1: - GV y/c HS vẽ hình và ghi các số liệu đã cho vào hình vẽ. - HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số. - HS tự làm bài, 1 HS làm ở bảng. Đáp số: a, 6 cm2 ; 7,5 cm2 b, 80 % Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 2: - HS đọc y/c bài tập, vẽ hình, ghi các số liệu đã biết vào hình vẽ. - HS làm bài vào vở, đại diện 1 nhóm HS làm ở bảng để chữa bài. - GV gợi ý cho HS giỏi có thể tính theo cách khác: Nhận xét độ dài đáy tam giác bằng đáy hình bình hành, chiều cao hình tam giác và hình bình hành cũng bằng nhau. Suy ra: S tam giác = S hbh. Kết quả : Diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP. Bài 3: - HS đọc y/c đề bài. - Tính diện tích phần tô màu bằng cách nào? - HS làm và chữa bài. GV nhận xét. Đáp số: 13,625 cm2 Hoạt động 3: Củng cố- HS nhắc lại công thức tính diện tích các hình đã học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau Luyện tập chung sgk trang 128 ___________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng I/Mục tiêu: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. - Biết tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp. * Giáo dục học sinh: Biết sử dụng đúng các cặp từ chỉ quan hệ. (Giảm tải: Không dạy phần nhận xét, không dạy phần ghi nhớ. Chỉ làm bài tập ở phần luyện tâp. Không cần gọi những từ dùng để nối các vế câu ghép là '' Từ hô ứng") II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - HS làm lại BT 4 của tiết LTVC trước. - GV nhận xét B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi Bài 1: HS đọc yêu của BT và làm bài. - Chữa bài . Kết quả : a, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa .... đã... b, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừa .... đã... c, 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng ....càng... +Các vế của các câu ghép trên được nối với nhau bằng những cặp từ nào? Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 Bài 2: Cách thực hiện tương tự BT1. Kết quả : a, Mưa càng to, gió càng mạnh. b, Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng. c, Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. + Kể tên các cặp từ hô ứng vừa tìm được? Hoạt động 3: Củng cố - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. _______________________________ KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc (cũng cố lại tiết 23) I/Mục tiêu: Rèn kĩ năng kc theo đối tượng hs. - Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Hai HS kể lại câu chuyện đã đựơc nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - GV nhận xét, đánh giá. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp * Hướng dẫn HS tìm hiểu y/c của đề. - GV chép đề bài lên bảng lớp. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - HS đọc gợi ý trong SGK. - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 *Hướng dẫn HS kể chuyện. - HS kể chuyện trong nhóm và trao đổii với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể trước lớp. GV theo dõi, giúp HS thể hiện cử chỉ và điệu bộ khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Đọc trước nội dung tiết kể chuyện tuần sau. ________________________________ Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013 Tập làm văn Ôn tập về tả đồ vật I/Mục tiêu: - HS lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đủ ý. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết TLV trước. - GV nhận xét B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học 2/Làm bài tập. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài 1: - HS đọc đề bài. - HS đọc 5 đề bài trong SGK. - GV nêu yêu cầu: HS chọn một trong 5 đề và lập dàn ý cho đề bài đã chọn. - GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. - HS làm và trình bày kết quả. Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài: Trình bày miệng bài văn. - Dựa vào dàn ý đã lập, HS tập nói trong nhóm. - HS tập nói trước lớp. - GV nhận xét khen những HS lập dàn ý tốt, biết dựa vào dàn ý để trình bày. Hoạt động 3: Củng cố - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả đồ vật - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà - Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. ____________________________ TOÁN Luyện tập chung I/Mục tiêu: HS biết tính diện tích và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. II/Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài. 2/HS làm bài tập. HS làm bài tập 1(a,b); bài 2. Khuyến khích HS có năng khiếu hoàn thành cả 3 bài. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài 1: - HS đọc y/c bài tập. - Bể cá có dạng hình gì? kích thước là bao nhiêu? - Nhận xét gì về đơn vị đo của các kích thước? - Diện tích kính dùng để làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật? Đáp số : a, 230 dm2 b, 300 m2 c, 225 dm2 Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi Bài 2: - HS đọc đề bài. - HS nêu cách tính SXQ; STP hình lập phương. - Nêu cách tính thể tích hình lập phương. Đáp số : a, 9 m2 b, 13,5 m2 c, 3,375 m2 Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4 Bài 3: - HS tự đọc đề làm bài. - Chữa bài, kết luận: Khi cạnh HLP tăng lên n lần thì diện tích toàn phần tăng lên n x n lần, thể tích hình lập phương tăng lên n x n x n lần. Kết quả : a, Diện tích toàn phần hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. b, Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N. Hoạt động 4: Củng cố - HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. C/Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị bài sau Bảng đơn vị đo thời gian ____________________________ HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I /Mục tiêu: - Sơ kết tuần 25 - Phổ biến kế hoạch tuần 26 II Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp Ổn định nề nếp Sinh hoạt văn nghệ Hoạt động 1: Làm việc theo tổ - Các tổ bình bầu cá nhân xuất sắc trong tuần 25 - Tự đánh giá hoạt động của tổ, bình bầu xếp loại thi đua cá nhân trong tổ Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần. - GV nhận xét chung. + Ưu điểm. - Hưởng ứng tích cực tết trồng cây; Trồng và chăm sóc tốt bồn hoa của lớp - Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định - Thói quen sắp xếp bàn ghế ngăn nắp được duy trì - Tích cực chủ động xây dựng bài mới Phương anh, Bảo Yến, Hà An - Nhiều bạn biết giúp đỡ bạn trong học tập như Nguyên, Hoàng - Một số bạn tích cực tham gia tập luyện để dự thi Tuổi thơ khám phá - Giữ gìn tài sản chung tốt như Hiệp, Hoàng, Ly + Tồn tại: Một số bạn còn chưa hăng say, chủ động tìm hiểu bài nên chưa kịp tiến độ chung như Đạt, Lãm, Diệu Linh... Hoạt động 3: Làm việc cả lớp * GV phổ biến kế hoạch tuần 26 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Phụ nữ việt Nam 8/3 - Thực hiện tốt nề nếp học tập; Giữ gìn tài sản và của công - Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp; Thường xuyên có ý thức tự học - Ôn lại bài cũ và nghiên cứu trước bài mới khi đến lớp - Ra khỏi phòng khoá cửa tắt điện - Luôn luôn giữ gìn vệ sinh sân trường, vườn trường - Ôn luyện lại kiến thức và chịu khó làm bài tập ở nhà - Chăm sóc cẩn thận bồn hoa cây cảnh - Tham gia tích cực phong trào đội sao - Động viên đội võ tập luyện tốt để dự thi cấp tỉnh - Ôn tập để nắm vững kiến thức chuẩn bị các kì thi sắp tới -Luyện tập chuẩn bị cuộc thi Tuổi thơ khám phá Hoạt động 4: Làm việc cả lớp - Ban văn nghệ tổ chức hát và đọc thơ về Bà, mẹ và cô giáo TUẦN 25 Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2019 KHOA HỌC Lắp mạch điện đơn giản (Tiết 2) I/Mục tiêu: HS biết: - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: Sử dụng pin, bóng đèn, dây điện. - Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin. II/Đồ dùng: - Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có bọc vỏ nhựa, bóng đèn pin một số vật bằng kim loại, nhựa, cao su... Hình trang 94, 95, 97 SGK. III/Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4 * Thực hành lắp mạch điện. - Các nhóm thực hành như hướng dẫn trang 94. - HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy. - Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình. - Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng? - HS đọc mục bạn cần biết ở trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem: Cực dương, cực âm của pin, chỉ hai đầu của dây tóc bóng đèn... - HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua và nêu được: +Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện. +Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát sáng. - Quan sát hình 5 trang 95 SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng.Giải thích tại sao? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp *Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm trang 96 SGK. - Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc một đầu của pin, để tạo ra một chỗ hở trong mạch: đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở. - Chèn một vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,..); bằng nhựa, cao su.. vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không. - Từng nhóm tình bày kết quả thí nghiệm. - GV hỏi: +Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? +Kể tên một số liệu cho dòng điện chạy qua? +Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? +Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua? C/Hướng dẫn học ở nhà - Ôn kiến thức về mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, vật cách điện.. - Thực hành lắp mạch điện đơn giản với nguồn điện bằng pin. ĐẠO ĐỨC Em yêu Tổ quốc Việt Nam (Tiết 2) I/Mục tiêu: HS biết: - Những biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc. - Đánh giá những hành vi liên quan việc thể hiện lòng yêu Tổ quốc. - Tích cực tham gia những hoạt động được tổ chức liên quan đến việc thể hiện lòng yêu Tổ quốc. - Yêu và tự hào về Tổ quốc VN. II/Hoạt động dạy học: 1/Khởi động: - Các nhóm HS biểu diễn trước lớp những bài hát, bài thơ về Tổ quốc VN. - HS bình chọn về bài thơ, bài hát mà các em yêu thích. - GV đánh giá, kết luận. 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. Từng cặp HS thảo luận để làm bài tập sau: Hãy ghi dấu + trước những hành vi đúng, việc làm đúng, dấu – trước những hành vi sai: Nam nài ép khách du lịch nước ngoài mua bưu ảnh, sử dụng dịch vụ của mình. Nga ngăn chặn một số người làm bẩn, gây hại một di tích lịch sử. Định và Thái đùa nghịch khi chào cờ. Nhân ngày 22-12, lớp 5A thăm viếng các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc. Hoạt động 2: Bạn hãy đến đất nước chúng tôi. - Mỗi nhóm tìm hiểu về một nội dung: danh lam thắng cảnh, truyền thống dân tộc, địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử... - Mỗi đại diện trong tổ là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn trong lớp nội dung nhóm mình đã chuẩn bị. - Các khách du lịch có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm. - Bình chọn hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất, khách du lịch đặt câu hỏi hay nhất. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Thực hiện những hành vi phù hợp lợi ích của cộng đồng, xã hội trong cuộc sống hằng ngày của mình. C/Hướng dẫn học ở nhà Chuẩn bị bài sau KĨ THUẬT Lắp xe ben ( tiết1) I/Mục tiêu: HS biết: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben. - Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn khi thực hành. II/Đồ dùng: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài. - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. - GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế. 2/Các hoạt động Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn. - Để lắp được xe ben, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó? Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a. Hướng dẫn chọn các chi tiết. - GV cùng hS chọn đúng,đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b. Lắp từng bộ phận - Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (Hình 2-SGK). - Lắp ca bin (Hình 3-SGK). - Lắp mui xe và thành bên xe (Hình 4-SGK). Lắp thành sau xe và trục bánh xe.(Hình 5,6 SGK). d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Phải tháo rời từng bộ phận rồi mới tháo rời từng chi tiết. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiét vào vị trí quy định - GV nhận xét tiết học. C/Hướng dẫn học ở nhà Chuẩn bị bài sau thực hành Lắp xe ben tiết 2 ______________________________ Thứ hai, ngày 25 tháng 2 năm 2019 KHOA HỌC An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. I/Mục tiêu: HS biết: - Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. - Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II/Đồ dùng: - Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi sử dụng điện. - Hình và thông tin trang 98, 99 SGK. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Cho ví dụ về vật dẫn điện,vật cách điện? Nêu vai trò của cái ngắt điện? B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi *Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật. - HS sử dụng tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK để thảo luận các tình huống dẫn đến bị điện giật. - Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác? Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 * Một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện. - HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK. - Từng nhóm trình bày kết quả - GV cho HS quan sát một số dụng cụ, thiết bị điện có ghi số V. - Cho HS quan sát cầu chì và nêu tác dụng của cầu chì. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp -Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện? Hoạt động 4: Củng cố - Tìm hiểu xem mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện? - Gia đình bạn có những thiết bị máy móc nào sử dụng điện? Theo em việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí hay có lúc còn lãng phí, không cần thiết? - Có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình, ở trường học? C/Hướng dẫn học ở nhà - Chuẩn bị bài sau ôn tập LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập I/Mục tiêu: - Nhớ viết một số đoạn thơ em thích trong bài Cao Bằng. - Biết điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu, tạo được câu ghép. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: -GV kiểm tra HS đọc thuộc bài thơ Cao bằng B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/Các hoạt động: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Bài 1: Nhớ viết hai (hoặc 3) khổ thơ em thích trong bài Cao Bằng Nêu nội dung bài thơ Hoạt động 2: Cũng cố về câu ghép Bài 2: Trong các câu ghép dưới đây nào biểu thị quan hệ tương phản. a, Vỡ Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần nên ai ai cũng nể trọng ông. b, Tuy trời nắng gay gắt nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng. c, Không những lượng hải sản tăng lên nhiều mà các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Bài 3: Thêm quan hệ từ và một vế để hoàn chỉnh các câu ghép sau a/ Mặc dù nhà bạn Lan nghèo .. b/..mà bạn Lan còn rất chăm làm. c/Nếu trời nắng to . Hoạt động 3: Cũng cố - Nếu đặc điểm cấu tạo của câu ghép - GV nhận xét giờ học C/Hướng dẫn học ở nhà -Về nhà ôn lại câu ghép và luyện viết thêm ĐỊA LÍ Ôn tập I/Mục tiêu: - Xác định và mô tả sơ lược được vị trí giới hạn lãnh thổ của châu á,châu Âu. - Hệ thống hóa các kiến thức đã học về châu á,châu Âu. - So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục. II/Đồ dùng: - Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới. - Các lược đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Em hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của Liên bang Nga? - Vì sao Pháp sản xuất được rất nhiều nông sản? - Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp? B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc nhóm lớp *Trò chơi: Đối đáp nhanh - GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 hàng dọc, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới. - Lần lượt từng đội ra câu hỏi,đội kia trả lời về một trong các nội dung vị trí địa lí,giới hạn, lãnh thổ, dãy núi lớn, sông lớn của châu Á, châu Âu. Nếu đội trả lời đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sẽ bị loại. - Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi, kết thúc cuộc chơi đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội đó thắng cuộc. - GV tổng kết cuộc chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa hai châu lục á ,Âu. - HS kẻ bảng và tự hoàn thành bảng sau: Tiêu chí Châu á Châu Âu Diện tích Khí hậu Địa hình Chủng tộc Hoạt động kinh tế Hoạt động 3: Củng cố - GV tổng kết về nội dung châu Á và châu Âu. C/Hướng dẫn học ở nhà - HS về ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu á, châu Âu. ________________________ TUẦN 25 Thứ hai , ngày 5 tháng 3 năm 2018 TẬP ĐỌC Phong cảnh đền Hùng I/Mục tiêu: - Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài văn với thái độ tự hào ca ngợi; giọng đọc trang trọng tha thiết. - Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. II/Đồ dùng : - Tranh minh họa trong SGK. III/ Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật. - Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào? B/Bài mới: 1/ Giới thiệu bài - HS quan sát tranh, GV giới thiệu bài đọc 2/ Luyện đọc, tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Một HS đọc toàn bài văn. - HS đọc đoạn nối tiếp. Đoạn 1: Từ đầu .... chính giữa. Đoạn 2: Tiếp theo ...xanh mát. Đoạn 3: Phần còn lại. - Luyện đọc các từ ngữ: chót v
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.doc