Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Địa lí

Tiết 19: CHÂU Á (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu một số đặc điểm về dân cư châu Á:

+ Có số dân đông nhất.

+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.

- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á:

+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước công nghiệp phát triển.

- Nêu một số đặc điểm của khu vực đông Nam Á:

+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm

+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.

- Sử dụng tranh ảnh bản đồlược đồ để nhận biết một số đặc điểmcủa cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

- Khuyến khích HS :

+ Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.

+ Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, da số dân cư làm nông nghiệp.

+ Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.

* Tích hợp GDTNMT biển, đảo: Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển châu Á: đánh bắt,nuôi trồng hải sản.

* Tích sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả:

- Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á.

- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Hình minh họa trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

A. Bài cũ: (4)

- Nhóm trưởng điều hành KT:

+ Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á?

+ Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á?

- GV nhận xét .

B. Bài mới:

 

doc32 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghiệp.
+ Giải thích được vì sao Đông nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
* Tích hợp GDTNMT biển, đảo: Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển châu á: đánh bắt,nuôi trồng hải sản.
* Tích sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả:
- Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu á.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu á.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ các nước châu á. Bản đồ tự nhiên châu á. Hình minh họa trong SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng điều hành KT:
+ Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu á?
+ Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu á?
- GV nhận xét .
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 1: Dân số châu á. (4’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: HS đọc bảng số liệu trang 103 SGK:
+ Hãy so sánh dân số châu á với các châu lục khác?
+ Hãy so sánh mật độ dân số châu á với mật độ dân số châu Phi?
+ Một số nước ở châu á phải thực hiện yêu cầu gì thì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống?
- GV bổ sung: Châu á là một châu lục có số dân đông nhất thế giới. Diện tích châu á chỉ hơn diện tích châu Mĩ 2 triệu km2 nhưng số dân lại đông gấp 4 lần số dân của châu Mĩ.
*Hoạt động 2: Các dân tộc ở châu á. (5’)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm: HS quan sát hình minh họa 4 trang 105 SGK:
+ Người dân châu á có màu da như thế nào?
+ Em có biết vì sao người Bắc á có nước da sáng màu còn người Nam á lại có nước da sẫm màu?(vì họ sống ở các khu vực có khí hậu khác nhau. Người dân sống ở các khu vực có khí hậu ôn hoà thường có màu da sáng hơn, người dân sống ở vùng nhiệt đới có màu da sẫm hơn)
+ Các dân tộc châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
+ Em có biết dân cư châu á tập trung nhiều ở vùng nào?
- Gv bổ sung: Đa số người dân châu á thuộc chủng tộc da vàng và họ sống tập trung ở đồng bằng châu thổ
*Hoạt động 3: Hoạt động kinh tế của người dân châu á. (8’)
- GV treo lược đồ kinh tế một số nước châu á, HS đọc tên lược đồ và nhận biết các hoạt động sản xuất của châu á.
Hãy nêu tên một số hoạt động sản xuất của châu á? (Trồng bông, lúa mì, lúa mì, nuôi trâu bò, khai thác dầu mỏ và sản xuất ô tô...)
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 theo quy trình đã có hoàn thành các nội dung:
+ Hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành kinh tế đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại:
Hoạt động kinh tế
Phân bố
Lợi ích.
Khai thác dầu
Khu vực Tây nam á: ả rập, I-ran, I rắc
Khu vực Nam á: ấn Độ
Khu vực Đông Nam á:Việt Nam, Ma-lai xi a, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây...
Cung cấp nguồn nhiên liệu giá trị cao
Sản xuất ô tô


Trồng lúa mì


Trồng lúa gạo


Trồng bông


Nuôi trâu bò


Đánh bắt và nuôi trồng hải sản


+ Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một số nước châu á, em hãy cho biết ngành nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của châu á?.
+ Các sản phẩm nông nghiệp của người dân châu á là gì?
+ Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác?
+ Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
+ Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu á?
- GV bổ sung: Ngoài một số hoạt động kinh tế chính mà chúng ta được biết. châu á còn có một số các hoạt đông sản xuất khác như: trồng cây công nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
*Hoạt động 4: Khu vực Đông Nam á. (10’)
- Yêu cầu HS quan sát Hình 3 (bài 17) và Hình 5( bài 18) để :
+ Xác định vị trí của Đông Nam á trên lược đồ.
+ Đọc tên các nước trong khu vực (11 nước)
+ Nhận xét về địa hình khu vực Đông Nam á
+ Đông Nam có kiểu khí hậu gì và phát triển loại rừng nào là chủ yếu
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành các bài tập sau:
1. Hãy xem lược đồ các khu vực châu á và chọn câu trả lời đúng bằng cách đánh dấu x.
a.Lãnh thổ Đông Nam á gồm các bộ phận:
+ Phần lục địa phía đông nam châu á.
+ Các đảo và quần đảo ở phía đông nam lục địa châu á.
+ Một phần lục địa và các bán đảo, quần đảo ở phía đông nam châu á.
b. Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam á.
+ Núi đồi là chủ yếu.
+ Đồng bằng là chủ yếu.
c.Các đồng bằng khu vực Đông Nam á nằm chủ yếu ở:
+ Phần lục địa.
+ Dọc các sông lớn và ven biển
2. Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam á?
3. Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:
Có đường xích đạo đi qua
Nóng
Khí hậu gió mùa nóng ẩm
Vị trí
Nhiều mưa,
Gió mưa
thay đổi theo mùa
Gần biển .Có gió mùa
4. Kể tên một số ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
- GV kết luận: Khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đớigió mùa nóng ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp khai thác khoáng sản. Trong khu vực này. Sing-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chốt nội dung bài. 1 HS đọc nội dung ghi nhớ.
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn HS: Tìm hiểu về các nước láng giềng của VN.
________________________________________________________________
Tập đọc
Tiết 38: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
I. Mục tiêu:
- Biết đọc đúng bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2)
 *Khuyến khớch HS: phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước.
*Tích hợp giáo dục QP - AN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho Cách mạng.
II. Đồ dùng: 
 ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng điều hành KT: 
+ Đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ.
+ Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét .
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc (11’)
- Một HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi phân đoạn.
+Đoạn 1: Ông Đỗ Đình Thiện...Hoà Bình
+Đoạn 2: Với lòng nhiệt thành...24 đồng.
+Đoạn 3:Khi cách mạng...phụ trách quỹ.
+Đoạn 4: Trong thời kì ...cho nhà nước.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn(lần 1)
- GV giúp HS hiểu một số từ ngữ: tài trợ, đồn điền, tổ chức, đồng Đông Dương, tay hòm chìa khóa, tuần lễ Vàng.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn(lần 2), GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (10’)
- Cho HS đọc thầm bài văn, trả lời các câu hỏi:
? Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì?
+ Trước cách mạng: ông ủng hộ quỹ đảng 3 vạn đồng đông Dương .
+ Khi cách mạng thành công: ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng; góp vào quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương.
+ Trong kháng chiến chống chống thực dân Pháp: gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.
+ Sau khi hoà bình lập lại: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước.
- GV giảng thêm: Ông Đỗ Đình Thiện đã có những trợ giúp rất to lớn về tiền bạc, tài sản cho cách mạng trong nhiều giai đoạn khác nhau, nhất là những giai đoạn quan trọng, khi ngân quỹ của Đảng gần như không có gì hết.
? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? ( việc làm của ông Thiện cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mìnhcho cách mạng vì mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp chung)
? Từ câu chuyện này, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân với đất nước? (Người công dân phải có trách nhiệm trước vận mệnh đất nước./ Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc./ Người công dân phải biết đóng góp công, của vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc)
? Nêu nội dung bài.
- Ngoài ông Đỗ Đình Thiện em còn biết thêm những ai đã đóng góp tiền của cho Cách mạng ? (Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhận nhà tư sản Trịnh Văn Bô hiến hơn 5000 lượng vàng cho cách mạng, doanh nhân Nguyễn Sơn Hà - ông tổ nghề sơn hiến cho cách mạng 10,5 kg vàng,Ngô Tử Hạ ...)
- GV giảng thêm: Ông Đỗ Dình Thiện là người tiêu biểu nổi bặt trong việc đóng góp tiền bạc cho cách mạng. Ngoài ra còn rất nhiều người yêu nước khác nữa đã cso công lao to lớn trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng. Trong hoàn cảnh những ngày đầu còn hết sức thiếu then khó khăn, những đóng góp của các nhà tư sản yêu nước càng có ý nghĩa đặc biệt quan trong - Chính nhờ những đóng góp quan trọng đó mà Cách mạng có thêm nguồn lực 
*Hoạt động 4: Luyện đọc lại (7’)
- GVmời 1 HS đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài văn.
- Chọn đoạn “Với lòng nhiệt thành ...phụ trách quỹ”.
+ GV đọc mẫu- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ HS luyện đọc lại bài văn.
+ HS thi đọc đúng, đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________________________
Buổi chiều
Luyện từ và câu
Tiết 37: Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh.
*Khuyễn khích HS: làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (4’) 	
- Nhóm trưởng điều hành KT: đọc đoạn văn ở tiết trước, chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’)
Bài 1: 
- Một HS đọc yêu cầu bài tập,cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2.
- Phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
- GV giúp HS giải nghĩa một số từ:
+ Công bằng: theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
+ Công cộng: Thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội.
+ Công lí: lẽ phải phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
+ Công nghiệp: Ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng.
+ Công chúng: đông đảo người đọc, xem nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên...+ Công minh: công bằng và sáng suốt.
+ Công tâm: lòng ngay thẳng, chỉ vì việc chung, không vì tư lợi hoặc thiên vị.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 làm bài theo quy trình đã có.
- Trình bày KQ: Đại diện nhóm thi làm bài nhanh trên bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt KQ:
Công là của nhà nước, của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ, khéo tay.
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lí, công minh, công tâm
Công nhân, công nghiệp
Bài 3: (nếu còn thời gian)
Cách thực hiện tương tự BT1, Gv giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ
- Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân, dân chúng.
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi từng lớp, đang sống trong một khu địa lí.
Dân chúng: đông đảo những người dân bình thường; quần chúng nhân dân.
Dân tộc: cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung lãnh thổ, quan hệ kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá và tính cách.
Vì từ công dân có hàm ý người dân một nước độc lập, khác với các từ nhân, dân, dân, dân chúng. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ
Bài 4: Khuyến khích HS làm thêm 
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc để HS trả lời đúng câu hỏi, cần thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từ đồng nghĩa với nó.
- Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở BT3. 
 C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân.
_______________________________________________ 
 Khoa học (PPBTNB)
Tiết 39: Sự biến đổi hoá học (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giấm, tăm, giấy, nến.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Nhóm trưởng điều hành KT:
 ? Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
 *Giới thiệu bài: (2’)
 - GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
 - GV nêu mục tiêu bài học.
 *Hoạt động 1: Thí nghiệm “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”. ( 15’)
 +Bước 1: GV nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề.
- GVnêu vấn đề: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì?
+Bước 2: Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh
 - HS ghi dự đoán vào phiếu học tập.
 - GV gắn phiếu học tập của các nhóm lên bảng lớp.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày.
 Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của:
+ nhiệt
+ ánh sáng
+ bóng đèn điện
+ lửa
- HS tìm sự giống nhau và khác nhau giữa kết quả dự đoán của các nhóm.
- GVKL: nhiệt, ánh sáng.
+Bước 3: Đề xuất các câu hỏi: 
? Qua dự đoán kết quả, em hãy nêu câu hỏi thắc mắc?
+ Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng không?
 + Bạn có chắc ràng sự biến đổi hoác học có thể xảy ra dưới tác dụng của lửa không?
- Để giải quyết được vấn đề thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì? ( hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm)
- ở lớp ta chọn phương án nào? ( thí nghiệm)
+Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
- HS làm thí nghiệm viết bức thư mật.
- HS các nhóm thực hành làm TN.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày TN.
- Các nhóm khác nhận xét.
? Vì sao khi chưa hơ bức thư lên ngọn lửa ta không đọc được?
? Muốn đọc được bức thư ta phải làm gì?
? Hiện tượng đó gọi là gì?
+Bước 5: Kết luận hợp thức hóa kiến thức.
? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì? ( dưới tác dụng của nhiệt).
- Gọi 1 số HS nhắc lại.
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
 *Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng đổi với sự biến đổi hoá học (15’)
* Thí nghệm 2: HS quan sát thí nghiệm ở SGK.
- Cho HS nhận xét phần vải bị che khuất và phần vải không bị che khuất sẽ như thế nào?
? Hiện tượng này là sự biến đổi hóa học hay lí học? ( hóa học)
- Em hãy giải thích hiện tượng này? 
? Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của gì? ( ánh sáng)
? Trong cuộc sống, khi phơi quần áo màu chúng ta cần lưu ý điều gì? ( không nên phơi trực tiếp ngoài tròi nắng to.)
* Thí nghiệm 3: Cho HS đọc thông tin trong SGK.
- Bức tranh vẽ gì? Em hãy giải thích hiện tượng này?
- Qua thí thiệm này, sự biến đổi hóa học có thể diễn ra dưới tác dụng của gì? ( ảnh sáng.)
- GV kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
C.Củng cố, dặn dò: (2’)
? Thế nào gọi là sự biến đổi hoác học.
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________________________________________
Thứ Tư, ngày 27 tháng 01 năm 2021
Tập đọc
Tiết 39: TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I-Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục kĩ năng sống: Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
II-Đồ dùng : 
- Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5’)
- Nhóm trưởng điều hành KT: 
+ Đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
+ Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét .
B-Bài mới: (30’)
*Hoạt động1: Giới thiệu bài (1’)
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
- Gv giới thiệu bài
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS luyện đọc (26’)
- Một HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm để phân đoạn bài văn :
 Bài văn chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu...hỏi cho ra lẽ.
Đoạn 2: Từ Thám Hoa....đền mạng Liễu Thăng.
Đoạn 3: Từ lần khác....sai người ám hại ông.
Đoạn 4: Phần còn lại.
- 4HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn (lần 1)
- GV theo dừi và hướng dẫn HS phỏt õm từ khú, cõu văn dài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn (lần 2)
- HS luyện đọc theo cặp; 4 HS nối tiếp đọc bài.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn.
*Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 theo quy trình đã có, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Sứ thần Giang văn Minh làm gì để vua nhà Minh bãi lệ góp giỗ Liễu Thăng?(...vừa khóc than vì không có mặt ở nhà cúng giổ cụ tổ 5 đời. Vua Minh phán không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt người nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ. Vua Minh biết mình mắc mưu nên phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ liễu Thăng)
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?( Vì Giang Văn inh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ để góp giỗ liễu Thăngcho nước Việt; để giữ thể diện danh dự đất nước ông dũng cảm không sợ hết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc)
- Qua tấm gương của Giang Văn Minh em học tập được điều gì? 
- Câu hỏi này cho HS trao đổi theo nhóm đôi sau đó GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình. 
*GV tổng kết, kết luận: Học tập ở Giang Văn Minh mưu trí, tài ứng phó, tinh thần bất khuất. Bài tập đọc ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
*Hoạt động3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV mời 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai.
- GV chọn đoạn văn tiêu biểu, hướng dẫn cả lớp luyện đọc bài văn.
- HS thi đọc diễn cảm.
*Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà kể câu chuyện cho người thân cùng nghe.
_____________________________________
Toán
Tiết 96: 	 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính diện hình tròn khi biết:
+ Bán kính của hình tròn.
+ Chu vi của hình tròn.
*BT cần làm: BT1, BT2
II. Đồ dùng: 
- Hình minh họa bài 3.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: (4’)
- Nhóm trưởng điều hành KT:
+ Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
+ Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: (2’)
- GV giới thiệu bài, ghi bảng mục bài.
- GV nêu mục tiêu bài học.
*Luyện tập: (28’)
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính :
a) r = 6cm; b) r = 0,35dm
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 3 theo quy trình đã có.
+ Phần trình bày KQ trước lớp : đại diện nam, nữ thi làm bài nhanh.
- GV nhận xét, chốt KQ đúng.
 (ĐS: a)113,04cm2 b) 0,8346dm2)
Bài 2: Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28 cm
- Một HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Vờn đáp gợi mở:
+ Bài toán yêu cầu làm gì?
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta phải biết được yếu tố gì trước?
+ Bán kính hình tròn biết chưa?
+ Tính bán kính bằng cách nào?.
+ Từ công thức tính chu vi , hãy tìm công thức tính bán kính hình tròn.
- HS làm bài vào vở, Gv kiểm tra một số bài, nhận xét.
- Chữa bài: 1 HS chữ ở bảng lớp. (ĐS: 3,14cm2)
Bài 3: Dành cho HS có năng khiếu.
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS thảo luận trao đổi cách giải.
- Gọi 1 HS nêu cách giải bài toán.
+ Tính diện tích miệng giếng.
+ Tính bán kính của miệng và thành giếng.
+ Tính diện tích của cả miệng và thành giếng.
+ Tính diện tích của thành giếng bằng cách lấy cả diện tích của miệng và thành giếng trừ diện tích miệng giếng.
- HS làm và chữa bài, Gv nhận xét và sữa chữa.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại cách tính diện tích hình tròn khi biết chu vi.
______________________________________________
Tập làm văn
Tiết 37: Tả người
 (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng, d

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc