Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu:

 - Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ :

 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1và khu trung tâm chỉ hy của địch.

 + Ngày 7- 5 -1954, bộ đội chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra đầu hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.

 - Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng cảu bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

B. Đồ dùng dạy học

 - Bản đồ hành chính VN.

HS : VBT, Bảng nhóm

C. Phương pháp:

 Quan sát - Đàm thoại - Thảo luận - Thực hành .

 

doc24 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	b. Bài mới: Giới thiệu bài.
	1.HĐ1: Thực hành "Tạo ra một số dung dịch"
	*MT: Biết cách tạo ra một số dung dịch.
	- Kể tên được một số chất dung dịch.
	*ĐD: Bảng nhóm, VBT.
	*PP: Thực hành, động não.
	*Cách tiến hành
	- HS làm việc theo nhóm.
	a. Tạo ra dung dịch đường (hoặc dung dịch muối ), tỉ lệ mước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng nhóm:
	- Để tạo ra dung dịch cần cố những điều kiện gì?
	- Dung dịch là gì?
	- Kể tên một số dung dịch mà em biết?	
	- Các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét
	- Gv chốt các ý.
	2.HĐ2 :Thực hành
	*MT: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch. 
	*ĐD: SGK, đĩa, muối.
	*PP: Quan sát, thực hành.
	*Cách tiến hành
	- Làm việc theo nhóm
	- Đọc mục hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi SGK.
	- Thí nghiệm :Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng 1 phút rồi nhấc đĩa ra.
	- Theo bạn, những giọt nước muối đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? ( Không có vị mặn như nước muối trong cốc)
	- Tại sao? ( Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc).
	- Qua thí nghiệm trên, theo em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch? ( Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất).
	- Các nhóm báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét, GV chốt.
	- HS đọc lại.
	3.HĐ nối tiếp: 
	- Củng cố bài, nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	 Ngày dạy : Thứ ba/ 15/01/2019
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP( Trang 94 )
A. Mục tiêu:
 	- Biết tính diện tích hình thang.
 	*Bài tập cần làm: Bài 1; 3(a)
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ
Hs : SGK
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: 1 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang.
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.1. HĐ1: Thực hành
 	MT: Biết tính diện tích hình thang. Làm được: Bài 1; 3(a)
 	ĐD: Bảng nhóm
 	PP: Đàm thoại – Luyện tập thực hành
*Cách tiến hành 
Bài 1: Rèn kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và tính toán trên các số tự nhiên, phân số và STP.	 
- Yêu cầu một HS đọc đề, cả lớp theo dõi.
 	- HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm
 	- HS nêu cách tính diện tích hình thang (đã học ở bài trước). 
	- GV chốt lại cách tính diện tích hình thang và tính toán trên các số tự nhiên, phân số và STP.
Bài 3a: Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ kết hợp với sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích.
 	- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
 	- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm
 	- HS nêu cách làm: Ta phải tính diện tích các hình(hình thang và hìnhchữ nhật ) dựa vào công thức đã học
 	- GV chốt lại cách tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải bài toán về diện tích.
 	2.2. HĐ nối tiếp:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU GHÉP( Trang 8 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Nắm được sơ lược khái niệm: Câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giồng câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).
 	- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế trong câu ghép ( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3)
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT Tv L5 T1
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
*Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
1. HĐ1: Phần nhận xét
 	MT: Nắm được sơ lược khái niệm: Câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giồng câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).
 	PP: Đàm thoại – Giảng giải – Thực hành .
*Cách tiến hành 
- 1 HS đọc nội dung và toàn bộ yêu cầu phần nhận xét 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Yêu cầu 1: SGK
 	- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 1 trong SGK
 	- GV hỏi:
+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào? (Ai? Cái gì? Con gì?)
 	+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào? (Làm gì? Thế nào?)
 	- HS nêu thứ tự các câu trong đoạn văn và nêu chủ ngữ vị ngữ trong từng câu.
HS cùng GV nhận xét, chốt ý đúng và treo bảng phụ yêu cầu HS yếu đọc lại . 
+Yêu cầu 2: SGK
 	- HS làm bài 2 theo cặp, 2 HS làm trên bảng
 	- HS và GV nhận xét kết luận: Câu đơn: câu 1; Câu ghép: câu 2, 3, 4.
+Yêu cầu 3: SGK
 	- Yêu cầu HS đọc lại các câu ghép trong đoạn văn và tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn và nhận xét nghĩa của câu sau khi tách.
 	- Gọi HS trả lời yêu cầu 3 (không tách được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau)
Hỏi: 	+ Thế nào là câu ghép? (câu do nhiều vế câu ghép lại)
 	+ Câu ghép có đặc điểm gì? (Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và các vế câu diễn đạt những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Hai, ba HS đọc ghi nhớ SGK 
2. HĐ2: Thực hành
 	MT : Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế trong câu ghép ( BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3)
 	ĐD: Bảng phụ
 	PP : Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành . 
*Cách tiến hành .
+Bài tập 1:SGK
 	- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
 	- HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng phụ
 	- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét bổ sung lẫn nhau
 	- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng 	
KL: Củng cố kiến thức về câu ghép.
+Bài tập 2: SGK
 	- Yêu cầu HS đọc đề bài
 	- HS trao đổi theo cặp trả lời miệng
 	- HS và GV nhận xét 
 	- HS nhắc lại các ý đúng.
KL: Củng cố kiến thức về đặc điểm của câu ghép.
+Bài tập 3: SGK
 	- Yêu cầu HS đọc đề bài
 	- HS suy nghĩ cá nhân trả lời miệng
 	- HS và GV nhận xét 
 	- HS đọc lại các câu ghép đã điền hoàn chỉnh.
KL: Củng cố kiến thức về câu ghép.
3. HĐ nối tiếp:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.1 HS đọc lại ghi nhớ
 	- GV nhận xét tiết học.
Tiết 3 : TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Trang 12 )
( Dựng đoạn mở bài )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Nhận biết được 2 kiểu MB ( Trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn tả người 
( BT1)
 	- Viết được đoạn văn MB theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ
Hs : VBT TV L5 T2
C. Phương pháp dạy – học: 
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
1. HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập
 	MT : Nhận biết được 2 kiểu MB ( Trực tiếp và gián tiếp ) trong bài văn tả người 
( BT1). Viết được đoạn văn MB theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT 2
 	ĐD : Bảng phụ
 	PP : Đàm thoại – Luyện tập – Thực hành .
*Cách tiến hành 
+Bài tập 1: SGK
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
 	- HS đọc thầm lại 2 đoạn văn trả lời miệng yêu cầu của bài tập. 
(Đoạn a mở bài trực tiếp; đoạn b mở bài gián tiếp)
 	- GV nhận xét kết luận, treo bảng phụ yêu cầu HS đọc lại 2 kiểu mở bài.
+Bài tập 2 : SGK
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
 	- GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 	- 2, 3 HS làm bài vào bảng phụ
 	- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét.
 	- HS làm bài ở bảng phụ lên bảng, trình bày kết quả. Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện các đoạn mở bài.
 	2. HĐ nối tiếp:
 	- Nhắc lại kiến thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người.
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( Trang 26 )
( Tiết1 )
A. Mục tiêu:
 	HS biết:
 	- Làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương
 	- Yêu mến ,tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương
 	- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
*BVMT: Tích cực tham gia các h/ động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương. 
*GDKNS : - Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).
 	- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán đánh giá những quan điểm, hành vi, việc làm không phù hợp với quê hương).
 	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.
 	- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ
Hs : VBT ĐĐ L5, các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
C. Phương pháp dạy – học:
Quan sát - Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành .
D. Các hoạt động dạy - học 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
1. HĐ1: Tìm hiểu truyện : Cây đa làng em
 	MT: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương .
 	ĐD: Bảng nhóm
 	PP: Đàm thoại – Thảo luận
*Cách tiến hành .
 	- 1 HS đọc chuyện trong SGK, Cả lớp theo dõi.
 	- HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK
 	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 	- GVKL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
2. HĐ2: Làm bài tập 1 SGK
 	MT: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương.
 	PP: Thảo luận
*Cách tiến hành .
 	- HS thảo luận theo nhóm đôi(GV quan tâm HS yếu)
 	- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 	- GVKL: Trường hợp a,b,c, d,e thể hiện tình yêu quê hương. 
 	- Yêu cầu 2 ,3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
*BVMT: Tích cực tham gia các h/ động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
3. HĐ3: Liên hệ thực tế
 	MT: HS kể được những việc các em đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình .
 	PP : Thảo luận
*Cách tiến hành .
- HS trao đổi ( nhóm đôi) theo các gợi ý sau:
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương? 
- Đại diện 1 số cặp trình bày trước lớp .
+ GV kết luận và khen HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
4. Hoạt động nối tiếp : 
 	Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Ngày dạy : Thứ tư/ 16/01/2019
Tiết 2: TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT ( Trang 10 )
(Tiếp theo)
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời các nhân vật, lời tác giả.
 	- Hiểu ND, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 
( Không y/c giải thích lí do).
B. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK
HS: SGK
C. Phương pháp dạy – học: 
Đàm thoại – Giảng giải – Thực hành – Thi đua
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ : HS phân vai anh Thành và anh Lê, đọc giọng phù hợp phần 1, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2.1. HĐ1: Luyện đọc :
 	MT: Đọc rõ ràng, lưu loát toàn bài
 	PP: Đàm thoại – Thực hành 
*Cách tiến hành 
+ Đọc đoạn : HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
- Hướng dẫn HS đọc tiếng khó: La- tút - sơ Tơ - rê - vin, A- lê- hấp, Phú Lãng Sa,...
 	- HDHS thể hiện các giọng đọc của từng nhân vật và các ngữ điệu đọc.
 	- 1 HS đọc phần chú giải
 	+ HS luyện đọc theo cặp. ( HS: Lần lượt đọc theo cặp )
 	+ Đọc toàn bài ( HS : K-G đọc )
- GV đọc mẫu đoạn kịch.
 	2.2. HĐ2: Tìm hiểu bài :
 	MT: Hiểu ND, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. ( Trả lời được câu hỏi 1,2 và câu hỏi 3 ) 
 	PP: Đàm thoại – Giảng giải
*Cách tiến hành 
 	- HS đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến say sóng nữa) trả lời câu hỏi 1 SGK
(Anh Lê có tâm lí ngại khổ...; Anh Thành không cam chịu mà ngược lại...)
+ Giảng từ: Hùng tâm tráng khí ( lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ )
 	- HS rút ý chính 
- HS đọc thầm đoạn 2 (đoạn còn lại) trả lời câu hỏi 2 SGK
(lời nói với anh Lê, lời nói với anh Mai; cử chỉ: xòe bàn tay ra và nói: Tiền đây chứ đâu?)
+ Giảng từ : A-lê-hấp ( lời thúc dục hành động ).
HS rút ý chính
 ( Là anh Thành. Vì ý thức công dân được thức tỉnh rất sớm...)
 	- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 3 SGK
 	+Bài học giúp em hiểu điều gì?
- HS rút nội dung
*Nội dung : (như mục 1)
2.3. HĐ3: Hướng dẫn đọc giọng phù hợp:
 	MT: HS đọc toàn bài đọc với giọng kể chuyện, phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả.
 	PP: Thực hành – Thi đua
*Cách tiến hành 
 	- HS nêu cách đọc giọng phù hợp, gọi 4 HS đọc phân vai.
 	- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
 	2.4. HĐ nối tiếp:
 	- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG ( Trang 95 )
A. Mục tiêu:
 	 Biết:
 	- Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang.
 	- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
 	* Bài tập cần làm: Bài 1, 2 . 
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ
Hs : SGK
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học 
1. Bài cũ: 2 HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thang
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2.1. HĐ1: Thực hành.
 	MT: HS biết tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang. Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. Làm được: Bài 1, 2 . 
 	ĐD: Bảng phụ 
 	PP: Đàm thoại – Luyện tập thực hành
*Cách tiến hành 
+ Bài 1: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
 	- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
 	- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm
Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác(đã học ở bài trước)
 	- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 	- GV chốt lại kiến thức, kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
+Bài 2: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
 	- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
 	- HS nêu cách thực hiện ( Tính diện tích hình thang ABEH rồi tính diện tích hình tam giác BCE sau đó so sánh ) 
 	- HS và GV nhận xét.
 	- GV chốt lại lại kiến thức kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong tình huống có yêu cầu phân tích hình vẽ tổng hợp.
 2.2. HĐ nối tiếp:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
BUỔI CHIỀU
 Ngày dạy : Thứ tư/ 16/01/2019
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
CHIẾC ĐỒNG HỒ ( Trang 9 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ SGK; kể đúng và đầy đủ ND câu chuyện,
 	- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
B. Đồ dùng dạy học:
GV Bộ tranh KC L5
HS : KCTT L5
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: 
2. Bài mới:
 	Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: GV kể chuyện
 	MT: GV kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện chiếc đồng hồ 
 	ĐD: Bộ tranh KCL5
 	PP: Kể chuyện .
*Cách tiến hành .
- GV kể 2 lần , lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa
2.2. HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
 	MT: HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ SGK; kể đúng và đầy đủ ND câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện
 	ĐD: Bộ tranh KCL5
 	PP: Thảo luận - Kể chuyện .
*Cách tiến hành .
 	- Một HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ kể chuyện.
 	- HS kể chuyện theo cặp: Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện (kể theo 2 tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 	- HS thi kể chuyện trước lớp:
 	- Một vài tốp, mỗi tốp 2 hoặc 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện theo 4 tranh 
 	- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
 	- Một, hai HS kể toàn bộ câu chuyên
 	- Mỗi nhóm, cá nhân kể xong, nói điều có thể rút ra từ câu chuyện.
( Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn với một công việc, công việc nào cũng đáng quý ).
 	- GV nhận xét 
2.3. HĐ nối tiếp:
 	- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
 	(cố gắng làm tốt công việc được giao, không suy bì công việc)
 	- GV nhận xét tiết học, cho HS liên hệ thực tế
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Tiết 2: KHOA HỌC
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
A.Mục tiêu:
	- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xẩy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
B. Đồ dùng dạy học
	+ Hình trang 78, 79 SGK.
	+ Giấy, đường, lon bò sữa, bảng nhóm
C. Các hoạt động dạy học 
	*Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	1.HĐ1: Thí nghiệm
	*MT: HS biết:
	- Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
	- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
	*ĐD: Giấy, ít đường, lon bò sữa, bảng nhóm.
	*PP: Thực hành, động não.
	*Cách tiến hành
	- HS làm việc theo nhóm 4 , nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào bảng nhóm.(Tờ giấy bị cháy thành than; Đường chuyển sang màu vàng rồi nâu thẫm, có vị đắng..., trong quá trình chưng có khói bốc lên)
	- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác, nhận xét bổ sung, GVKL bổ sung
	*GVKL: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như 2 thí nghiệm kể trên gọi là sự biến đổi hóa học. Nói cách khác, sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
	2.HĐ 2: Thảo luận.
	*MT: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
	*ĐD: SGK, Bảng nhóm
	*PP: Quan sát, động não, thực hành.
	*Cách tiến hành
	- HS làm việc theo nhóm 4 quan sát hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi:
	+ Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
(Trường hợp 2, 5, 6 là biến đổi hóa học vì đã biến đổi chất này thành chất khác)
	+ Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
(Trường hợp 3, 4, 7 là biến đổi lí học vì vẫn giữ nguyên tính chất của nó không bị biến đổi thành chất khác)
	- Đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
	- HS và GV nhận xét 
	*Kết luận: Sự biến đổi chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
	3. HĐ nối tiếp: 
	- HS nhắc laị nội dung bài. 
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC ( Trang 6 )
* GD lồng ghép QP và an ninh
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm được BT2, BT3a/b, hoặc BT CT phương ngữ do Gv soạn. 
* GD QP và an ninh: Hình thức nội dung lồng ghép
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống gặc ngoại xâm.
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ 
Hs : VBT TV L5 T2
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
 	MT : Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
 	PP : Đàm thoại – Thực hành .
*Cách tiến hành 
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 	+ Gọi 1-2 HS đọc bài: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 	? Bài chính tả cho em biết điều gì ? (HS: Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình nghèo và ông là một nhà yêu nước)
* GD QP và an ninh : GV kết hợp GD học sinh biết những tấm gương anh dũng hy sinh trong kháng chiến chống gặc ngoại xâm.
b/ Hướng dẫn viết từ khó: + Yêu cầu HS nêu các từ khó viết.
 	+ Yêu cầu HS đọc và GV hướng dẫn HS yếu viết các từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. ( HS đổi vở soát lỗi cho nhau )
2. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
 	MT: Làm được BT2- ĐD: Bảng phụ - PP: Luyện tập Thực hành .
*Cách tiến hành 
 	+ Bài tập 2: SGK. Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 	- Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 vào bảng phụ. Các nhóm trình bày
 	- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng.
(Điền các từ : giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt) 
 	- Gọi HS đọc thành tiếng bài thơ đã điền hoàn chỉnh trên bảng.
+ Bài tập 3: SGK.
 	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
 	- HS suy nghĩ cá nhân để làm và trình bày miệng trước lớp
 	- HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 	( Điền các từ : ra, giải, già, dành, hồng, ngọc )
 	- Yêu cầu HS đọc toàn bộ bài sau khi đã được điền từ.
 	3. HĐ nối tiếp:
 	- Nhận xét tiết học 
 	- Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
 Ngày dạy : Thứ năm/ 17/01/2019
Tiết 1: TOÁN
HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN ( Trang 96 )
A. Mục 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc