Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 18 - Năm học 2017-2018
I/Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HS có năng khiếu nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II/Đồ dùng:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài :
- Tiếp tục kiểm tra và ôn tập lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
2/Kiểm tra tập đọc và HTL và ôn tập
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút.
- HS đọc bài
- GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm.
ng kê có mấy hàng ngang? - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm và báo cáo kết quả. Chủ đề: Giữ lấy màu xanh. TT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long Văn 2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều Thơ 3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng Văn 4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu Thơ 5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu Văn 6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng Văn Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài cá nhân. Nhắc HS : Cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng, như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện. - Gọi HS đọc bài làm. GV cùng HS nhận xét, ghi điểm cho những bài làm tốt. C/Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Những HS chưa kiểm tra đọc, kiểm tra chưa đạt y/c về nhà tiếp tục luyện đọc. - Dặn HS ôn tập tiếp để chuẩn bị tiết 2 _________________________ TOÁN Diện tích hình tam giác I/Mục tiêu: - Giúp HS : Biết tính diện tích hình tam giác. - Bài tập cần làm: 1. KK HS làm thêm các bài còn lại. II-Đồ dùng dạy học. - GV chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau. - HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau, kéo để cắt hình. III-Hoạt động dạy học: 1/ Giới thiệu bài. - Tìm hiểu về cách tính diện tích tam giác 2/ Các hoạt động. Hoạt động 1: Làm cả lớp +Cắt hình tam giác. GV hướng dẫn HS: - Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau. - Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó. - Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2. + Ghép thành hình chữ nhật. - Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD. - Vẽ đường cao EH. + So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép. - Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài đáy DC của hình tam giác EDC. - Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC. - Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp hai lần diện tích hình tam giác EDC. + Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác(như SGK). Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 1: HS áp dụng quy tắc để tính diện tích hình tam giác. a, 8 x 6 : 2 = 24( cm2) b, 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2) Bài 2: a, HS phải đổi đợn vị đo để độ dài đáy và chiều cao cùng đơn vị đo. 24 dm = 2,4 m ; 5 x 2,4 : 2 = 6( m2) b, 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) C/Củng cố, dặn dò: - Nêu cách tính diện tích hình tam giác - Nhận xét giờ học. - HS hoàn thành VBT toán _______________________________ KHOA HỌC Sự chuyển thể của chất I/Mục tiêu: - Sau bài học, HS: nêu được ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. II/Đồ dùng: - Nến, nước đá, giá đỡ, bật lửa, vở ghi khoa học, phiếu học tập III/Hoạt động dạy học: A/Ổn định tổ chức: B/Bài mới: *Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề - GV đưa ra một hòn đá lạnh +Đá lạnh này ở thế gì? + Đá lạnh ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang thể gì? + Nước ở thể lỏng khi đun sôi nó bay hơi , hơi nước đó thuộc thể gì? - GV : Một chất có thể có sự chuyển thể, để hiểu rõ điều đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học “ Sự chuyển thể của chất” *Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS - Bằng sự hiểu biết của mình, HS tự ghi tên một số chất thuộc thể lỏng, thể khí, thể rắn vào vở ghi khoa học *Bước 3: Đề xuất câu hỏi - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi để tìm hiểu đặc điểm của chất lỏng, chất rắn, chất khí và thống kê: - Chất rắn có đặc điểm gì? -Chất lỏng có đặc điểm gì? -Khí các-bô-níc, ô-xi, ni-tơ có đặc điểm gì? -Ở điều kiện nào thì nước tồn tại ở thể rắn?.... - Nội dung phiếu: Khoanh vào ý đúng *Bước 4:Tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu -GV phát phiếu học tập, HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành nội dung ở phiếu - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm để tìm hiểu về sự chuyển thể của chất *Bước 5: Kết luận GV gợi ý HS ghi bài học rút ra vào vở khoa học - Các chất có thể tồn tại ở thể gì? - Khi nhiệt độ thay đỏi, một số chất có thể như thế nào? - GV theo dõi, gợi ý để HS hoàn thành bài học vào vở khoa học của mình. C/ Củng cố, dặn dò: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện” - GV chia lớp thành 4 đội: Thi kể tên các chất + Đội 1: Kể tên các chất ở thể rắn + Đội 2: Kể tên các chất ở thể lỏng + Đội 3: Kể tên các chất ở thể khí + Đội4: Kể tên các chất có thể chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại. -GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài “ Hỗn hợp. _____________________________ Thứ tư, ngày 3 tháng 1 năm 2018 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 3) I/Mục tiêu: - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS có năng khiếu nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn. - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. II/Đồ dùng: - Bảng phụ. III/Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài : - Tiếp tục kiểm tra và ôn tập lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. 2/Kiểm tra tập đọc và HTL và ôn tập Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút. - HS đọc bài - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm. Hoạt động 2: Làm việc nhóm - HS đọc yêu cầu bài tập. - Giúp HS nắm vững y/c của bài tập. - GV giải thích các từ: +Sinh quyển: môi trường động,thực vật. +Thủy quyển: môi trường nước. +Khí quyển: môi trường không khí. Sinh quyển Thủy quyển Khí quyển Các sự vật trong môi trường rừng, con người, thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây rau... Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, rạch... Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu... Những hành động bảo vệ môi trường Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn... Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp... Lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải, chông ô nhiễm bầu khí quyển... C/Nhận xét, dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở. - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc, HTL đoạn văn, bài thơ đã học trong SGK Tiếng Việt 5 tập một. ___________________________ TOÁN Luyện tập chung I/Mục tiêu: HS biết: - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân. - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Làm các phép tính với số thập phân. - Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: - Gọi HS chữa bài 4 SGK. - Nêu cách tính diện tích hình tam giác. B/Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân Phần 1: Trắc nghiệm. Bài 1: Khoanh vào B. Bài 2: Khoanh vào C. Bài 3: Khoanh vào C. Phần 2: Tự luận. Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính. Bài 2: HS tự làm và chữa bài trên bảng. Kết quả là: a, 8m5dm = 8,05m2 b, 8m2 5dm2 Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4 Bài 3: Giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 15 + 25 = 40 (cm) Chiều dài của hình chữ nhật là: 2400 : 40 = 60 (cm) Diện tích hình tam giác MDC là: 60 x 25 : 2 = 750 (cm2) Đáp số : 750cm2 Bài 4: Kết quả : x = 4 ; x = 3,91 C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác - Nhận xét giờ học; HS chuẩn bị kiểm tra định kì cuối kì I và hoàn thành VBT Thứ năm, ngày 4 tháng 1 năm 2018 TOÁN: KIỂM TRA CUỐI KÌ I ( Đề chung của trường) TIẾNG VIỆT KIỂM TRA CUỐI KÌ I ( Đề chung của trường) Thứ sáu, ngày 5 tháng 1 năm 2018 KHOA HỌC KIỂM TRA CUỐI KÌ I ( Đề chung của trường) ĐỊA LÍ KIỂM TRA CUỐI KÌ Môn Lịch sử & Địa lí ( Đề chung của trường) TUẦN 18B Thứ hai, ngày 8 tháng 1 năm 2018 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 4) I/Mục tiêu: - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Nghe-viết đúng bài chính tả, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút. II/Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài : - Tiếp tục kiểm tra đọc và viết bài chính tả 2/Kiểm tra tập đọc và HTL(Khoảng 1/5 số HS) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút. - HS đọc bài. - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời, GV đánh giá Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV đọc toàn bài . - GV nhắc HS chú ý cách viết tên riêng (Ta-sken), các từ ngữ dễ viết sai (nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài...) - GV đọc chính tả cho HS chép. - GV đọc bài, HS đổi vở cho nhau để khảo lỗi. C/Củng cố, dặn dò: - Thi viết đúng và viết đẹp các từ: Ta-sken, nẹp thêu, xúng xính, buông thỏng, chờn vờn, thỏng dài - Về nhà đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo y/c trong SGK. - Ôn lại các quy tắc chính tả. TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 5) I/Mục tiêu: - Viết được một lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I, đủ ba phần, đủ nội dung cần thiết. II/Hoạt động dạy học: 1/Giới thiệu bài: 2/Hướng dẫn làm bài. - Một HS đọc đề bài. - Một HS đọc gợi ý. Cả lớp theo dõi SGK. GV lưu ý HS : Cần viết chân thực, kể đúng những thành tích và cố gắng của bản thân em trong HKI vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. 3/HS làm bài. - HS làm bài vào vở. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bức thư đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất. 4/ Thu bài chấm. C/Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại cấu tạo bài văn viết thư - GV nhận xét tiết học. - HS về nhà xem lại kiến thức từ nhiều nghĩa. ________________________________ TOÁN: Chữa bài kiểm tra cuối kì I Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết7) (Kiểm tra : Đọc – hiểu, Luyện từ và câu) I/Mục tiêu: Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu. II/Đồ dùng dạy học: - Giấy kiểm tra. III/Hoạt động dạy học: 1/Đọc thầm đoạn văn trong SGK trang 177. 2. HS làm bài kiểm tra vào VBT TV - GV hướng dẫn HS nắm vững y/c bài kiểm tra ở SGK, cách làm bài. - HS làm bài. Câu 1: ý b (những cánh buồm) Câu 2: ý a (nước sông đầy ắp) Câu 3: ý c (màu áo của những người thân trong gia đình) Câu 4: ý c (thể hiện được tình yêu của t/g đối với những cánh buồm) Câu 5: ý b (lá buồm căng phồng lên như ngực người khổng lồ) Câu 6: ý b (vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay) Câu 7: ý a (Hai từ: lớn, khổng lồ) Câu 8: ý a (Một cặp. Đó là các từ:ngược/xuôi) Câu 9: ý c (đó là hai từ đồng âm) Câu 10: ý c (Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như) 3.Thu bài - GV đánh giá bài làm của HS và chữa bài C/Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét giờ kiểm tra. - Ôn lại kiến thức đã học. ____________________________ TOÁN Hình thang I/Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. - Nhận biết hình thang vuông. II/Đồ dùng: - Hình thang, thước, ê-ke - Chuẩn bị một số tranh vẽ như SGK. III/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ: Yêu cầu HS nêu tên các hình đã học. B/Bài mới: 1/Giới thiệu bài: 2/Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - GV treo tranh vẽ cái thang, HS quan sát và trả lời: + Bức tranh vẽ vật dụng gì? + Hãy mô tả cấu tạo của cái thang? - GV treo tranh hình thang ABCD, HS quan sát tra lời câu hỏi: + Hình thang có mấy cạnh? + Hình thang có hai cạnh nào song song với nhau? + Hai cạnh song song với nhau gọi là hai đáy. Hãy nêu tên hai cạnh đáy? - HS vẽ đường thẳng qua A vuông góc với DC, cắt DC tại H. Khi đó AH gọi là đường cao. Độ dài AH gọi là chiều cao của hình thang. - Đường cao của hình thang vuông góc với những cạnh nào? - HS nhắc lại đặc điểm của hình thang. Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi Bài 1: Củng cố biểu tượng về hình thang. Bài 2: Nhằm giúp HS củng cố, nhận biết đặc điểm của hình thang. Bài 3: HS tự làm bài, GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa những sai sót. Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4 Bài 4: GV giới thiệu hình thang vuông. HS nhận xét đặc điểm hình thang vuông. C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại các đặc điểm của hình thang. - Dặn HS về ôn bài. Chuẩn bị hai hình thang bằng nhau. __________________________ ĐỊA LÍ: Chữa bài kiểm tra cuối kì I HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Sinh hoạt lớp I Mục tiêu: - Sơ kết tuần 18 - Phổ biến kế hoạch tuần 18B II Hoạt động dạy học: 1. Sơ kết tuần 18 - Nhận xét hoạt động tuần qua. - Phổ biến kế hoạch tuần tới. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần. - Lớp phó học tập đọc tổng hợp thi đua đạt được của từng cá nhân. - GV nhận xét chung. + Ưu điểm: - Đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. - Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, tranh thủ ôn tập các môn chuẩn bị cho KT cuối kì I, thi ĐK đạt kết quả khá tốt - Hoàn thành các hồ sơ về bảo hiểm y tế - Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. - Luyện tập tốt để đón đoàn VTV 7 về quay phim + Tồn tại: Một số em chưa nắm chắc kiến thức cơ bản, dẫn đến thiếu điểm khi làm bài kiểm tra - GV cho HS bình chọn HS được tuyên dương và đề nghị nhắc nhở những bạn chưa cố gắng trong học kì I 2. Phổ biến kế hoạch tuần 18B - Thực hiện tốt nề nếp dạy và học. - Hoàn thành chương trình HKI - Chữa bài kiểm tra - Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường. - Sử dụng tốt công nghệ TT trong dạy học - Chuẩn bị sách vở học kì II đầy đủ - Kèm cặp cho học sinh chưa hoàn thành và nâng cao kiến thức cho HS có năng khiếu. - Tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm cấp trường Thứ tư, ngày 10 tháng 1 năm 2018 Tổ chức Hoạt động trải nghiệm cấp trường Thứ năm, ngày 11 tháng 1 năm 2018 Tổ chức Hoạt động trải nghiệm cấp trường Thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2018 Tổ chức Hoạt động trải nghiệm cấp trường TUẦN 18 Thứ ba, ngày 2 tháng 1 năm 2018 TOÁN Luyện tập I/Mục tiêu: HS biết : - Tính diện tích hình tam giác. - Tính diện tích diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông. II/Hoạt động dạy học: A/Bài cũ. - Nêu cách tính diện tích hình tam giác, ghi công thức tính. - Một HS chữa bài 2 . B/Bài mới. 1/ Giới thiệu bài - Cũng cố cách tính diện tích hình tam giác 2/Luyện tập Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác. a, 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) b, 16dm = 1,6m ; 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2) Bài 2: Hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng. Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 3:Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông: - Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng. - Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. - Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông,ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2. -Từ đó HS tính diện tích hình tam giác vuông ABC theo kích thước đã cho. Kết quả: a, 6 cm2 ; b, 7,5 cm2 Bài 4: Hướng dẫn HS tính theo nhiều cách . Đáp số : a, 6 cm2 ; b, 6 cm2 C/Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác; về nhà hoàn thành VBT TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 2) I/ Mục tiêu: - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người. - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ được học. II/Đồ dùng dạy học: - Thăm, bảng phụ. III/ Hoạt động dạy học. 1/Giới thiệu bài: - Tiếp tục kiểm tra và ôn tập 2/Kiểm tra tập đọc và HTL (Khoảng 1/4 số HS) và ôn tập Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Từng HS lên bốc thăm chọn bài trừ những em đã kiểm tả ở tiết 1 mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1 -2 phút. - HS đọc bài - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời, GV đánh giá Hoạt động 2: Làm việc nhóm Bài 2: GV giúp HS nắm vững y/c bài tập. - Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào? - Cần lập bảng thống kê theo mấy cột dọc? - Bảng thống kê có mấy hàng ngang? - GV tổ chức cho HS HĐ theo nhóm và báo cáo kết quả. Bài 3: - Lớp có thể bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất. C/Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại các bài đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người - Những HS chưa kiểm tra đọc, kiểm tra chưa đạt y/c về nhà tiếp tục luyện đọc. TUẦN 18B Thứ hai, ngày 8 tháng 1 năm 2018 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 6) I/Mục tiêu: - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của bài tập 2. II/Đồ dùng dạy học: - Thăm, bảng phụ. III/Hoạt động dạy học 1/Giới thiệu bài: - Tiếp tục ôn tập và kiểm tra đọc cho các em chưa đạt 2/ Kiểm tra: Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Từng HS lên bốc thăm chọn bài. Mỗi HS cho chuẩn bị bài từ 1-2 phút. - HS đọc bài. - GV đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc, HS trả lời. - GV cho điểm. Hoạt động 2 : Làm việc nhóm - GV giúp HS hiểu y/c bài tập, trao đổi trong nhóm 4 và báo cáo kết quả a/Từ trong bài đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới. b/Trong khổ thơ, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c/Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là : em, ta. d/Hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. C/Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Ôn lại những kiến thức vừa ôn tập. _________________________________ ĐỌC SÁCH: Đọc cặp đôi TIẾNG VIỆT Chữa bài kiểm tra cuối kì I Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 TIẾNG VIỆT Ôn tập cuối học kì I (tiết 8) (Kiểm tra : Tập làm văn) I/Mục tiêu: - Kiểm tra tập làm văn: thể loại văn Tả người. - HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy. II/Hoạt động dạy học: 1/ GV chép đề bài lên bảng. Đề bài: Chọn 1 trong 2 đề sau: 1- Tả lại một người bạn cùng lớp mà em yêu mến. 2- Tả lại một người thân trong gia đình em. - Gọi HS đọc đề bài. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. 2/HS làm bài. - HS tự chọn một trong 2 đề bài. - HS làm bài. 3/ Đánh giá. Bài viết được đánh giá về các mặt: - Bố cục đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; trình tự miêu tả hợp lí. - Hình thức diễn đạt:Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, không sai chính tả. Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. 4/Nhận xét giờ học - GV nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị sách vở cho HKII KHOA HỌC Hỗn hợp I/Mục tiêu: - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp. II/Đồ dùng. - Muối, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ. - Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước; phễu, giấy lọc, bông thấm nước; hỗn hợp các chất lỏng không hòa tan vào nhau. III/Hoạt động dạy học. A/Bài cũ: - Kể tên một số chất ở thể lỏng, rắn, khí? Nêu tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác? B/Bài mới: 1/Tình huống xuất phát - Y/C HS kể tên một số chất có thể hoà tan trong nước hoặc không hoà tan trong nước - Gv nêu vấn đề bài học tìm hiểu xem hỗn hợp là gì? 2/ Bộc lộ quan điểm ban đầu - Theo em hỗn hợp có những tính chất gì? Cần làm như thế nào để tạo ra hỗn hợp? - Thảo luận nhóm 4, dựa vào hiểu biết của em nêu những suy nghĩ ban đầu về hỗn hợp và ghi ra giấy 3/Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và nêu phương án thực nghiệm - HS viết đề xuất câu hỏi và GV chốt lại: +Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? +Hỗn hợp là gì? +Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp? +Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết? 4/ Tiến hành tìm tòi nghiên cứu - HS làm việc theo nhóm: Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. - HS thí nghiệm và nêu ý kiến của mình, GV khéo léo nêu câu hỏi để chốt lại kiến thức 5/Kết luận kiến thức mới: - Trộn lẫn các chất gia vị với nhau tạo ra hỗn hợp - Hỗn hợp bao gồm các chất trộn lẫn với nhau - Không khí là hỗn hợp - Hỗn hợp cát, sỏi, xi măng, đá, nước; hỗn hợp ra
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_18_nam_hoc_2017_2018.doc