Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

- Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

* HTVLTTGĐĐHCM: GDHS biết tôn trọng phụ nữ.

* KNS: Ra quyết định phù hợp các tình huống có liên quan với phụ nữ.

II.CHUẨN BỊ:

- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng (bà, mẹ, chị, cô giáo, )

- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.

III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:

1.Nội dung: Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ; Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ ; Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối sử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày ; Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ ; Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

2.Phương pháp: Trực quan, kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại.

 3.Hình thức: Học cá nhân, nêu vấn đề, thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Phú Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tích lịch sử, lễ hội,; các dịch vụ du lịch được cải thiện.
* GDBĐKH : - Hạn chế sử dụng túi ni lonHãy đem túi theo khi mua sắm.
	- Chọn mua những sản nội địa, các thiết bị ít tiêu hao năng lượng nhằm sử dung năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
	- Việc phát triển du lịch có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra nhiều khí nhà kính: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường các hoạt động du lịch xanh nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế phát thải khí nhà kính.
II.CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ Hành chính VN.
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch. 
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch nước ta ; Nhớ tên 1 số điểm du lịch Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
2.Phương pháp: Trưc quan, quan sát, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Nước ta có:
- Đường quốc lộ dài nhất nước ta là:
- Nhận xét.
ºNhiều loại đường giao thông với chất lượng tốt.
ºNhiều loại đường giao thông nhưng chất lượng chưa cao.
ºMột số đường giao thông có chất lượng chưa cao.
º Đường số 5.
º Đường số 1A
º Đường HCM
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Để biết “Thương mại và du lịch” nước ta phát triển như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động thương mại
- YC HS dựa vào SGK, làm việc nhóm 4, trả lời câu hỏi sau:
+ Thương mại gồm những hoạt động nào?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển KT? 
+ Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
+ YC 2HS chỉ trên bản đồ trung tâm thương mại lớn nhất nước ta: Hà Nội, TPHCM.
* Kết luận:
- Thương mại là ngành thực hiện mua bán hàng hóa bao gồm:
+ Nội thương: Buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: Buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và TPHCM.
- Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản.
- Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
Hoạt động 2: Ngành du lịch.
- YCHS quan sát H3,4,5,6, đọc thông tin và làm việc theo nhóm 2:
+ Nêu một số điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch nước ta? 
+ Những năm gần đây lượng khách du lịch ở nước ta đã có thay đổi như thế nào? 
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta? Chỉ trên bản đồ những trung tâm du lịch đó. 
* Kết luận: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Số lượng du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, TPHCM, Hạ Long, Huế, 
+ Nêu những địa điểm du lịch ở tỉnh em?
* GDBĐKH: Hạn chế sử dụng túi ni lonHãy đem túi theo khi mua sắm.
- Chọn mua những sản nội địa, các thiết bị ít tiêu hao năng lượng nhằm sử dung năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
- Việc phát triển du lịch có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra nhiều khí nhà kính: Tuyên truyền về bảo vệ môi trường các hoạt động du lịch xanh nhằm bảo vệ môi trường và hạn chế phát thải khí nhà kính.
- YCHS nêu ghi nhớ.
- Nghe.
- HS thảo luận, trả lời.
+ Trao đổi, mua bán hàng hóa ở trong nước và nước ngoài.
+ Hà Nội và TP HCM.
+ Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
+ Xuất: Thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại đồ gốm, mây tre, song...), nông sản (gạo, sản phẩm CN, hoa quả), thủy sản, khoáng sản
.Nhập:Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu.
+ HS chỉ bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất ở nước ta.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,; các dịch vụ du lịch được cải thiện.
+ Ngày càng tăng.
+ Hà Nội, TPHCM, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng 
+ HS chỉ bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
+ Ngành du lịch ở tỉnh em ngày càng phát triển như: Đồi Tức Dụp, Núi Cấm, Núi Sam.
- 2HS đọc. (CHT)
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập.
Tiết 29: Luyện từ và câu	
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2,3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
II.CHUẨN BỊ: Từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học, bảng phụ.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2,3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT4).
2.Phương pháp: Giảng giải, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm. 
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YC 1HS đọc lại đoạn văn tả mẹ đi cấy lúa.
- Nhận xét.
- 2HS đọc đoạn văn.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết luyện từ và câu gắn với chủ điểm: Vì hạnh phúc con người hôm nay, các em sẽ học MRVT “Hạnh phúc”. Tiết học sẽ giúp các em làm giàu vốn từ về chủ điểm này.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- GV: Một gia đình có ba, mẹ đầy đủ, ba mẹ chăm sóc con cái rất chu đáo, ngược lại các con ngoan và học giỏi. Người ta bảo gia đình này như thế nào?
- Lưu ý: cả 3 ý đều đúng-Phải chọn ý thích hợp nhất.
* Kết luận: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Bài 2:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS làm bài theo nhóm 4.
Bài 3: (Không làm)
- YC\HS đọc đề. 
- YCHS làm bài theo nhóm 4 (sử dụng từ điển làm BT3).
· Lưu ý tìm từ có chứa tiếng phúc (với nghĩa điều may mắn, tốt lành).
Bài 4:
- GV lưu ý: Có nhiều yếu tố tạo nên hạnh phúc, chú ý chọn yếu tố nào là quan trọng nhất.
.Yếu tố mà gia đình mình đang có. 
.Yếu tố mà gia đình mình đang thiếu.
-YCHS trình bày, nhận xét.
* Kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hòa thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hòa thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc.
- Nghe.
- Gia đình này hạnh phúc. 
- KQ: Chọn ý giải nghĩa từ “Hạnh phúc” (Ý b)
- HS đọc. (CHT)
- HS làm bài (dùng từ điển làm bài).
- KQ:
+ Đồng nghĩa với Hạnh phúc: sung sướng, may mắn.
+ Trái nghĩa với Hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ.
- HS đọc. (CHT)
- HS thảo luận ghi vào phiếu. Đại diện từng nhóm trình bày.
.Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại.
.Phúc lợi: lợi ích mà người dân được hưởng. không phải trả tiền hoặc chỉ trả một phần.
.Phúc lộc: gia đình yên ấm tiền của dồi dào.
.Phúc phận: phần may mắn được hưởng do số phận.
.phúc trạch, phúc thần, phúc tịnh
- HS đọc.
- HS dựa vào hoàn cảnh riêng của mình mà phát biểu.
- HS nhận xét.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Bài sau “Tổng kết vốn từ”.
Thứ tư, ngày 04 tháng 12 năm 2019
Tiết 73: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn. Làm bài: 1(a,b,c), 2(a), 3.
II.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung:Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn ; Làm bài: 1(a,b,c), 2(a), 3. 	
	2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, hoạt động nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Thực hiện phép chia: a) 98,50 : 25 =
 b) 47,78 : 37 =
- Nhận xét.
a) 98,50 : 25 = 3,94
b) 47,78 : 37 = 1,291 (dư 0,013)
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS nhắc lại phép chia: Số thập phân chia số thập phân. Số thập phân chia số tự nhiên. Số tự nhiên chia số thập phân. Số tự nhiên chia số tự nhiên.
- YCHS làm bài bảng con.
Bài 2:
- YCHS đọc đề. 
- YCHS nhắc lại thứ tự thực hiện tính trong biểu thức.
- YCHS làm bài.
Bài 3: 
- YCHS đọc đề. 
- GV chốt dạng toán.
Tóm tắt:
 0,5 lít : 1 giờ 
120 lít :.giờ? 
Bài 4: (Nếu còn thời gian) 
- YCHS đọc đề. 
- YCHS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết.
- YCHS làm bài.
- Nghe.
- HS đọc. (CHT)
- HS nêu.
- HS làm bài. 
- KQ: a) 266,22 : 34 = 7,83 ; b) 483 : 35 = 13,8 
 c) 91,08 : 3,6 = 25,3 ; d) 3 : 6,25 = 0,48
- HS đọc. (CHT)
- HS nêu.
- HS làm bài vào nháp ; 1HS lên bảng sửa bài. 
a) (128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32 
= 55,2 : 2,4 – 18,32 
= 23 – 18,32 
= 4,68 
b) 8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32
= 8,64 : 4,8 + 6,32
= 1,8 + 6,32
= 8,12
- HS đọc. (CHT)
- HS nêu.
- HS làm bài.
 Bài giải
Động cơ đó chạy trong số giờ là: 
120 : 0,5 = 240 (giờ) 
Đáp số : 240 giờ
- HS đọc. (CHT)
- HS nêu.
- HS làm bài.
- KQ: a) x = 4,27 b) x = 1,5 c) x = 1,2
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: “Tỉ số phần trăm”.
Tiết 30: Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
* HS(HTT) đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
II.CHUẨN BỊ: Tranh phóng to, bảng phụ ghi những câu luyện đọc. 
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do ; Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
2.Phương pháp: Trực quan, làm mẫu, giảng giải, thực hành, động não, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, luyện tập, trò chơi sắm vai, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
- Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Nhận xét.
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
-họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn-chém dao vào cột.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Về ngôi nhà đang xây là một bài thơ nói về vẻ đẹp, sự sống động của một ngôi nhà đang xây còn rất ngổn ngang với những giàn giáo, trụ bê tông, vôi vữaĐọc và hiểu bài thơ các em sẽ thấy cuộc sống đang từng ngày, từng giờ đổi mới.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc.
-YCHS đọc bài. 
-YCHS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. 
.L1: Luyện phát âm: giàn giáo, trụ bê tông, cái bay.
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học HS tìm hiểu bài.
+ YCHS đọc đoạn 1.
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
- Những hình ảnh so sánh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà?
+ YCHS đọc đoạn 2.
- Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
+ Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- YC 1HS đọc cả bài, cả lớp tìm hiểu nội dung bài.
- Nghe.
- HS đọc cả bài. (HTT)
- HS nối tiếp đọc từng khổ thơ.
- HS đọc. (CHT)
- HS đọc thầm phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. 
+ HS đọc đoạn 1. (CHT)
- Trụ bê-tông nhú lên-bác thợ làm việc, còn nguyên màu vôi gạch-rãnh tường chưa trát-ngôi nhà đang lớn lên.
- Giàn giáo tựa cái lồng./ Trụ bê-tông nhú lên như một mầm cây./ Ngôi nhà như bài thơ./ Ngôi nhà như bức tranh./Ngôi nhà như đứa trẻ.
+ HS đọc đoạn 2. (CHT)
- Ngôi nhà tựa, thở./ Nắng đứng ngử quên./ Làn gió mang hương ủ nay những rãnh tường chưa trát./Ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên với trời xanh.
+ Đất nước đã phát triển./ Đất nước đang thay đổi từng giờ, từng ngày..(HTT)
- Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 2HS nối tiếp nhau đọc cả bài. Tìm giọng đọc cho cả bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ GV đọc diễn cảm 10 câu thơ đầu. 
+ YCHS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2
+ Tổ chức thi đọc.
* HS(HTT) đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
- 2HS nối tiếp nhau đọc. 
+ Đọc với giọng nhẹ nhàng tình cảm. Nhấn mạnh những TN gợi tả: Xây dở, nhú lên, tựa vào, rót, lớn lên,
- HS thực hiện đọc diễn cảm.
- Từng nhóm thi đua đọc diễn cảm.
- HS thi đua 2 dãy ;1HSHTT đọc diễn cảm.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Tiết 15: Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I.MỤC TIÊU:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
* HS(HTT) kể được một câu chuyện ngoài SGK.
* HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác.
II.CHUẨN BỊ: Sưu tầm những mẫu chuyện về những người đã góp sức của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK ; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
2.Phương pháp: Kể chuyện, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YC 2HS lần lượt kể lại các đoạn trong câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
- Giáo viên nhận xét.
- 2HS kể
- Cả lớp nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người có công chống lại nghèo đói, lạc hậu.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫnHS hiểu yêu cầu đề.
- YCHS đọc và phân tích.
- YCHS nêu đề bài-Có thể là chuyện: Ông Lương Định Của, thầy bói xem voi, Buôn Chư Lênh đón cô giáo, Bác Hồ chống giặc dốt, tát nước khi thăm bà con nông dân...
* HTVLTTGĐĐHCM: GD tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác.
Hoạt động 2: Lập dàn ý cho câu chuyện định kể.
- YCHS đọc yêu cầu bài.
- Gợi ý: Giáo viên chốt lại:
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
+ Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện (Tả cảnh kết hợp hoạt động của từng nhân vật).
+ Kết thúc: Nêu kết quả của câu chuyện.
Hoạt động 3: HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- YCHS đọc gợi ý bài. 
- YCHS lần lượt kể trong nhóm 4.
- YC đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- YCHS trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét.
- YC bình chọn bạn có câu chuyện hay, kể hay nhất.
* Giáo dục: Góp sức nhỏ bé của mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- Nghe.
- 1HS đọc đề bài. (CHT)
- HS phân tích đề bài-Xác định dạng kể.
- HS lần lượt nêu tên câu chuyện đã chọn.
- HS đọc yêu cầu bài (lập dàn ý cho câu chuyện)- Cả lớp đọc thầm.
- HS lập dàn ý ; lần lượt giới thiệu trước lớp dàn ý câu chuyện em chọn.
- Đọc gợi ý 3, 4.
- HS lần lượt kể chuyện, nhận xét.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Nghe.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 12 
UỐNG NƯỜC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 3: EM LÀM CÔNG TÁC TRẦN QUỐC TOẢN
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giúp HS hiểu được hòan cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”.
- Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, 
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh, tư liệu về các họat động của thiếu nhi qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Phối hợp với Chi Đoàn, liên đội, tổ chức các hoạt động.
- Thành lập Ban tổ chức.
- Đại diện cha mẹ HS.
- Hướng dẫn HS sưu tầm, thu thập tư liệu, tranh ảnh, bài viếtvề các hoạt động của phong trào Tràn Quốc Toản
2.Tổ chức thực hiện (SGK):
- Phát động phong trào.
- Tiến hành họat động:
+ Thăm nghĩa trang liệt sĩ.
+ Thâm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
3.Nhận xét-đánh giá: 
- GV kết luận.
- Khen ngợi HS.
Thứ năm, ngày 05 tháng 12 năm 2019
Tiết 74: Toán
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. 
- Biết viết một số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm. Làm bài: 1, 2.
II.CHUẨN BỊ: Hình vẽ trên bảng phụ/73.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm ; Biết viết một số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm ; Làm bài: 1, 2.
	2.Phương pháp: Luyện tập, thực hành, động não, hỏi đáp.
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- YCHS đổi ra phân số thập phân.
 a) b) 
- Nhận xét. 
a) = b) =
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Tỉ số phần trăm là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Ta cùng tìm hiểu.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu về tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm)
- GV giới thiệu khái niệm về tỉ số phần trăm (xuất phát từ tỉ số) 
VD 1: SGK
- GV giới thiệu hình vẽ trên bảng.
	25 : 100 = 25 %
	25 % là tỉ số phần trăm.
- Đọc: hai mươi lăm phần trăm (phần trăm kí hiệu %)
- Ta nói: tỉ số phần trăm của DT trồng hoa hồng và DT vườn hoa là 25 % hoặc DT trồng hoa hồng chiếm 25 %.
VD2: 
- YCHS viết tỉ số của HS giỏi và HS toàn trường.
- YCHS đổi phân số thập phân rồi viết thành tỉ số phần trăm.
 Tỉ số phần trăm cho ta biết gì?
Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc yc. 
- GV hỏi HS cách tìm tỉ số phần trăm.
Bài 2:
- YCHS đọc yc. 
- GV hướng dẫn HS:
 + Lập tỉ số của 95 và 100.
 + Viết thành tỉ số phần trăm.
- YCHS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm.
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc.
- GV hướng dẫn HS:
+ Tính tỉ số % giữa số cây lấy gỗ và số cây trong vườn.
+ Số cây ăn quả trong vườn.
+ Tính tỉ số % giữa số cây ăn quả và số cây trong vườn.
- Nghe.
- Mỗi học sinh tính tỉ số giữa DT trồng hoa hồng và DT vườn hoa.
- HS nêu: 25 : 100
- HS tập viết kí hiệu %
- Viết tỉ số học sinh giỏi so với toàn trường.
	80 : 400 ==
- Đổi phân số thập phân.
	80 : 400 = 
- Viết thành tỉ số: = 20 : 100 = 20 %
- 20 % cho ta biết cứ 100 HS trong trường có 20 HS giỏi.
- HS đọc. (CHT)
- HS làm:.Rút gọn phân số thành 
 .Viết = 25 % 
- KQ: . = = 15 % 
 . = = 12 % 
 . = = 32 % 
- HS đọc. (CHT)
- HS sửa bài.
 Bài giải
Tỉ số phần trăm của số sản phẩm đạt chuẩn và tổng số sản phẩm là:
 95 : 100 = = 95 %
 Đáp số: 95 % 
- HS đọc. (CHT)
- HS trả lời
 Bài giải
Tỉ số % giữa số cây lấy gỗ và số cây trong vườn.
540 : 1000 = = 54 %
Số cây ăn quả trong vườn là:
1000 – 540 = 460 (cây)
Tỉ số % giữa số cây ăn quả và số cây trong vườn.
460 : 1000 = = 46 %
Đáp số: 54 % ; 46 %
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: “Giải toán về tỉ số phần trăm”.
Tiết 30: Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1,2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to, bảng phụ.
III.NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIẢNG DẠY:
1.Nội dung: Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1,2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 (chọn 3 trong số 5 ý a,b,c,d,e) ; Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
2.Phương pháp: Luyện tập, giảng giải, hỏi đáp, đàm thoại. 
	3.Hình thức: Học cá nhân, thực hành, thảo luận nhóm.
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS giải nghĩa từ “hạnh phúc”?
- Giáo viên nhận xét.
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy đạt được ý nguyện.
- Cả lớp nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “Tổng kết vốn từ”.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
 - YCHS đọc yc. 
- YCHS thảo luận nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu.
a) Từ ngữ chỉ người thân trong gia đình.
b) Từ ngữ chỉ những người gần gũi trong trường học:
c) Từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác n

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_nguyen_phu.doc