Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019

I/Mục tiêu:

 - Học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô.

 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống. HS khá giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng những đại từ xưng hô.

II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

III/Hoạt động dạy học:

A/ Bài cũ:

- GV kiểm tra lại bT 1 ở sgk trang 92 và yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đại từ

B/Bài mới:

1/ Giới thiệu bài

- GV nêu mục tiêu bài học

2/ Tìm hiểu bài học

 Hoạt động1: Làm việc cả lớp

 

doc22 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Khối 5 - Tuần 11 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cầu của đề bài: Tìm x.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm ở bảng để chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 3:- HS tóm tắt bài toán rồi giải . 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
 ĐS : 6,1kg
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 4: GV hướng dẫn HS làm bài và nhận xét để rút ra quy tắc một số trừ đi một tổng: a – b – c = a – ( a + c )
 - HS nhắc lại quy tắc một số trừ đi một tổng.
* Gv khuyến khích HS đã hoàn thành các bài tập trên làm tiếp bài 3, 4b.
C/Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về hoàn thành bài tập.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Đại từ xưng hô
I/Mục tiêu:
 - Học sinh nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
 - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống. HS khá giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng những đại từ xưng hô. 
II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
- GV kiểm tra lại bT 1 ở sgk trang 92 và yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đại từ
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu bài học
2/ Tìm hiểu bài học
 Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- HS đọc nội dung bài tập 1 và trao đổi cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
 + Đoạn văn có những nhân vật nào?
 + Các nhân vật làm gì?
 + Những từ nào trong đoạn văn được in đậm? Những từ đó dùng để làm gì?
 + Trong đó, từ nào chỉ người nghe? từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- GV: Những từ in đậm trong đoạn văn trên được gọi là đại từ xưng hô.
Bài tập 2: 
- Yêu cầu HS đọc lời từng nhân vật, nhận xét thái độ của những nhân vật đó.
Bài tập 3: HS thảo luận theo nhóm đôi, nêu ý kiến..
- GV nhắc HS tìm những từ các em thường tự xưng với thầy, cô, bố, mẹ, anh, chị GV: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự, cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác.
- HS đọc và nhắc lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 
Bài tập 1:Thảo luận nhóm 2 hoàn thành vào vBT
- Gọi HS nêu các đại từ xưng hô có trong đoạn văn: ta, chú em, tôi, anh
- Cho HS nhận xét cách xưng hô, thái độ của nhân vật: 
 + Thỏ kiêu căng coi thường rùa.
 + Rùa tự trọng, lịch sự với thỏ.
Bài tập 2: Thảo luận nhóm 4 hoàn thành vào vBT
- Đoạn văn gồm có những nhân vật nào?
- Nội dung đoạn văn kể chuyện gì?
- Thứ tự cần điền: 1-Tôi, 2-Tôi, 3- nó, 4- Tôi, 5- nó, 6- Chúng ta.
- Nêu các đại từ cần dùng trong bài
C/ Củng cố, dặn dò:
- HS thực hành nói chuyện với nhau trong đó dùng đại từ xưng hô
- Một HS nhắc lại phần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học.
- HS nhớ dùng đại từ phù hợp khi giao tiếp
CHÍNH TẢ
Nghe- viết : Luật Bảo vệ môi trường
I/Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức một văn bản luật.
- Làm được bài tập 2(a,b).
II/đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- GV kiểm tả bài tập 2 ở tiết chính tả tuần 9
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dẫn HS nghe-viết chính tả
Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- Một HS đọc đoạn luật.
 + Điều 3, khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường có nội dung gì?
- Tìm những từ dễ viết sai trong đoạn văn.
- HS đọc và viết những từ vừa tìm được.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV nhắc HS chỉ viết xuống dòng ở tên điều khoản, khái niệm hoạt động môi trường đặt trong ngoặc kép.
- GV thu vở nhận xét một số bài.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS nối tiếp nhau nêu từ theo yêu cầu của bài.
Bài tập 3: Khuyến khích HS làm thêm bài 3 tại lớp.
a. Các từ láy có âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, nao nức, náo nức , não nuột, nắc nẻ, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang,
b. Từ láy có âm cuối ng: loong coong, boong boong, leng keng, sang sảng, loảng xoảng, đùng đoàng, ăng ẳng, 
C/Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những từ vừa tìm được.
____________________________________
Thứ năm, ngày 22 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn tả cảnh
I/Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm bài văn ( bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, dùng từ); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn..
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu giờ học
2/ Trả bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Nhận xét chung bài làm của HS.
- Gọi HS đọc đề bài và hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
 GV nêu: Đây là một bài văn tả cảnh. Trong bài văn các em miêu tả cảnh vật là chính, tránh nhầm sang tả người hoặc tả cảnh sinh hoạt.
+Ưu điểm:
- Hầu hết bài làm có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần. Tình tự miêu tả hợp lí.
- Dùng từ tương đối chính xác.
- Đã biết dùng hình ảnh để làm nổi bật hình ảnh miêu tả. Một số bài đã biết bộc lộ cảm xúc của mình trước cảnh đẹp đó.
- Một số bài trình bày và chữ viết đẹp.
+Tồn tại:
- Một số em làm bài còn cẩu thả, nội dung bài còn sơ sài; cách dùng từ, diễn đạt câu văn chưa chính xác.
Họat động 2: Làm việc cá nhân
- GV trả vở cho HS.
- HS tự đọc lời nhận xét để chữa lỗi.
- GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay.
- Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn hay.
- HS đọc đoạn văn mình vừa viết.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh
- GV nhận xét tiết học dặn những em bài làm chưa tốt về viết lại cho tốt
TOÁN
Luyện tập chung
I/Mục tiêu: Biết:
- Cộng, trừ số thập phân.
- Tính giá trị của biểu thức số,tìm thành phần chưa biết của phép tính .
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất..
- HS làm bài tập 1, 2, 3. KK HS làm thêm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học.
A/Kiểm tra bài cũ
Tính bằng cách thuận tiện nhất: Làm cả lớp, 1 em lên bảng
a) 12,56 - ( 3,56 + 4,8 ) b) 25,73 - 2,41 -7,79
B/Dạy bài mới.
1/Giới thiệu bài.
- Cũng cố các phép tính cộng trừ số thập phân
2/ Luyện tập.
Họat động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Họat động 2: Làm việc cặp
Bài 2: HS tự làm bài, HS lên chữa bài.
 x = 10,9 x = 10,9
Bài 3: HS tự làm bài , khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm.
 Chẳng hạn : 42,37 – 28,73 – 11,27 = 42,37 –(28,73 + 11,27 )
 = 42,37 – 40 = 2,37
Họat động 3: Làm việc cá nhóm
Bài 4: Khuyến khích HS làm hoàn thành tại lớp.
 GV cho HS tóm tắt BT bằng sơ đồ rồi giải và chữa bài.
 Bài giải
 Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ hai là:
 13,25 – 1,5 = 11,75 ( km )
 Quãng đường người đi xe đạp đi trong 2 giờ đầu là:
 13,25 + 11,75 = 25 (km)
 Quãng đường người đi xe đạp đi trong giờ thứ 3 là:
 36 – 25 = 11 (km)
 ĐS : 11km
Bài 5: Khuyến khích HS làm hoàn thành tại lớp.
- HS tự làm sau đó chữa bài. 
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách cộng trừ số thập phân
- HS hoàn thành VBT Toán 5 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Quan hệ từ
I/Mục tiêu:
- Bướcđầu nắm được khái niệm quan hệ từ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn; xác định được cặp quan từ và tác dụng của nó trong câu; biết đặt câu với quan hệ từ. 
- HS khá, giỏi đặt câu được với các quan hệ từ ở bài 3. 
II/Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết bài tập 2 và bài tập 3 vào.
III/Hoạt đông dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc học thuộc phần ghi nhớ bài đại từ của HS.
B/Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Bài 1. Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Gợi ý cho HS :
+ Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu?
+ Quan hệ mà từ in đậm biểu diễn là quan hệ gì? 
- GV kết luận: Các từ in đậm trong ví dụ trên nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau giúp người đọc hoặc người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý nghĩa các câu. Các từ ấy được gọi là quan hệ từ.
+ Vậy quan hệ từ là gì? 
+ Quan hệ từ có tác dụng gì?
Bài 2. ( Tương tự bài tập 1)
a) Nếuthì biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.
b)Tuynhưng : biểu thị quan hệ tương phản.
GV kết luận: nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng mối quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận câu.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
Bài tập 1:
- HS tìm các QHT trong mỗi câu văn, nêu tác dụng của chúng. 
- Đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến. GV ghi nhanh ý kiến đúng vào bảng kết quả.
Bài tập 2: Cách thực hiện tương tự BT1.
Bài tập 3: HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt. VD :
- Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.
- Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
C/Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại phần ghi nhớ .
- Dặn HS về nhà học thuộc Ghi nhớ và tập đặt câu với các quan hệ từ ở bài 3.
KỂ CHUYỆN
Người đi săn và con nai
I/Mục tiêu:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý; tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí. Kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa trang 110, SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Kiểm tra HS kể lại câu chuyện về bảo vệ thiên nhiên
B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu câu chuyện Người đi săn và con nai
2/Hướng dẫn kể chuyện.
Họat động 1: Làm việc cả lớp
- GV kể chuyện lần 1
- GV kể 2 lần, lần 2 kể kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
Họat động 2: Làm việc cá nhân
- HS chia thành nhóm, mỗi nhóm 4 em. Các em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
Họat động 2: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- GV nêu một số câu hỏi yêu cầu HS trả lời: 
+ Tại sao người đi săn muốn bắn con nai?
+ Tại sao dòng suối, cây trám đều khuyên người đi săn đừng bắn con nai?
+ Vì sao người đi săn không bắn con nai?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
C/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS về nhà kể cho người thân nghe
Thứ sáu, ngày 23 tháng 11 năm 2018
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập làm đơn
I/Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Nội dung đơn: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách.
- Viết được một lá đơn đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
- GDKNS: Ra quyết định; Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II/Đồ dùng dạy học:
- VBT, Bảng lớp viết mẫu đơn.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
- Gv nêu mục tiêu tiết học
2/Hướng dẫn HS viết đơn.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn : Mời 1 -2 HS đọc lại.
- GV cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn.	
- GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn sao cho gọn.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- HS viết đơn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cách viết đơn
- Nhận xét giờ học dặn HS chuẩn bị bài sau
______________________________
TOÁN
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I/ Mục tiêu: 
- Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bài tập cần làm: 1;3. KK HS làm thêm các bài còn lại. 
II/Hoạt động dạy học.
A/Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra bài làm ở VBT toán
B/Dạy bài mới.
 1/ Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
* Ví dụ 1.
- GV nêu bài toán, HS nêu cách tính chu vi hình tam giác đó.
 + Chu vi của hình tam giác đó là: 1,2m 3
 + Đi tìm kết quả.
 Yêu cầu HS tìm kết quả bằng sự hiểu biết của mình( HS đưa về số tự nhiên nhân với số tự nhiên).
 + Giới thiệu kĩ thuật tính
- GV trình bày cách đặt tính và cách thực hiện phép tính( như SGK). 
 1,2 + Đặt tính rồi thực hiện phép tính như đối với số tự nhiên
 3 + Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu 
3,6m phẩy tách ở tích 1 chữ số kể từ phải sang trái.
? Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai phép tính nhân trên( 12 x 3 và 1,2 3)
? Ta tách phần thập phân ở tích như thế nào. Em có nhận xét gì về số chữ số ở phần thập phân của thừa số và tích.
? Em hãy nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* Ví dụ 2: GV nêu yêu cầu ví dụ 2: 0,46 12
- HS thực hiện và nêu cách tính
*Ghi nhớ.
- Qua hai ví dụ trên em nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
HS làm bài tập 1,3 SGK. KK HS hoàn thành các bài còn lại. 
Bài 1: HS lần lượt thực hiện các phép nhân cho trong bài. Gọi 1 HS đọc kết quả.
Bài 2: Khuyến khích HS làm hoàn thành tại lớp.
- HS tính các phép tính nêu trong bảng. GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm
Bài 3: HS tóm tắt và giải bài toán. Gọi đại diện một nhóm lên bảng chữa bài.
 ĐS : 170,4km
C/Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại quy tắc.
- GV tổng kết tiết học.
- HS hoàn thành BT ở VBT toán
____________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu
- Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện và những tồn tại cần khắc phục trong tuần qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
II/Chuẩn bị ; 
- Giáo viên: Danh sách học sinh được tuyên dương, phê bình.
- Học sinh: Các tổ trưởng, lớp trưởng chuẩn bị sổ theo dõi báo cáo.
III/Các hoạt động dạy học
1/ Ổn định: 
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi
2/ Đánh giá hoạt động tuần qua:
- Ban cán sự lớp điều hành đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Các tổ trưởng lần lượt đánh giá hoạt động của tổ, của các bạn trong tuần.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của các tổ, nhận xét cụ thể các hoạt động của lớp trong tuần, đọc điểm đạt được của các tổ.
3/ GV đánh giá chung :
*Ưu điểm: 
- Nề nếp: HS đi học đúng giờ, không có hiện tượng chậm học và bỏ học; thực hiện tốt nội quy nhà trường; chấp hành nghiêm túc quy định đội. Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc. 
- Học tập: Đa số học sinh tích cực chủ động tìm hiểu bài, chăm phát biểu xây dựng bài và về nhà tự học nhiều hơn, chữ viết tiến bộ.
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ. Tuyên dương lớp phó phụ trách lao động vệ sinh bước đầu đã biết hướng dẫn, nhắc nhở các bạn làm việc rất tích cực.
- Tuyên dương Ban cán sự lớp và các tổ trưởng và làm việc rất tích cực đã giúp đỡ bạn cùng tiến. Đã có kế hoạch cụ thể như kiểm tra bai tập ở nhà trong giờ sinh hoạt 15 phút, tập được abi fhats về thầy cô
*Tồn tại: Hiện tượng vệ sinh lớp học thỉnh thoảng có giấy lôn là chưa triệt để; Khu vực vệ sinh chung hôm thứ hai chưa kịp thời. Còn có một số bạn chưa tích cực trong vai trò nhóm trưởng chưa. Hiện tượng quên đồ dùng học tập, quên mũ ca lô, khăn quàng đỏ vẫn còn nhưu Đăng anh, Bảo Bảo. Một số bạn còn tiếp thu chưa kịp thời như Danh, ánh, Dung cần cố gắng hơn.
4/ Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục duy trì sĩ số , nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Các tổ khắc phục những tồn tại mà tổ của mình đang mắc phải. Tổ trưởng tập trung vào điều hành hoạt động đưa tổ mình kịp tiến độ của lớp.
-Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT, TKB tuần tới
- Tiếp tục ổn định và duy trì nề nếp học tập và sinh hoạt.
- Tăng cường giữ gìn sách vở sạch đẹp và ý thức tự học.
- Tham gia tích cực phong trào do liên đội đề ra.
- Hướng dẫn HS viết chữ đẹp
- Động viên học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp
5/ Ban văn nghệ Tổ chức thi hát và đọc thơ về chủ đề thầy cô
- GV tham gia hát cùng các em bài Người thầy thầm lặng
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 2018
KHOA HỌC
Ôn tập: Con người với sức khỏe (tiếp)
I / Mục tiêu :
 Ôn tập kiến thức về:
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/ AIDS.
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II/Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy vẽ sơ đồ tuổi dậy thì của con trai và con gái.
B/Dạy bài mới:
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Ôn tập cách phòng tránh một số bệnh.
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 5
- Nhóm trưởng bốc thăm lựa chọ một trong các bệnh đã học để vẽ sơ đồ cách phòng chống bệnh đó.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:
+ Cách phòng tránh bệnh sốt rét.
+ Cách phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Cách phòng chống bệnh viêm não.
+ Cách phòng chống bệnh HIV/ AIDS
- Lần lượt các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 2: làm việc nhóm
- Mỗi nhóm chọn một nội dung đã học và cùng nhau vẽ một bức tranh tuyên truyền về nội dung đó
- Các nhóm báo cáo và GV đánh giá kết quả
C/Củng cố, dặn dò
- Khi gặp người bị nhiểm HSV/IADS ta cần có thái độ như thế nào?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tre, mây, song.
ĐẠO ĐỨC 
Thực hành giữa học kì 1
I/ Mục tiêu. Giúp HS :
- Củng cố một số kiến thức đã học về môn Đạo đức trong 5 bài vừa qua.
- Giải quyết một số tình huống có liên quan đến những kiến thức đã học
II/Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1: Ôn những kiến thức đã học.
 - Nêu tên những bài đạo đức đã học từ đầu năm lại nay?
- Nêu phần ghi nhớ của các bài Đạo đức đã học
Hoạt đông 2: Giải quyết một số tình huống
Tình huống 1: Em mượn quyển sách của bạn không may bị mất, em sẽ giải quyết thế nào ?
 * Tình huống 2: Gặp một bài toán khó, cố giải mãi mà không được em sẽ làm thế nào ?
* Tình huống 3 : Khi ông, bà ốm đau em phải làm gì ?
* Tình huống 4: Bạn em nhà nghèo không có tiền để mua sách vở học, em sẽ làm gì?
- HS thảo luận theo nhóm làm vào phiếu giao việc lần lượt từng tình huống .
* Hoạt động 3:
- Qua các tiết học các em đã học. Các em đã học được những gì?
- Và những tình huống chúng ta đã được nêu ra, chúng ta vận dụng vào cuộc sống hành ngày với gia đình những gì em cần làm và trách nhiệm của mình.
KĨ THUẬT 
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I.Mục tiêu :
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình. 
II/Chuẩn bị:
- GV: Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung Sgk. Một số bát đũa và dụng cụ rửa bát. 
III/Các hoạt động
A/Bài cũ :
- Hs kể lại tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống
B/Bài mới :
Hoạt động 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:
-? Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng.
-? Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. Nếu dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch thì sẽ như thế nào.
-G tóm tắt ND chính của HĐ 1
- Mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- So sánh cách rửa bát ở gia đình và cách rửa bát trình bày trong Sgk.
- GV NX và HD HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo ND Sgk-tr 44.
- Nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn.
- Theo em những dụng cụ dính mỡ có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau.
- GV cho HS thực hiện vài thao tác minh hoạ để H hiểu rõ hơn cách thực hiện.
- HD HS về nhà giúp đỡ gia đình.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- ? Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong .
- ? Gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào.
- H trả lời câu hỏi, G đánh giá kết quả học tập.
C/Nhận xét-dặn dò:
- G nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- H/d HS xem lại các bài đã học trong chương và chuẩn bị dụng cụ vật liệu để giơ sau học bài :" Cắt, khâu, thêu tự chọn ".
_______________________________________
Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2018
KHOA HỌC
Tre, mây, song
I/Mục tiêu:Giúp HS.:
- Kể được tên một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của mây, tre, song.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. 
II/Đồ dùng:
- Cây mây, tre, song thật hoặc bằng tranh, ảnh.
- Hình minh họa trong SGK.
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ:
- Nhận xét bài kiểm tra của HS.
- Phần hai của chương trình khoa học có tên là gì?
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
* Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn.
- Cho HS quan sát vật thật, tranh, ảnh về tre, mây, song.
- Đây là loại cây gì? Hãy nói những điều em biết về loại cây này?
- Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, mây, song.
- HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu về đặc điểm của từng loại cây.GV ghi nhanh vào bảng tóm tắt.
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Ứng dụng
Hoạt động 1: Làm việc cả lớ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_5_tuan_12_nam_hoc_2018_2019.doc