Giáo án tổng hợp Đạo đức, Âm nhạc và Mĩ thuật Lớp 3 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Đào
Mĩ thuật
Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu.
b) Kỹ năng:
- Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng.
c) Thái độ:
- Hs yêu thích những bức tranh đẹp.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh có màu đẹp của thiếu nhi về đề tài lễ hội .
một số bài của Hs các lớp trước.
* HS: Bút chì , màu vẽ, tẩy, bút dạ.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ:Vẽ chân dung.
- Gv gọi 2 Hs lên vẽ lại chân dung một người thân .
- Gv nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề:
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động.
Đạo đức Chia sẻ niềm vui cùng bạn (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Bạn là người thân thiết cùng chơi, cùng học, cùng lao động với các em nên các bạn cần chúc mừng khi có chuyện vui, an ủi, động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết. Kỹ năng: Thực hiện hành vi cử chỉ chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể. Thái độ: - Quý trọng những ai biết chia sẻ vui buồn cùng bạn và phê phán những ai thờ ơ, không quan tâm đến bạn bè. II/ Chuẩn bị: * GV: Các tình huống. Nội dung câu chuyện “ Niềm vui trong nắng thu vàng” . * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Gọi 3 Hs giải quyết tình huống ghi đúng hoặc sai. Giải thích. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Xử lý tình huống. - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xử lý các tình huống thông qua bài học. - Gv chia lớp thành các nhóm yêu cầu Hs thảo luận. Tình huống : Lớp Nam mới nhận thêm một bạn Hs mới. Bạn bị dị tật ở chân rất khó khăn trong các hoạt động ở lớp. Các bạn và Nam phải làm gì với người bạm mới? - Gv nhận xét câu trả lời và đưa ra kết luận. => Dù bạn mới đến nhưng bạn đã học chung với lớp chúng ta. Bạn sẽ trở thành người thân thiết . khi bị dị tật , bạn đạ chụi thiệt thòi hơn các bạn khác, bạn đã rất buồn, vì vậy chúng ta cần an ủi, quan tâm giúp đỡ bạn. * Hoạt động 2: Thảo luận cặp đôi. - Mục tiêu: Giúp Hs phát biểu những ý kiến của mình. - Gv chia lớp thành 2 dãy. Yêu cầu mỗi dãy từng đôi thảo luận về một nội dung. + Dãy 1: Hãy tưởng tượng em được biết tin mình thi Hs giỏi được giải nhất, bạn bè trong lớp chúc mừng em. Khi ấy em sẽ có cảm giác như thế nào? + Dãy 2: Hãy hình dung mẹ em bị ốm, phải vào viện. Các bạn vào viện thăm mẹ và động viên em. Em có cảm giác thế nào? - Gv nhận xét, chốt lại: => Bạn bè là người thân thiết, luôn gần gủi bên ta. Bởi vậy khi bạn có chuyện vui hay buồn, ta nên an ủi, động viên hoặc chia sẻ niềm vui với bạn. Có như thế tình bạn chúng ta mới gắn bó và thân thiết. * Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện “ Niềm vui trong nắng thu vàng”. - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học qua câu chuyện. - Gv kể câu chuyện. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo 2 câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của Hiền và các bạn trong lớp? Vì sao? + Theo em khi nhận được sách Liên có cảm giác như thế nào? - Gv nhận xét, chốt lại: => Bạn bè trong lớp cần giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Có như thế mới giúp các bạn cùng nhau tiến bộ, học tốt hơn. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Các nhóm nhận xét bổ sung câu trả lời. Hs lắng nghe. PP: Thảo luận. Hs thảo luận từng nhóm đôi. Hs khác bổ sung theo suy nghỉ của mình. 1 –2 Hs nhắc lại. PP: Kiểm tra, đánh giá. Một Hs đọc lại. Hs trả lời. Cả lớp nhận xét. 1- 2 Hs nhắc lại. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2). Nhận xét bài học. Mĩ thuật Vẽ trang trí : Vẽ màu vào hình có sẵn I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs hiểu biết hơn về cách sử dụng màu. Kỹ năng: Vẽ được màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng. Thái độ: - Hs yêu thích những bức tranh đẹp. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh có màu đẹp của thiếu nhi về đề tài lễ hội . một số bài của Hs các lớp trước. * HS: Bút chì , màu vẽ, tẩy, bút dạ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Vẽ chân dung. - Gv gọi 2 Hs lên vẽ lại chân dung một người thân . - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát và hiểu nội dung bức tranh. - Gv giới thiệu bức tranh múa rồng và gợi ý: + Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hoặc ban đêm. + Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm khác nhau: . Cảnh vật ban ngày rõ ràng, tươi sáng. . Cảnh vật ban đêm dưới ánh sáng đèn, ánh lửa thì màu sắc huyền ảo, lung linh. - Gv gợi ý để Hs nhận ra các hình vẽ: con rồng, người và các hình ảnh khác nh7 vây, vẩy trên mình con rồng * Hoạt động 2: Cách vẽ màu. - Mục tiêu: Giúp Hs lưạ chọm màu để vẽ vào hình. - Gv hướng dẫn cho Hs cách vẽ màu. + Tìm màu vẽ con rồng, người, cây + Tìm màu nền. + Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hòa, tạo nên vẽ đẹp toàn bộ bức tranh. + Vẽ màu cần có đậm nhạt. * Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu: Hs tô màu được hoàn chỉnh một bức tranh. - Gv yêu cầu Hs vẽ màu vào bức tranh. - Gv quan sát Hs làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - Gv khuyến khích Hs sử dụng màu theo cảm nhận của mình. * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs. - Gv chia lớp thành 2 nhóm : - Sau đó Gv cho Hs thi đua vẽ màu vào các bức tranh. - Gv nhận xét khen một số bài vẽ đẹp của Hs. PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, lắng nghe. Hs quan sát. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành. Hs vẽ màu vào bức tranh. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hai nhóm thi với nhau. Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Xem tranh tĩnh vật. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm Hát nhạc. Tiết 9 Ôn tập 3 bài hát : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Thuộc ba bài hát, hát đúng nhạc và lời. Kỹ năng: Biết hát kết hợp gõ đệm theo 1 trong 3 kiểu: đệm theo phách, đệm theo nhịp, đệm theo tiết tấu lời ca. Thái độ: Tập biểu diễn các bài hát. II/ Chuẩn bị: * GV: Thuộc các bài hát . Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Ôn tập bài gà gáy. - Gv gọi 3 Hs lên hát lại 3 bài hát: bài Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy. Mỗi em hát một bài. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Ôn tập bài Bài ca đi. - Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập lại bài hát Bài ca đi học. - Gv cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo lần lượt theo 3 kiểu: đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. - Gv cho Hs hát kết hợp với vài động tác phụ họa. - Gv cho Hs nghe băng bài hát: Bài ca đi học. - Gv từng nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Ôn tập bài Đếm sao. - Mục tiêu: Giúp Hs ôn tập lại bài hát Đếm sao. - Gv cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾. - Sau đó Gv cho Hs chơi trò chơi kết hợp bài hát. + Khi đếm 1: Từng người tự vỗ tay một cái. + Khi đếm 2 – 3 : Hai bạn cùng giơ tay phải, vỗ nhè cái vào lòng bàn tay phải của người đối diện. Sau đó đếm 1 : Từng người vỗ tay một cái, đếm 2- 3 thì giơ tay trái vỗ nhẹ 2 cái vào lòng bàn tay trái người đối diện. - Gv chia thành 2 đội: một đội hát, một đội thực hiện trò chơi, sau đó đổi bên. * Hoạt động 3: Ôn bài Gà gáy. - Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại bài gà gáy. - Gv chia lớp thành 3 nhóm. Cho Hs hát theo kiểu nối tiếp + Nhóm 1 : hát câu thứ 1. + Nhóm 2: Hát câu thứ 2. + Nhóm 3: Hát câu thứ 3 + Cả 3 nhóm cùng hát câu thứ 4. - Gv cho Hs vừa hát vừa gõ đệm theo phách. - Gv nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành. Hs vừa hát vừa gõ đệm. Hs hát kèm theo động tác múa phụ họa. Từng nhóm lên biểu diễn. PP: Luyện tập, thực hành. Hs hát kết hợp với gõ đệm. Hs chý ý lắng nghe. Hs thực hành hát kết hợp chơi trò chơi. PP: Luyện tập, thực hành. Từng nhóm hát Hs nhận xét. 5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Bài Lớp chúng ta đoàn kết. Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- dduc.hat,mthaut 9.doc