Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc đúng và diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của rừng; tình yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

- GDHS tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

II. ĐỒ DÙNG : Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ : Đọc và nêu nội dung bài : “Tiếng đàn sông Đà”

- HS, GV nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới :

a, Giới thiệu bài: Trực tiếp

HĐ1: Luyện đọc:

- Một em đọc toàn bài + cả lớp đọc thầm.

- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài học - Cả lớp quan sát bức tranh .

- HS đọc nối tiếp 3em - 3đoạn ( 2 lượt )

- GV nhận xét sửa những lỗi sai.

- Giải nghĩa một số từ khó trong bài: lúp xúp, ấm tích, khộp

- HS luyện đọc lại những từ khó.

- HS luyện đọc theo cặp .

- 1 em đọc toàn bài .

- GV đọc mẫu toàn bài, HS nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ2:Tìm hiểu bài:

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: = 16 = 16,5
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- HS đối chiếu chữa bài. GVchữa, chốt bài làm đúng và hệ thống kiến thức liên quan.
* Nêu cách chuyển các phân số thập phân thành số thập phân ?
Bài 3: Chuyển các số thập phân thành phân số thập phân: 
a, 0,4 = ; 0, 78 = ; 0,034 =
b, 0,2 = ; 0,07 = ; 0,008 =
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm. GVchữa, chốt bài làm đúng.
Bài 4: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau ( đều có ba chữ số).
a, 17,425 ; 12,1 ; 0,91
b, 38,4 ; 50,02 ; 10,067
- HS đọc bài. HS tự làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét. Củng cố về số thập phân bằng nhau.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống nội dung vừa ôn.
- GV nhận xét tiết hoc. Chuẩn bị bài sau.
tiếng việt*
Ôn tvc: MRVT Thiên nhiên
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố cho HS hệ thống hoá vốn từ về chủ đề thiên nhiên.
- HS biết sử dụng từ trong chủ đề để đặt câu, viết đoạn văn. Vận dụng làm tốt các bài tập, trình bày bài khoa học.
- HS có ý thức học tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu nghĩa của từ Thiên nhiên?
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Thực hành..
Bài 1: Tìm các từ đồng nghĩa với: 
 a. Từ ngữ miêu tả không gian b. Từ ngữ miêu tả sóng nước
 - Tả chiều rộng: mênh mông:... - Tả tiếng sóng: ì ầm:.
 - Tả chiều dài: thăm thẳm: - Tả làn sóng nhẹ lăn tăn:....
 - Tả chiều cao: chót vót :... - Tả đợt sóng mạnh cuồn cuộn:.....
 - Tả chiều sâu: hun hút :...
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ theo nhóm. Có thể dùng từ điển để tìm từ.
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
- HS đọc lại các từ đã tìm.
Bài 2: Đặt câu với các từ vừa tìm được ở bài tập 1.
- HS làm bài vào vở, mỗi nhóm từ đặt 1câu.
- HS tiếp nối đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, sửa cách dùng từ đặt câu.
 Bài 3: Viết một đoạn văn 4- 5 câu có sử dụng một số từ ở bài 1 tả về cảnh đẹp của quê 
hương em.
- HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
- 2 HS viết đoạn văn vào giấy khổ to, HS cả lớp viết vào vở.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm.
- 2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp nhận xét 
- GV ổ chức chấm chữa, nhận xét, khen ngợi các em học tập tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Luyện viết
Bài 8: cây rơm
I. mục đích, yêu cầu
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Nắm được nội dung bài viết Cây rơm. 
- Học sinh viết, trình bày đúng bài Cây rơm. Chữ viết rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ.
- Học sinh có ý thức tự rèn chữ viết, rèn tư thế ngồi viết.
II. đồ dùng : Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới.	
a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- Học sinh đọc bài viết: Cây rơm (2, 3 lần) 
? Em hãy nêu nội dung của bài? 
 + Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài.
 + Học sinh nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
 + Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- GV nhận xét chung và hướng dẫn thêm các em HS.
Hoạt động 2: Học sinh luyện viết.
 + Học sinh viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ các em trong khi viết.
 + Học sinh viết nhanh, đẹp có thể viết cả hai kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
 + HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV có thể thu một số vở của học sinh đánh giá, nhận xét. Khen ngợi các em viết đúng và trình bày rõ ràng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh đọc bài viết Cây rơm, nêu nội dung bài viết?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về luyện chữ cho đẹp 
Ngày soạn: 5 / 10 / 2016
Ngày dạy : Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
	 	TậP ĐọC
Trước cổng trời
I. Mục đích yêu cầu
- HS đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao.
- HS hiểu ND : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. Trả lời câu hỏi 1, 3, 4.
- HS yêu thiên nhiên, đất nước .
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn.
III. Các Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ : Đọc và nêu nội dung bài : “Trước cổng trời” 
2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : Trực tiếp	
HĐ 1: Luyện đọc 
- 1 em đọc toàn bài + Cả lớp đọc thầm .
- Giới thiệu tranh minh hoạ trong bài. Cả lớp quan sát tranh trong .
- HS đọc nối tiếp theo đoạn ( Đoạn 1: 4 dòng đầu. Đoạn 2: Tiếp đến hơi khói. Đoạn 3: Phần còn lại .) 
- Nhận xét, thống kê, sửa những lỗi từ các bạn đọc sai . 
- GVgiúp HS hiểu nghiã các từ khó : nguyên sơ, ráng chiều, sương giá . 
- Vài em đọc lại những từ khó .
- HS luyện đọc theo cặp . 
- 1 em đọc toàn bài, nêu giọng đọc .
- GVđọc diễn cảm toàn bài .
 HĐ2:Tìm hiểu bài 
- HS đọc lướt toàn bài .
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK tr 81. –HS thảo luận, trả lời. HS nhận xét, bổ sung.
( Câu 1:Vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá. Câu 3: Hình ảnh đứng ở cổng trời ..
Câu 4:Bởi có hình ảnh của con người ..)
- GVnhận xét, chốt ý đúng .
- HS n êu nội dung bài ? GV chốt : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
HĐ3: Luyện đọc HTL
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 2 bài thơ từ “nhìn xa hơi khói”.
–1 em đọc diễn cảm đoạn 2.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp .
- Thi đọc diễn cảm đọạn 2. Thi đọc thuộc lòng đoạn 2.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong tiết học.
3. Củng cố dặn dò : 
- HS nêu lại nội dung bài. Thiên nhiên đem lại cho con người những gì?
- GV nhận xét giờ học. 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I. Mục Đích yêu cầu :
- HS hiểu nghĩa của từ thiên nhiên; nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2).
- HS tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với mỗi từ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- HS thêm yêu thiên nhiên 
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học :
1.Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại BT4 của tiết LTVC trước. 
2.Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu tiết học
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài tập 1: HS đọc bài tập 1. Thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện nhóm nêu ý kiến. 
- HS nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, đưa câu hỏi liên hệ.
Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập 
- HS giải thích các thành ngữ, tục ngữ. GV chốt nội dung và liên hệ thực tế.
- HS làm bài vào vở bài tập 
- Một HS lên bảng gạch chân dưới các TN.
- GV nhận xét, chữa bài, hệ thống nội dung bài; Các từ chỉ sự vật, hiện tượng .
? Nêu nội dung của câu TN em vừa tìm hiểu?
Bài tập 3 : HS nêu yêu cầu của BT 3.
- HS TB làm ý a, b, c. HS làm nhanh làm thêm ý d .
- HS làm bài lên bảng . 
- HS đọc câu mình đặt với từ vừa tìm được .
- HDHS nhận xét, chốt kết quả đúng.
-GV đánh giá, đưa thêm một số từ .
Bài tập 4: Cách thực hiện tương tự BT3 (yêu cầu HS tìm từ ngữ và đặt câu ).
- HDHS nhận xét, chốt kết quả đúng.
- GV nhận xét chung và khen ngợi các em làm tốt, tích cực, trình bày bài khoa học,
 rõ ràng.
3. Củng cố dặn dò : 
- HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ đề . 
- GV nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Toán
 Tiết 38 : Luyện tập
I. Mục đích – yêu cầu
- Củng cố cho HS :So sánh hai STP; sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- HS làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân. Vận dụng làm đúng, nhanh các bài tập liên quan.
- HS có ý thức học tập tốt
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp
b, Thực hành:
Bài 1: HS nêu nội dung bài
- Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- HS làm việc cá nhân.
- Đổi vở kiểm tra chéo. GV hệ thống kiến thức của bài về cách so sánh hai số thập phân.
Bài 2 :HS nêu nội dung bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng.
- Lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét đánh giá, hệ thống kiến thức của bài cách sắp thứ tự các số từ bé đến lớn. 
Bài3 :Tổ chức HS làm bài 3. 
- HS làm bài cá nhân. Một HS lên bảng.
- Nhận xét đánh giá,hệ thống kiến thức của bài. 
- GV lưu ý HS cách trình bày.
Bài 4 : HS nêu nội dung bài
- Giúp HS nắm chắc yêu cầu của đề.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi và làm .
 a) x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
GV nhận xét đánh giá, hệ thống kiến thức của bài. Khen ngợi các em làm đúng, trình bày sạch sẽ, khoa học.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét đánh giá giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
 Địa lí 
 Bài 8: Dân số nước ta
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết: Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số nước ta. Biết nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
- Nêu được tác động của dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
II. Đồ dùng: Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm địa hình, khí hậu của nước ta? HS có thể giải thích thêm một số đặc điểm khí hậu của nước ta.
- HS nêu, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích - yêu cầu của tiết học.
b. HD học sinh tìm hiểu bài:
1) Dân số:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- B1: HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam á năm 2004 và trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
- B2: HS trình bày kết quả, 
- HS. GV nhận xét bổ sung, đưa ra kết luận.
2) Gia tăng dân số:
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- B1: HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- B2: HS trình bày kết quả, 
- HS trả lời trước lớp, nhận xét.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và đưa ra kết luận.	
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm đôi
- B1: HS dựa vào tranh ảnh và vồn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
- B2: HS trình bày kết quả, 
- GV tổng hợp và kết luận: Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con. Nếu thu nhập của bố mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn, không đủ chất dinh dưỡng .... HS khác nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dân số tăng nhanh gây ra những khó khăn gì?
- 3, 4 HS đọc nội dung chính của bài. Nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 6/ 10/ 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 13 tháng 10 năm 2016
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- HS lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- HS dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của địa phương theo yêu cầu..
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:- Một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
- Bút dạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại đoạn văn tả cảnh sông nước. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b, Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu. HS khác đọc thầm.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”; Nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian, tham khảo bài “Hoàng hôn trên sông Hương”
- HS làm vào nháp, một vài HS làm ra bảng phụ.
- Một số HS trình bày, Cả lớp và GV nhận xét, sửa trên bảng phụ.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn.
+ Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- GV nhận xét, đánh giá một số đoạn văn HS viết hay, giàu hình ảnh
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. 
3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
 Tiết 39: Luyện tập chung
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS biết: Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số thập phân.
- Vận dụng các tính chất để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS làm các bài tập 1, 2, 3. HS làm xong làm BT 4.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách so sánh hai số thập phân?
- HS cả lớp so sánh : 23,09 19,84. Gọi HS giải thích vì sao em điền dấu đó?
-GV hệ thống kiến thức liên quan.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b, Thực hành.
Bài 1 (43):
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc mẫu.
- HS đọc theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc. Cả lớp nhận xét, GV chốt nội dung học: Cách đọc số thập phân.
Bài 2 (43):1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. 
- HS làm bài vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét, hệ thống nội dung bài.
Bài 3 (43):1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm việc cá nhân; chữa bài trên bảng
- Cả lớp cùng chữa bài: 41,358; 41,853; 42,358; 42,538.
- GV hệ thống nội dung bài tập.
Bài 4: HS đọc yêu cầu.( Tính bằng cách thuận tiện nhất)
- HS làm nhanh làm bài. 
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống nội dung bài: Cách tính thuận tiện nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố nội dung bài: Nêu cấu tạo của số thập phân? Nêu cách so sánh các số thạp phân?
- Nhắc HS về học kĩ lại cách đoc, viết, so sánh số thập phân.
- GV nhận xét giờ học.
luyện từ và câu
 Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục đích - yêu cầu:
- Giúp HS: Phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều trong số các từ nêu ở BT1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3). HS biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt một câu với từ miêu tả tiếng sóng nước. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
Bài 1:1 HS nêu yêu cầu.
- HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
- HS trao đổi theo cặp.
- GV giúp đỡ nhóm có HS gặp khó.
- Một số học sinh trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, gọi HS trình bày, GV- HS nhận xét bổ sung.
- a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa.. Từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
- b) Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
 Bài 3: GV nêu yêu cầu của BT, nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân vào vở .
VD: a) Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
 Hàng Việt Nam chất lượng cao.
 b) Thúng thóc này nặng 25 kg.
 Anh ấy bị bệnh nặng.
 c) Cây mía này ăn rất ngọt.
 Cu cậu ưa nói ngọt.
 Tiếng đàn nghe thật ngọt.
- HS lên trình bày kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống nội dung bài. GV khen ngợi HS học tốt .
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán*
 luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về cách đọc, viết số thập phân, so sách số thập phân.
- HS nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết, cách so sánh số thập phân. Vận dụng làm tốt các bài tập liên quan.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi học bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở của học sinh.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Thực hành:
Bài 1: Đọc các hỗn số và số thập phân sau:
a) ; 
b) 13,25 ; 31,105 ; 10,03
+ Gọi học sinh đọc miệng. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
a) Viết các hỗn số sau:
- Mười và một phần năm.
- Ba mươi và hai phần mười.
- Bốn trăm ba mươi và ba phần nghìn.
b) Viết số thập phân có:
- Mười ba đơn vị, bốn phần nghìn
- Ba trăm linh hai đơn vị, bảy phần trăm.
- Bảy trăm linh ba phần nghìn.
+ HS tự làm bài, một học sinh lên bảng chữa bài. 
- GV. HS nhận xét, bổ sung
Bài 3: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 53,87 ; 52,001 ; 53,789 ; 51,999
+ HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Viết 5 giá trị thích hợp của x, sao cho:
a) 1 < x < 2	b) 10,1 < x < 10,2
+ HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài .GV, HS nhận xét, bổ sung
a) 1,0 < x < 2,0 nên ta có thể chọn x = 1,1; 1,2; 1,3 ; 1,4 ; 1,5 ....
b) 10,10 < x < 10,20 nên ta có thể chọn x = 10,11; 10,12; 10,13; 10,14; ...
 Bài 5: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) b) c) 
+ HS rút gọn, rồi tính. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, GV- HS nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa ôn tập. GV củng cố kiến thức ôn tập.
- GV nhận xét tiết học.	
Tiếng việt*
Ôn tlv: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố cho HS kĩ năng viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài cho bài văn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Thực hành theo lối mở bài gián tiếp, kết bài theo lối mở rộng.
- Rèn kĩ năng viết câu dựng đoạn văn. Viết được bài văn theo yêu cầu. Bài viết đúng, trình bày rõ ràng.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho HS, ý thức tìm tòi vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là mở bài gián tiếp ? Kết bài theo lối mở rộng ?
- GV hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- HS đọc đề bài: Em hãy tả một đêm trăng trung thu ở quê em.
- Bài yêu cầu gì? 
- Cảnh đêm trung thu ở quê hương em là gì ?
- Em chọn cảnh nào để miêu tả ?
- Phần mở bài nêu những gì ?
- Mở bài theo cách nào để sinh động, hấp dẫn ?
- Phần thân bài: miêu tả cảnh đẹp gì của cảnh đêm trung thu.
- Sử dụng những giác quan nào ? Liên tưởng ra sao ?
- Kết bài theo cách nào ? Nêu yêu cầu gì ?
* GV giúp HS nắm chắc cách viết bài văn.
Hoạt động 2: Thực hành viết bài. 
( Khuyến khích HS viết có nhiều hình ảnh sáng tạo)
- HS viết bài. GV bao quát chung và giúp đỡ một số em để các em hoàn thành bài viết theo yêu cầu.
- HS đọc, nhận xét. 
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS làm tốt.
- GV chốt các ý chính về cảnh đem trăng trung thu và nhắc nhở HS phải có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua đó có những hành động thiết thức để góp phần bảo vệ môi trường.
3. Củng cố, dặn dò: 
 Cảnh đêm trăng trung thu các bạn miêu tả có gì đẹp ?
- GV nhận xét tiết học.Tuyên dương những HS tích cực, làm bài tốt. 
Ngày soạn : 6/ 10/ 2016
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2016
TậP LàM VĂN
Luyện tập tả cảnh 
( Dựng đoạn mở bài, kết bài )
I. MụC đích – yêu cầu :
- HS nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, gián tiếp(BT1) .
- HS phân biệt được hai cách kết bài: mở rộng và không mở rộng; viết được đoạn mở bài gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ cho HS.
II. Đồ DùNG .
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC.
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn HS luyện tập. 
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài ( trực tiếp , gián tiếp ) :
+ Mở bài trực tiếp : kể ngay vào việc ( bài văn kể chuyện ) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả ( bài văn miêu tả ).
+ Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào chuyện ( hoặc đối tượng ) định kể ( hoặc tả ) .
- HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét .
Bài tập 2 : HS nêu nội dung yêu cầu.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài ( mở rộng , không mở rộng ).
- HS đọc thầm 2 đoạn văn , nêu nhận xét 2 cách kết bài .

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc