Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 - Trần Thị Huyền
A/ Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài .
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm. thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch
2. Hiểu các từ ngữ trong truyện: Tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẻ mặt .
3. GDHS học tập thái độ điềm đạm, thông minh của cụ già .
B/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
C/Các PP & KT dạy học:
- Trao đổi, thảo luận.
- Động não /Tự bộc lộ.
D/ Các hoạt động dạy – học:
TUẤN 6 Ngày soạn: 27/09/2019 Ngày dạy:T2/ 30/10/2019 Tập đọc – Tiết: 11 Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Theo: Những mẫu chuyện lịch sử thế giới A/ Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài . - Đọc đúng các tiếng phiên âm, các số liệu thống kê. - Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ thông tin về số liệu . 2. Hiểu được nội dung chính của bài : Vạch trần sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc . Ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi. 3. GDHS: Có tinh thần đoàn kết giữa các nước trên thế giới . B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về nạn phân biệt chủng tộc . - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn khó đọc . C/Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I/ Ổn định tổ chức : II/ Kiểm tra bài cũ : H: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của Đế quốc Mĩ? H: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng : “Cha đi vui” ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. 1/ 4/ - Hát TT -Vì hành động của đế quốc Mĩ là hành động phi nghĩa, vô cùng tàn bạo. Chúng bắn phá, huỷ diệt đất nước và con người VN . -Vì chú muốn động viên vợ con bớt đau buồn, bởi chú đã ra đi thanh thản tự nguyện. Chú hi sinh vì lẽ phải, vì hạnh phúc của con người. II) Bài mới: 1) Giới thiệu bài:A-pác-thai là tên gọi chế độ phân biệt chủng tộc ớ Nam Phi. Sự bất bình người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ kết quả ra sao? Để biết được điều đó thầy mời các em theo dõi bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai” 2) Luyện đọc: -HĐ1: Gọi 1HS khá (giỏi) đọc toàn bài . -HĐ2:Cho HS đọc đoạn nối tiếp. -GV chia đoạn : 3 đoạn. -Cho HS đọc đoạn nối tiếp. -Luyện đọc từ ngữ khó : a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la. -HĐ3: Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ . -HĐ4: GV đọc toàn bài một lượt. 3) Tìm hiểu bài: * Đoạn1: Cho HS đọc thành tiếng + Đọc thầm. H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? *Đoạn2: HS đọc thành tiếng + đọc thầm H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? *Đoạn3: Cho 1 HS đọc . H: Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ? -GV cho HS quan sát ảnh vị Tổng thống. 4) Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn cách đọc . -G V đưa bảng phụ lên hướng dẫn cách đọc. 1/ 10/ 12/ 8/ -HS lắng nghe . -Cả lớp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần) -2 HS đọc các từ khó . -2HS đọc chú giải . -HS lắng nghe . -1HS đọc to, cả lớp đọc thầm -Người da đen bị đối xử một cách bất công. Người da trẳng chiếm 8/10 đất trồng trọt, lượng người da đen chỉ bằng 1/10. Họ phải sống, chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào -1HS đọc to , cả lớp đọc thầm . -Họ đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi . HS đọc đoạn 3 - Ông là một luật sư tên là Nen-xơn Man-đê-la.Ong là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen, da màu ở Nam Phi . -HS luyện đọc đoạn văn. -HS đọc cả bài. IV) Củng cố : H: Bài văn đã ca ngợi điều gì? 3/ -Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam phi. V) Nhận xét, dặn dò: - GVnhận xét tiết học. - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Đọc trước bài “Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” 1/ - HS về chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 27/09/2019 Ngày dạy:T2/ 30/10/2019 Kể chuyện – Tiết: 6 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Không dạy bài này – chuyển Ôn tập kiến thức cũ) A / Mục đích , yêu cầu : 1/ Rèn kĩ năng nói : - HS tìm hiểu và kể lại một số câu chuyện có trong các bài tập đọc ở tiết trước. - Đọc hoặc kể một cách tự nhiên , chân thực . 2 / Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn đọc hoặc kể, nhận xét đúng lời đọc hoặc kể của bạn B/ Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ viết tên các bài tập đọc cần ôn tập. C/ Nội dung của tiết học: 1. Treo bảng phụ ghi tên các bài Tập đọc cần ôn tập: + Một chuyên gia máy xúc + Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai + Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 2. Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm hoặc luyện kể lại nội dung các bài TĐ trên (Nếu đối tượng HS còn yếu thì chỉ cho HS luyện đọc diễn cảm) dưới nhiều hình thức như: + Luyện đọc cá nhân. + Luyện đọc theo cặp + Luyện đọc và thi giữa các tổ D – Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá về chất lượng đọc của cả lớp – GV nêu những ưu – khuyết điểm chính để HS rút kinh nghiệm cho những tiết học sau. - Dặn HS về nhà luyện tập kể lại các câu chuyện trên. Xem và chuẩn bị bài tiếp theo Kể lại câu chuyện “Cây cỏ nước Nam” ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 29/09/2019 Ngày dạy: T3/01/10/2019 Tập đọc – Tiết: 12 Tác phẩm của Si-le và tên phát xít Nguyễn Đình Chinh sưu tầm A/ Mục tiêu: 1. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài . - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên; đọc đoạn đối thoại thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm. thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch 2. Hiểu các từ ngữ trong truyện: Tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẻ mặt . 3. GDHS học tập thái độ điềm đạm, thông minh của cụ già . B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK C/Các PP & KT dạy học: - Trao đổi, thảo luận. - Động não /Tự bộc lộ. D/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I/ Kiểm tra bài cũ : H: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? H:Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. 5/ -Người da đen bị đối xử một cách bất công. Họ phải sống, chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được thưởng một chút tự do, dân chủ nào. -Những người có lương tri, yêu chuộng hoà bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc dã man. II/Bài mới: 1) Giới thiệu bài:Trong tiết tập đọc hôm nay các em sẽ được biết về một sự việc hết sức thú vị: Đó là cuộc đối khẩu giữa một cụ già và tên phát xít . Sự việc xảy ra ở đâu ? Cuộc đối khẩu đó diễn như thế nào? Kết quả ra sao? Thầy mời các em tìm hiểu qua bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít . 2) Luyện đọc: HĐ1: 1 HS khá (giỏi) Đọc cả bài . HĐ2: GV chia đoạn . *Đoạn1: Từ đầu chào ngài. *Đoạn2:Tên sĩ quanđiềm đạm trả lời . *Đoạn3: Còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp -Cho HS luyện đọc những từ ngữ : Si-le ,Pa-ri, Hít-le ,Vin-hem Ten, Oóc –lê-ăng. -HĐ3: GV đọc cả bài . - Cho HS đọc chú giải+ giải nghĩa từ. 3) Tìm hiểu bài: * Đoạn1: Cho hs đọc . H: Câu chuyện xảy ra ở đâu ?Tên phát xít nói gì khi gặp người trên tàu * Đoạn 2: Cho HS đọc . H: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Đức ? H: Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào ? * Đoạn 3:Cho 1HS đọc H: Em hiểu thái độ của cụ già đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ? H: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? 4) Đọc diễn cảm: -GV hướng dẫn cách đọc như ở trên . -GV luyện đọc trên bảng phụ . -GV đọc mẫu đoạn văn lần một 1/ 10/ 12/ 9/ - HS nghe và mở SGK - Cả lớp đọc thầm . - HS dùng bút chì chia đoạn . -HS nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lần ) -HS luyện đọc từ khó . -HS lắng nghe . -2HS đọc chú giải và giải nghĩa từ -1HS đọc -Câu chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp.Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to “Hit-le muôn năm!” - Một em đọc . -1HS TL:-Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức . -Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế -1HS đọc -Các người là bọn kẻ cướp . -Lời đáp của cụ già ngụ ý : Si-le xem các người là kẻ cướp . - Nhiều HS đọc diễn cảm . III/ Củng cố - dặn dò: H: Bài văn nói lên điều gì ? - GV đúc kết ghi nội dung bài. -GV nhận xét tiết học -Các em về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn . -Về đọc trước bài “Những người bạn tốt “ 3/ - Bài văn cho ta thấy tên sĩ quan bị cụ già cho một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay khiến hắn phải bẽ mặt . - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. Ngày soạn: 29/09/2019 Ngày dạy: T3/01/10/2019 Luyện từ và câu – Tiết: 11 Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - hợp tác A/ Mục tiêu: - Mở rộng, hệ thống văn hoá vốn từ, nắm rõ các từ nói lên tình hữu nghị, sự hợp tác giữa người với người; gữa các quốc gia dân tộc. Bước đầu làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, sự hợp tác. - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu. B/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ hoặc phiếu khổ to. C/Các PP & KT dạy học: - Thảo luận nhóm. - Hỏi đáp trước lớp. - Luyện tập/Thực hành. D/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên TL Hoạt động của học sinh I/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể. II/Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra 2 HS. H: Em hãy cho biết: Thế nào là từ đồng âm? Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm. - GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. 1/ 4/ - Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát -2 HS lần lượt lên bảng. +Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm đọc nhưng khác nhau về nghĩa. + HS đặt câu. III/ Bài mới: 1) Giới thiệu bài: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải luôn yêu thương nhau, chia sẻ đùm bọc, hợp tác giúp đỡ nhau. Bài học hôm nay giúp các em mở rộng vốn từ về Hữu nghị- Hợp tác. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng của sự Hữu nghị- Hợp tác. Sự Hữu nghị- Hợp tác sẽ làm cho sức mạnh của con người nhân lên gấp bội. 2) Hướng dẫn HS làm BT: HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 -Cho HS đọc yêu cầu của BT1. -GV giao việc: Bài tập cho một số từ có tiếng hữu. Nhiệm vụ của các em là xếp các từ đó vào 2 nhóm a, b sao cho đúng. -Cho HS làm bài (tra từ điển). -Cho HS trình bày kế quả. GV treo bảng phụ hoặc khổ giấy lớn có kẻ sẵn như sau. GV chốt lại kết quả đúng và ghi vào bảng. ¨Hữu có nghĩa là bạn bè ·hữu nghị (tình cảm thân thiện giữa các nước) ·chiến hữu (bạn chiến đấu) ·thân hữu (bạn bè thân thiết) ·hữu hảo (như hữu nghị) ·bằng hữu (bạn bè) ·bạn hữu (bạn bè thân thiết) ¨Hữu có nghĩa là có ·hữu ích (có ích) ·hữu hiệu (có hiệu quả) ·hữu tình (có tình cảm) ·hữu dụng (dùng được việc) HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2 (cách tiến hành như BT1) ¨Hợp có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn hơn ·hợp tác ; hợp nhất ; hợp lực ¨Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó ·hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4 -Cho HS đọc yêu cầu. -GV giao việc: Bài tập cho 3 thành ngữ. Nhiệm vụ của các em là đặt 3 câu, mỗi câu trong đó có một thành ngữ đã cho. Các em trao đổi theo cặp để hiểu được nội dung của các câu thành ngữ, sau đó mới đặt câu. -Cho HS làm bài + trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại: · Câu Bốn biển một nhà là diễn tả sự đoàn kết, kêu gọi sự đoàn kết rộng rãi, hoặc ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác. · Kề vai sát cánh diễn tả sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng. · Chung lưng đấu cật tương tự như kề vai sát cánh. -GV khen những HS đặt câu hay 1/ 10/ 10/ 10/ - HS nghe và mở SGK -1HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài theo cặp (vào giấy nháp)- tra từ điển. -2 HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. -1HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -Một số HS trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. - HS làm việc cá nhân rồi sau đó lần lược trình bày kết quả IV/ Củng cố - dặn dò: -Cho HS nhắc lại nội dung bài. -Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu thành ngữ. -Chuẩn bị tiết sau “Ôn tập từ đồng âm” 4/ - Vài HS nhắc lại - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 31/09/2019 Ngày dạy:T4/ 02/10/2019 Tập làm văn – Tiết: 11 Luyện tập làm đơn A/ Mục đích yêu cầu : 1. Nhớ được cách trình bày một lá đơn . 2. Biết cách viết 1 lá đơn đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn. *Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng) - Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam. B/ Các PP/KT dạy học: - Phân tích mẫu ; Rèn luyện theo mẫu. - Trao đổi nhóm (tổ) C/ Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn . D/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I / Kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra vở của HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà . - Nhận xét và tuyên dương. II/ Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách 1 lá đơn, biết trình bày ngắn gọn, rõ, đầy đủ nguyện vọng của mình trong đơn . 2 / Hướng dẫn luyện tập: * Bài tập 1 : -Cho HS đọc nội dung bài văn Thần chết mang tên bảy sắc cầu vòng và lần lượt trả lời các câu hỏi SGK. -GV nêu từng câu hỏi. -GV nhận xét, chốt ý đúng . Qua tìm hiểu nội dung bài văn GV gợi ý để hình thành cho HS kỉ năng Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng) * Bài tập 2 : -GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2; đọc chú ý SGK. -GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn mẫu đơn và hướng dẫn HS quan sát . +Hỏi : Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy ? Ta cần viết hoa những chữ nào? -GV lưu ý HS: Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấy rưỡi hoặc gấp 2 lần các chữ trong nội dung lá đơn . -Cho HS viết đơn . -Cho HS nối tiếp nhau đọc đơn . -GV nhận xét bổ sung . -GV nhận xét 1 số lá đơn, nhận xét về kỷ năng viết đơn của HS. III/ Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở . -Quan sát cảnh sông nước và ghi lại những gì đã quan sát được để chuẩn bị học tiết sau 4/ 01/ 27/ 03/ - HS nộp vở để kiểm tra. -HS lắng nghe. -1HS đọc và cả lớp theo dõi SGK. -HS phát biểu ý kiến -Cả lớp nhận xét . -1 HS nêu yêu cầu bài tập 2, cả lớp theo dõi . -HS quan sát mẫu đơn bảng phụ. -Viết giữa trang giấy . -Viết hoa các chữ: Cộng, Xã, Chủ, Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh. (HS sử dung KT Phân tích mẫu; Rèn luyện theo mẫu) -HS làm bài vào vở. (Thông qua viết đơn HS đã hình thành cho mình KN Thể hiện sự cảm thông: chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam) -HS lần lượt đọc đơn, lớp nhận xét -1số học sinh nộp bài chấm . -HS lắng nghe. Ngày soạn: 29/09/2019 Ngày dạy: T4/02/10/2019 Chính tả - Tiết: 6 (Nhớ – viết) Ê - mi - li , con A/Mục đích yêu cầu : - Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê – mi – li , con ... - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ . - Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ . B/ Đồ dùng dạy học : Một số tờ giấy khổ to phô – tô nội dung bài tập 3. C/Các PP & KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Thảo luận nhóm. - Luyện tập/Thực hành. D/ Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng đó. -Nhận xét chung về kiến thức bài cũ, TD. II / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Hôm nay, môt lần nữa các em được gặp lại người công dân Mỹ đã tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua bài viết từ Ê – mi – li, con ôi !đến hết. Sau đó, các em sẽ làm một số bài tập về quy tắc đánh dấu thanh . 2 / Hướng dẫn HS nhớ – viết : -GV cho 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4. -Hỏi : Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn? -GV nhắc: Đây là bài chính tả nhớ-viết, vì vậy các em cần thuộc lòng 2 khổ thơ trên mới có thể viết được . -GV hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai :Oa-sinh –tơn , Ê – mi – li, sáng loà, hoàng hôn . - GV đọc 1 lần khổ thơ 3 và 4. - Cho HS gấp SGK, tự nhớ lại, viết bài. - GV cho HS soát lỗi . - Chấm chữa bài : + GV chọn nhận xét 10 bài của HS. + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm - GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp . 3 / Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài tập 2 :-1 HS nêu yêu cầu của bài tập . -Cho HS làm bài tập cá nhân . -Cho HS trình bày kết quảvà nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ. -GV nhận xét và chốt lại kết quả . * Bài tập 3 : -Cho HS hoạt động nhóm . -Cho HS thi giữa các nhóm . III/ Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt -HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ ở bài tập 3. -Yêu cầu những HS viết sai về viết lại cho đúng. 04/ 01/ 22/ 10/ 02/ -2 HS lên bảng viết suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng trên . -HS lắng nghe. -HS lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ và bổ sung. -HS trả lời: Em rất cảm phục và xúc động trước hành động cao cả đó. -HS viết từ khó trên giấy nháp. -HS lắng nghe. -HS viết bài chính tả. - HS soát lỗi . -2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm. -HS lắng nghe. -1 HS nêu yêu cầu của bài tập, theo dõi SGK. -HS làm bài tập trong vở. -HS nêu miệng kết quả. -HS lắng nghe. -HS hoạt động nhóm . -4 HS đại diện nhóm trình bày. -HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà. ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 01/10/2019 Ngày dạy: T5/03/10/2019 Luyện từ và câu – Tiết: 12 Dùng từ đồng âm để chơi chữ (Không dạy bài này – Chuyển dạy ôn tập về từ đồng âm) A/ Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ đồng âm Biết áp dụng từ đồng âm trong nói viết và hiểu nghĩa của chúng. B/ Đồ dùng dạy học: -Một số câu đố, câu thơ, mẫu chuyện có sử dụng từ đồng âm . -Bảng phụ. -Một số phiếu BT. C/ Tiến trình tiết dạy: - GV trình bày 1 số câu đố, câu thơ, mẫu chuyện có sử dụng từ đồng âm trên bảng phụ. Treo lên trước lớp. - Gọi 1 số em đọc lại. - GV giải thích và gợi ý để HS lần lượt nhận ra các từ đồng âm có trong bài. - GV phát phiếu BT cho HS thảo luận (Ap dụng KT chiếc khăn trải bàn)- lần lượt các nhóm giải thích nghĩa của các từ đồng âm - Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi: Thi đua giữa hai nhóm “Nêu những câu văn, câu thơ có sử dụng từ đồng âm D/– Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá chung về ưu – khuyết điểm của tiết học. - Dặn HS về tiếp tục ôn tập về kiến thức của bài – xem và chuẩn bị bài sau: “Từ nhiều nghĩa” ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 02/10/2019 Ngày dạy: T6/04/10/2019 Tập làm văn – Tiết: 10 Luyện tập tả cảnh A/ Mục đích yêu cầu : - Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảng sông nước - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước cụ thể . B/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm . C/Các PP & KT dạy học: - Hỏi đáp trước lớp. - Thực hành luyện tập. D/ Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV TL Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này : Luyện tập tả cảnh . - Nhận xét và tuyên dương sự chuẩn bị. II/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, dựa trên kết quả quan sát được các em sẽ lập ý miêu tả 1 cảnh sông nước . 2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1 : -Cho HS đọc nội dung bài tập 1 . -GV cho HS : +Đọc 2 đoạn văn a , b. +Dựa vào nội dung từng đoạn, hãy trả lời các câu hỏi về những đoạn văn . -GV treo tranh ảnh cho HS quan sát . -Cho HS làm việc theo cặp . -GV cho HS trình bày kết quả . -GV nhận xét, bổ sung và chốt lại câu trả lời đúng . * Bài tập 2 : -GV cho HS đọc bài tập 2 . -GV : Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về 1 cảnh sông nước, các em hãy lập 1 dàn ý . -Cho HS lập dàn ý . -Cho HS trình bày kết quả . -GV nhận xét và khen nhữnh HS làm dàn ý đúng, bài có nhiều hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảng sông nước . III / Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà hoàn chỉnhlại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước, chép lại vào vở . -Tiết sau luyện tập tả cảnh . 04/ 01/ 12/ 20/ 03/ - Trình bày lên bàn để GV kiểm tra. -HS lắng nghe. - HS đọc nội dung bài tập, lớp theo dõi SGK. -HS quan sát . -HS làm việc theo cặp . -HS phát biểu . -Lớp nhận xét, bổ sung . -1 HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm . -HS lập dàn ý . -1số HS trình bày dàn ý của mình. -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2019_2020_tran.doc