Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021

Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020

Toán

ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG

I.Mục tiêu: HS cần:

- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề- ca - mét vuông, hec - tô - mét vuông.

- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề - ca- mét vuông, héc - tô- mét vuông.

- Biết mối quan hệ giữa đề - ca - mét vuông với mét vuông; đề- ca- mét vuông với héc - tô - mét vuông.

- Biết chuyển đổi số đo diện tích ( trường hợp đơn giản ).

- Làm được BT1, BT2, BT3(a,cột 1)

II.Hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)

- HS làm lại bài tập 3 tiết học trước.

- GV nhận xét và cho điểm.

B. Bài mới. (28 p)

* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông

a. Hình thành biểu tượng về đề- ca- mét vuông.

- GV treo bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK ( Chưa chia

thành các ô vuông nhỏ).

- Tính diện tích hình vuông có cạnh 1 dam?

GV nêu : 1 dam2 là diện tích hình vuông có cạnh 1dam.

Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông.

b. Tìm mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu:

+ 1dam bằng bao nhiêu mét?

+ Hãy chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.

+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét?

+ Sau khi chia thì hình vuông lớn có tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?

+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

+ Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông?

- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.

- GV chốt kiến thức.

* Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông

Tương tự hoạt động 1.

* Hoạt động 3: Luyện tập

- HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK Toán.

(Đối với BT3 chỉ yêu cầu HS làm bài a(cột 1)

- GV theo dõi giúp đỡ HS kém làm bài.

- GV chấm bài và hướng dẫn học sinh chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò: (2 p)

- GV nhận xét tiết học.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 72 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- GV nhận xét chung .
* Hoạt động 2: Luyện tập
- HS làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 2. HS tìm các tiếng chứa uô, ua và rút ra cách đánh dấu thanh
Bài 3.GV giúp HS tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Hướng dẫn HS chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò: (3 p)
- HS nhắc lại cách dấu thanh ở các tiếng chứa uô, ua.
- GV nhận xét tiết học.- Về nhà ôn bài và tìm thêm các tiếng chứa uô/ua
______________________________
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I.Mục tiêu: HS cần:
- Hiểu được nghĩa của từ hoà bình ( BT1 ) ; tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2 )
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, viết đoạn văn nói về cảnh bình yên của một miền quê hoặc thành phố.( BT3 )
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)
- Gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ.
- HS chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: Luyện tập. (28 p)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 – Cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và trình bày bài.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng ( ý b)
Bài tập 2.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bài tập 2.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.Các từ đồng nghĩa với từ hòa bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3.
- HS tự làm bài tập 3. HS chỉ cần viết đoạn văn 5-7 câu không cần viết dài hơn. HS có thể viết cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc của một làng quê khác.
- HS đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét – GV nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (2 p)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
_____________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
____________________________
Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG.
I.Mục tiêu: HS cần đạt:	
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng, bảng đơn vị đo khối lượng.
- Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
- Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
- Làm được BT1,BT2,BT4.
II.Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)
- Chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (27 p)
* Hoạt động 1: Ôn tập kết hợp luyện tập.
Bài tập 1.- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
+ 1kg bằng bao nhiêu hg? 1kg bằng bao nhiêu yến?
- GV yêu cầu HS làm tiếp vào các cột còn lại trong bảng.
+ Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?
Bài tập 2.- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS trình bày bài – HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
VD. 18 yến = 180 kg; 35 tấn = 35000 kg; 2 kg 326 g = 2326 g
Bài tập 3: - GV cho HS khá, giỏi về nhà làm bài
Bài tập 4.- HS tự làm bài.
- Chữa bài.
C.Củng cố, dặn dò: (3 p)
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học.
_______________________________
CHIỀU: ( GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
 ______________________________
Thứ Tư, ngày 21 tháng 10 năm 2020
English:
( Cô Lài dạy)
___________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu: HS cần:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p) 
- 1 HS kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai theo lời một nhân vật trong truyện.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (27 p)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- GV ghi đề bài lên bảng lớp.
- Nêu những từ ngữ trọng tâm của đề bài.
- HS đọc gợi ý trong SGK.
- HS nêu tên chuyện mình sẽ kể. HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể trước lớp cho các bạn cùng nghe.
* Hoạt động 2: Học sinh kể chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm 4.
- HS thi kể chuyện .
- GV nhận xét và khen những HS kể hay và nêu đúng ý nghĩa của chuyện.
C.Củng cố, dặn dò: (3 p)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Đọc trước 2 đề bài của tiết kể chuyện tuần 6.
___________________________
Lịch sử:
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
*Hs NK: 
Biết được vì sao phong trào Đông du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
* Kĩ năng: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài học.
* Định hướng thái độ: Biết ơn và tự hào về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu 
* Định hướng năng lực:
+ Năng lực nhận thức lịch sử: Kể được đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu.
+ Năng lực tìm tòi khám phá lịch sử: Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh hình, kênh chữ,)
+ Năng lực vận dụng kiến thức: -Kể tên những trường học, con đường mang tên Phan Bội Châu.
-Viết 3 – 5 dòng nói về nhà yêu nước Phan Bội Châu .( Có thể cho về nhà viết)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
GV: 	- Hình trong sgk phóng to, chuẩn bị máy chiếu.
	- Bản đồ thế giới (để xác định vị trí Nhật Bản)
	- Tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
HS: - Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1.Hoạt động khởi động (3p)
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi: Đi tìm nhân vật lịch sử ( Trình chiếu)
Nếu các câu hỏi để hoc sinh tìm ra các nhân vật LS: Nguyễn Trường Tộ, Trương Đinh, tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi.
- Giáo viên trình chiếu chân dung Phan Bội Châu và hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không?
HS trả lời và GV dẫn vào bài mới: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 25P)
* Hoạt động 1: (10p)Tìm hiểu đôi nét về tiểu sử Phan Bội Châu
GV: Bằng sự hiểu biết của mình và đọc thông tin trong sách giáo khoa, em hãy chia sẻ với các bạn những hiểu biết của mình về Phan Bội Châu.
* Thảo luận nhóm 2 trong thời gian 4p
+ HS Chia sẽ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu?
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử của Phan Bội Châu?
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu trước lớp.
- GV nhận xét phần báo cáo của HS và Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến Phan Bội Chấu và một số nét chính về tiểu sử Phan Bội Châu.
* Hoạt động 2:(15p)Nêu sơ lược về phong trào Đông Du
- Gv yêu cầu hs nói lên hiểu biết của mình về nghĩa của từ “ Đông Du” 
- HS làm việc theo nhóm4 cùng đọc sgk, thảo luận câu hỏi theo phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm .....
Câu 1: Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đao?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Mục đích của phong trào là gì?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông Du như thế nào?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông Du?
...................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhóm làm việc trong thời gian 8p.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trong phiếu học tập.
- Nhóm bạn nhận xét.
- Gv tiểu kết kết quả báo cáo của hs. Sau đó hỏi cả lớp:
H: Tại sao trong điều kiện khó khăn thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
H: - Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV chốt ý kiến.	
- Trình chiếu bản đồ TG và cho hs xác định vị trí nước Nhật. 
- GV trình chiếu cho một số hình ảnh về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
3. Hoạt động nối tiếp:(7p)
* Luyện tập
- HS đọc ghi nhớ sgk.
___________________________
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: HS cần:
- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Làm được BT1,BT3.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)
- Gọi HS trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: (27 p)
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu nhiệm vụ học tập tiết học.
* Hoạt động 2: Luyện tập. 
Bài tập 1.- HS tự làm bài.
- GV tổ chức cho HS khá hướng dẫn thêm cho HS kém.
+ Cả hai trường mua được mấy tấn giấy vụn?
+ Biết cứ hai tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 quyển vở, vậy 4 tấn giấy vụn thì thu hoạch dược bao nhiêu quyển vở?
- HS chữa bài. GV nhận xét.
Bài tập 2.(HSKG về nhà làm thêm):
Bài tập 3.- HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi:
+ Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước và hình dạng như thế nào?
+ Hãy so sánh diện tích mảnh đất với tổng diện tích của 2 hình đó?
- HS làm bài, chữa bài – GV nhận xét.
Bài tập 4.(GV cho HS tham gia trò chơi vẽ hình chữ nhật nhanh, đẹp)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 thi vẽ các hình chữ nhật có các kích thước khác nhau
- HS nêu các cách vẽ của mình.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
C.Củng cố, dặn dò: (5 p)
- GV nhận xét tiết học.
 ______________________________
Tập đọc
Ê-MI-LI, CON...
I.Mục tiêu: HS cần:
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.Đọc diễn cảm bài thơ.
- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 )
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ trong bài đối với HS TB và yếu; HS khá giỏi học thuộc lòng khổ thơ 3 và 4, biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)
- HS đọc lại bài Một chuyên gia máy xúc
- Anh Thuỷ gặp A-lếch - xây ở đâu?
- Nêu nội dung bài đọc?
 GV nhận xét. Cho điểm.
B. Bài mới: (27 p )
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. GV nêu nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc bài.
- GV hướng dẫn đọc.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS luyện đọc từ khó: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn- xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu bài thơ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- HS tìm hiểu cá nhân:
+ Theo em lời của người cha cần đọc ntn? Lời người con cần đọc như thế nào?
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ?
+ Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mĩ?
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
+ Qua lời dặn dò con của chú Mo-ri-xơn, em thấy chú là người thế nào?
+ Ba dòng thơ cuối thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
+ Nội dung bài thơ là gì?
- HS trình bày – HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Đọc diễn cảm + Đọc thuộc lòng
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc.
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 .
- HS thi đọc thuộc lòng.
C. Củng cố dặn dò: (3 p)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng cả bài thơ và chuẩn bị cho bài sau.
______________________________
Thứ Năm, ngày 22 tháng 10 năm 2020
Toán
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu: HS cần:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề- ca - mét vuông, hec - tô - mét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề - ca- mét vuông, héc - tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề - ca - mét vuông với mét vuông; đề- ca- mét vuông với héc - tô - mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích ( trường hợp đơn giản ).
- Làm được BT1, BT2, BT3(a,cột 1)
II.Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5 p)
- HS làm lại bài tập 3 tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới. (28 p)
* Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích đề-ca-mét vuông
a. Hình thành biểu tượng về đề- ca- mét vuông.
- GV treo bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1dam như SGK ( Chưa chia
thành các ô vuông nhỏ).
- Tính diện tích hình vuông có cạnh 1 dam?
GV nêu : 1 dam2 là diện tích hình vuông có cạnh 1dam.
Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam2, đọc là đề-ca-mét vuông.
b. Tìm mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu:
+ 1dam bằng bao nhiêu mét?
+ Hãy chia cạnh hình vuông 1dam thành 10 phần bằng nhau, sau đó nối các điểm để tạo thành các hình vuông nhỏ.
+ Mỗi hình vuông nhỏ có cạnh dài bao nhiêu mét?
+ Sau khi chia thì hình vuông lớn có tất cả bao nhiêu hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
+ 100 hình vuông nhỏ có diện tích là bao nhiêu mét vuông?
+ Vậy 1dam2 bằng bao nhiêu mét vuông?
- HS trình bày kết quả - HS nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
* Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-tô-mét vuông
Tương tự hoạt động 1.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK Toán.
(Đối với BT3 chỉ yêu cầu HS làm bài a(cột 1)
- GV theo dõi giúp đỡ HS kém làm bài.
- GV chấm bài và hướng dẫn học sinh chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: (2 p)
- GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Tập làm văn
ÔN LUYỆN VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn kĩ năng viết thành đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả chân thực , tự nhiên về tả một đêm trăng đẹp.
 II. Các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra (3 p)
 - Gv đánh giá , nhận xét 1 số bài đã làm ở tiết trước 
 2. Dạy học bài mới : (30 p)
 a. Giới thiệu bài : Ghi mục
 b. GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài: Hãy tả một cánh đồng nơi em ở
- GV nhắc nhở , lưu ý học sinh cách trình bày, dùng từ đặt câu,dùng dấu chấm câu , từ ngữ miêu tả ... ở tiết trước còn yếu khi chọn 1 phần của dàn bài 
- HS làm bài vào vở ô li.
- Gv thu, chấm bài
3. Nhận xét , dặn dò: (2 p)
 Nhận xét giờ học
_________________________
Tin học:
( Thầy Thắng dạy)
___________________________
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM
I.Mục tiờu: HS cần:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.(ND ghi nhớ)
- Phân biệt được nghĩa của từ đồng âm ( BT1 mục III ); đặt được câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ( 2 trong 3 từ ở BT2 ); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
 Lưu ý: HS khỏ giỏi làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4
II.Đồ dùng dạy học:
- Các mẫu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
- Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III.Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV chấm vở viết một đoạn văn tả cảnh bình yên của một thành phố hoặc một miền quê mà em biết. GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
* Hoạt động1 : Giới thiệu bài. Ghi mục.
* Hoạt động 2: Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 – Cả lớp đọc thầm.
- GV giao việc cho HS thực hiện.
- HS làm bài và trình bày bài.
- GV chốt lại kết quả đúng.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ
- 3 HS đọc phần ghi nhớ - Cả lớp đọc thầm.
- HS tìm thêm một vài ví dụ ngoài ví dụ đó biết.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1 HS làm việc theo cặp. Bài 2; 3 HS làm việc độc lập. Bài 4. HS giải câu đố nhanh.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV chấm bài và hướng dẫn HS chữa bài.
*Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
____________________________
CHIỀU: ( GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
 ______________________________
 Thứ Sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2020
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
___________________________
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nhận thức được ưu điểm, hạn chế trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi, viết lại đoạn văn cho hay hơn.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: GV chấm bảng thống kê trong vở của 2-3 HS.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Nhận xét bài làm của HS và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình.
- Gọi HS đọc đề bài kiểm tra viết
- HS xác định lại y/c của đề bài
- HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh, nêu dàn ý sơ lược cho đề bài.
- GV nhận xét k/q bài làm của HS
- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt.
	+ Một số HS lên bảng chữa lỗi
	+ HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
3. Trả bài và hướng dãn HS chữa bài
- Trả bài cho HS và hướng dẫn :
	+ Sữa lỗi trong bài
	+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. HS thảo luận, trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm.
	+ HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình và viết lại cho hay hơn.
	+ Một số HS trình bày đoạn văn vừa viết lại.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Những HS viết chưa đạt về nhà viết lại
- Quan sát cảnh sông nước.
___________________________
Toán
MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH.
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tên gọi, kí hiệu,độ lớn của mi-li-mét vuông; Biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu, và mối q/h của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
II. Đồ dùng:
- Hình vẽ biễu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Nêu mối q/h giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
B. Bài mới:
	1. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li mét vuông.
- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV: Để đo những diện tích bé người ta dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
- HS dựa vào các đơn vị đo đã học để giới thiệu mi-li-mét vuông, viết kí hiệu.
- HS dựa vào hình vẽ phát hiện mối q/h giữa mm2 và cm2
	1cm = 100mm2
	1mm2= cm2
	2.Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- GV h/d HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích. GV viết bảng.
- HS nêu mối q/h giữa các đơn vị đo diện tích.
- HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.
	3. HS thực hành.
Bài1: Rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị đo mm2.
Bài 2a cột 1: ( 2a cột 2, 2b HSKG)
Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
	a. Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
	b. Đổ

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_5_nam_hoc_2020_2021.doc