Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, đặt được dấu thanh đúng vị trí.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

 - Vở Thực hành Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6, 7

Ở HĐ 6 GV hỗ trợ HS khi trả lời sự giống nhau và khác nhau giữa 2 tiếng “nghĩa, chiến”.

Sau HĐ 7GV hỏi:

Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến?

+Trong tiếng nghĩa( không có âm cuối):đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.

+Trong tiếng chiến( có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.

GV chốt lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia,iê.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2018
Chào cờ
(Sinh hoạt đầu tuần)
Tiếng Việt
Bài 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc hiểu bài Những con sếu bằng giấy
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh trong tài liệu HDH , Vở Thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3, 4, 5 
Sau HĐ CB 5 GVchốt nội dung các câu trả lời đồng thời GV lồng ý nghĩa giáo dục HS cần phải bảo vệ hòa bình trên trái đất.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu với từ trái nghĩa.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Vở Thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS học từ HĐCB 6 và HĐTH 1,2, 3,4.
 Sau HĐCB 6, GV hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa?
 Khi đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì?
HĐTH1 GV hỗ trợ HS giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Bài 10: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN(Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU:
Em biết:
- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Giải bài toán tỉ lệ thuận bằng hai cách.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Vở thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 
- GV lưu ý cách tìm tỉ số so sánh phải cùng loại, trong phép tính tìm tỉ số danh số phải là: lần.
 HS khi giải bài toán tỉ lệ thuận chọn một trong 2 cách:Rút về đơn vị và tìm tỉ số.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Giáo dục lối sống
Bài 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết thế nào là có trách nhiệm việc làm của mình. 
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa . 
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- HS: Sách Đạo đức. 
- GV: Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. Đồ dùng cho trò chơi đóng vai bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: BVN điều khiển.
- GV ghi tên bài lên bảng, HS ghi vở tên bài.
*) Mục tiêu:
- Việc 1: Cá nhân đọc mục tiêu bài.
- Việc 2: Chia sẻ mục tiêu trong nhóm.
- Việc 3: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.
A. Hoạt động thực hành:
1. Noi theo gương sáng:
- Nhớ lại những mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho từng bạn kể.
- Việc 2: Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Việc 3: Nhóm bình chọn bạn kể hay nhất.
- Việc 1: BHT cho đại diện các nhóm lên kể.
- Việc 2: Nhận xét về nội dung câu chuyện và cách kể của bạn.
- Việc 3: GV nhận xét, và kể cho HS nghe một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
2. Liên hệ bản thân:
- HS suy nghĩ cách giải quyết trong từng tình huống sau:
+ Tình huống 1: Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
+ Tình huống 2: Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi? 
+ Tình huống 3: Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường? 
+ Tình huống 4: Em sẽ làm gì khi bạn em rủ hút thuốc lá trong giờ ra chơi? 
- Việc 1: BHT nêu từng tình huống. Từng bạn nêu cách giải quyết.
- Việc 2: Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Việc 3: GV chốt lại cách giải quyết đúng trong từng tình huống:
+ Tình huống 1: Khi gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào, em nên hỏi ý kiến của người thân, của các bạn cùng lớp, của các thầy cô giáo,.... Từ đó xem xét kĩ xem cách giải quyết nào phù hợp với bản thân mình rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng.
+ Tình huống 2: Em nên suy nghĩ xem có nên đi với bạn không. Nêu đi thì bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà. Vì vậy em nên hẹn bạn Hùng lần khác sẽ đi chơi.
+ Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn vứt rác đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho sân trường bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường. 
+ Tình huống 4: Em nên từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc. Vì thuốc lá gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
3. Trò chơi sắm vai:
- GV giao cho 2 nhóm thảo luận một tình huống ở bài tập 3 và đóng vai theo tình huống đó.
- Đọc thầm các tình huống và suy nghĩ cách giải quyết.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho từng bạn nêu cách giải quyết tình huống nhóm mình được phân công.
- Việc 2: Nhận xét, bổ sung.
- Việc 3: Nhóm trưởng chốt lại cách giải quyết chung của cả nhóm.
- Việc 4: Nhóm tập luyện đóng vai theo tình huống đó.
* Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
- Việc 1: BHT mời các nhóm đóng vai trước lớp.
- Việc 2: Lớp nhận xét về khả năng nhập vai và cách giải quyết của từng nhóm.
- Việc 3: GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh. 
+ Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lại, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. 
+ Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.
- Việc 4: Cùng nhau trao đổi nội dung vừa học ở Nhịp cầu bè bạn.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện hoạt động Thực hành.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2018
Tiếng Việt
Bài 4A: HÒA BÌNH CHO THẾ GIỚI (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, đặt được dấu thanh đúng vị trí.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
 - Vở Thực hành Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 5, 6, 7 
Ở HĐ 6 GV hỗ trợ HS khi trả lời sự giống nhau và khác nhau giữa 2 tiếng “nghĩa, chiến”. 
Sau HĐ 7GV hỏi:
Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở tiếng nghĩa và tiếng chiến?
+Trong tiếng nghĩa( không có âm cuối):đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+Trong tiếng chiến( có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
GV chốt lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia,iê.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Toán
 Bài 11: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI BÀI TOÁN TỈ LỆ NGHỊCH(Tiết 1I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Giải bài toán tỉ lệ nghịch theo hai cách.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Vở Thực hành Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản: 1, 2, 3, 4, 5.
Sau HĐCB3 HS báo cáo,GV và HS nhận xét.
GV hỏi:
Em hãy nêu mối quan hệ giữa số nhóm chia được với số người mỗi nhóm ?
Em hãy nêu mối quan hệ giữa số ki-lô-gam gạo trong mỗi bao và số bao gạo ?
Số bàn đóng được trong mỗi ngày và số ngày làm xong công việc là hai đại lượng tỉ lệ gì với nhau?
Em hãy nêu mối quan hệ giữa chiều rộng và chiều dài mảnh vườn trong HĐCB3.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Lịch sử
 Bài 2: NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, em cần:
- Nêu được vài biến đổi nổi bật về kinh tế, xã hội của nước ta những năm đầu thế kỉ XX.
- Bước đầu có kĩ năng tìm ra mối quan hệ giữa biến đổi kinh tế và xã hội.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Tư liệu, tranh ảnh trong tài liệu HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3
Sau HĐ CB 3 HS báo cáo GV,HS nhận xét.GV chốt lại những biến đổi về kinh tế xã hội của nước ta đầu thế kỉ XX.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2018_2019.doc