Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Giúp HS : Củng cố về tỉ lệ bản đồ và diện tích hình thang, hình chữ nhật ; diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

 2. Kĩ năng :

- HS vận dụng kiến thức đã học để làm tốt các bài tập.

3. Thái độ :

- HS tích cực tham gia các hoạt động.

II.CHUẨN BI

- GV : Bảng phụ, bút dạ

- HS : Vở LTT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức( 1’)

 Sĩ số : 27 Vắng:.

 

doc54 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2018-2019 - Phạm Thị Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
he, đã đọc.
b. Hướng dẫn kể chuyện
a, Tìm hiểu đề bài:( 8')
- Câu chuyện khen ngợi Tôm, Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phầm chất đáng quý.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: được nghe, đã đọc, gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận.
2 HS đọc đề bài kể chuyện.
- Phân tích: Các em có thể kể câu chuyện về gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện quyền trẻ em hoặc câu chuyện về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng
- Gọi HS giới thiệu những câu chuyện mà mình đã chuẩn bị, khuyến khích HS kể chuyện về những người thật, việc thật mà em được đọc qua các câu chuyện hay xem trên truyền hình.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ:
+ Em xin kể câu chuyện về các bác ở khu phố chuẩn bị ngày lễ Trung thu cho trẻ em ở khu phố em.
+ Em xin kể chuyện các bác trong hội khuyến học ở khu tập thể nơi em ở đi vận động quỹ khuyến học để mua phần thưởng cho HS giỏi và HS nghèo vượt khó...
c, Kể trong nhóm:( 8')
- HS thực hành kể trong nhóm.
4 HS ngồi cùng bàn tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa truyện.
- GV đi hướng dẫn từng nhóm yếu. Gợi ý HS cách làm việc.
+ Giới thiệu truyện.
+ Kể những chi tiết, hành động của nhân vật có nội dung như yêu cầu.
+ Nêu cảm nghĩ của mình khi được nghe, được đọc câu chuyện này.
d, Kể trước lớp. (15')
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gợi ý HS dưới lớp hỏi lại bạn ý nghĩa của câu truyện, cảm xúc của bạn về việc làm đó.
- Nhận xét, tổ chức bình chọn HS có câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
+ Những câu chuyện hôm nay các em kể có nội dung gì? Em học tập được gì từ những gương người có việc làm tốt đó?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các bạn kể cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện.
- HS nêu
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
.
================================
Toán
TIẾT 168: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức về đọc số liệu trên biểu đồ.
- Củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ, tập phân tích số liệu từ biểu đồ và bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu...
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
A
O
B
Hình bên tạo bởi đường 
tròn, đường kính 12cm. 
Diện tích của hình đó là: 
A. 113,04cm2 B. 28,26cm2	
C. 56,62cm2 D. 226,08cm2
- Nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: 1’
b. Củng cố lại kiến thức về biểu đồ: 4’
+ Nêu tên các dạng biểu đồ đã học? 
+ Biểu đồ dùng để làm gì? 
+ Biểu đồ gồm những phần nào?
- NX- KL: BĐ tranh thường biểu thị trực tiếp hình ảnh về các đối tượng biểu diễn với số lượng nhỏ. BĐ cột biểu thị số lượng lớn và dạng khái quát hơn thông qua so sánh tỉ lệ độ cao của các cột. BĐ hình quạt biểu thị tương quan tỉ lệ phần trăm giữa số lượng của các đối tượng
c. Thực hành về biểu đồ 
Bài 1: 10’
- GV treo tranh vẽ biểu đồ trong bài 1 lên bảng. 
- Yêu cầu HS quan sát. 
+ Biểu đồ biểu thị cái gì? 
+ Biểu đồ có dạng hình gì? 
+ Hàng ngang của Biểu đồ biểu thị gì? 
+ Cột dọc ghi số biểu thị gì? 
- Yêu cầu HS làm bài + Quan sát, giúp đỡ HS 
- Nhận xét tuyên dương
+ Đây là loại Biểu đồ gì? Nêu cách đọc Biểu đồ hình cột?
Bài 2: 11’
- Treo bảng phụ. 
a) + Mô tả bảng, ý nghĩa cấu tạo? 
+ Hãy nêu cách ghi số HS, trong khi điều tra? Hãy giải thích cách bổ sung vào dòng 1? Hãy giải thích cách bổ sung vào dòng 4?
- Yêu cầu HS thực hành vẽ + Quan sát, giúp đỡ HS 
- Nhận xét tuyên dương
b) - Gọi HS đọc YC. 
+ Cột dọc và hàng ngang chỉ gì? 
+ Hãy quan sát các cột và cho biết các cột đó có đặc điểm gì? 
- GV vừa vẽ mẫu, vừa giải thích vị trí, độ cao các cột (Cam, Nhản, Xoài) 
- Tổ chức cho HS vẽ vào các cột còn thiếu + Quan sát, giúp đỡ HS 
- NX tuyên dương
Bài 3: 5’
 Khoanh vào trước câu trả lời đúng: 
+ Đây là dạng Biểu đồ nào? 
+ Nêu ý nghĩa của BĐ hình quạt? 
+ Khoanh vào ý nào? Vì sao?
- Nhận xét tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò: 3’
- Nhận xét tiết học. 
- Làm bài 168 VBT. 
- Chuẩn bị Luyện tập chung
- Làm bài tập ra nháp, báo cáo kết quả: Đáp án A
+ BĐ dạng tranh, BĐ dạng hình cột, BĐ dạng hình quạt. 
+ Biểu diễn tương quan về số lượng giữa các đối tượng hiện thực nào đó.
+ BĐ gồm: Tên BĐ, nêu ý nghĩa của BĐ, đối tượng được biểu diễn, các giá trị được biểu diễn và thông quan hình ảnh biểu diễn)
- Nhận xét bổ sung
Bài 1: 
- Quan sát Biểu đồ ở bảng phụ. 
+ Số cây do từng HS trong nhóm trồng ở vườn trường. 
+ Biểu đồ hình cột. 
+ Chỉ tên từng HS. 
+ Chỉ số lượng cây được trồng. 
- Dựa vào Biểu đồ trả lời các câu hỏi a) Có 5 HS trồng cây, Lan: 3cây, Hòa: 2cây, Liên: 5cây, Mai: 8cây, Dũng: 4cây. 
b) Hòa trồng ít cây nhất. 
c) Mai trồng nhiều cây nhất. 
d) Mai, Liên trồng nhìâu cây hơn Dũng. 
e) Lan, Hòa trồng ít cây hơn Liên
+ Nhận xét bổ sung
Bài 2: 
Đọc đề.
+ Bảng cho biết KQ điều tra về ý thích ăn các loại quả của HS 5A. 
+ Gồm 3 cột: Cột 1 ghi tên các loại quả: Cam, Táo, Nhãn, Chuối , Xoài. Cột 2 biểu thị cách ghi số HS trong khi điều tra. Cột 3 ghi số HS tương ứng thích từng loại quả
+ HS thực hành vẽ + Nhận xét bổ sung
Bài 3: 
- Đọc đề.
+ BĐ hình quạt. 
+ Thường dùng để biểu diễn quan hệ số lượng theo các tỉ số phần trăm
+ Câu C. 25 HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
=================================
Tập đọc
Tiết 68: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung của bài: Bài thơ là lời người cha muôn nói với con: khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên.
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: sang năm, lon ton, lớn khôn, giành lấy...
- Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ, thể hiện được tâm trạng của bạn nhỏ. .
3. Thái độ: Tự giác học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, khổ thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức ( 1') 
- SĨ số 27, vắng.. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Gọi học sinh đọc bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Trẻ em có những quyền gì?
+ Trẻ em có những bổn phận gì?
+ Bài nói lên điều gì?
- Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Sang năm con lên bảy.
b. Luyện đọc:( 10') 
,Đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
-> GV chia đoạn
- Đ1: Sang năm con...muôn loài với con.
- Đ2: Mai rồi con...chuyện ngày xưa.
- Đ3: Đi qua thời ...hai bàn tay con.
- Quyền được chăm sóc, bảo vệ, học tập và vui chơi.
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ,...
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- Nêu theo suy nghĩ riêng của từng em.
1 HS đọc
Đọc nối tiếp đoạn
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1.
 3 HS đọc nối tiếp lần 1
GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú giải.
 - HS đọc thầm chú giải.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ khó.
3 HS đọc nối tiếp lần 2 
- HS tìm nghĩa từ khó.
- Gọi S đọc nối tiếp lần 3.
 HS đọc nối tiếp lượt 3.+ nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá bài của tuyên dương
- Luyện đọc trong nhóm
 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- HS lắng nghe.
c. Tìm hiểu bài: ( 13')
- Yêu cầu các em đọc thầm lại bài.
+ Em có nhận xét gì về thế giới tuổi thơ?
- Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp.
+ Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Những câu thơ:
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
- Tuổi thơ rất vui và đẹp. Khi đó chúng ta ngây thơ hồn nhiên. Chúng ta tin rằng có thể nói chuyện với cây cối, con vật tin rằng những câu chuyện cổ là có thật. Niềm tin ngây thơ đó đã tạo nên hạnh phúc trong tâm hồn trẻ thơ.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận:
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa 
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh phúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.
+ Bài thơ là lời của ai nói với ai?
- Bài thơ là lời của cha nói với con.
+ Qua bài thơ người cha muốn nói gì với con?
- Người cha muốn nói với con: khi lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự, hạnh phúc thật khó khăn nhưng do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
- GV giảng: Điều người cha muốn nói với con chính là nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
d. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
( 8')
- Đọc lại cả bài.
+ Nêu giọng đọc toàn bài?
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2
+ Treo bảng phụ viết đoạn thơ.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi/ con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa.
Chuyện ngày xưa, ngày xửa,
Chỉ là chuyện ngày xưa.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá bài của HS.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- HS tự học thuộc lòng.
 - 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ (3 lượt).
 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
Nhận xét đánh giá bài của 
4. Củng cố, dặn dò:( 2')
+Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ; chuẩn bị bài : Lớp học trên đường
- HS nêu
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
========================= 
Địa lí
TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KÌ II
I. Môc tiªu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, tìm được vị trí trên bản đồ.
- Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:( 1') 
 Sĩ số: 27 Vắng: 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Kiểm tra 5 HS: Mỗi HS nêu tên và chỉ vị trí của một châu lục và 1 đại dương trên thế giới (em cuối cùng nêu và chỉ 2 châu lục). 
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:1’
b. Trò chơi: “Đối đáp nhanh”. 9’
- Bước 1: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 8 em đứng xếp thành hai hàng dọc ở hai bên bảng. Mỗi HS được gắn cho một số thứ tự bắt đầu từ 1. Như thế hai em có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện nhau. 
- Bước 2: Em số 1 ở nhóm 1 nói tên một quốc gia ; em số 2 ở nhóm 2 có hai nhiệm vụ: nêu quốc gia đó thuộc châu lục nào (2 đ) và nói tên một quốc gia khác để cho em số 2 của nhóm 1 nêu tên châu lục của quốc gia đó. Trò chơi tiếp tục cho đến HS cuối cùng (nếu HS khác trong nhóm trả lời thay 1 đ).
- Nhận xét – Tuyên dương:đội nào cao điểm hơn sẽ thắng.
c. Ôn tập đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của một số nước trên thế giới. 8’
- Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS đọc BT2 b) sau đó:
+ Nhóm 1, 3, 4 trao đổi thêm và hoàn chỉnh bảng thống kê b (các châu Á, Âu, Phi).
+ Nhóm 2, 5, 6 trao đổi thêm và hoàn chỉnh bảng thống kê b (các châu Mĩ, Đại Dương, Nam Cực).
- Giúp đỡ HS làm bài.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét chốt ý. (như BT 2 b) tiết 33)
4. Củng cố, dặn dò: 8’
Trò chơi: Ô chữ kì diệu
Câu hỏi hàng ngang:
 1. Động vật tiêu biểu nhất của châu Nam Cực (11 chữ cái). 2. Nước ở Bắc Mĩ và là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (5 chữ cái). 
3. Đỉnh núi cao nhất thế giới (6 chữ cái). 
4. Khu vực có 11 nước, trong đó có Việt Nam (8 chữ cái). 
5. Nước nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ và sản xuất bông (5 chữ cái). 
6. Đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất (13 chữ cái). 
7. Sông ở châu Phi, dài nhất thế giới (7 chữ cái). 
3. Cñng cè, dÆn dß: 3
- Nhận xét – Tuyên dương. 
- Dặn dò: Ôn tập.
- 5 HS nối tiếp nhau thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 16 HS chia thành 2 đội lên tham gia trò chơi.
- HS các nhóm thực hiện trò chơi.
- HS dưới lớp tham gia nhận xét.
- HS dưới lớp tham gia chọn đội thắng.
- HS chia thành các nhóm, kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu. 
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
- HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
- Nhóm 3, 5 dán phiếu của mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Cả lớp thực hiện theo sự điều khiển của lớp trưởng. lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
1
2
3
4
5
6
7
 Ô chữ hàng dọc ? (7 chữ cái).(THẾ GIỚI) 
IV. RÚT KINH NGHIỆM ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
================================
Ngày soạn: 10/5/2019
Ngày giảng:Thứ năm, ngày 16/5/2019
.Tập làm văn
Tiết 67: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Ôn tập về văn tả người.
2. Kỹ năng:
- Ôn tập kỹ năng lập dàn ý cho bài văn tả người.
- Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: trình bày rõ ràng, rành mạch, tự tin, tự nhiên
3. Thái độ: Sử dụng từ đặt câu hay
II. CHUẨN BỊĐỒ DÙNG
Giấy khổ to và bút dạ (hoặc bảng nhóm).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: ( 1') 
 Sĩ số 27, Vắng:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
- Gọi học sinh đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- HS đọc
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Ôn tập văn tả người.
b. Nội dung:
Bài 1: 20'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
 Lập dàn ý chi tiết cho 1 trong các đề bài:
+ Em định tả ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
- Nối tiếp nhau nêu đề bài mình chọn.
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý.
- Học sinh làm bài – đọc - nhận xét.
- Gợi ý học sinh: Em nhớ lại những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình của người đó, chọn những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc hình dung được người đó rất thật, rất gần gũi hoặc để lại ấn tượng sâu sắc với em.
Ví dụ:1. Dàn ý bài văn tả cô giáo:
1. Mở bài: Năm nay em đã học lớp 5. Em vẫn nhớ mãi về cô Vân. Cô giáo dạy em hồi lớp 1.
2. Thân bài:
+ Cô Vân vừa mới ra trường.
+ Dáng người cô tròn lẳn.
+ Làn tóc mượt, xoã ngang lưng.
+ Khuôn mặt tròn, trắng hồng.
+ Đôi mắt to, đen láy thật ấn tượng.
+ Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà.
+ Giọng nói của cô ngọt ngào, dễ nghe.
+ Cô kể chuyện rất hay.
+ Cô luôn để ý uốn nắn cho chúng em từng con số, nét chữ.
+ Cô chăm sóc chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ.
3. Kết bài: Em đã theo bố mẹ ra thành phố học nhưng hè nào em cũng muốn về quê để thăm cô Vân.
Bài 2: 10'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
+ Bài yêu cầu gì?
- Tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm. Gợi ý học sinh: Chọn đoạn em trình bày, sau đó từ các ý đã nêu trong dàn bài, em nói thành câu, giữa các câu có sự liên kết về ý.
Trình bày miệng 1 đoạn trong bài văn:
- Học sinh chon đoạn trình bày – nhận xét.
4. Củng cố kiến thức: 4'
- Nêu cấu tạo bài văn tả người?
- Nhận xét tiết học.
- Gồm 3 phần:
1. Mở bài: giới thiệu người cần tả.
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình:
- Tả tính tình, hoạt động:
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người mình tả.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
========================
Toán
Tiết 169: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ; biết vận dụng để tính giá trị của biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Củng cố kĩ năng thực hành về tính cộng, trừ; vận dụng tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán về chuyển động cùng chiều.
- Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: 1'
	- Sĩ số: 27 vắng:....................
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Kiểm tra bài cũ: 3'
+ Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài số 2.
+ Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1') Luyện tập chung.
b. Nội dung:
Bài 1: 7' 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì:
+ Nhận xét các phép tính?
Tính:
a, cộng, trừ số tự nhiên.
b. cộng, trừ phân số.
d, cộng số thập phân
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đổi chéo vở kiểm tra.
=>Củng cố cách cộng trừ số tự nhiên; phân số, và số thập phân.
Bài 2: 7'
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
+ Bài yêu cầu gì?
Tìm x:
+ x là thành phần nào của phép tính?
- Số hạng; số bị trừ chưa biết.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 2 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
a, x + 3,5 = 4,27 + 2,28
 x + 3,5 = 7
 x = 7 - 3,5
 x = 3,5
 b, x – 7,2 = 3,9 + 2,5
 x – 7,2 = 6,4
 x = 6,4 + 7,2 
 x = 13,6
+ Muốn tìm số hạng, số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
- Số hạng: lấy tổng trừ số hạng đã biết.
- Số bị trừ: lấy hiệu cộng với số trừ.
Bài 3: 8'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì?
Tóm tắt:
Đáy bé: 150m
Đáy lớn = đáy bé
Chiều cao: đáy lớn
S: ...m2; ha
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính diện tích mảnh đất ta cần biết gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
S: ...m2; ha
Đáy lớn, chiều cao.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Đáy lớn mảnh đất hình thang là:
150 x = 250 (m)
Chiều cao mảnh đất hình thang là: 
250 x = 100 (m)
Diện tích của mảnh đất hỡnh thang là:
(150 + 250) x 100 : 2 = 20000(m2)
20000m2 = 2ha
 Đáp số: 20000m2; 2ha
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền. Học sinh nêu.
Bài 4: 10'
- Gọi học sinh đọc bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
+ Bài thuộc dạng toán nào?
- Toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau.
+ Muốn tìm thời gian đuổi kịp ta làm thế nào?
- Lấy hiệu quãng đường chia hiệu vận tốc.
+ Yêu cầu học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ.
- Học sinh làm bài – đọc – nhận xét.
Bài giải
Thời gian ô tô du lịch đi trước ô tô chở hàng là:
8giờ – 6giờ = 2 ( giờ)
Quãng đường ô tô chở hàng đi trong 2 giờ là:
45 x 2 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô du lịch đến gần ô tô chở hàng là:
60 – 45 = 15 ( km)
Thời gian ô tô 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2018_2019_pha.doc