Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:

- HS biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng một văn bản luật.

- HS hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được câu hỏi SGK)

- GDHS về lòng dũng cảm và ý thức giữ gìn nếp sống văn minh .

II. ĐỒ DÙNG: Tranh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :Đọc thuộc lòng bài : Những cánh buồm, trả lời câu hỏi của GV .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học, HS quan sát tranh minh hoạ trong bài.

HĐ1. Luyện đọc:

- GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS đọc (điều 21), giọng đọc thông báo rành mạch; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên điều luật.

- HS đọc nối tiếp đoạn (2, 3 lần). GV sửa cho HS đọc đúng và hướng dẫn từ khó, giải nghĩa từ mới.

- HS luyện đọc theo cặp.

- 1HS đọc diễn cảm toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài:

- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK.

? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?

? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?

? Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?

? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.

? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện?

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 66: tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết tác động của con người đến môi trường.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày bị thu hẹp và thoái hoá. Nêu những tác động của con người với môi trường đất.
- HS biết giữ gìn, bảo vệ môi trường đất.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tác hại của việc phá rừng?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Mục tiêu: HS nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.
- Cách tiến hành:
+ B1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
? Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
+ B2: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác bổ sung. GV đưa ra kết luận, khen ngợi các nhóm làm bài tốt..
Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
- Cách tiến hành: 
+ B1: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
?: Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đến môi trường đất.
?: Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
+ B2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác bổ sung. GV đưa ra kết luận chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2,3HS đọc mục bạn cần biết.
- Các nhóm nêu các tranh ảnh về sự gia tăng dân số mà các em đã sưu tầm. Nêu sự thay đổi mục đích sử dụng đất ở quê em?
- GV nhận xét giờ học.
 Ngày soạn : 19 / 4 / 2017
Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tập đọc
sang năm con lên bảy
(Vũ Đình Minh )
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ ngơi đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
- HS có ý thức rèn luyện bản thân.
II. Đồ dùng: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1. Luyện đọc:
- 1 học sinh đọc một lượt toàn bài.
- 3học sinh đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. GV uốn nắn cách phát âm, cách ngắt nghỉ nhịp thơ và cách đọc cho HS.
- HDHS hiểu các từ ngữ mới và khó.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- 1HS đọc toàn bài, HS nêu giọng đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
- HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 SGK. HS nhận xét, bổ sung.
+Câu 1: Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp? 
+ Câu 2: Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên? (Qua thời thơ ấu các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại..., thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực).
+ Câu 3: Từ giã tuổi thơ, con người sẽ tìm thấy hạnh phúc ở đâu? (HS đọc khổ thơ 3. Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực...)
+ Câu 4: Bài thơ nói với các em điều gì? 
- HS nêu nội dung bài, GV chốt: Điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, từ giã thế giới tuổi thơ con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên
HĐ3: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. 
- GV HD cả lớp luyện đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ theo trình tự: 
- HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ. GV nhận xét, khen ngợi HS học tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- Em thấy các em nhỏ bây giờ như thế nào? Em mong muốn cho các em điều gì?
Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Luyện từ và câu.
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép .
- Vận dụng làm được BT thực hành về dấu ngoặc kép. Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
Bài tập 1 (151):
- 1HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu ngoặc kép.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng, củng cố tác dụng của dấu ngoặc kép..
Bài tập 2 (152):
- 2HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
- HS trao đổi nhóm 2.
- Một số HS trình bày. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng, củng cố kiến thức của bài.
Bài tập 3 (152):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS : Để viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài các em phải dẫn lời nói trực tiếp của những thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS đọc đoạn văn. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét và chữa bài trên bảng; khen ngợi HS làm bài đúng, tốt và học tập tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
TOÁN
TIẾT 163 : LUYỆN TẬP CHUNG
I, Mục Đích-yêu cầu: 
- Giúp HS củng cố về tính diện tích, thể tích một số hình. 
- HS biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học. HS hoàn thành bài 1, bài 2. Bài làm trình bày khoa học, trình bày sạch sẽ.
- Giỏo dục HS ý thức tự giỏc, tớch cực trong học tập.
II. Đồ dùng : Bảng nhúm
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: HS đọc bài, nêu yêu cầu của bài.
- HS tính được chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng của hình chữ nhật. Từ đó tính được diện tích hình hình chữ nhật và số kg rau thu hoạch được trên mảnh vườn hình chữ nhật.
- HS làm bài vào vở, gọi 1HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HS đọc đầu bài, HDHS phân tích đề toán.
- GV gợi ý HDHS: "Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao". Từ đó "Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta có thể lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy hình hộp".
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung và củng cố kiến thức liên quan.
Bài 3: (HS hoàn thành nhanh làm tiếp)
- HS đọc nội dung bài, trình bày cách làm trước lớp.
- Trước hết HS tính độ dài thật của mảnh đất.
- Cho HS nhận xét: Mảnh đất gồm mảnh đất hình chữ nhật và mảnh hình tam giác vuông, từ đó tính được diện tích cả mảnh đất.
+ HS làm bài vào vở.
+ GV thu một số bài nhận xét, bổ sung và củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung vừa luyện tập.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
ĐỊA Lí
ÔN tập cuối năm
I. Mục Đích-yêu cầu: 
- HS hệ thống một số đặc điểm về điều kiện tự nhiờn (vị trớ địa lớ, đặc điểm tự nhiờn), dõn cư , hoạt động kinh tế(một số sản phẩm cụng nghiệp, nụng nghiệp) của chõu Á, chõu Âu, chõu Phi, chõu Mĩ, chõu Đại Dương, chõu Nam Cực
- HS tỡm được cỏc chõu lục, đại dương và nước VN trờn Bản đồ Thế giới. Nờu được nội dung kiến thức qua phần ụn tập.
- HS cú ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng :
Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.(HĐ1)
Bảng nhóm.(HĐ2)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Nờu tờn và tỡm 4 đại dương trờn quả Địa cầu.
- HS nêu. GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
Hoạt động 1 (làm việc cả lớp): 
- GV yờu cầu HS:
	 + Một số HS lờn bảng chỉ cỏc chõu lục, đại dương, nước Việt Nam trờn Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
 + Đối đỏp nhanh về tờn quốc gia ứng với cỏc chõu lục.
- Nhiều HS lên bảng chỉ bản đồ.
+ HS nhận xét. GV giúp HS nắm chắc nội dung ôn tập.
- Từng cặp HS hỏi - đáp về tên nước ứng với châu lục nào.
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện phần trỡnh bày, nắm tốt kiến thức.	
Hoạt động 2 (làm việc theo nhúm):
- GV yờu cầu HS thảo luận và hoàn thành bảng ở cõu 2b- SGK.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào bảng nhóm. GV bao quát chung và giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV sửa chữa và giỳp HS hoàn thiện phần trỡnh bày. Khen ngợi các em HS tích cưc trong giờ học.
3. Củng cố dặn dũ :
- GV cùng HS củng cố lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học. HS chuẩn bị cho bài sau.
Buổi chiều Toán*
luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về cách giải một số dạng toán đã học.
- HS vận dụng giải được một số bài toán dạng "tổng - tỉ, "hiệu - tỉ", ttổng - tỉ. Bài làm trình bày khoa học, rõ rang.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.	
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 10m và chu vi là 100m. Tính diện tích mảnh đất đó. 
+ HS đọc và phân tích đề toán. Nêu dạng bài toán. (Tổng - tỉ)
+ HS tự làm bài vào vở.
+ 1HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống nội dung, kiến thức của bài. 
Bài 2: Một mảnh đất gình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/2 chiều dài và nửa chu vi là 75 m. Tính diện tích mảnh đất đó.
+ HDHS các bước tương tự bài 1.
Bài 3: Tuổi của con bằng 1/5 tuổi mẹ. Tính tuổi con hai năm trước biết răng mẹ hơn con 24 tuổi.
+ HS đọc đề toán, xác định cách làm.
- HS nêu lời giải và giải.
- HS nhận xét bổ sung. GV hệ thống nội dung, kiến thức của bài. 
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất(HS hoàn thành nhanh làm tiếp).
 a) 245 x 12 + 245 x 88
 b) 568 x 6 + 3 x 568 + 568
 c) 2 x 14,56 x 5
+ HS đọc bài, GV gợi ý học sinh thấy được cách làm. 
- HS làm bài, chữa bài. GV hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại các nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả cảnh.
- HS vận dụng lập được dàn ý chung cho bài văn tả cảnh. Biết dựa vào dàn ý trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS yêu thích cảnh vật xung quanh ta.
II. Đồ dùng:
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Đề bài: Em hãy tả một cảnh đẹp của địa phương em mà em yêu thích.
* Phân tích đề:
- Thể loại: Miêu tả (kiểu bài: tả cảnh)
- Đối tượng tả: Một cảnh đẹp của địa phương em.
- Phạm vi tả: Cảnh đẹp mà em yêu thích.
* HDHS lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả (VD: dòng sông, cánh đồng, con đường, cảnh chùa, ...)
- Thân bài:
+ Tả bao quát chung của cảnh.
+ Tả chi tiết từng bộ phận của cảnh.
(Tuỳ theo cảnh mà học sinh có thể nêu chi tiết từng bộ phận của cảnh rồi tả)
. GV lưu ý học sinh: Khi tả em cần chú ý quan sát bằng các giác quan: mắt, mũi, tai, ... Các em cũng cần sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh, các từ láy: từ tượng thanh, tượng hình để miêu tả cảnh vật một cách sinh động nhất.
- Kết bài: Nêu cảm xúc của em về cảnh định tả hoặc nêu nhận xét về cảnh em tả.
* HS tiến hành lập dàn ý. GV bao quát chung và giúp đỡ một số em để các em hoàn thành phần dàn ý.
* Gọi HS trình bày miệng:
- HS dựa vào dàn ý chi tiết vừa lập trình bày miệng thành bài văn hoàn chỉnh.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và khen ngợi các em làm bài tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại dàn ý chung của bài văn tả cảnh.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 32: Bài tự chọn
(Viết lại bài thơ mà em thích)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết.
- Học sinh tự chọn một bài thơ mà em thích, rồi chép lại bài thơ đó.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: HS: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- 3 học sinh đọc đoạn văn, đoạn thơ mình thích.
?: Nêu nội dung chính của đoạn văn hoặc đoạn thơ em vừa đọc? 
. HS nêu, GV-HS nhận xét, bổ sung.
+ HS ghi lại lại những từ dễ viết sai có trong bài thơ.
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh để nhận xét. Khen ngợi các em học tập tích cực, viết chữa đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn : 20 / 4 / 2017
Ngày dạy : Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017
Tập làm văn
Ôn tập về tả người
I. Mục đích - yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo bài văn tả người; biết cách tả một người cụ thể.
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Trình bày miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, mạch lạc dựa trên dàn ý đã lập.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm(BT1)
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- HS nêu. GV hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu trong SGK.
- GV dán trên bảng lớp tờ phiếu đã viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Một số HS nói đề bài các em chọn.
- GV mời HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- GV nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng).
- HS lập dàn ý, 3 HS làm vào bảng nhóm.
- 3 HS làm vào bảng nhóm, treo bảng nhóm, trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. 
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài tập 2: 1HS yêu cầu của bài.
- HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4.
- GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp, trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt;.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
Phần thân bài trong bài văn tả người em cần tả những gì?
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết dàn ý chưa đạt về hoàn chỉnh để chuẩn bị viết bài văn tả người trong tiết TLV sau.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 164: Một số dạng bài toán đã học
I. Mục đích - yêu cầu:
- Biết một số dạng toán đã học. Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS làm được các bài tập 1, 2 đúng. HS làm xong làm được cả BT3. Bài làm khoa học, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và thể tích HHCN, hình lập phương.
- HS nê. GV nhận xét và hệ thống kiến thức.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
HĐ1: Hệ thống một số dạng toán đã học:
- GV yêu cầu HS nêu các dạng toàn đã học: Tìm số TB cộng của nhiều số; tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. ...
- 1, 2HS nêu cách làm. HS nhện xét.
HĐ2. Thực hành:
Bài 1 (170): 1HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào? ( Tìm số trung bình cộng)
- 1HS nêu cách làm. 
- HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2 (170): 1HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào? ( Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó)
- HS nêu các bước làm bài. GV hướng dẫn HS làm bài. 
- HS làm bài vào vở, một HS làm bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống bài. 
Chẳng hạn:
 Nửa chu vi hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (m)
 Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là: (60 + 10) : 2 = 35 (m)
 Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 35 - 10 = 25 (m)
 Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là: 35 x 25 = 875 (m2)
Bài 3 (170): 1HS nêu nội dung yêu cầu của bài tập.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào? (Bài toán liên quan đến rút về đơn vị)
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp.1HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nêu lại nội dung bài. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Lịch sử
Bài 29 : ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Sau bài học HS biết: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của nước ta từ năm 1858 đến nay: Thực dân Pháp đã xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; CMT8 thành công; ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Cuối năm 1945, TDP trở lại xâm lược nước ta, nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Giai đoạn 1954-1975, nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, nhân dân miền Bắc vừa xây dựng CNXH, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
- HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài. GV nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945 
+ Từ năm 1945 đến năm 1954
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 
+ Từ năm 1975 đến nay.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì;
+ Các niên đại quan trọng;
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu.
(Sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29)
- HS làm việc theo nhóm. GV bao quát chung và giúp đỡ các nhóm để các em hoàn thành nội dung làm việc.
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. 
- GV bổ sung, kết luận chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu ngắn gọn: Từ sau 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nhận xét tiết học. 
Ngày soạn : 20 / 4 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tập làm văn
tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh về văn tả người.
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. Câu văn giàu hình ảnh và cảm xúc.
- Giáo dục HS ý thức tự giác viết bài.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV nhắc HS :
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các en nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc