Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc đúng tên riêng của người nước ngoài, biết đọc diễn cảm bài tập đọc đã học trong tuần 29 với giọng đọc phù hợp nội dung của bài.

- Hiểu nội dung các bài tập đọc đã học trong tuần 29.

- Giáo dục bình đẳng giới.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Con gái và trả lời câu hỏi.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Các hoạt động

* HĐ1 :Luyện đọc đúng

- Gọi 1HS đọc bài. Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV đọc mẫu.

* HĐ2: Tìm hiểu bài

- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của các bài tập đọc đã học trong tuần 29.

* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm

- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc.

- Luyện đọc theo nhóm. Gọi HS đọc bài.

- Em hãy nêu ý chính của bài?

3. Củng cố, dặn dò

- NX tiết học. Cả lớp nhớ câu chuyện, về nhà kể lại cho ng¬ười thân.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu phẩy bị đặt sai vị trí. chép lại đoạn văn, sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai.
 Nhà tôi ở, cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
 ( Ngô Quân Miện)
- HS làm BT vào vở. 1 Hs lên bảng làm bài ở bảng phụ và trình bày bài. 
Bài tập 3 : Đặt câu:
a, Câu có một dấu phẩy.
b, Câu có 2 dấu phẩy
c, Câu có 3 dấu phẩy
- HS tự làm bài và trình bày bài. GV nhận xét, sửa sai. 
3. Củng cố dặn dò 
- GV chốt kiến thức về cách ghi dấu phẩy trong Tiếng Việt.
NS : 28/3/2018 Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2018
Lớp 5B: Buổi sáng 
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam và của nữ.
- Biết và hiểu được nghĩa của một số câu thành ngữ nói về nam, nữ.
- Giáo dục học sinh ý thức bình đẳng với các bạn nữ và có thái độ đúng đắn không coi thường phụ nữ. 
II. CHUẨN BỊ
- Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm BT 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết các công việc của phụ nữ làm được.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động:
* HD học sinh làm bài tập
Bài tập 1: GV yêu cầu học sinh đọc bài? - Lớp thảo luận nhóm 4.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- GV yêu cầu các nhóm giải thích các từ cần nhóm đã chọn.
- GV ngoài các phẩm chất đó còn có phẩm chất nào khác ? 
 - GV kết luận.
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS tương tự bài 1.
Bài tập 3: GV sử dụng bảng phụ học sinh làm vở nháp - lên bảng giải bảng phụ .
- GV câu tục ngữ a,b khuyên ta điều gì? ở gia đình hoặc xóm làng em thực hiện điều đó ntn?
- Học sinh đọc thầm bài - thảo luận nhóm 4.
- Trả lời câu hỏi.
- Các nhóm bổ sung.
- Học sinh liên hệ thực tế.
- Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung.
- Học sinh liên hệ thực tế.
- Học sinh làm vở nháp - lên bảng làm bảng phụ. 
- Học sinh nhận xét bổ sung.
- Học sinh liên hệ thực tế.
 3. Củng cố dặn dò
- GV hãy những phẩm chất tiêu biểu của nam, nữ. Về nhà chuẩn bị bài : ôn tập về dấu câu.
TIẾT 3 CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT) 
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai. Hiểu được các từ trong bài cần viết hoa. Nắm được một số huân chương của nước ta. 
- Rèn cho học sinh luyện cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn viết đúng chính tả, đúng các con chữ trong bài.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ viết tên các huân chương danh hiệu - bút dạ giấy tô ki. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu học sinh viết tên các huân chương, danh hiệu mà em biết ? Lớp viết ra giấy nháp.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài	
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả. 
- Tìm hiểu bài chính tả: GV yêu cầu học sinh đọc bài viết?
- Hãy tìm trong bài các từ cần viết hoa? tại sao tên nước ngoài chỉ viết hoa có một chữ cái đầu tiên? 
- Học sinh đọc bài - lớp đọc thầm. Học sinh tìm các từ trong bài - nhận xét bổ sung.
- Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc một số từ yêu cầu 3 học sinh lên bảng viết - lớp viết vở nháp: Nghị viện Thanh niên, Ốt - xtrây-li-a, Lan Anh , tiếng Anh ...
- Học sinh viết các từ khó - lên bảng viết 
* Hoạt động 2: Viết chính tả.
- Đọc lại bài một lượt - nhắc nhở tư thế ngồi viết cách cầm bút.
- GV đọc cho HS viết. Đọc cho HS soát lỗi .
- HS viết vở. HS đổi vở soát lỗi, gạch chân lỗi.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài, HS làm BT chính tả.
- GV chấm một số bài, chữa lỗi phổ biến. 
- HS tự đối chiếu bài với SGK, sửa
- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Tổ chức cho HS làm bài tập 2: (vào vở nháp - sử dụng giấy tô ki và bút dạ)
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 2.
- GV các từ nào cần viết hoa? tại sao có một số từ chỉ viết hoa một chữ cái đâu tiên?
- GV yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài - nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò 
+ Khi viết các từ chỉ danh hiệu hoặc tên riêng nước ngoài ta viết ntn?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập viết tiếng khó. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 TOÁN 
T147. ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. Biết viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn luyện cho HS viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ chép bài tập 1/a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu các đơn vị đo thể tích.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Ôn kiến thức cần nhớ.
+ Hãy nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học ?
+ Trong các đơn vị đo thể tích, hai đơn vị đo liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
* Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài tập 1: bảng phụ chép ND BT 1/a
- GV yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp - lên bảng giải bài.
+ Trong số đo thể tích, mỗi đơn vị đo ứng với mấy số ?
- GV yêu cầu HS trả lời miệng phần b.
Bài tập 2 (cột 1): Hãy nêu cách viết các đơn vị đo thể tích từ đơn vị đo lớn về đơn vị đo nhỏ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở nháp lên bảng giải.
- GV cho HS làm thêm phần còn lại.
Bài tập 3 (cột 1): GV yêu cầu HS làm vào vở - lên bảng giải bài. GV chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- GV cho HS làm thêm phần còn lại. 
- HS trả lời - nhận xét bổ sung.
- HS trả lời miệng. 
- 3 em nhắc lại.
- HS làm việc cá nhân vào vở nháp.
- 3 em lên bảng giải bài.
- 3 em trả lời.
- 2 HS nêu cách so sánh.
- HS trả lời - nhận xét. 
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện. 
- HS tự làm BT, dổi bài kiểm tra chéo.
- HS giải thích cách làm.
3. Củng cố dặn dò
- GV chốt kiến thức cần nhớ. HD về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau.
Lớp 5B: Buổi chiều 
TIẾT 1 KHOA HỌC
BÀI 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ .
- So sánh , tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim .
- Kể tên một số loài thứ thường đẻ mỗi lứa một con , một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con. 
- HS có thái độ yêu thích và bảo vệ thú.
II. CHUẨN BỊ:
- Hình trang 120, 121 SGK, phiếu học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra
- Nêu quá trình phát triển phôi thai của chim trong trứng ?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Quan sát
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
- Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy ?
- Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
- Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? So sánh sự sinh sản của thú và chim, bạ có nhận xét gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp . Rút ra kết luận:
- Thú là loại động vật đẻ con và nuôi dưỡng con bằng sữa. 
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
 + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nỏ thành con. 
 + Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ. 
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn
* HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm và cho các nhóm làm.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV tuyên dương nhóm điền được nhiều tên con vật và đúng. Rút ra KL:SGK trang 121.
3. Củng cố dặn dò:
- Củng cố kiến thức cần ghi nhớ cho HS. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2: ĐỊA LÍ
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 	
- Ghi nhớ 4 đạidương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thài Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí của từng đại dương trênbản đồ hoặc quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương về diện tích, độ sâu.
II. CHUẨN BỊ: - Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Chỉ trên bản đồ thế giới vị trí địa lý của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 - Nêu đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động: 
a) Vị trí địa lý của các đại dương.
* Hoạt động 1 (làm việc theo nhóm đôi): 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau:
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
b) Một số đặcđiểm của các đại dương.
* Hoạt động 2 (làm việc nhóm bàn):
- GV yêu cầu HS :
+ Dựa vào bảng số liệu thảo luận theo các câu hỏi ở mục 2 SGK.
+ Một số HS chỉ trên bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương kết hợp mô tả.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- GV kết luận.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận chung của bài.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào vở (hoặc phiếu học tập).
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Một số HS lên bảng chỉ vị trí các đại dương trên bản đồ Thế giới.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 1- 2 HS lên bảngchỉ bản đồ.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- 1-2 HS nêu và đọc kết luận SGK.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhắc lại nội dung chính của bài. Nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3 : TOÁN*
ÔN TẬP SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Củng cố tiếp về kĩ năng đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- HS làm thành thạo các bài tập.
- Lòng say mê học Toán.
II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
- 1 số thập phân gồm những phần nào? 
- Muốn so sánh các số thập phân ta làm như thế nào?
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV cho HS mở VBT phần này ra làm.
- HS làm bài cá nhân.
- GV cùng cả lớp hoàn thiện bài tập.
Bài 2 : GV cho HS đọc một số số thập phân.
GV đọc cho HS viết một số số thập phân.
Bài 3 : Viết các số sau dưới dạng số thập phân.
a. 12/10 ; 9/100 ; 36/1000 ; 1/10
b. 5/8 ; 7/4 ; 3/20 ; 6/25
Bài 4 : Điền dấu > , < , =
35,69835,986 59,866.58,999
23,70023,7 74,523.74,52
- HS làm bài cá nhân
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng. 
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học . 
- Về nhà luyện tập tiếp.
NS : 28/3/2018. Ngµy d¹y: Thø t­ ngµy 4 th¸ng 4 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1 TẬP ĐỌC
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài VN.
- Hiểu : Sự hình thành trên nền áo truyền thống, kết hợp nhuần nhuyễn phong cách dân tộc và hiện đại phương Tây...
- Quý trọng và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ 
- Tranh minh hoạ Thiếu nữ bên hoa huệ, tranh ảnh áo tứ thân ,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1: Luyện đọc đúng. 
- Gọi 1HS khá - giỏi đọc bài
- GV chia 4đoạn 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
Sửa lỗi khi HS ngắt nghỉ sai 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 
- GV đọc mẫu cả bài
* HĐ2:Tìm hiểu bài
Đoạn 1,2 : Câu 1 SGK ? Câu 2SGK ?
Đoạn 3,4 : Câu 3SGK ? Câu 4 SGK?
- Gợi HS nêu ý chính của bài.
(ý 2 mục I)
* HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc.
- Thi đọc Đoạn 1.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Gọi HS đọc bài. 
- Cả lớp đọc thầm theo.
- Luyện đọc từ khó: thế kỉ XIX,XX, buông, 
- Giải nghĩa từ khó: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, y phục,
- Cả lớp đọc thầm theo.
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong làm cho 
người phụ nữ trở nên tinh tế, kín đáo.
+ Áo dài cổ truyền có 2 loại:
- áo tứ thân : có 4 mảnh vải, 2 mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước bên trái may ghép từ 2 thân vải, áo dài tân thời : được cải tiến, chỉ gồm 2 thân vải , thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ VN
+VD :...đẹp và duyên dáng,...
3. Củng cố, dặn dò 
- 1 HS đọc lại ND bài học. NX tiết học.
TIẾT 3 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết kể được 1 câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một nữ anh hùng có tài.
- Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Nghe bạn kể, NX đúng lời kể của bạn. 
II. CHUẨN BỊ 
- Một số truyện có viết về những người nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- HS kể lại 1-2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi, nói điều em hiểu được qua câu truyện.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
* HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện. 
- Gọi HS đọc y/c đề bài, XĐ nội dung y/c.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK
- Hãy giới thiệu tên câu chuyện mà em định kể.
- Y/c HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. 
* HĐ2: HS tập kể chuyện.
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. 
- Gọi đại diện nhóm kể nối tiếp.
 - HS có thể hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
* HĐ3: Liên hệ thực tế.
- Kể câu chuyện ..về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Cả lớp đọc thầm theo.
VD : +Con gái người chăn cừu
 +.......
- Kể chuyện trong nhóm. 
- Trao đổi với nhauvề nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Nhóm khác NX.
+Nội dung câu chuyện 
+Cách kể chuyện 
+Khả năng hiểu chuyện của người kể.
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
- HS liên hệ thực tế theo gợi hỏi của GV.
3. Củng cố, dặn dò
- NX tiết học, khen HS kể chuyện hay. Đọc trước đề bài tuần 31 và chuẩn bị bài sau.
TIẾT 4 TOÁN
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH VÀ ĐO THỂ TÍCH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- So sánh các số đo diện tích và thể tích
- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học
- GD ý thức làm bài.
II. CHUẨN BỊ 
- VBT toán 5 tập 2, SGK toán 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích liền kề.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* HD học sinh làm bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu và làm.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố cho HS kiến thức về so sánh các đơn vị đo diện tích, thể tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liên tiếp; cách viết số đo diện tích, thể tích dưới dạng số thập phân.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố về cách giải toán về diện tích hình chữ nhật và toán quan hệ tỉ lệ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố về giải toán thể tích hình hộp chữ nhật và tỉ số phần trăm.
3. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại kiến thức bài học. GV nhận xét tiết học.
- HD chuẩn bị bài sau ôn tập về đo thời gian.
 NS : 29/3/2018. Ngµy d¹y: Thø n¨m ngµy 5 th¸ng 4 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN 
ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật.
- HS viết được đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
- Yêu quý con vật.
II . CHUẨN BỊ
- VBTTV. Dàn bài tả con vật. Tranh ảnh 1 số con vật. 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đoạn văn đã viết ở tiết trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1,xác định yêu cầu của bài 1?
GV treo bảng phụ nhắc lại dàn bài tả con vật-gọi 1,2 HS đọc 
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả 
Câu a ?
Câu b ?
Câu c ?
GV nhấn mạnh: t/g dùng biện pháp 
so sánh để tả con vật
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài tập số 2, xác định yêu cầu của bài ?
Lưu ý: Khi tả, sử dụng các biện pháp tu từ.
- HS làm việc cá nhân
- Gọi HS trình bày nối tiếp nhau.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
+4 đoạn : 
MB: Đoạn 1:câu đầu(MB tự nhiên-giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều)
TB: Đoạn 2:tiếpcỏ cây(tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều)
Đoạn 3: tiếpđêm dày(tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm)
KL: đoạn 4:còn lại(Kết bài không mở-tả cách hót chào nắng sởmất đặc biệt cảu hoạ mi)
+..thị giác, thính giác
VD:chi tiết tả hoạ mi ngủ.
+Viết 1 đoạn văn ngắn tả hình dáng(hoặc hoạt động) của con vật mà em yêu thích
HS có thể quan sát tranh, ảnh, tham khảo 1 số bài văn.
Lớp NX, sửa sai
+chủ đề? +nội dung các chi tiết?
+sử dụng từ ngữ- biện pháp tu từ?
Bình bài hay nhất
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX tiết học. 
-NHắc HS về nhà hoàn thành đoạn văn. Chuẩn bị nội dung cho tiết viết văn lần sau.
TIẾT 3 LUYÊN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP VỀ CÁC DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Học sinh nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Rèn luyện cho học sinh thực hành điền đúng dấu phẩy vào ví trí của câu văn. Cách dùng dấu phẩy.
- Giáo dục học sinh ý thức sử dụng dấu phẩy cho đúng ngữ pháp.
II. CHUẨN BỊ
- Giấy tô ki. Bút dạ để học sinh làm một số bt.
- Bảng phụ kẻ bảng (BT1), viết đoạn văn Truyện kể về bình minh bt2 để trống vị trí diền dấu phẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu?
- GV chốt kiến thức. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: HD HS làm bài tập.
Bài tập 1: GV sử dụng bảng phụ kẻ bài tập 1.
- Học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài ?
- GV tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu văn trong bài ? 
- Học sinh làm vở nháp -lên bảng giải bài.
- GV và học sinh nhận xét bài.
- GV gợi hỏi HS khá, giỏi :
 + Các bộ phận cùng giữ chức vụ như nhau đặt cạnh nhau có tác gọi là bộ phận gì? 
Bài tập 2: (Sử dụng bảng phụ chép nội dung bài)
- GV yêu cầu học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu của bài tập?
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 thảo luận và làm bài.
- Học sinh các nhóm thảo luận - cử thư kí và ghi kết quả.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày - nhận xét bổ sung?
- Học sinh trả lời - nhận xét bổ sung.
- GV chốt ý kiến đúng để điền vào bài.
 + Tác dụng của dấu phẩy trong câu văn để làm gì khi đọc? 
- Học sinh trả lời - nhận xét bổ bổ sung.
- GV gợi hỏi HS: Trong 1 câu có bao nhiêu dấu phẩy? 
3. Củng cố dặn dò 
- Về nhà ôn bài chuẩn bị bài sau .Ôn tập dấu chấm.
TIẾT 4 TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết quan hệ giữa 1 số đơn vị đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,...
- Giáo dục ý thức vận dụng thực tế linh hoạt, sáng tạo
II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: nêu các đơn vị đo thời gian
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HD học sinh làm bài tập
Bài 1: GV đưa ra bảng phụ kẻ sẵn bài 1.
- HS nêu yêu cầu và làm.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố cho HS kiến thức về các đơn vị đo thời và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liên tiếp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố về mối quan hệ của 2 đơn vị đo thời gian liền nhau, về cách viết số đo thời gian từ đơn vị phức sang đơn vị đơn và ngược lại. Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài.
- GV củng cố cách xem đồng hồ.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
- GV củng cố cho HS cách tính quãng đường.
3. Củng cố dặn dò
- Nêu các đơn vị đo thời gian. Mối liên quan giữa chúng.
NS : 23/3/2018 Ngµy d¹y: Thø s¸u ngµy 30 th¸ng 3 n¨m 2018
Lớp 5B: Buổi sáng
TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT
(Kiểm tra viết)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Rèn kĩ năng làm văn viết.
- Yêu quý con vật.
II . CHUẨN BỊ
- Tranh, ảnh chụp một số con vật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi 1 HS đọc đề bài và gợi ý của bài.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài vă tả con vật và quan sát một số tranh về con vật.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2017_2018_tra.doc