Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Vào dịp tết Mậu Thân (1968), quân dân miền Nam tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn .

- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh trả lời câu hỏi.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Tranh SGK. Tranh ảnh, tư liệu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì ? Nêu ý nghĩa của đường Trường Sơn ?

- HS trả lời. GV nhận xét.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.

 b. Các hoạt động:

* Hoat động 1:( làm việc cá nhân)

- Sự kiện diễn ra ở miền Nam tết Mậu Thân năm 1968 .

? Tìm những chi tiết nói lên sự tấn công bất ngờ và đồng loạt của quân và dân ta ?

- GV chốt ý đúng.

* Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)

 Trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp tết Mậu Thân.

? Kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng ở sứ quán Mĩ tại Sài Gòn ?

- GV tiểu kết chốt ý chính.

* Hoạt động3 : (làm việc cả lớp )

- Ý nghĩa lịch sử.

- GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 . - HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét bổ sung.

+ Bất ngờ: tấn công vào đêm giao thừa, đánh vào các cơ quan đầu não của địch, các thành phố lớn .

+ Đồng loạt: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra đồng thời ở nhiều thị xã, thành phố, chi khu quân sự.

- HS quan sát tranh, đọc SGK thảo luận trong nhóm, cử đại diện lên trình bày.

- HS trình bày .

- Lớp nhận xét bổ sung.

+ Làm cho địch hoang mang lo sợ.

+ Tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ .

- HS đọc kết luận SGK.

 

doc15 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh cách viết (nếu cần ).
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
- Đọc thầm lại bài viết.
- HS nêu cách viết, trình bày bài và luyện viết ra vở nháp
- HS viết bài.
- HS đổi vở , soát lỗi lẫn nhau.
3. Củng cố dặn dò: 
- Đánh giá nhận xét giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.	
NS : 22/2/2017. Ngày dạy: Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?
i. mục đích yêu cầu: 
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? 
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn và xác định CN.
- HS có ý thức nói câu có đủ các bộ phận.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ. 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ:- HS viết bảng các câu sau và cho HS xác định bộ phận vị ngữ của câu : + Hạ Long là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
+ Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ nổi tiếng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Phần Nhận xét 
- GV treo bảng phụ ghi các câu văn, thơ trong phần Nhận xét. HS đọc các câu văn.
Bài 1: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm câu kể Ai là gì ? có ở các câu văn thơ, làm bài vào vở bài tập. 
- HS báo cáo kết quả bài làm của mình.
- HS nhận xét, bổ sung, GV ghi bảng câu và đáp án của HS.
Bài 2: GV gọi HS lên bảng gạch dưới bộ phận CN trong câu,cả lớp làm vở bài tập.
- GV hỏi: CN của các câu trên chỉ gì ? Hãy đặt câu hỏi để tìm bộ phận CN trong câu. Vậy chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? trả lời cho câu hỏi nào ? 
Bài 3: CN trong các câu trên do các từ ngữ như thế nào tạo thành ? 
- GV chốt lại nội dung bài.
* Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
- HS xác định câu kể Ai là gì ? CN của những câu văn vừa tìm được. 
- HS trình bày ý kiến của mình trước lớp.
- Lớp nhận xét, GV đánh giá.
Bài 2:
 - HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS suy nghĩ , làm bài. Một HS lên bảng làm bài. Hai HS đọc lại kết quả.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài. HS suy nghĩ làm bài. 
- HS trình bày ý kiến của mình trước lớp. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: chính tả (Nghe-viết)
 Khuất phục tên cướp biển 
i. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong truyện Khuất phục tên cướp biển .
- HS biết tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi (hoặc có vần ên /ênh) để điền vào chỗ trống, hợp với nghĩa đã cho.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
ii. Chuẩn bị: 
- HS chuẩn bị vở Bài tập Tiếng Việt.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp bài 2 tiết trước. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe-viết 
- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Khuất phục tên cướp biển.
- HS nêu nội dung đoạn viết.
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết: đứng phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị,...
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
- GV đọc cho HS soát lại bài.
- GV chấm 10 bài. Nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả.
Bài tập 2 (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn phần a.
- HS đọc thầm đoạn văn và tự làm bài tập.
- Đại diện từng HS làm bài trên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài: Không gian, bao giờ, dãi dầu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
Tiết 3: Toán
Tiết 122: luyện tập 
i. Mục đích yêu cầu: 
- HS biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số. 
- Rèn luyện kĩ năng làm tính và giải toán.
- Kiên trì học tập.
II. Chuẩn bị : Vở bài tập.
iii. các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Củng cố KT
- HS lấy ví dụ và nêu cách nhânphân số.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1 : HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV gợi ý HS làm mẫu: Chuyển phép nhân đã cho thành phép nhân hai phân số: 
 x 5 = x 
- Giới thiệu cách viết gọn như sau : 
- HS lên bảng làm, lớp làm vở. HS nhận xét.
- GV đánh giá, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 2 : Tương tự Bài 1.
Bài 4a : - HS nêu yêu cầu bài.
- GV cho HS tìm hiểu thêm ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên. 
- GV yêu cầu HS tính rồi so sánh kết quả tính và nêu nhận xét.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 5 : - HS đọc đề bài, tóm tắt và giải bài toán.
- HS làm bài vào vở. HS làm trên bảng. HS nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách tính chu vi và diên tích hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
NS : 22/2/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 01 tháng 3 năm 2017
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, lạc quan.
- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc 1, 2 khổ thơ).
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. chuẩn bị:
 GV : Bảng phụ ghi khổ thơ “Không có kính không phải xe ... mau khô thôi.” 
III. Các hoạt động dạy, học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc “Khuất phục tên cướp biển” TLCH nội dung bài.
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. GV kết hợp giúp HS sửa lỗi phát âm, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. HD HS ngắt hơi đúng nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp. Một, hai HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài (HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi)
- Khổ thơ 2 : + Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- Khổ thơ 3 : + Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ thể hiện trong những câu thơ nào ?
 + Hình ảnh những chiếc xe không có kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì ?
- GV tóm tắt ND câu TL và gợi HS nêu ND bài.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- GV HD HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ “Không có kính không phải xe ... mau khô thôi.”.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: kể chuyện
Những chú bé không chết 
i. mục đích yêu cầu:
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt được tên khác cho truyện phù hợp với nội dung.
 Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện. Nghe bạn kể: nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. chuẩn bị:
 GV: tranh minh hoạ truyện. 
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã chứng kiến, tham gia ở tuần trước.
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : GV kể chuyện.
- GV kể lần 1, HS nghe. GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 - Một HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện.
 a) Kể chuyện trong nhóm: 
-Kể chuyện trong nhóm :HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
 b) Thi kể trước lớp .
 - 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện, Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhận kể hay nhất.
GV hỏi : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé ?
 Tại sao truyện lại có tên gọi là “Những chú bé không chết “
 Thử đặt tên khác cho câu chuyện này.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV NX tiết học. Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
Tiết 3: toán
t123. luyện tập 
i. Mục đích yêu cầu:
- HS bước đầu nhận biết một số tính chất của phép nhân phân số: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, tính chất nhân một tổng hai phân số với một số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng và phép nhân phân số. Bài 2, bài 3
- GD ý thức học tập.
ii. chuẩn bị:
 GV : Phấn màu ghi tính chất của phép nhân PS.
iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: KT vở bài tập của HS. 
2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu một số tính chất của phép nhân phân số (Phấn màu). 
a. Giới thiệu tính chất giao hoán
- GV yêu cầu HS tính : x và x 
- So sánh hai kết quả và rút ra kết luận : x= x . Phát biểu thành lời. 
b. Giới thiệu tính chất kết hợp
- GV yêu cầu HS tính : ( x ) xvà x (x )
- So sánh hai kết quả và rút ra kết luận : ( x ) x= x (x )
c. Giới thiệu tính chất nhân một tổng hai phân số với một phân số
- GV yêu cầu HS tính : ( + ) x và x+ x 
- So sánh hai kết quả và rút ra kết luận : ( + ) x và x+ x 
* Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1b
- HS nêu yêu cầu của bài tập. HS tự làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng làm bài.
- Lớp chữa bài trên bảng.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập. HS nêu cách vận dụng t/c vừa học để làm bài.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. Gợi HS nêu cách giải.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
- HS chữa bài. GV chấm bài ở vở của HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
Châu phi
i. mục đích yêu cầu: 	
- Mô tả được vị trí địa, giới hạn của châu Phi.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biếtvị trí, giới hạn của châu Phi. Thấy 
được mối quan hệ giữa vị trí địa lý với khí hậu với thực, động vật của châu Phi.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Quả địa cầu.
- Tranh ảnh: hoang mạc, rừng rậm nhiệtđới, rừng thưa và xa- van ở châu Phi.
- Bảng phụ vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS chỉ vị trí châu á, châu Âu trên quả Địa cầu.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động: 
a) Vị trí địa lý, giới hạn.
* Hoạt động 1 (làm việc cá nhân): 
- GV yêu cầu HS dựavào bản đồ treo tường, lược đồ, đọc mục 1 SGK và trả lời các câu hỏi trong mục 1.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 
- GV kết luận: châu Phi có diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu á và châu Mĩ).
b) Đặc điểm tự nhiên.
* Hoạt động 2 (làm việc nhóm đôi):
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK, tranh ảnh, kênh chữ ở mục 2 để trả lồ các câu hỏi:
+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
+ Trả lời các câu hỏi ở mục 2.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kết luận, đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên (như sách giáo viên).
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp): 
- GV yêu cầu HS nêu kết luận chung của bài.
- Một số HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
 - Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
3. Củng cố, dặn dò: - GV chốt lại nội dung chính của bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - HS về nhà chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Khoa học
Bài 49: Ôn tập: vật chất và năng lượng
I. Mục đích yêu cầu:
- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm. 
- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. chuẩn bị:
 - Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + Tranh ảnh sưu tàm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giả trí.
 + Pin, bóng đèn, dây điện,...
 + Hình trang 101, 102 SGK.
III. các Hoạt động:
1. Kiểm tra
- Nêu biện pháp phòng tránh bị điện giật ? và tiết kiệm điện ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng?"
Bước 1: tổ chức và hướng dẫn.
GV phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
Bước 2: Tiến hành chơi .
GV cho các nhóm giơ tay để giành quyền trả lời câu hỏi. 
- Quản trò lần lượt đặt từng câu hỏi như trang 100,101 SGK.
- HS chơi.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu hỏi đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
3. Củng cố dặn dò: 
- HDHS liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Về ôn bài chuẩn bị tiết sau.
 Tiết 3: Toán*
Luyện tập về tính diện tích
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố nội dung kiến thức và kĩ năng về tính diện tích các hình đã học như hình vuông, hình chữ nhật, hình thang .
- HS biết làm các bài toán đã cho.
- Chăm chỉ, tích cực học tập. 
II. Chuẩn bị: 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn lại lí thuyết
- HS nêu lại quy tắc tính diện tích một số hình đã học.
- HS viết công thức tính diện tích một số hình đã học.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Một thửa ruộng có kích thước như hình vẽ.
Tính diện tích thửa ruộng đó. 
Bài 2: Một thửa ruộng có kích thước như hình vẽTính diện tích thửa ruộng đó. 
- HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học .Về nhà luyện tập tiếp.
NS : 23/2/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 02 tháng 3 năm 2017
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Tả đồ vật 
(Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết được 1 bài văn tả đồ vật đủ 3 phần, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên, thể hiện được những quan sát riêng...
- Rèn kĩ năng làm văn viết.
- Yêu quý đồ vật.
II. chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh minh hoạ cho bài văn.
III. các Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV kiêmt tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 1 HS đọc 5 đề SGK
Lưu ý: Có thể viết sang đề khác tiết trước nhưng không nên.
- Gọi 2,3 HS đọc lại dàn ý tiết trước.
HĐ2: HS làm bài.
Lớp đọc thầm theo
Cả lớp đọc thầm lần 2
HS sửa lại dàn ý của mình
HS làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học. Về nhà đọc và chuẩn trước cho tiết sau.
Tiết 2: Khoa học
Ôn tập: vật chất và năng lượng (tiếp)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Như bài 49.
II. chuẩn bị:
- Pin, bóng đèn, dây dẫn ,...trong SGK trang 102.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra
- Nêu tính chất và công dụng của đồng, thủy tinh, nhôm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi .
GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK:
 Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy từ năng lượng từ đâu để hoạt động ?
Hoạt động 2: Trò chơi"Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện ".
 - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức "tiếp sức".
 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
a, Năng lượng cơ bắp của người.
b, Năng lượng chất đốt từ xăng.
c, Năng lượng gió .
d, Năng lượng chất đốt từ xăng.
e, Năng lượng nước.
g, Năng lượng chất đốt từ than đá .
h, Năng lượng mặt trời .
- Mỗi nhóm cử từ 5 đến 7 người, tùy theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. Khi GVhô"bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên 1 dụng cụ học máy móc sử dụng điện rồi đi xuống ; tiếp đến HS 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- HS chơi.
3. Củng cố dặn dò:
- GV hướng dẫn HS liên hệ sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Về nhà ôn bài.
Tiết 3: toán
Tiết 124: Trừ số đo thời gian
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Giáo dục ý thức vận dụng vào thực tế.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách cộng số đo thời gian ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* HĐ1: Thực hiện phép trừ số đo thời gian
Ví dụ 1
- GV nêu VD 1(SGK)
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng.
- GV cho 1 HS lên bảng đặt tính.
* HĐ2: Luyện tập
Bài 1
- GV cho HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 2
- GV hướng dẫn cho những HS yếu về cách đặt tính và tính.
- Chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 3: GV cho HS đọc đề bài.
- Cho HS nêu phép tính tương ứng
- HS tìm cách đặt tính và tính
- HS nhận xét:
- Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị
- Số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường
- HS làm bài vào vở.
- HS thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán.
- HS tự tính và viết lời giải.
- 1 HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách trừ số đo thời gian. Chuẩn bị tiết sau. 
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. chuẩn bị:
- HS: Bộ khâu thêu
- GV : Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường và một số sản phẩm được có đường khâu ghép hai mép vải.( HĐ1
- Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
III. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường .
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1. HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Gọi HSKG nhắc lại quy trình khâu
- GV nêu các bước: B1: Vạch dấu đường khâu
 B2: Khâu lược
 B3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS thực hành khâu.
- GV quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- GV nhận xét ý thức tinh thần học tập của HS, dặn chuẩn bị tốt dụng cụ tiết sau thực hành.
NS : 24/2/2017. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 03 tháng 3 năm 2016
Lớp 5 A, 5 B, 5 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Lắp xe ben (Tiết 2)
i. mục đích yêu cầu: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II. Chuẩn bị: - Mẫu xe ben đã lắp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục dích, yêu cầu của tiết học. 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 3. Học sinh thực hành lắp xe ben.
a/Chọn chi tiết.
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
b/ Lắp từng bộ phận.
- GV yêu cầu HSđọc phần ghi nhớ trong Sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe ben.
-Yêu cầu HS phải q/s kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- GV nhắc HS cần lưu ý một số điểm sau:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2- Sgk) ,cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài . 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2016_2017_tra.doc