Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
- HS biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người Việt Nam đối với tổ tiên. (Trả lời các câu hỏi SGK).
- GDHS biết nhớ ơn tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nội dung bài .
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ1. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
- từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài (2 lượt). GV kết hợp HD HS đọc đúng các từ ngữ khó, dễ lẫn. Hiểu nghĩa những từ ngữ được chú giải sau bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1,2 HS đọc lại cả bài, nêu giọng đọc.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong SGK :
?: Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
?: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
S trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV đưa ra câu hỏi liên hệ với bản thân HS. - Cả lớp bình chọn nhóm và cá nhân KC hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện sâu sắc nhất. - GV nhận xét chung, khen ngợi HS. 3.Củng cố , dặn dò: - Nêu nội dung câu chuyên ? Khi lớn lên em muốn làm gì cho đất nước ? - GV cùng HS hệ thống nội dung học. - Nhận xét tiết học. Về nhà kể lại cho người thân nghe . - Chuẩn bị bài sau kể chuyện ( Tuần 26 ) Toán Tiết 122: bảng đơn vị đo thời gian I. Mục Đích-yêu cầu: - HS biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng . - HS có kĩ năng xác định một năm nào đó thuộc thế kỉ nào; đổi đơn vị đo thời gian. Làm đúng các bài tập 1; 2;3(a). - HS biết quý trọng thời gian. II.Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b. HDHS tìm hiểu bài: HĐ1. Ôn tập các đơn vị đo thời gian: * Các đơn vị đo thời gian: - HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian: VD: 1 thế kỉ bằng bao nhiêu năm?, một năm có bao nhiêu tháng? Một năm có bao nhiêu ngày? - HDHS thấy những năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày. Cứ 4 năm có 1 năm nhuận (năm nhuận chia hết cho 4). - HS nêu lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. - HS nhớ lại và nêu quan hệ của các đơn vị đo thời gian khác. + HS nêu, GV ghi tóm tắt lên bảng. * Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian: - HS đổi các số đo thời gian: + Đổi từ năm ra tháng: 5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng Một năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng + Đổi từ giờ ra phút: 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút + Đổi từ phút ra giờ: 180 phút = 3 giờ (cách làm: 180 : 60 = 3 (giờ)) 216 phút = 3 giờ 36 phút (hay = 3,6 giờ) HĐ2. Luyện tập: Bài 1: Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử: - Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử. Chú ý: Xe đạp khi mới được phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước (bánh trước to hơn). Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ. Bài 2: HS tự làm bài vào vở. - Lưu ý HS: 3 năm rưỡi = 3,5 tháng = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng. Bài 3a: HS tự làm, sau đó cả lớp thống nhất kết quả. - HS làm nhanh hoàn thành cả bài. - GV chữa bài, hệ thống nội dung học. 3. Củng cố, dặn dò: - 1 HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian. - GV nhận xét tiết học. Khoa Học Bài 50: ôn tập vật chất và năng lượng I. Mục Đích-yêu cầu: - Ôn tập các kiến thức phần Vật chất và năng lượng . - Củng cố các kĩ năng quan sát thí nghiệm; Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng . - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách sử dụng điện an toàn ? - HS nêu. GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật . - HS thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật . - Liên hệ thực tế : ở trường, ở nhà bạn đã làm gì để không bị điện giật ? - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận . - GV nhận xét và bổ sung thêm cho học sinh . Hoạt động 2: Thực hành . - Học sinh đọc thông tin và cùng thảo luận các câu hỏi trang 99 trong SGK - Từng nhóm trình bày kết quả . - GV cho HS quan sát một vài thiết bị, dụng cụ điện có ghi hiệu điện thế sử dụng của nó. - GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm về tính năng và công dụng của cầu chì và cầu dao điện . Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện . *HS thảo luận theo các câu hỏi : - Tại sao phải tiết kiệm điện ? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện ? - GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí . - ở gia đình em mỗi tháng sử dụng hết bao nhiêu số điện ? - Trong gia đình em những bóng đèn ở khu vực nào thường được bật nhiều ? Nó có tác dụng nhiều cho việc sinh hoạt không ? - Gia đình em đã làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước về tiết kiệm điện . 3. Củng cố dặn dò : - GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học . - Nhận xét giờ học . - Chuẩn bị tiếp cho bài học sau Buổi chiều. Toán* Luyện tập chung I. Mục đích – yêu cầu - Củng cố cho học sinh về công thức tính diện tích một số hình đã học. - HS có kĩ năng tính toán diện tích một số hình. Vận dụng công thức vào làm các bài tập. Bài làm trình bày bài sạch, đẹp. - GD HS ý thức tích cực, tự giác trong học tập. II Đồ dùng III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học . 2. Bài mới a, Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC của tiết học b, Hướng dẫn HS luyện tập : Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD ( Cạnh góc vuông AD) với đáy lớn DC dài 25cm, đáy bé AB bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao là 1,2dm. Tính diện tích của hình thang đã cho. - HS đọc đề bài, phân tích đề. - HS làm bài, 1 em lên bảng làm, chữa bài . - GV chữa bài và hệ thống kiến trhức. Bài 2: Có một tờ giấy màu HCN, chiều rộng là 20cm. Người ta cắt đi một phần để tạo thành hình thang. Biết diện tích tam giác đã cắt bằng 1/6 diện tích HCN ban đầu. Tính diện tích hình thang. 10cm - HS cả lớp chép và làm vào vở, 1 em lên bảng làm . - HS nhận xét. GV chữa và hệ thống nội dung bài. Bài 3: Một bể nuôi cá hình hộp chữ nhật có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm. Trong bể đặt một hòn núi giả có thể tích 9,6 dm3. Người ta đổ nước vào bể đến chiều cao mực nước là 2dm vừa đúng chiều cao của hòn núi giả. Nếu lấy "hòn núi" đó ra thì thể tích của nước trong bể là bao nhiêu? + HS đọc đề bài, phân tích đề. + HS nêu các bước tính: Tính thể tích nước trong bể khi có cả hòn núi giả; tính thể tích nước khi lấy hòn núi giả ra; tính thể tích của nước. + HS làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài. + GV thu một số vở của học sinh nhận xét, hệ thống kiến thức. 3. Củng cố dặn dò. - GV cùng HS hệ thống nội dung học . - Nhắc HS về nhà xem lại bài. Tiếng việt* TLV: Luyện tập tả đồ vật I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh về thể loại văn tả đồ vật. - HS lập được dàn ý và trình bày miệng, viết được bài văn tả đồ vật. Bài văn đủ 3 phần, nội dung đảm bảo, câu văn giàu hình ảnh,.... - HS yêu thích các đồ vật xung quanh. II. Đồ dùng III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. HDHS luyện tập: Đề bài: Em hãy tả lại cái trống của trường em và cho biết cảm xúc của em khi nghe tiếng trống trường. 1. Phân tích đề: - Thể loại: Miêu tả - Kiểu bài: Tả đồ vật. - Đối tượng tả: Cái trống trường em. 2. HDHS lập dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả (cái trống) * Thân bài: - Tả bao quát đồ vật tả. + Thân trống tròn trùng trục như như cái chum sơn đỏ. - Tả chi tiết từng bộ phận: + Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại. + Tang trống được ghép bởi những mảnh gỗ rắn chắc, Ngang lưng trống được quấn hai vòng đai to, có móc treo. + Hai mặt trống được bịt kín bằng hai miếng da trâu. + Hai đầu trống đóng chi chít với những chiếc đinh tre để ghim chặt tang trống với mặt trống. + Mặt trống căng phẳng phiu, nhắn bóng. - Tác dụng của đồ vật: + Một hồi trống gióng giả vang lên, các bạn không ai bảo ai nhanh chóng xếp hàng vào lớp. + Tiếng trống vang xa khắp trường, lúc đanh, lúc rền, lúc to, lúc nhỏ. + Tan học tiếng trống lại vang lên kéo dài rồi nhỏ dần, nhỏ dần ... chậm ãi như luyến tiếc tạm biệt các bạn nhỏ. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc trống. Em rất thích nghe tiếng trống trường. Mai sau lớn lên dù có đi khắp vạn nẻo đường của Tổ quốc, tiếng trống vẫn văng vẳng bên tai trong kí ức tuổi thơ. 3. HS dựa vào dàn ý vừa lập trình bày miệng, HS, GV nhận xét, bổ sung. - HS viết thành bài văn hoàn chỉnh, GV theo dõi, HD HS viết được bài văn. - HS trình bày bài văn trước lớp, HS, GV nghe, nhận xét, bổ sung - Một số HS đọc bài văn trước lớp, cả lớp nhận xét, học tập các câu văn HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung vừa học. - Nhận xét tiết học. Luyện viết Bài 25 : Gió Lào cát trắng I. mục Đích – yêu cầu : - Luyện viết chữ, trình bày đúng, đẹp toàn bài. Nắm được nội dung bài viết Gió Lào cát trắng - HS luyện viết chữ nghiêng, thanh đậm. Bài viết sạch đẹp, rõ ràng. - HS có ý thức viết chữ đẹp . II. đồ dùng:Vở Luyện viết . III . các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : a, Giới thiệu bài:Nêu MĐ, YC của tiết học b. Hướng dẫn học sinh luyện viết: - Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút. - Học sinh đọc bài: Gió Lào cát trắng ? Nêu nội dung chính của bài thơ? (Nói khắc nghiệt của thời tiết và những khó khăn vất vả trong chiến tranh, ...) + Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài. (ngột ngạt, cát sạn hàm răng, cồn cát, mặt trời lăn, bánh xe, ...) + Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp. + HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ. + Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm. - Học sinh luyện viết. + HS luyện viết ra giấy nháp một số từ khó. + HS viết bài vào vở. + HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm. + HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều. - GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, viết chữ đều và đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp, sửa lỗi. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau . Buổi chiều Ngày soạn: 23 / 2 / 2017 Ngày dạy : Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017 Tập làm văn tả đồ vật (Kiểm tra viết) I. Mục Đích-yêu cầu: - Củng cố cho HS về văn tả đồ vật, - HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc, lời văn tự nhiên....... - HS yêu quý, giữ gìn các đồ vật xung quanh. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học b. HD HS làm bài: - 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đề kiểm tra trong SGK. - GV nhắc HS: Các em có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn. - Một số HS đọc lại dàn ý bài. c. HS làm bài kiểm tra: - HS viết bài vào vở. - GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.- GV theo dõi học sinh làm bài, giúp đỡ học sinh làm bài còn lúng túng. - GV thu bài, nhận xét chung. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết làm bài. - Dặn HS về đọc trước nội dung tiết TLV tới Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho! Toán Tiết 124: trừ số đo thời gian I. Mục Đích-yêu cầu: - Biết cách thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Làm được bài tập 1; 2. Vận dụng giải các bài toán đơn giản. Trình bày khoa học, sạch sẽ. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng : III.Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu cách cộng số đo thời gian. - HS làm nháp 1 em lên bảng: 35 phút + 2 giờ 20 phút =? 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b, HDHS tìm hiểu bà HĐ1: Thực hiện phép trừ số đo thời gian: Ví dụ 1: GV nêu VD1 (trong SGK), cho HS nêu phép tính tương ứng: 15 giờ 55phút - 13 giờ 10 phút = ? - GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và tính: 15 giờ 55phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút Vậy 15 giờ 55phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút * Ví dụ 2: HS đọc bài toán và nêu phép tính tương ứng: 3 phút 20giây - 2 phút 45 giây = ? - HS lên bảng tự đặt tính: 3 phút 20 giây đổi thành: 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy 3 phút 20giây - 2 phút 45 giây = 35 giây - HS nhận xét: Khi trừ số đo thời gian , cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường. HĐ2: Luyện tập: Bài 1: HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả. - GV nhận xét, hệ thống bài. Bài 2: HS làm bài vào vở. - GV giúp đỡ HS làm bài còn lúng túng, chú ý đổi đơn vị đo thời gian. Bài 3: HS đọc đề bài. HS thống nhất phép tính tương ứng để giải bài toán. HS tự tính và viết lời giải. 1 HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS nêu lại cách trừ số đo thời gian. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Toán* Luyện tập chung I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh về số đo thời gian; các phép tính với số thập phân; cách tính diện tích, thể tích và thể tích một số hình. - HS vận dụng làm được các bài tập giáo viên đưa ra. Bài làm khoa học, rõ ràng. - HS tích cực học bài, làm bài. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị, sách vở, đồ dùng của học sinh. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài :Nêu MĐ, YC của tiết học Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống: a) 2 giờ = ....... phút 2 ngày = ..... giờ 2 tuần lễ = ..... ngày 2 năm = ..... tháng b) 2 giờ rưỡi = .... giờ = ..... giờ .... phút 2 năm rưỡi = .... năm =...... năm ...... tháng 365 ngày = ..... tuần lễ ...... ngày c) 1 ngày 6giờ = . ..... giờ 1 giờ 6 phút = ....... phút 1 năm 6 tháng = ...... tháng 2 tuần 3 ngày = ..... ngày d) 1/2 giờ = ....... phút 1/3 năm = ..... tháng 1/4 thế kỉ = ........ năm - HS làm bài, chữa bài. - GV chữa bài và củng cố kiến thức liên quan. Bài 2: Đặt tính rồi tính a, 365,7 + 42,19 = b, 3865 – 13,26 = c, 4,14 x 3,9 = d, 26,25 : 21 = - HS làm bài, chữa bài. - GV nhận xét một số bài, củng cố kiến thức liên quan. Bài 3. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 3,6dm, chiêu rộng là 2dm, chiều cao băng 1/2 chiều dài. Tính a. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó? b. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó? c.Thể tích của hình hộp chữ nhật đó? - HS đọc và làm bài. GV hướng dẫn và giúp đỡ các em để các em hoàn thành bài . - HS chữa bài, nhận xét. - GV nhận xét một số bài, củng cố kiến thức liên quan. 3. Củng cố, dặn dò - HS nêu lại các đơn vị đo thể tích đã học. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 23 / 2 / 2017 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2017 Luyện từ và câu luyện tập nghĩa của từ I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từn hiều nghĩa đã học. - Học sinh vận dụng vào hoàn thành các bài tập do giáo viên đưa ra. - HS tích cực, tự giác học bài, làm bài. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ:- HS nêu lại các từ loại đã học. Cho ví dụ minh hoạ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học Bài tập 1: Hãy xép các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa: chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông. + HS làm bài. HS lên bảng chữa bài, mối HS làm tìm 1 nhóm từ đồng nghĩa. Bài tập 2: Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người c) - Chết đứng còn hơn sống quỳ. - Chết vinh còn hơn sống nhục. d) - Khôn nhà dại chợ. - Kẻ ở người đi - Việc nhỏ nghĩa lớn - Chân cứng đá mềm - HS làm bài vào vở, gọi HS nêu miệng. - HS nhận xét. GV chữa bài, hệ thống nội dung hoc. Bài tập 3: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm: bàn - bàn; chiếu - chiếu + HS tự làm bài, gọi HS nêu miệng, GV-HS nhận xét, bổ sung. Bài tập 4: Trong các từ in gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa? a) - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến. (1) - Tấm lòng vàng, (2) - Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. (3) b) - Bác thợ nề cầm bay xây trát tường nhanh thoăn thoắt. (1) - Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. (2) - Đạn bay rào rào. (3) + HS thảo luận nhóm đôi, trả lời từng phần. GV-HS nhận xét, bổ sung. ( a. từ vàng ở câu (1, 2) là từ nhiều nghĩa; từ vàng ở câu (3 với câu 1 và 2) là từ đồng âm.... b. từ bay ở câu 1 với câu 2 và 3 là từ đồng âm; từ bay ở câu 2,3 là từ nhiều nghĩa). 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. HS ghi nhớ kiến thức về từ nhiều nghĩa đã học. Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại I. Mục Đích-yêu cầu: - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp. - HS viết được đoạn hội thoại. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử đoạn kịch. HS tự tin đối thoại, biết kết hợp với cử chỉ, điệu bộ. - GDHS tính ngay thẳng, trung thực. * GD KNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin; Kĩ năng hợp tác. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu đặc điểm của đoạn đối thoại ? - HS nêu. GV nhận xét 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học b, HD HS luyện tập: Bài 1: HS đọc yêu cầu của BT1. - 1,2HS đọc thầm nội dung trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ . Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý . - HS làm bài 2 em viết vào giấy khổ to - GV nêu lại nhiệm vụ của HS ở bài tập này: Viết tiếp các lời đối thoại dựa theo 7 gợi ý để hoàn chỉnh vở kịch. - GV chia nhóm 4 và nêu yêu cầu hoạt động. - HS thảo luận nhóm, viết tiếp các lời đối thoại vào giấy khổ to. - GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em chú ý thể hiện tính cách hai nhân vật. - GV chữa bài, nhận xét chung. - GV nhận xét, bổ sung và cho HS bình chọn nhóm viết lời đối thoại hợp lí nhất. Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập ? - Yêu cầu các nhóm HS (đã chia) luyện đọc phân vai hoặc diễn thử vở kịch. - GV giúp đỡ các nhóm. -Tổ chúc cho HS trình bày . - Đại diện các nhóm thi đọc phân vai hoặc diễn thử vở kịch trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - Lớp bình chọn nhóm đọc hoặc diễn màn kịch hay nhất. GV khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học. 3. Củng cố dặn dò: - GV cùng HS hệ thống nội dung học. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. Toán Tiết 125: Luyện tập I. Mục Đích yêu cầu: - HS được củng cố cách cộng, trừ số đo thời gian. - Làm đúng các bài tập 1b; 2; 3. Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. Bài làm chính xác, trình bày khoa học, rõ ràng. - GDHS ý thức trong giờ học. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian? - GV nhận xét, hệ thống kiến thức. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b. HDHS luyện tập: Bài 1b: HS nêu nội dung bài. - HS tự làm bài rồi thống nhất kết quả. - HS làm nhanh hoàn thiện cả bài. - GV nhận xét, chữa bài và chốt kiến thức liên quan. VD: 2,5 phút = giây.( Làm: 2,5 x 60 = 150) Bài 2: HS nêu nội dung bài. - HS thực hiện phép cộng số đo thời gian. - HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả. - GV chữa bài, nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan. VD: 13giờ34 phút + 6giờ 35 phút = 19giờ 69phút (đổi 69phút = 1 giờ 9 phút) = 20giờ 9 phút Bài 3:HS nêu nội dung bài. - HS thực hiện phép trừ đo thời gian. - HS tự làm bài, cả lớp thống nhất kết quả. - GV chữa bài, nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan. Bài 4: HS thực hiện bài tập tổng hợp. - HS nêu cách tính sau đó tự giải. - 1 HS trình bày lời giải, cả lớp nhận xét. - GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan. Khen ngợi các em làm bài tốt, tích cực trong giờ học, trình bày bài sạch, khoa hoc. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS nêu lại những nội dung vừa luyện tập. Sinh hoạt lớp Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp I. Mục đích yêu cầu - HS nắm được ưu, hạn chế của cá nhân, tổ, tập thể trong tuần. - HS thi đua và rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong tuần học tiếp theo. Khắc phục các hạn chế đã nêu. - HS chấp hành tốt qui định của trường, lớp, của đội đề ra. II. Nội dung 1. HS nhận xét: - Từng tổ trưởng nhận xét về mọi hoạt động của tổ mình trong tuần như đi học; truy bài; đồng phục; học tập; vệ sinh; .. - Ban cán sự lớp lần lượt nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần. - Cá nhân phát biểu ý kiến. 2. GV nhận xét chung . ........................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc