Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

 TOÁN

 TIẾT 101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

- HS củng cố cách tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông .

- HS tính được diện tích một số hình cấu tạo từ những hình đã học. Làm đúng bài 1, bài làm khoa học, trình bày rõ ràng.

- Có ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn?

- GV nhận xét, hệ thống kiến thức.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: Trực tiếp

HĐ1: Giới thiệu cách tính

- Vẽ hình trong SGK lên bảng

- Hỏi học sinh có nhận xét gì về hình đó nếu được chia theo chiều dài .

- Điền tên các hình đã được chia nhỏ .

- Muốn tính diện tích các hình đó ta làm như thế nào ?

- HS nêu cách tính.

- 1HS lên bảng làm, dưới lớp làm nháp. GV hệ thống và chốt kiến thức liên quan.

HĐ2: Thực hành :

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường dùng.ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- HS quan sát hình vẽ trang 86 SGK để thấy được các chất đốt ở 3 thể.	
- Một số HS đọc kết luận.
- HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn theo các câu hỏi:
+ Nhóm 1; 2 và 3: Sử dụng các chất đốt rắn.
- Kể tên các chất đốt rắn thường sử dụng ở nông thôn, miền núi?
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? Nơi khai thác chủ yếu?
- Kể tên các loại than?
+ Nhóm 4; 5 và 6: Sử dụng các chất đốt lỏng.
- Kể tên các chất đốt lỏng, công dụng của chúng?
- Đọc thông tin, quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi tr.87 .
+ Nhóm còn lại: Sử dụng các chất đốt khí.
- Có những loại khí đốt nào? 
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Hết thời gian thảo luận, GV cho HS trình bày.
* HS nêu, bổ sung.
- GV nhận xét và cung cấp thêm: Để sử dụng được khi tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho bếp ga.
* Kết luận: GV chốt ý các nhóm vừa trình bày.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu tóm tắt ND bài.
Em cần sử dụng năng lượng chất đốt như thế nào ?
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán*
luyện tập về tính diện tích
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về tính diện tích của một số hình.
- HS thực hành làm được các bài tập mà GV đưa ra. Bài làm trình bày rõ ràng, khoa học.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình vuông.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: Tính diện tích hình vuông biết: AB = 6m
 B
 A C
 D
+ HS nêu cách tính diện tích hình vuông
+ HS làm bài vào vở. HS nêu miệng cách tính.
- HS nhận xét, bổ sung. GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: Một khu đất gồm hai mảnh: mảnh hình thang và mảnh hình tam giác. Cho biết diện tích hình tam giác ADE là 742,5m2; độ dài BC bằng 6/11 độ dài AD. Tính diện tích khu đất đó.
+ HS quan sát hình, nêu cách giải.
+ Gợi ý thứ tự các bước tính: Tính đáy AD của tam giác ADE khi biết diện tích và chiều cao ( 742,5 x 2 : 27 = 55 (m)
Tính đáy BC. Tính diện tích hình thang ABCD. Tính diện tích của khu đất. 
- HS làm, chữa bài. GV nhận xét. 
B C
 22m
A D
 27m
 E
 Bài 3: Tính diện tích hình tam giác biết cạnh đáy là: 5 cm và và chiều cao tương ứng bằng 4 đáy. 
+ HS làm bài vào vở, gọi HS nêu miệng.
- GV chữa bài và củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung vừa ôn luyện.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng Việt*
LTVC: Mở rộng vốn từ "công dân"
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố, mở rộng cho học sinh vốn từ thuộc chủ đề "công dân"
- HS nắm được nghĩa của một số từ thuộc chủ đề. Biết sắp xếp thành các nhóm từ thích hợp theo yêu cầu của đề bài. Biết đặt câu với một số từ thuộc chủ đề.
- HS nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Nghĩa của hai cụm từ công dân danh dự và danh dự công dân khác nhau ở chỗ nào?
+ HS thảo luận nhóm đôi, gọi HS trình bày miệng, GV-HS chốt lại kết quả đúng. 
VD: Công dân danh dự: Không phải là công dân chính thức mà trên danh nghĩa, do xã hội tôn vinh, nhằm tỏ rõ sự kính trọng.
. Danh dự công dân: Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp của người công dân.
Bài 2: Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng: công nhân, gia công, thi công, công thương, bãi công, đình công
công có nghĩa là 
"công nghiệp"
công có nghĩa là 
"thợ"
công có nghĩa là 
"sức lao động"
.......................................
(công thương, thủ công)
.......................................
(công nhân, gia công)
.......................................
(đình công, bãi công)
+ HS tự làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
+ GV- HS chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng: phân công, công tác, công đồn, chủ công, phản công, tấn công, chiến công, thành công, quân công
công có nghĩa là
"sự nghiệp"
công có nghĩa là 
"đánh, phá"
công có nghĩa là 
"công việc"
.......................................
(chiến công, thành công, quân công)
.......................................
(phản công, tấn công,
 công đồn, chủ công)
.......................................
(phân công, công tác)
+ HDHS tự làm giống bài 2.
Bài 4: Đặt câu với mỗi từ sau: công viên, công bằng. Phân tích cấu tạo của câu vừa đặt.
+ HS tự làm bài. Gọi HS lần lượt nêu miệng. HS - GV nhận xét, hệ thống nội dung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng HS nêu lại nội dung vừa ôn luyện. Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 21: Chiều biên giới
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết.
- Học sinh viết, trình bày đoạn thơ: Chiều biên giới trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1.KTBC. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài: Chiều biên giới(3, 4 lần)
 ? Nêu hình ảnh đẹp về biên giới trong bài? (mùa đào nở, mùa sở ra cây, lúa lượn bậc thang mây, ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (hoa nở, mùa sở, lúa, lượn, hương say)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em viết đúng, đẹp và trình bày bài sạch sẽ.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài viết.
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học.
Buổi chiều Ngày soạn: 11/ 1 / 2017
Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
Luyện từ và câu
Luyện tập: nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Tìm được vế câu trong câu ghép, cặp quan hệ từ nối các vế câu; biết phân biệt câu đơn, câu ghép, xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- HS vận dụng nói và viết đúng Tiếng Việt.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài tập 3- đoạn văn ngắn các em viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài tập 1: Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu sau đây và cho biết các vế câu ghép đó nối với nhau bằng cách nào?
a- Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
b- Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
c- Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
 Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. (Ca dao)
d- Vì nhà nghèo quá, chú phải nghỉ học.
e-Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm được.Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm.
 (Các từ gạch chân là vế câu, các từ in nghiêng, đậm là quan hệ từ nối các vế câu ghép)
+ HS suy nghĩ làm bài vào vở, gọi từng học sinh nêu miệng kết quả làm từng câu. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Hãy cho biết mỗi câu sau đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong từng câu đó.
a- Trên cành, chim/ hót véo von. b- Lớp 5A/ học Toán, lớp 5B/ học Mĩ thuật.
 TN CN VN CN VN CN VN
c- Vì Hà/ chăm học nên Hà/ đạt điểm thi cao.
 CN VN CN VN
d- Trưa, nước biển/ xanh lơ và khi chiều tà, biển/ đổi sang màu xanh lục.
 TN CN VN TN CN VN
e- Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc,
 TN1 TN2
 mọc lên/ những bông hoa tím.
 VN CN
+ HS suy nghĩ làm bài vào vở phần a,b,c. Học sinh hoàn thành tiếp phần d và phần e. (câu đơn: a, e; câu ghép: b, c, d)
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập. Nhận xét tiết học.
địa lí
các nước láng giềng của việt nam.
I. Mục đích- yêu cầu:
- Dựa vào lược đồ(bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô ba nước này.
- Nhận biết được sơ lược đặc điểm địa hình và tên sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào. Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngàng công nghiệp hiện đại. 
- HS say mê khám phá tìm hiểu.
II. Đồ dùng: TBNN
III.Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : Dân cư châu á tập trung đông đúc ở vùng nào? Tại sao?
- Tại sao khu vực Đông Nam á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ1: Cam- pu- chia: 
B1:HS làm việc cá nhân: 
- HS quan sát H3 bài 17, h5 bài 18, đọc thầm mục I SGK (tr 107) để trả lời câu hỏi, HS quan sát hình 1, 2.
- Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu á? Giáp những nước nào? Tên thủ đô ?
- Nhận xét về địa hình của Cam-pu- chia?
- Nêu các ngành sản xuất chính của Cam-pu-chia? 
B2: HS nêu, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận, giới thiệu thêm về đất nước Cam-pu- chia.
HĐ2: Lào: 
B1: HS Làm việc cá nhân: 
- HS quan sát Lược đồ: Nêu tên các nước có chung biên giới với Lào? Thủ đô là gì?
Vị trí, Địa hình, các sản phẩm chính?
- HS nêu, bổ sung. GV đưa ra kết luận chung, giới thiệu thêm về đất nước Lào.
HĐ3: Trung Quốc: 
-Làm việc cả lớp: HS đọc thầm SGK, mục 3 trả lời câu hỏi.
 Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu á? Thủ đô của Trung Quốc là gì?
* GV giới thiệu về Vạn Lí Trường Thành; một số điểm nổi bật của đất nước Trung Quốc.
- Nhận xét về địa hình, khí hậu Trung Quốc? Nêu các ngành sản xuất chính của Trung Quốc?
- HS nêu, GV nhận xét, đưa ra kết luận, GV giới thiệu thêm về đất nước Trung Quốc.
3. Củng cố dặn dò: 
- 2,3 HS đọc nội dung bài học (tr 100).
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài 20.
Khoa học (4A)
Bài 41 : âm thanh
i.Mục đích yêu cầu
- HS hiểu về âm thanh, nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- Thực hiện được các cách khác nhau để làm cho một vật phát âm thanh.Làm được thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
ii.Đồ dùng: Chuẩn bị theo nhóm: + ống bơ, thước, vài hòn sỏi.
+ Trống nhỏ, một ít giấy vụn, một số vật khác để phát ra âm thanh: kéo, lược
Chuẩn bị chung : một cây đàn 
iii. các Hoạt động dạy - học
1. KTBC: Em đã làm gì để giữ cho bầu không khí trong sạch không bị ô nhiễm?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh
- HS nêu các âm thanh xung quanh mà các em biết. Trong những âm thanh trên những âm thanh nào do con người gây ra, những âm thanh nào thường nghe vào lúc sáng sớm, buổi tối, ban ngày,?
- HS nêu, GV đưa ra kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh.
* Mục tiêu: HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để một vật phát ra âm thanh.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm theo nhóm: HS tìm cách tạo ra âm thanh với các vật nhóm mình đã chuẩn bị như ống bơ, sỏi, thước, trống
Bước 2: HS làm thí nghiệm tạo âm thanh.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả .Thảo luận về các cáh làm để phát ra âm thanh.
Hoạt động3 : Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh
* Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh của một số vật. 
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn, nhiều cách khác nhau. Vậy điểm nào chung khi âm thanh được phát ra? 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm " Gõ trống". HS tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh và sự rung động.
Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả. GV đưa ra câu hỏi: Khi ta gõ trống, tróng phát ra âm thanh và đồng thời trên mặt trống ta thấy có hiện tượng gì?
? Nếu khi trống đang kêu ta đặt tay lên mặt trống để mặt trống không rung nữa thì ta thấy có hiện tượng gì xảy ra? 
Bước 3: Làm việc theo cặp: Quan sát vào yết hầu của bạn khi bạn nói, sau đó đặt tay vào yết hầu của mình và nói để phát hiện sự rung động của dây thanh quản khi nói.
- GV giải thích cho HS hiểu vì sao có sự rung động này. 
- GV giúp cho HS rút ra nhận xét: Âm thanh do các vật rung động tạo thành.
 Hoạt động 4:Trò chơi tiếng gì, ở phía nào thế?
*Mục tiêu:Phát triển thính giác ( Khả năng phát hiện được những âmm thanh khác nhau, định hướng các nơi phát ra âm thanh)
* Cách thức tiến hành:
HS chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm gây ra tiếng động một lần.
Nhóm kia cố nghe và phát hiện ra tiếng động do vật/ những vật nào gây ra và viết vào giấy.
- HS so sánh xem nhóm nào đúng nhiều lần hơn thì nhóm đó thắng.
3. Củng cố dặn dò 
- Âm thanh do đâu mà có? Nêu các âm thanh có trong cpuộc sống vào lúc sáng sớm?
- GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau : Bài 42 
Buổi chiều Ngày soạn: 12/ 1 / 2017
Ngày dạy : Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017 
Toán *
Ôn tập về hình học
I. Mục đích - yêu cầu :
- Củng cố cho HS về cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình chữ nhật,...
- Có kĩ năng vận dụng vào làm bài tập liên quan đến thực tế.Bài làm chính xác, ytình bày khoa học, rõ ràng.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn.
2. Bài mới 	
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp
Bài 1:	Một khu vườn hình tam giác có đáy 20m. Nếu kéo dài đáy thêm 5m thì diện tích sẽ tăng thêm 50m2. Tính diện tích khu vườn khi chưa mở rộng. 
- GV chép bài lên bảng. HD HS làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở
- HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm .
- GV chữa bài, củng cố nội dung học.
Bài 2: Một khu đất hình tam giác có diện tích 5/6m2 và chiều cao1/2m. Tính độ dài cạnh đáy của khu đất đó.
- HS đoc bài, nêu cách giải.
- HS làm bài, chữa bài. GV chữa bài và hệ thống nội dung bài.
8m
Bài 3: Một khu đất có dạng như hình dưới đây. Tính diện tích khu đất ấy.
20m
20m
8m
- HDHS phân tích đề. 
- HS làm bài, chữa bài .
GV chữa bài và hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố dặn dò. 
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Xem lại nội dung của các bài đã học. 
GV nhận xét giờ học .
Tiếng Việt*
TLV: Luyện tập tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả người.
- HS nắm được cách làm bài văn tả người cho thành thạo. Viết được bài văn theo yêu cầu, câu văn rõ nghĩa, giàu cảm xúc.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Đề bài: Tả người cha thân yêu của em.
HDHS phân tích đề:	
- Thể loại: Miêu tả (Kiểu bài: Tả người). Đối tượng tả: người cha thân yêu của em.
* HDHS lập dàn ý:
- HS tự lập dàn ý vào vở, HS trình bày miệng dàn ý vừa lập. 
- GV. HS nhận xét, bổ sung. VD:
*Mở bài: Bố em là Nguyễn Văn An. Bà con thôn xóm thường gọi là chú An, bác An.
*Thân bài:
- Bố em năm nay 41 tuổi. Tốt nghiệp cấp 3, bố em đi bộ đội. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bố trở về quê làm ruộng, trở thành một lực điền.
- Bố em cao to, dáng người vạm vỡ. Tóc rễ tre, râu quai nón.
- Bố em có nước da bánh mật, mặt vuông chữ điền, bắp chân, bắp tay cuồn cuộn. Bố có giọng nói ồm ồm, áo quàn giản dị.
- Tính tình mộc mạc, sống chất phác, cần cù nên trong làng xã ai cũng quý mến.
- Bố em làm ruộng giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
- Cha em biết thâm canh giống lúa mới, có kĩ thuật trồng rau, trồng màu năng suất cao. Nên vườn nhà em quanh năm có rau tươi xanh tốt. Hầu như ngày nào mẹ em cũng gánh rau đi bán.
* Kết bài: Bố em chỉ là một "phó thường dân", suốt đời bố em chỉ mơ ước một cách giản dị, mộc mạc: "Mùa màng bội thu, vợ con khoẻ mạnh, được sống ấm no yên vui trong tình nghĩa xóm làng."
- HS làm bài. GV bao quát chung và giúp đỡ các em để các em hoàn thành bài viết, bài viết đảm bảo nội dung; câu văn rõ nghĩa, giàu cảm xúc, hình ảnh.....
3. Củng cố, dặn dò:
- GVcùng HS hệ thống nội dung học.
- Nhận xét tiết học.
Kĩ thuật:
vệ sinh phòng bệnh cho gà
I. c đích, yêu cầu: 
- cần phải: Nắm được cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II.Đồ dùng : Một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- HDHS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS kể tên các công việc vệ sinh phòngb ệnh cho gà.
- GV nhận xét và tóm tắt ý chính:Vệ sinh phòng bệnh cho gà gồm các việc: làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống chuồng nuôi; tiêm, nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà.
- HS nêu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
HS nhắc lại những công việc vệ sinh phòng bệnh.
a- Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn uống
- HDHS đọc nội dung mục 2a (SGK) và đặt một số câu hỏi để HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống của gà
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Vệ sinh chuồng nuôi:
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà (bài 16)
- HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật. Từ đó yêu cầu HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi.
- HS liên hệ thực tế, so sánh với cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà.
c- Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
- GV giải thích thế nào là dịch bệnh.
- HS đọc mục 2c và quan sát hình 2 SGK để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK) để nhận xét kết quả học tập của HS.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HDHS ôn lại các bài trong chương 2 .
Ngày soạn: 12/ 1/ 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.Nắm chắc cấu tạo bài văn.
- GDHS lòng yêu nghệ thuật.
II. Đồ dùng: Bảng phụ viết 3 đề của tiết kiểm tra viết, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý,... trong bài làm của HS, cần sửa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở, chương trình hoạt động của một hoạt động tập thể.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ1: GV nhận xét chung:
* Nhận xét về kết quả làm bài của HS
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết KT, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ,... của HS.
+Những thiếu sót, hạn chế:
Một số em viết bài còn sơ sài. Viết còn sai lỗi chính tả . Dùng từ chưa chính xác: bẩu --> bảo; hai đôi hàm răng --> hai hàm răng; cái chủi --> cái chổi; ... Viết câu còn dài (chưa biết cách chấm câu ; ...
HĐ2: HDHS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh: 
+ HDHS chữa lỗi chung: 
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng. Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. 
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
+ HDHS chữa lỗi trong bài: HS đọc lời nhận xét của thầy cô, sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc sửa lỗi. 
GV theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
+ HDHS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
 GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay. HS trao đổi thảo luận dưới 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc