Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

- HS biết đọc đúng, diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời của các nhận vật .

- Hiểu nội dung bài: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời các câu hỏi SGK).

- GDHS tính công bằng, nghiêm minh.

II. ĐỒ DÙNG: Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ :- 4 HS lên đọc phân vai phần 2 đoạn trích” Người công dân số Một”

- GV đưa câu hỏi và nhận xét.

2. Bài mới:

a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học

HĐ1.Luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Lớp đọc thầm toàn bài .

- GV: Bài được chia làm mấy đoạn ?

- Đọc nối đoạn trong nhóm (2, 3 lần).

- Lần lượt một số học sinh luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ khó. Trong quá trình học sinh luyện đọc GV sửa cách phát âm cho học sinh .

- Nhận xét và sửa cho học sinh đọc cho đúng .

- HS đọc trong nhóm đôi.

- HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 20 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý: Với trường hợp r = m hoặc d = m thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính.
- hS chữa bài. GV nhận xét/
Bài 2 :HS nêu yêu cầu bài.( HS làm phần a; làm xong làm cả )
- Học sinh vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để tính .
- Phần c của bài cần làm như thế nào để tính cho thuận lợi ?
- Mỗi bài gọi 3 học sinh lên chữa .
Bài 3(a): HS vận dụng công thức tính diện tích trong việc giải các bài toán thực tế. ở bài toán này đề bài đã cho biết "mặt bàn là hình tròn" và yêu cầu tính diện tích của hình tròn đó. 
- HS tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán.
- HS giải thích. GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách tính diện tích của hình tròn và công thức tính.
- GV nhận xét tiết học. 
Cặn dặn HS.
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I. Mục đích- yêu cầu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm công dân .
- HS hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo y/c BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh( BT3,BT4). HS làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ chính xác.
II. Đồ dùng: Bảng nhóm cho hoạt động nhóm .
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là câu ghép ? Lấy ví dụ về câu ghép có sử dụng từ nối .
- HS nêu.GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung của bài . 
- HS làm việc theo cặp.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS đặt câu với từ công dân.
- GV cùng HS nhận xét bài làm, đưa ra đánh giá chung. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi.
- HS nêu. GV kết luận các từ đúng. 
Bài 3: HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
- Tổ chức cho HS làm nhóm 4HS.
- Các nhóm thảo luận và xếp các từ ra bảng nhóm. Đồng thời cùng giải nghĩa các từ .
- Đại diện các nhóm báo cáo. Lớp nghe và nhận xét .
- Nhận xét bài của học sinh, liên hệ thực tế .
Bài 4: HS đọc yêu cầu nội dung của bài.
- GV hướng dẫn chung.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu và giải thích tại sao lại chọn như vậy .
- GV kết luận, hệ thống kiến thức. Khen ngợi các nhóm tích cực trong học tập. 
3. Củng cố dặn dò.
- GV cùng HS hệ thống nộ dung bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ các từ trong chủ đề để có cách sử dụng đúng. 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
Buổi chiều. Toán *
Luyện tập chung 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về cách tính diện tích hình thang và chu vi và diện tích hình tròn.
- Có kĩ năng vận dụng kiến thức vào làm bài tập. Bài làm trình bày khoa học, trình bày rõ ràng.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng : Sử dụng thiết bị nghe nhìn
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ :- HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang; diện tích hình tròn.
- GV chốt kiến thức.
2. Bài mới 
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp
b, Thực hành:
Bài 1: Một khu đất hình thang có độ dài đáy 27 m và 36m; chiều cao bằng .. đáy lớn. 
Tính điện tích của khu đất đó.
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chữa bài, củng cố kiến thức liên quan.
Bài 2.	Tính chu vi và diện tích hình tròn có bán kính r.
a, r = 2,5m	b, r = 4/5cm
- HS cả lớp chép và làm vào vở
- HS 1 em lên bảng chữa bài, giải thích cách làm. 
- GV chữa bài, củng cố kiến thức..
Bài 3 : Một hình tròn có chu vi bằng 18,84m. Tính diện tích của hình tròn đó.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài, chữa bài. 
- GV chữa bài, củng cố kiến thức..
Bài 4 : Bên trong một hình vuông có cạnh dài 16cm, người ta vẽ một hình tròn đường kính1,6dm. Hỏi diện tích phần hình vuông nằm ngoài hình tròn là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- HS làm bài, chữa bài.
- GV chữa bài, củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò. 
- HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
- GV khái quát lại nội dung của các bài tập trên .
- GV nhận xét giờ học .
Tiếng Việt*
LTVC: Luyện tập câu ghép
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
- HS nắm được cách phân biệt câu đơn - câu ghép, xác định được vế câu, các bộ phận chính của câu trong câu ghép. Làm đúng các bài tập liên quan.
- HS tích cực học bài, làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là câu ghép ? Lấy ví dụ
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. Em dựa vào đâu để phân bệt như vậy?
a- Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng/ về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tầu biển.
b- Lương Ngọc Quyến/ hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông/ còn sáng mãi.
c- Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó / bay ra hót râm ran.
d- Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.
- HS tự làm bài.
- GV. HS nhận xét, bổ sung. (câu a, c làcâu đơn; câu b, d là câi ghép (vì có 2 vế câu)
Bài 2: a) Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1. 
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu.
b) Có thể tách mỗi câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành 1 câu đơn được không? Vì sao?
- HS làm bài vào vở. 
- HS. GV nhận xét, bổ sung. (không thể tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.
Bài 3: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a) Bích Vân học bài, còn ...
b) Nếu trời mưa to thì ...
c) ...., còn bố em là bộ đội.
d) .... nhưng Nam vẫn đến lớp.
- HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV khen ngợi HS học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại những nội dung vừa ôn luyện. Nêu lại đặc điểm của câu ghép.
- Nhận xét tiết học. Dặn dũ HS. 
Luyện viết
Bài 20: Mưa mùa xuân
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết.
- Học sinh viết, trình bày đoạn văn: Mưa mùa xuân trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
 2. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Nêu MĐ, YC của tiết học
b.Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- GV đọc bài viết.
- Học sinh đọc lại bài: Mưa mùa xuân(3, 4HS đọc)
? Nêu một số hình ảnh tiêu biểu tả về mưa mùa xuân? (hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ nối tiếp hạt kia đan xuống lá cây ổi cong mọc lả xuống mặt ao; giọt mưa ấm áp trong lành..)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (xôn xao, hạt nọ nối tiếp hạt kia, lả xuống, xám xịt ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài cho đẹp.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ HS gặp khó khăn, cần giúp đỡ như Tân, Khoa, M.Tuấn.
+ HS viết nhanh, đẹp có thể viết kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
+ HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi HS viết đúng, đẹp, trình bày bài sạch, khoa học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. 
- GV nhận xét tiết học. Căn dặn HS.
Ngày soạn 4. 1. 2017
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 2017
Tập đọc
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
I. Mục đích- yêu cầu
- HS biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.
- Hiểu nội dung : Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền bạc cho Cách mạng.( Trả lời được câu hỏi 1,2). HS phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nướ c(Câu hỏi 3) 
- HS có ý thức luyện đọc, giúp đỡ người gặp khps khăn .
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:3 HS đọc lại bài Thái sư Trần Thủ Độ và trả lời các câu hỏi của GV 
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ1. Luyện đọc
- Một học sinh đọc cả bài, chia các đoạn.(mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn )
- 5 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài theo đoạn nhỏ. Trong quá trình học sinh luyện đọc sửa cách phát âm cho học sinh(2,3 lần) . 
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bài, nêu giọng đọc. GV nhận xét chung.
HĐ2. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS đọc thầm, thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Có thể đặt tên cho mỗi đoạn văn như thế nào?
- Nội dung bài là gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung bài: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền bạc cho Cách mạng.
HĐ3. HD đọc diễn cảm 
- 5 HS đọc bài, lớp theo dõi phát hiện giọng đọc. GV lưu ý: giọng đọc của mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm đoạn 4,5.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất. GV khen ngợi các em học tập tốt, tích cực.
3. Củng cố dặn dò: 
- 1HS nhắc lại ND bài. GV đưa câu hỏi liên hệ.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 98: luyện tập
I. Mục đích- yêu cầu
- HS biết tính diện tích, chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn. 
- HS có kĩ năng vận dụng vào giải toán về diện tích, chu vi. Làm bài 1; 2 đúng và trình bày bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ :- Nêu quy tắc, công thức tính chu vi và diện tích hình tròn ? 
- GV nhận xét, hệ thộng kiến thức liên quan.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
b, Thực hành
Bài 1 : Giúp học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tròn và củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân .
- Làm bài trong vở bài tập . 
- Đổi vở để kiểm tra chéo và báo cáo kết quả .
- GV hệ thống kiến thức liên quan
 Bài 2: Một học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- Một học sinh nêu cách làm bài .
- Học sinh làm việc cá nhân .áp dụng công thức tìm bán kính khi biết chu vi rồi áp dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm .
- Một số học sinh lên bảng làm bài . 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3 : HS nêu yêu cầu và làm bài.
- HS nêu cách làm và làm bài.
- Một học sinh lên bảng chữa bài. GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em HS học tốt, tích cực trong giờ học..
Đáp số : 1,6014m2	
3. Củng cố dặn dò:
- Nêu quy tắc và công thức tính chu vi và diện tích hình tròn ?
- Nhận xét giờ học. Học bài và chuẩn bị cho giờ sau luyện tập tiếp .
KHOA HọC
NĂNG LƯợNG
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,... nhờ được cung cấp năng lượng.
- HS nêu được ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
- GD HS có ý thức ham tìm hiểu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Đồ dùng: Mỗi nhóm HS: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi hoặc đèn pin (HĐ1).
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Lấy ví dụ về sự biến đổi hoá học dưới tác động của nhiệt, ánh sáng. 
- HS nêu. GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
Hoạt động 1: Thí nghiệm
- GV chia lớp làm 4 nhóm.
- Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận. Trong mỗi thí nghiệm cần làm rõ:
+ Hiện tượng quan sát được. + Vật bị biến đổi như thế nào? 
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. HD HS nhận xét theo nội dung mục Bạn cần biết trang 82 SGK.
* Kết luận: Để các vật biến đổi và hoạt động cần cung cấp năng lượng.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Cho cả lớp đọc thầm mục Bạn cần biết tr82.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trang 83 SGK.
- HS nêu ý kiến. HS khác nhận xét. GV đưa ra kết luận chung.
Hoạt động 3: HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
- GV chia lớp làm 4 nhóm. 
- Hướng dẫn HS chơi: Tìm các ví dụ về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng.
- HS thảo luận, ghi kết quả vào bảng nhóm.
Hoạt động
 Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy
 Thức ăn
 ...
...
...
...
* Kết luận: (Như mục Bạn cần biết tr. 83 SGK.)
3. Củng cố dặn dò: 
- Tóm tắt ND bài: HS đọc lại nội dung cần biết tr.82; 83 SGK .
- Nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 5 / 1 / 2017
Ngày dạy : Thứ năm ngày 11 tháng 1 năm 2017
địa lí
châu á (tiếp).
I. Mục đích- yêu cầu :
- Nêu được đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất, của người châu á và một số đặc điểm của khu vực Đông Nam á.
- HS sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ để nhận biết được một số đặc điểm của cư dân và HĐSX của người dân châu á.
- HS say mê khám phá.
II. Đồ dùng:
- GV: Bản đồ các nước Đông Nam á. Bản đồ Tự nhiên châu á.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ : - Dựa vào lược đồ châu á, hãy nêu vị trí giới hạn của châu á?
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu á?
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học
 HĐ1: Dân cư châu á:
- So sánh dân số châu á với dân số các châu lục khác. 
- HS đọc bảng số liệu ở bài 17 trả lời câu hỏi. 
- GV nhấn mạnh số dân châu á, sự cần thiết phải giảm sự gia tăng dân số.
- Người dân châu á phần lớn thuộc chủng tộc da gì? Họ sống tập trung ở khu vực nào?
- HS đọc mục 3 và quan sát hình 4 trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét. GV kết luận về dân cư châu á.
 HĐ2: Hoạt động kinh tế: 
- Kể tên 1 số ngành sản xuất ở châu á?
- HS quan sát hình 5, đọc bảng chú giải nhận biết các HĐSX của người dân châu á.
- HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát lược đồ, nhận xét sự phân bố của các ngành sản xuất 
- Một số HS nêu.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ3: Khu vực Đông Nam á 
B1.Làm việc cả lớp.
- Đọc tên 11 quốc gia trong khu vực?
- NXđặc điểm địa hình, khí hậu của khu vực?
- Nêu HĐSX và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước ta?
- HS quan sát hình 3 bài 17, hình 5 bài 18 để trả lời câu hỏi.
B2. Một số HS phát biểu.
- HS bổ sung. GV nhận xét và đưa ra kết luận. 
 3. Củng cố dặn dò: 
- GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học (T107).
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài 19.
Kĩ thuật
Chăm sóc gà
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS cần phải: Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà. Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Vì sao phải cho gà ăn, uống đầy đủ, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- GV giúp HS hiểu thế nào là chăm sóc gà? (Cho gà ăn uống, sưởi ấm, che nắng, chắn gió lùa, ...).
- HS đọc mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi: Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà? 
- GV tóm tắt nội dung chính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- HS đọc nội dung mục 2 (SGK) và đặt câu hỏi: Nêu tên các công việc chăm sóc gà?
a- Sưởi ấm cho gà con:
- Nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật?
GV giải thích: Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên, sinh sản của động vật. Nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá, động vật có thể bị chết.
- HS nêu sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà con, nhất là gà không có mẹ (do ấp trứng bằng máy).
- HS trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét và nêu một số cách sưởi ấm cho gà mới nở (hình 1) hoặc sưởi ấm bằng bóng đèn điện, bếp than, bếp củi...
b- Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà:
- HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK)
?: Nêu tên những thức ăn không được cho gà ăn.
- GV nhận xét và nêu tóm tắt cách phòng ngộc độc thức ăn cho gà theo nội dung SGK.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK) để đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của học sinh.
- HDHS đọc trước bài: Lắp xe chở hàng.
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục đích - yêu cầu: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND ghi nhớ).
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
- HS có ý thức trong giờ học.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 HĐ1. Phần nhận xét:
Bài tập 1, 2:
- 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, gạch chân các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu. 
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau? 
- Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào? (Bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ).
HĐ2. Ghi nhớ:
- HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. GV giúp HS nắm chắc nội dung học.
HĐ3. Luyện tâp:
Bài 1: HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2.
- Một số học sinh trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm HS trình bày. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài.
- 3 HS lên thi điền kết quả nhanh vào 3 câu trên bảng.
- GV gợi ý làm bài: Dựa vào nội dung của hai vế câu cho sẵn, các em xác định mối quan hệ giữa hai vế câu (là quan hệ tương phản hoặc lựa chọn). Từ đó, tìm quan hệ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Khen ngợi HS tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 5 / 1 / 2017
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 1 năm 2017
tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS làm quen với cách lập chương trình hoạt động.
- Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11 (theo nhóm).
- GD ý thức hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). Thể hiện sự tự tin, đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng :
III.Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Các em đã tham gia những hoạt động tập thể nào? Muốn tổ chức một hoạt động liên quan đến nhiều người đạt được kết quả tốt, các em phải lập chương trình hoạt động. Đây là kĩ năng cần thiết, rèn luyện cho con người khả năng tổ chức công việc. Bài hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV giải nghĩa cho HS hiểu: việc bếp núc là việc chuẩn bị thức ăn, thức uống, bát đĩa.
- HS đọc thầm chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK.
?: Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- GV ghi bảng: I- Mục đích:
? Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
- GV ghi bảng: II- Phân công chuẩn bị:
? Hãy thuật lại diễn biến buổi liên hoan?
- GV ghi bảng: III- Chương trình cụ thể:
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài 2.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận lập chương trình hoạt động với đủ 3 phần như trên.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV. HS nhận xét về nội dung chương trình của từng nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. 
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS bước đầu biết cách" đọc ", phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt .
- HS biết cách đọc biểu đồ hình quạt; làm đúng bài 1. Vận dụng làm tốt các bài tập liên quan. Trình bày bài làm khoa học, sạch sẽ.
 Có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc