Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 18 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Kiểm tra tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong học kì 1 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 110 tiếng /phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
+ Lập được bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh. Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó .
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG: phiếu ghi tên các bài tập đọc và tên những bài tập đọc có yêu cầu HTL
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- HS lên bốc thăm bài đọc. (chuẩn bị trong 2 phút - khoảng 1/5 lớp)
- HS đọc bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV đưa câu câu hỏi nội dung của bài đọc đó và nhận xét.
chất khác. Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác . - Giáo dục HS ý thức say mê tìm hiểu khoa học. *GD BVMT: Giáo dục HS bảo vệ nguồn nước. II. Đồ dùng: III. Các hoạt đông dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra tiết trước. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức: "Phân biệt 3 thể của chất". - Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất. - Cách tiến hành: GV kẻ sẵn trên bảng 2 bảng có nội dung giống nhau: (SGV - Trang 123) + B1: Tổ chức và hướng dẫn: Chia lớp thành 2 đội. GV thông báo luật chơi + B2: Tiến hành chơi. Lần lượt các đội cử đại diện lên chơi. + B3: Cùng kiểm tra. . GV cùng học sinh kiểm tra lại từng phiếu các bạn đã dán vào mỗi cột xem đã làm đúng chưa. Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" - Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí. - Cách tiến hành: + B1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi. . GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. . Nhóm nào xong trước được trả lời trước, nếu trả lời đúng là thắng cuộc. + B2: Tổ chức cho học sinh chơi. Đáp án 1-b ; 2 - c ; 3 - a Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận: - Mục tiêu: HS nêu được một số VD về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày. - Cách tiến hành:. B1: HS quan sát các hình trang 73 SGK và nói về sự chuyển thể của nước. . B2: Dựa vào các gợi ý qua hình vẽ, GV yêu cầu HS tự tìm thêm các VD khác. - Kết luận: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyền từ thể này sang thể khác. Hoạt động 4: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng"? - Mục tiêu: HS kể tên được một số chất ở thể rắn, lỏng, khí. Một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. - Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm, trong cùng thời gian nhóm nào ghi được nhiều tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác là thắng. 3. Củng cố, dặn dò: - 2, 3HS đọc mục bạn cần biết. GV đưa câu hỏi liên hệ. - Nhận xét tiết học. Toán Tiết 87: luyện tập I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh cách tính diện tích hình tam giác. - HS áp dụng tính diện tích các hình tam giác theo yêu cầu của bài tập. HS biết cách tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông. HS hoàn thành bài 1, 2, 3. - HS cẩn thận khi tính toán. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác. HSTB, yếu chỉ cần nêu cách tính diện tích hình tam giác? - GV nhận xét chung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b. HD học sinh luyện tập: Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác làm bài vào vở rồi chữa bài. a) 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) b) 16 dm = 1,6 m; 1,6 x 5,3 : 2 + 4,24 (m2) Bài 2: HDHS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng, - HS nêu, nhận xét. - GV chữa bài, chốt kiến thức. Chẳng hạn: Hình tam giác vuông ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao tương ứng và ngược lại coi AB là đáy thì AC là đường cao tương ứng. Bài 3: HDHS quan sát hình tam giác vuông: + Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng. + Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. + Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2. - HS vận dụng làm phần a), b) vào vở. Bài 4: HS hoàn thành nhanh làm tiếp bài toán, dùng thước đo độ dài các cạnh của hình theo yêu cầu của bài tập rồi tính. - HS làm bài vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng giải, mỗi HS làm 1 phần. - HS nhận xét. GV nhận xét và hệ thống nội dung bài,. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác vuông khi biết 2 cạnh góc vuông của tam giác đó. - Nhận xét tiết học. Buổi chiều. Tiếng Việt Ôn tập cuối Học kì I (tiết 3) I. Mục đích, yêu cầu: - Kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu - Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL. Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - HS học tập tích cực, hăng hái. II. Đồ dùng: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt đông dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút. - HS đọc bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV đưa câu hỏi nội dung của bài đọc đó và nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2 : HS đọc đề, xác định yêu cầu đề bài. - HS làm việc nhóm 4, thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Môi trường. - Giải thích1 số từ khó: sinh quyển, thuỷ thủ, khí quyển, .dưới nhiều hình thức như: - Đặt câu với từ đó. Sinh quyển (môi trường động, thực vật) Thuỷ quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường không khí) Các sự vật trong môi trường rừng, con người, thú, chim, cây lâu năm, cây ăn quả, cây ray, cỏ... sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thác, kênh, mương, ngòi, rạch, lạch,... bầu trơi, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu, ... Các hành động bảo vệ môi trường Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc; chống đốt nương; trồng rừng ngập mặn, chống đánh cá bằng mìn - bằng điện, ... giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước; lọc nước thải công nghiệp, ... lọc khói công nghiệp, xử lí rác thải; chống ô nhiễm bầu không khí, ... 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết hoc. - Về nhà hoàn thành tiếp BT2. Ôn HTL. Toán* luyện tập chung I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh kiến thức về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Cách chuyển đổi các dạng số (phân số, hỗn số, số thập phân). Giải bài toán có lời văn. - HS nắm được cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Cách chuyển đổi các dạng số (phân số, hỗn số, số thập phân). Giải bài toán có lời văn. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Bài 1: HS trả lời miệng các câu sau: Chọn ý đúng: 1) Số thập phân: 2,34 viết thành hỗn số là: A. B. C. D. 2) Phân số viết thành tỉ số phần trăm là: A. 21% B. 2,25% C. 225% D. 22,5% 3) 3m2 14dm2 = ........... dm2 Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 35 + 4,97 b) 41,75 - 7,8 c) 12,15 x 3,5 d) 54,54 : 1,8 - HS làm bài vào vở, gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài. - GV.HS nhận xét, bổ sung. Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 45,6m; chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó. + HS đọc đề toán. Nêu dạng toán. + HS làm bài vào vở. - 1 H lên bảng chữa bài. GV-HS nhận xét, bổ sung. Bài 4: Một người đã bỏ ra 150 000 đồng mua rau đi bán. Sau khi bán hết số rau, người đó thu được số tiền là 195 000 đồng. a) Tính tỉ số phần trăm tiền bán rau so với tiền mua rau? b) Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm? + HS làm bài và nêu cách giải. GV hệ thống nội dung bài. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung vừa luyện tập. - Nhận xét tiết học. Tiếng Việt* LTVC: ôn tập I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh về câu, dấu câu, thành phần câu, nghĩa của từ. - HS làm được các bài tập mà giáo viên đưa ra. Bài làm đúng và khoa học. - HS ham thích môn học. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. HDHS luyện tập: Bài 1: Ngắt đoạn văn sau thành câu đúng ngữ pháp rồi chép lại, nhớ dùng đúng dấu câu và viét hoa chữ cái đầu câu. Bây giờ đang tháng ba, đồng cỏ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân bầu trời cao vút xa xa trập trùng những đám mây trắng không khí trong lành, ngọt ngào đàn bò nhảy tung tăng đám cỏ trước mặt, đàn bò gặm một loáng sạch trơn chúng nhảy quẩng lên rồi chúng đuổi nhau làm thành một vòng tròn. + HS suy nghĩ làm bài. + Gọi HS nêu miệng. GV - HS nhận xét, bổ sung. Bài 2: Ghi lại hai từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: cứng cỏi, ngay thẳng + HS suy nghĩ làm bài, gọi 1 HS lên bảng chữa bài. + GV- HS nhận xét, bổ sung. . cứng cỏi: cứng rắn, vững vàng . ngay thẳng: trung thực, thẳng thắn. Bài 3: gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ, 3 gạch dưới trạng ngữ của mỗi câu văn sau: a) Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi / cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. b) Những bức tranh ấy / không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó / lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát. + HS làm bài vào vở. +1 HS lên bảng chữa bài. + GV- HS nhận xét, bổ sung. Khen ngợi HS học tốt. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung vừa ôn luyện. - GV nhận xét tiết học. Ngày soạn : 14/ 12 / 2016 Ngày dạy : Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2016 Tiếng Việt Ôn tập cuối học kì i (tiết 4) I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra các bài tập đọc và học thuộc lòng. - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài : Chợ Ta - sken. Viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, tốc độ viết khoảng 95 chữ/15 phút. - HS có ý thức ôn tập tích cực. II. Đồ dùng: Các phiếu ghi bài đọc. III. Các hoạt đông dạy- học : 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(khoảng 1/5 lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút. - HS đọc bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Trả lời câu hỏi nội dung của bài đọc đó. - GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Nghe - viết chính tả. *Giới thiệu bài viết Chợ Ta-sken - GV đọc toàn bài. - HS đọc lại bài viết. Giải nghĩa 1 số từ khó. - Em hãy nêu nội dung chính của bài? - Em hãy tìm những từ dễ viết sai? - HS nêu : VD: Ta-sken, nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy, - GV đọc từ khó. - HS viết bảng con (giấy nháp ). 2 HS viết bảng - GV đọc bài. HS viết vào vở. - GV đọc HS soát lỗi. HS đổi chéo bài soát lỗi. - GV nhận xét một số bài trước lớp. Khen ngợi HS viết đung và đẹp. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cùng HS hệ thống nội dung học. - Lưu ý những từ dễ viết sai trong bài . -Tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu SGK. Tiếng Việt ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 5) I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố kĩ năng viết thư cho học sinh. - HS biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của thân trong học kì I, đủ 3 phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết. HS biết thể hiện sự cảm thông, biết đặt mục tiêu. - HS tích cực, tự giác học tập. II. Đồ dùng : phiếu ghi tên các bài tập đọc. (HĐ1) - Giấy viết thư (HĐ2) II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.(khoảng 1/5 lớp) - Từng HS lên bốc thăm chọn bài, sau khi bốc thăm chuẩn bị bài khoảng 1-2 phút. - HS lên bốc thăm bài đọc. - HS đọc bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV đưa câu câu hỏi nội dung của bài đọc đó và nhận xét. HĐ2. Viết thư: - Một vài học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý. Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV lưu ý học sinh: Cần viết chân hực, kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kì I vừa qua, thể hiện được tình cảm với người thân. - HS viết thư. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lá thư đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người viết thư hay nhất. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển) trong sách Tiếng Việt 5, tập một, Tr 67. Toán Tiết 88: luyện tập chung I Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho HS về giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số; cộng trừ, nhân, chia số thập phân; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. - HS vận dụng làm thành thạo các bài tập trong bài. HS hoàn thành phần 1; phần 2: Bài 1,2. Bài làm sạch sẽ. - HS tích cực, tự giác làm bài. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. b. HD học sinh luyện tập: Phần 1: GV cho học sinh tự làm bài (làm vào vở nháp, ghi ý cần khoanh). - Khi HS chữ bài có thể trình bày miệng và giải thích. VD: Bài 1: Khoanh vào B; Bài 2 khoanh vào C; Bài 3 khoanh vào C. - HS, GV nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan. Phần 2: Bài 1: HS tự đặt tính rồi tính. - Khi HS chữa bài, GV yêu cầu học sinh nêu cách đặt và tính. Bài 2:HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài rồi chữa bài. GV hệ thống kiến thức. Kết quả là: a) 8m 5dm = 8,5 m b) 8m2 5 dm2 = 8,05 m2 Bài 3: Cho HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi chữa bài. VD: Bài giải Chiều rộng của hình chữ nhật là: 15 + 25 = 40 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là: 2 400 : 40 = 60 (cm) Diện tích hình tam giác MDC là: 60 x 25 : 2 = 750 (cm2) Đáp số: 750 cm2 Lưu ý: GV nêu câu hỏi để HS nhận ra hình tam giác MDC có góc vuông đỉnh D Bài 4: HS hoàn thành nhanh tự làm bài rồi chữa bài. Trả lời: x = 4 ; x = 3,91 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung vừa luyện tập. - Nhận xét tiết học. Khoa học Bài 36: hỗn hợp I. Mục đích, yêu cầu: - Sau bài học HS biết: Nắm được một số kiến thức về hỗn hợp. - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. Biết cách tạo ra hỗn hợp, kể tên một số hỗn hợp, nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp. Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát ra khỏi hỗn hợp nớc và cát trắng) - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng : Hình trang 75 SGK. - Một số chất: muối tinh, mì chính, hạt tiêu, bát nhỏ, thìa. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: Thực hành: "Tạo một hỗn hợp gia vị" - Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp. - Cách tiến hành:+ B1: Làm việc theo nhóm: Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu. Trong quá trình trộn, nếm thử cho hợp khẩu vị. + B2: Làm việccả lớp. . Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử. Nhận xét xem nhóm nào có gia vị ngon. . GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì? - GV kết luận. 2, 3 HS neu lại. Hoạt động 2: Thảo luận - Mục tiêu: HS kể tên được một số hỗn hợp. - Cách tiến hành: + B1: Làm việc theo nhóm: Trả lời các câu hỏi trong SGK. + B2: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. -GV kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi "Tách các chất ra khỏi hỗn hợp". - Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một hỗn hợp. - Cách tiến hành: SGV - Tr 130 . B1: Tổ chức và hướng dẫn. . B2: Tổ chức cho học sinh chơi. Đáp án: Hình 1: Làm lắng; Hình 2: sảy; Hình 3: Lọc. Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp - Mục tiêu: HS biết cách tách cát ra khỏi hỡn hợp nước và cát. - Cách tiến hành: . B1: Làm việc theo nhóm 4. . B2: Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. - GV đưa ra kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn : 15/ 12 / 2016 Ngày dạy : Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2016 Tiếng Việt ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 6) I. Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút. - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2. - HS tích cực, tự giác học tập. II. Đồ dùng :phiếu ghi tên các bài tập đọc. - Một số tờ phiếu viết các câu hỏi a,b,c,d của BT2. III- Các hoạt động dạy - học: HĐ1. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 1/5 số học sinh trong lớp. - HS lên bốc thăm bài đọc. (chuẩn bị trong 2 phút - khoảng 1/5 lớp) - HS đọc bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV đưa câu câu hỏi nội dung của bài đọc đó và nhận xét. Bài tập 2: + HS đọc yêu cầu của đề, HS suy nghĩ làm bài. - HS nêu kết quả. - GV- HS nhận xét, bổ sung. - Lời giải: a) Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới. b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển. c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta. d) Miêu tả hình ảnh câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra trong giờ truy bài. Toán Tiết 90: hình thang I. Mục đích, yêu cầu: - Hình thành được biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hinh thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học. Nhận biết hình thang vuông. HS hoàn thành bài 1,2,4. - Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang. II. Đồ dùng: Sử dụng bộ đồ dùng dạy học Toán 5. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a- Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC của tiết học. HĐ1- Hình thành biểu tượng về hình thang: - Cho học sinh quan sát hình vẽ "cái thang" trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ hình thang ABCD trong SGK và trên bảng. HĐ2- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang: - HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang: ?: Có mấy cạnh? Có hai cạnh nào song song với nhau? - HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau. - GV kết luận: Hình thang có 2 cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là 2 đáy, 2 cạnh kia gọi là 2 cạnh bên. - HS quan sát hình thang ABCD trong SGK và GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang (độ dài AH). - HS nhận xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy. - GV kết luận về đặc điểm của hình thang. Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang. HĐ3. Thực hành: Bài 1: Củng cố cho học sinh biểu tượng về hình thang. - HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. GV chữ bài và kết luận. Bài 2: Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang. - HS tự làm bài, gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp. GV nhấn mạnh hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Bài 3: (HS hoàn thành nhanh làm tiếp) Thông qua việc vẽ hình nhằm rèn luyện kĩ năng nhận dạng hình thang. Chỉ yêu cầu học sinh thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông. GV kiểm tra thao tác vẽ của học sinh, chỉnh sửa những sai sót. Bài 4: GV giới thiệu hình thang vuông, HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại đặc điểm của hình thang. - Nhận xét tiết học. Tiếng Việt ôn tập cuối học kỳ I (Tiết 7) I. Mục đích yêu cầu: - HDHS đọc - hiểu và luyện tập một số kiến thức về Luyện từ và câu. - HS vận dụng làm chính xác bài tập (tiết 7 trong SGK TV5 tập 1 - trang 177).Trả lời rõ ràng, lưu loát. - HS tích cực, tự giác học bài và làm bài. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. HDHS luyện tập: + 1 HS đọc bài trong SGK (trang 177) . + 3 HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn. - HDHS làm bài: + HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi của bài (từ câu 1 đến câu 10). + HS làm việc cá nhân. GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS gặp khó trong khi làm bài để các em hoàn thành bài. + Lần lượt từng học sinh nêu đáp án đã chọn. + HS nhận xét, giải thích. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Khen ngợi những HS học tập tốt và tích cực trong giờ học. Câu 1 - ý b Câu 2 - ý a Câu 3 - ýc Câu 4 - ý c Câu 5 - ý b Câu 6 - ý b Câu 7 - ý b Câu 8 - ý a Câu 9 - ý c Câu 10 - ý c. 3. Củng cố dặn dò: - GV cùng HS chốt lại nội dung vừa ôn tập. - HDHS chuẩn bị kiểm tra định kì cuối học kì I. - Nhận xét tiết học. Tuần 18 Ngày soạn : 15/ 12 / 2016 Ngày dạy : Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2016 Toán* luyện tập chung I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho học sinh các phép tính với số thập phân. - HS nắm được cách giải các bài toán liên quan đến tính diện tích hình tam giác. Vận dụng làm bài chí
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc