Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu ý nghĩa : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và lòng dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- GDHS có ý thức bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.

* GD KNS: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng; Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG : Sử dụng thiết bị nghe nhìn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài "Hành trình của bầy ong".

- GV nhận xét chung.

2. Bài mới :

a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

HĐ1. Luyện đọc:

- 2 HS đọc toàn bài. Chia bài làm 2 đoạn .

-3- 4 tốp học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .

- HD HS đọc đúng các từ khó (truyền, lượm, rô bốt,.).

- HS luyện đọc theo cặp ( kết hợp giải thích từ ) .

- GV kết hợp sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu .

- GV đọc cả bài, HS nêu giọng đọc.

HĐ2. Tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung ,

- HD HS tìm hiểu câu hỏi SGK.

- Cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi.

- Chú ý câu hỏi: Em học tập được gì ở bạn nhỏ?

- HS nêu, nhận xét và rút ra nội dung chính của bài.

- GV ghi bảng: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và lòng dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- 2, 3 HS nêu lại nội dung bài.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 13 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhanh ý kiến đúng của HS lên bảng. GV khen ngợi nhóm có tinh thần học hỏi, chăm đọc sách.
- GV kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi, để chế tạo các vật dụng làm bếp, vỏ nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ,...
Hoạt động 2:So sánh nguồn gốc & tính chất của nhôm & hợp kim của nhôm.
- Phát cho mỗi nhóm một số đồ dùng bằng nhôm, yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK & hoàn thành phiếu thảo luận so sánh về nguồn gốc, tính chất của nhôm & hợp kim của nhôm.
- 1 Nhóm dán phiếu của mình lên bảng. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhôm có thể kết hợp với chất nào để tạo thành hợp kim?
* HS nêu, bổ sung.
- GV KL: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm.Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm.
3. Củng cố dặn dò
- Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm & hợp kim của nhôm có trong gia đình?
- Khi sử dụng đồ dùng, dụng cụ nhà bếp bằng nhôm cần chú ý gì?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 62: Luyện tập chung
I. Mục đích – yêu cầu : 
- HS biết thực hiện phép công, trừ, nhân các STP. 
- Hsthực hiện tính đúng, nhanh. Vận dụng tính chất nhân 1STP với một tổng, một hiệu 2STP trong thực hành. Làm đúng các bài tập 1,2,3(b),4.
- HS có tính tự giác khi làm bài . 
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu các quy tắc về phép cộng,phép trừ và phép nhân các STP ? 
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu :Trực tiếp
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS đọc đề bài, nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính.
- 2HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở.
- HS nêu miệng. Nêu cách làm.
- HS nhận xét & bổ sung, tự chữa bài của mình. GV hệ thống nội dung bài học.
Bài 2 : HS thảo luận trong bàn, nêu lại cách tính.
- HS làm việc cá nhân.
- 3HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV theo dõi, nhận xét, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3: HS làm phần b, HS làm nhanh làm cả bài.
- HS đọc đề bài, nêu YC. Lưu ý HS tính thế nào cho nhanh nhất. 
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.
- GV củng cố kiến thức về tính chất kết hợp; nhân một số thập phân với 1.
- Phần b cho HS tính nhẩm rồi nêu kết quả.
Bài 4 :GV yêu cầu HS đọc đề bài, thảo luận trong bàn tìm ra cách giải.
- HS trình bày cách giải của mình.
- HS cả lớp theo dõi phần làm mẫu.
- HS làm bài. HS. GV nêu nhận xét.
Bài giải:
 Mua 1 mét vải hết số tiền là:60 000 : 4 = 15 000(đồng)
 Mua 6,8 mét vải hết số tiền là: 15 000 x 6,8 = 102 000(đồng)
 Đáp số: 102 000(đồng)
- GV nhận xét chung. GV khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò : 
- GV cùng HS tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều Toán*
Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS về cách nhân một STP với một STN, nhân nhẩm với 10,100,1000 và nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001 .
- HS có kĩ năng thực hiện phép nhân số thập phân, vận dụng vào giải toán. Bài làm rõ ràng, sạch sẽ.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : HS nhắc lại cách nhân nhẩm số thập phân .
2. Bài mới 	
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn HS luyện tập :
Bài 1 : Tính nhẩm :
4,25 x 0,01	 = 	 0,25 x 10 = 
9102,6 x 0,001 = 	 3,141 x 100 = 
5,16 x 0,1 = 	 0,164 x 1000 =
- HS cả lớp chép và làm vào vở.
- HS nêu miệng kết quả. GV nhận xét và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: Đặt tính rồi tính :
 a, 3,7 x 5,1 	b, 6,47 x 5,4
 c, 0,135 x 2,6	 d, 81,15 x 27
- HS nêu cách đặt, cách tính.
- HS làm bài. GV bao quát chung.
- 2 em lên bảng làm mỗi em 2 phần, chữa bài. GV chữa bài.
Bài 3 : Tìm x, biết :
a, 8 + x = 23,6	b, x : 16 = 5,6 c, 25,35 – x = 9,7	
- HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong biểu thức.
- HS cả lớp chép và làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
Bài 3 : Nền phòng học hình chữ nhật có chiều dài là 5 m; chiều rộng là 4,5 m. Hỏi cần mua ít nhất bao nhiêu viên gạch hình vuông cạnh 30cm để lát kín nền phòng học nói trên?
- HS đọc đề, nêu cách làm bài.
- HS cả làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV hệ thống bài.
Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a, 62,91 x 2,5 + 37,09 x 2,5	 b, 3,27 x 1,63 + 7,63 x 1,63
c, 4 x 2,5 x 5,64	d, 25,16 x 1,25 x 8
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV hệ thống bài.khen ngợi HS học tập tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà xem lại bài.
 KHOA HọC
Đá vôi
I. Mục đích – yêu cầu 
- Kể tên một số vùng núi đá vôi và hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi. Quan sát và nhận biết đá vôi. Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
- GD ý thức học tập.
II. Đồ dùng : Thông tin hình 54,55 SGK. 4 Phiếu ghi kết quả thí nghiệm.
- Mẫu đá vôi, đá cội, giấm chua. Tranh, ảnh về các dãy núi đá vôi, hang động.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm trong gia đình?
2. Bài mới 	
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
- Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
- Cách tiến hành: 
+ B1: Làm việc theo nhóm 4HS.
HS nêu tên một số vùng núi đá vôi mà các em biết? Nêu ích lợi của đá vôi?
+ B2: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
- Kết luận: Nước ta có nhiều núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như: Hương Tích (Hà tây), Phong Nha (Quảng Bình), các động ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)...
- HS nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt ý và liên hệ thực tế.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm và phát phiếu, đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ sát một hòn đá vôi vào một hòn đá cội
...ở đá vôi, chỗ cọ sát bị mòn... ở đá cội chỗ cọ sát có màu trắng
Đá vôi mềm hơn đá cội.
2. Nhỏ vài giọt giấm lên hòn đá vôi và một hòn đá cội.
...
...
- Tổ chức cho HS các nhóm thí nghiệm. (Chú ý yêu cầu thí nghiệm an toàn)
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm.
- Tổ chức cho HS các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý về các tính chất của đá vôi.
3. Củng cố dặn dò :
- HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Luyện viết
Bài 13: tiếng chim buổi sáng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp cho học sinh viết đúng, viết đẹp, ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết.
- Học sinh viết đúng, trình bày sạch đẹp bài thơ (theo thể thơ lục bát) trong vở luyện viết lớp 5.
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : GV sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
- Học sinh đọc bài thơ: Tiếng chim buổi sáng.
?: Hình ảnh buổi sáng có gì đẹp? (trời rộng, xanh, tiếng chim, chồi xanh thức dậy, bầy ong, ánh nắng vàng, ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài (lần đầu, lay động, chồi xanh, nắng, rải ...)
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát.
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. 
+ GV theo dõi, nhắc nhở học sinh, chú ý đến học sinh viết chậm, sai lỗi.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. Tự sửa chữa.
- GV nhận xét tiết
Ngày soạn : 9 / 11 / 2016
Ngày dạy : Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2016
TậP ĐọC
Trồng rừng ngập mặn
I. Mục đích yêu cầu 
- HS biết đọc với giọng đọc thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với ND văn bản KH.
- HS hiểu ND: Nguyên nhân rừng ngập mặn bị tàn phá ; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.( Trả lời các câu hỏi SGK)
- GD HS ý thức bảo vệ rừng .
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : -3 HS đọc và nêu nội dung bài “Người gác rừng tí hon”, TLCH của GV.
- HS nhận xét. GV nhận xét chung.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài: Qua tranh minh họa.
HĐ1: Luyện đọc
- HS đọc toàn bài, chia đoạn.(Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
- HS đọc tiếp nối từng đoạn văn (2, 3 lần). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.. GV kết hợp giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu.
- HS đặt câu có từ phục hồi để hiểu thêm nghĩa của từ.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm (giọng thông báo rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tác dụng của rừng ngập mặn) 
HĐ2:Tìm hiểu bài
- Hãy đọc thầm bài & cho biết mỗi đoạn văn tác giả nói ý gì? 
- Em hãy nêu tên các tỉnh có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Bài văn cung cấp cho em thông tin gì?
- GV ghi nội dung chính : Nguyên nhân rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
HĐ3. Đọc diễn cảm toàn bài.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn văn.
- GVHD kĩ đoạn 3.
- HS luyện đọc theo cặp. HS thi đọc đoạn văn.
- GV nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài. 
? Rừng có tác dụng gì? Em đã làm gì để bảo vệ rừng?
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau .
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
I. Mục đích yêu cầu: 
- HS hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học”qua đoạn văn gợi ý ở BT1
- HS xếp được các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; viết được đoạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3. 
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. 
II. Đồ dùng : bút dạ, giấy khổ to (Bt2)
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: Đặt một câu có quan hệ từ & cho biết từ đó nối những từ ngữ nào trong câu ?
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:trực tiếp
b. Thực hành
Bài 1: 1HS đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- GV gợi ý: Nghĩa của cụm từ “khu bảo tồn 
đa dạng sinh học” đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
- HS trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lời giải đúng, hệ thống nội dung bài học.
Bài 2: HS đọc yêu cầu, làm bài.
- GV phát bút dạ & giấy khổ to cho 3 nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét. GV chốt lời giải đúng, khen ngợi các nhóm học tập tốt.
Bài 3:HS đọc yêu cầu.
- GV giải thích yêu cầu: Mỗi em chọn một cụm từ ở BT2 làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu đề tài đó.
- HS nêu lên đề tài mình chọn.
- HS viết bài.
- GV bao quát chung và giúp đỡ HS gặp khó..
- HS đọc bài viết. 
- HS. GV nhận xét, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 63: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- HS vận dụng trong thực hành tính. Làm đúng, nhanh các bài tập 1; 2 trong SGK, trình bày bài làm sạch sẽ.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích nhưng chưa điền các đơn vị đo.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : KT về cách chia số tự nhiên. 
2. Bài mới :
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1 : HD chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
*VD 1:GV nêu bài toán ví dụ.
- Cho HS nêu phép tính của bài toán.
- GV nêu: 8,4 : 4 là phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm thương của phép chia 8,4 : 4
- GV hỏi:8,4 m chia 4 được bao nhiêu m?
- GV giới thiệu kĩ thuật tính: như SGK.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép chia 8,4 : 4
- HS tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa cách thực hiện 2 phép chia 84: 4 & 8,4 :4
- Nhận xét về cách đánh dấu phẩy ở thương 2,1 như thế nào?
*VD 2: GV nêu phép tính: 72,58: 19
- Hướng dẫn HS thực hiện chia.
- HS nêu cách chia một số thập phận cho một số tự nhiên?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
- 1 HS nhận xét bài của bạn trên bảng, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS vừa lên bảng nêu rõ cách tính của mình. GV nhận xét.
Bài 2: HS nêu nội dung bài.
- GV cho HS nêu cách tìm thừa số trong phép nhân rồi làm bài cá nhân.
- 1 HS nêu cách tìm, lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- 1 HS nhận xét bài của bạn trên bảng, HS cả lớp theo dõi, kiểm tra bài của mình.
Bài 3:( HS làm nhanh làm bài) .
- GV cho 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- HS tự làm bài. GV chữa bài, hệ thống nội dung học.
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
địa lí
Công nghiệp (Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp. Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
- HS sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về phân bố của công nghiệp. Chỉ được một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ. HS giải thích được vì sao các ngành dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- GD HS yêu quý lao động .
II. Đồ dùng :Bản đồ hành chính Việt Nam.Tranh , ảnh SGK .
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta ?
2. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1 : Sự phân bố các ngành công nghiệp
- GV nêu yêu cầu. 
- HS trả lời câu hỏi 3 SGK.
- HS có thể gắn các bức ảnh lên bản đồ. 
- HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.
- GV kết luận: 
 + Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
 + Phân bố các ngành:Khai thác khoáng sản(Than ở Quảng Ninh, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta).Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa -Vũng Tàu,...; thuỷ điện ở Hoà Bình. Y-a-li, Trị An,...
Hoạt động 2 (Làm việc cá nhân)
- HS dựa vào hình a sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
- HS nêu, nhận xét. GV hệ thống nội dụng học.
Hoạt động 3:(Làm việc theo cặp đôi) 
- HS làm các bài tập ở mục 4 SGK
- HS trình bày kết quả.
- HS chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
- GV kết luận: Các khu công nghiệp lớn của nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu,...Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta(như hình 4 SGK)
3. Củng cố dặn dò 
- 2, 3 nhắc lại nội dung bài học. 
- 2 HS nhắc lại sự phân bố các khi công nghiệp, các khu công nghiệp lớn của nước ta.
- GV nhận xét tiết học. 
Ngày soạn: 10 / 11 / 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2016
Tập làm văn
Luyện tập tả người.
(Tả ngoại hình)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
- HS biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp (BT2).
* Mục tiêu riêng: HSTB đọc tương đối lưu loát 2 đoạn văn trong bài tập1; giới thiệu được vài nét về người em định tả.
II. Đồ dùng: Bảng phụ (HĐ2)
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu ghi nhớ về cấu tạo bài văn tả người.
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Bài 1: 2 HS đọc Y/c của bài.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a, Bà tôi:
+ Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả từng câu?
+ Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?
+ Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
+ Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính cách của bà?
b, Chú bé vùng biển:
+ Đoạn văn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bạn Thắng?
+ Những đặc điểm ngoại hình đó cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
- GV kết luận chung.
Bài 2: HS đọc y/c của bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc nối tiếp cấu tạo của bài văn tả người.
- Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.
- HS giới thiệu về người em định tả: 
+ Người đó là ai?
+ Em quan sát trong dịp nào?
- HS tự lập dàn bài sau đó cử đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung. GV khen ngợi các em làm tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết64: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS biết chia số thập phân cho số tự nhiên.
- HS thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân. HS cả lớp làm được bài tập 1; 3 . Vận dụng giải toán nhanh, chính xác.
- GD ý thức học tập.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu cách chia số thập phân cho số tự nhiên. Lấy ví dụ 
- GV nhận xét, củng cố kiến thức.
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Thực hành 
Bài 1: HS nêu nội dung bài tập.
- HS làm bài rồi gọi HS chữa bài. 
- GV củng cố cho học sinh về chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
*Kết quả các phép tính lần lượt là: 9,6 ; 0,86 ; 6,1 ; 5,203
Bài 2:(HS nào hoàn thành nhanh bài 1, hoàn thành tiếp bài 2)
- Gọi một số HS đọc kết quả và GV ghi lần lượt lên bảng.
Chẳng hạn: b) Thương là 2,05 và số dư là 0,14.
Bài 3: 2 HS lên bảng, mỗi em làm một phép tính. Cả lớp làm bài.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- Kết quả các phép tính là: a) 1,06 ; b) 0,612
Lưu ý: BT này là vấn đề mới của lí thuyết, GV phân tích kĩ cho HS cách thực hiện phép tính trước khi HS tự làm bài.
Bài 4: HS đọc đề toán. GV tóm tắt lên bảng:
8 bao cân nặng: 243,2 kg
12 bao cân nặng: ..... kg?
- HS nêu cách giải quyết bài toán.
- HS tự làm bài rồi đọc kết quả để HS so sánh.
- GV nhận xét chung, hệ thống lại kiến thức liên quan đên dạng toán Rút về đơn vị (hoặc toán tỉ lệ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại cách chia ở bài tập 3.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của bài tập 1.
- Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoan văn (BT3).
- HS có ý thức sử dụng quan hệ từ
II. Đồ dùng: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : 3 HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường.
Tại sao cần bảo vệ mội trường quanh ta?
2. Bài mới : 	
a, Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Thực hành:
Bài 1: 1 HS đọc y/c bài tập.
- Y/c HS tự làm bài. 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. GV nhận xét chung, hệ thống lại kiến thức liên quan. Khen HS tích cực.
Bài 2: 1 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn cách làm:
+ Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
+ Y/c của bài tập là gì?
- HS tự làm bài tập
- 2 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Cặp quan hệ từ trong từng câu có ý nghĩa gì?
Bài 3: 1HS đọc y/c bài tập.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ 2 đoạn văn có gì khác nhau?
+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. GV nhận xét.
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
- GV kết luận và nhận xét chung; hệ thống lại kiến thức liên quan
3. Củng cố dặn dò.
- GV và HS hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau. 
 Buổi chiều 
Tập làm văn
Luyện tập tả người.
(Tả ngoại hình)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về tả người; về viết đoạn văn.
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- HS say mê văn học.
II. Đồ dùng: GV: Bảng phụ ghi dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dàn ý bài văn tả 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc