Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết: Tình thế "nghìn cân treo sợi tóc" ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế hiểm nghèo đó như thế nào.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

II. CHUẨN BỊ: - Hình trong SGK. Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một vài nhân vật, sự kiện tiêu biểu giai đoạn 1958-1945 ?

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài

 b. Các hoạt động

*HĐ1: Những khó khăn của nước ta ngay sau CMT8 (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ và đoạn 1/SGK, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nói: Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế " nghìn cân treo sợi tóc"?

- Gọi HS trình bày, HS nhận xét.

- GV chốt ý đúng ghi vào bảng.

*HĐ2: Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế hiểm nghèo (Làm việc theo nhóm)

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các bài học trong tuần qua đã giúp các em biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm: ý chí - Nghị lực. Tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, thành ngữ thuộc chủ điểm này.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn tập
- HS nêu một số từ ngữ thuộc chủ điểm: ý chí - Nghị lực.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập1:- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp.
- GV phát phiếu cho một số nhóm, HS làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm. 
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
- Nhấn mạnh cho HS ý chí bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
 Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài, nhắc HS chú ý cần điền 6 từ ngữ đã cho vào sáu chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa.
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV phát bảng nhóm và bút dạ cho một vài nhóm.
- Đại diện vài nhóm làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 4:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm lại ba câu tục ngữ , suy nghĩ về lời khuyên nhủ ở mỗi câu.
- GV giúp HS hiểu nghĩa đen của mỗi câu tục ngữ, HS phát biểu về lời khuyên nhắn nhủ trong mỗi câu tục ngữ.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ điểm ý chí- Nghị lực
 - GV nhận xét tiết học.
Tiết 2: chính tả ( nghe -viết )
người chiến sĩ giàu nghị lực
I. Mục đích yêu cầu :
- HS nghe - viết lại đúng chính tả , trình bày đúng đoạn văn “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.
- Viết đúng chính tả những tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch, ươn/ ương.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị:
- VBT Tiếng Việt Tập 1 .
- Bảng phụ.
iii. các hoạt động: 
1.Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng viết những tiếng có âm đầu là s/ x của bài trước .
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả Người chiến sĩ giàu nghị lực, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài.
- GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa , cách viết các chữ số, cách trình bày.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi chính tả.
- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm 6 bài. Nhận xét chung.
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
 Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập cho HS trước lớp: Bài 2 (a).
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở.
- GV dán bảng nhóm lên bảng.
- GV cho HS chơi thi tiếp sức.
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được.
- GV cử một tổ trọng tài lên chấm điểm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV chốt lại lời giải đúng làm mẫu cho cả lớp.
- 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
- HS sửa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
Tiết 3: Toán
Tiết 57. nhân một số với một hiệu
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1.
iii. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : KT vở bài tập của HS
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- GV ghi lên bảng hai biểu thức: 3 x (7 - 5) và 3 x 7- 3 x 5
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp làm vở nháp.
- GV cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó.
* Hoạt động 2 : Nhân một số với một hiệu:
- GV chỉ cho HS: biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu, bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận.
- GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x (b - c) = a x b – a x c
- HS phát biểu thành lời.
* Hoạt động 3 : Luyện tập
Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng.
- GV cho HS nhẩm kết quả với bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống.
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa. Nhấn mạnh cách làm.
 Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV: Bài này nhằm áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tính nhanh. Có thể nhẩm để tìm ra kết quả.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất.
- Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại
 Bài 3: HS đọc, tóm tắt và tự làm bài.
 Bài 4: - GV ghi lên bảng : (7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
- Gọi hai em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở.
- Gọi HS nhận xét kết quả, so sánh hai kết quả. 
- Cho HS nêu cách nhân một hiệu nhân với một số. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách nhân một số với một hiệu.
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
NS : 2/11/2016. Ngày dạy: Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
Lớp 4 A: Buổi sáng
Tiết 1: vẽ trứng
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
- Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Yêu quê hương đất nước. Kính phục người tài.
II. chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện: "Vua tầu thuỷ"Bạch Thái Bưởi và trả lời các câu hỏi gắn với nội dung đoạn văn.
2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài.
 b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV chia đoạn bài văn.
- HS tiếp nối nhau đọc 2, 3 lượt từng đoạn bài văn.
- GV giúp HS tìm hiểu những từ mới và khó trong bài, và nhắc nhở các em nghỉ ngơi đúng các câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài, chú ý nhấn giọng một số từ ngữ khó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 HS đọc thành tiếng, đọc thầm.
- HS đọc thầm đoạn 1a, từ đầu đến vẻ chán ngán, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cẩm thấy chán ngán?
- HS đọc đoạn 1b,1c tiếp đến vẽ được như ý, trả lời câu hỏi:
+ Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
- HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Lê-ô-nác-đô đã thành đạt như thế nào?
+ Theo em, nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
+ Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bốn đoạn, GV nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc của bài. 
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu.
- Cả lớp bình chọn bạn nào đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.
Tiết 2: kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
i. mục đích yêu cầu:
- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của truyện. HS kể được câu chuyện ngoài SGKI, lời kể tự nhiên, có sáng tạo.
- Yêu thích môn học ,có ý chí vươn lên trong học tập.
II. chuẩn bị: GV: - Bảng phụ ghi gợi ý 3 trong SGK , tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
 - Bảng phụ ghi đề bài.
iii. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1,2 đoạn của câu chuyện Bàn chân kỳ diệu mà em đã nghe. 
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
- HS đọc đề bài. GV dán tờ giấy đã viết đề bài.
- GV gạch chân những từ quan trọng.
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc bốn gợi ý (1,2,3,4) . Cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại gợi ý1. GV nhắc lại những nhân vật được nêu tên trong gợi ý.
- Cho HS nối tiếp nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện mình sẽ kể.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3, GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng.
* Hoạt động 2 : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Kể chuyện trong nhóm đôi: HS kể từng đoạn, sau đó kể toàn chuyện. Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
- Thi kể chuyện trước lớp. 
- Gọi HS thi kể câu chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể xong, cho các em khác hỏi bạn, trao đổi cùng bạn về nhân vật chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Tiết 3: toán
T58. luyện tập
I. mục đích yêu cầu : 
- Củng cố kiến thức đã học về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và cách
nhân một số với một tổng (hoặc hiệu).
- Vận dụng được tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng (hiệu) trong thực hành tính, tính nhanh. Bài 1 (dòng 1), bài 2: a; b (dòng 1), bài 4 (chỉ tính chu vi)
- Tính chính xác và yêu thích môn học.
II. chuẩn bị:
GV: Bảng phụ đã viết sẵn các biểu thức ghi lại tính chất của phép nhân.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học.
- GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân.
- GV đưa ra biểu thức chữ ghi các tính chất ciuar phép nhân.
- Cho HS nhắc lại bằng lời. 
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 : (dòng 1)
GV hướng dẫn HS cách làm.
Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài.
Bài 2 : a; b (dòng 1)
Cho HS tự làm bài vào vở, Gợi ý HS chọn cách làm thuận tiện nhất. Cho HS nêu kết quả, nhận xét kết quả.
Mục đích là vận dụng những tính chất đã học để đưa về cách tính thuận tiện nhất.
- GV ghi phép tính lên bảng , gọi HS lên tính theo các cách khác nhau.
- GV chữa theo cách làm mẫu, phân tích sự thuận tiện. Sau đó hướng dẫn HS làm vào vở các ý còn lại. 
Bài 3 :
- Mục đích của bài là HS biết chuyển một số thành một tổng (hiệu) của một số tròn chục với số 1. Sau đó áp dụng tính chất đã học để tính.
- Cho HS tự làm bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS nhận xét cách làm và kết quả.
Bài 4 : (chỉ tính chu vi)
- GV gọi HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Gọi HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Cho HS nêu cách làm (tính chu vi hình chữ nhật), giúp HS biết cách giải. Cho HS làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Nhân với số có hai chữ số.
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Địa lí
công nghiệp
I. mục đích yêu cầu: 
- Biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, 
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói, 
- Nêu được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II. chuẩn bị: - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
III. các Hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra bài cũ: - Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố ở đâu?
 - Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động	
a. Các ngành công nghiệp
*HĐ1: Làm việc theo cặp:
- Kể tên các ngành công nghiệp của nước ta?
- Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
- Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? 
- Kể tên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu mà em biết?
 GV kết luận.
b HĐ2: Làm việc cả lớp.
- Kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
- Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
 GV treo bản đồ Hành chính.
- Địa phương em có những nghề thủ công nào?
 GV kết luận.
- HS dựa vào bảng tr 91 thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm báo cáo kết quả dưới hình thức hỏi đáp.
- HS quan sát hình 1. 
- HS lắng nghe.
 HS quan sát hình 2.
- Một số học sinh trả lời.
- HS chỉ trên bản đò những nơi có sản phẩm thủ công nổi tiếng.
- HS liên hệ trả lời.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV gọi 1-2 HS đọc nội dung bài học(93).
- GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài 13.
Tiết 2: Khoa học
Sắt, gang, thép
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất của sắt, gang, thép.
- QS, nhận biết 1 số đồ dùng được làm từ gang, thép.
II. Chuẩn bị:
- Thông tin và hình trang 48, 49 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III. Các Hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm và công dụng của sắt, gang, thép?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thực hành xử lý thông tin
Bước 1: làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu?
+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
Bước 2: làm việc cả lớp
- GV gọi một số HS trình bày bài làm của mình, các HS khác góp ý.
- Sau đó rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: - GV giảng: sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim hàng rào sắt, đường sắt đinh sắt... thực chất được làm bằng thép.
Bước 2: - GV yêu cầu 
Bước 3: - GV yêu cầu một số HS trình bày kết làm việc của nhóm mình và chữa bài.
+ Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang thép có trong gia đình bạn. 
- GV Kết luận SGK.
- HS trả lời
- HS trả lời
HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì.
- HS trả lời 
3. Củng cố dặn dò :
- Thực hiện bảo quản đồ dùng bằng sắt trong gia đình.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiết 3: Toán*
Ôn: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho học sinh quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...
- HS thực hiện được nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ....
- Có ý thức học tập tốt.
II. chuẩn bị: - Phiếu học tập.
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra bài.
2. Bài mới
a. Giới thiệu
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
- GV cho HS nêu quy tắc nhân 1 STP với 10, 100... Cho ví dụ minh hoạ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: GV cho HS mở VBT phần này ra làm.
- GV cùng HS hoàn thiện bài tập.
Bài 2: Nhân nhẩm
 a/ 11,596 x 100 c/ 11,9 x 10
 b/ 12,101 x10 d/ 11,695 x 1000 
e/ Số 7,15 phải nhân với số như thế nào để được tích là: 71,5 ; 715 ; 7150; 71500 ; 715000
- Củng cố cho HS kiến thức về nhân nhẩm STP với 10, 100, ...
Bài 3: Một người đi xe đạp, mỗi giờ đi được 10km trong 3,5 giờ, trong 3 giờ tiếp mỗi giờ đi được 9,85km. Hỏi người đó đi được tất cả bao nhiêu km? 
- HS làm bài cá nhân
- HS đọc kết quả bài làm của mình
- GV cùng HS nhận xét, hoàn thiện bài tập.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học . Về nhà luyện tập tiếp.
NS : 3/11/2016. Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
Lớp 5 C: Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Cấu tạo của bài văn tả người
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của bài văn tả người. 
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
- Có ý thức học tập tốt. 
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lá đơn kiến nghị mà các em đã viết lại.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Nhận xét
GV hướng dẫn HS nhận xét tranh Hạng A Cháng
Câu 1: Xác định phần mở bài ?
Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có những đặc điểm nổi bật gì? 
Câu 3: Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng, em thấy A Cháng là người như thế nào? 
Phần kết bài nêu điều gì? 
Câu 5: Từ bài văn em rút ra nhận xét gì về cấu tạo một bài văn tả người? 
* Hoạt động 2: Thực hành
Cho HS đọc đề bài 
GV định hướng cho các em khi lập dàn bài phải lựa chọn các chi tiết chọn lọc , trình bày theo đúng 3 phấn của bài văn. 
GV giúp đỡ HS yếu lập dàn bài 
HS quan sát tranh 
1 HS đọc bài văn - cả lớp theo dõi SGK .
HS đọc câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
HS thảo luận cặp đôi trả lời.
HS đọc ghi nhớ.
HSTB đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài. 
HS lập dàn bài vào vở.
HS nhận xét. 
3. Củng cố dặn dò.
- Gv tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Tiết 2: Khoa học
Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục đích yêu cầu:
- Nhận biết một số tính chất của đồng. 
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- QS, nhận biết 1 số đồ dùng được làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
II. chuẩn bị:
- Một số đoạn dây đồng. 
- Sưu tầm tranh ảnh, một số đồ dùng được làm từ đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Phiếu học tập.
III. Các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu sự khác nhau giữa gang và thép?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
- Làm việc theo nhóm 
GV kết luận: SGK. 
 * Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc cá nhân. 
- GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS làm theo chỉ dẫn trong trang 50 SGK và ghi lại các câu trả lời vào phiếu học tập.
Bước 2: chữa bài tập
- GV gọi một số HS trình bày lại bài làm của mình, các HS khác góp ý.
- Kết luận: SGK.
* Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
- GV yêu cầu HS : 
- Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK. 
- Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng. 
- Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình.
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- HS làm việc cá nhân theo câu hỏi SGK.
- HS trả lời - HS khác nhận xét bổ sung. 
- HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng
3. Củng cố dặn dò: 
- Nêu tính chất của đồng và cách bảo quản đồ dùng bằng đồng?
- Thực hiện bảo quản đồ dùng bằng đồng trong gia đình.
Tiết 3: toán
Tiết 59: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết nhân nhẩm 1 số thập phân với 0,1; 0,01;0,001; ...
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện nhân số thập phân với số thập phân
- Có ý thức học tập tốt
II. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
Bài 1
a) Ví dụ
- GV nêu ví dụ
b) GV yêu cầu HS tự làm bài
Bài 2: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- 1ha bằng bao nhiêu km?
- Viết lên bảng trường hợp đầu tiên và làm mẫu cho HS
Bài 3: 
- Em hiểu tỉ lệ bản đồ là 1:1.000.000 nghĩa là như thế nào?
- 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột tính
- HS đọc thầm đề bài trong SGK
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- HS làm bài vào vở bài tập. Sau đó 1 HS đọc bài chữa trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập.
Lớp 4 A, 4 B, 4 C: Buổi chiều
Tiết 1,2,3: Kĩ thuật
Lắp xe nôi ( tiết 2)
i. mục đích yêu cầu: 
- HS biết chọn đúng, đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp được xe nôi đúng quy trình, kĩ thuật.
- Rèn tính cẩn thận an toàn lao động.
II. chuẩn bị:
- Bộ lắp ghép
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
+ Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Thực hành lắp xe nôi.
a) HS chọn các chi tiết
- HS chọn chitiết theo SGK . GV giúp đỡ HS khi cần thiết.
b) Lắp từng bộ phận
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- HS thực hành lắp từng bộ phận
- GV lưu ý HS một số đặc điểm sau:
+Vị trí trong ,ngoài của các thanh.
+Lắp các thanh chữ u dài vào đúng hàng , lỗ trên tấm lớn.
+Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ u khi lắp thành xe và mui.
c)Lắp xe nôi
d)Yêu cầu HS phải lắp theo quy trình SGK, chú ý vặn chặt các mối ghép.
-

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_tra.doc