Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- HS biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Trả lời được các câu hỏi trong SGK ( HS nêu được tác dụng của cánh dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.)

- GD HS yêu thiên nhiên .

II. ĐỒ DÙNG :

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Hạng A Cháng”.

2. Bài mới

a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

Hoạt động 1: Luyện đọc:

- 1 HS đọc toàn bài.

- Chia bài làm 3 đoạn. GV giới thiệu tranh.

- 3, 4 tốp học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .

- HD HS đọc đúng các từ khó ( lướt thướt, sinh sôi, Chin San,.).

- GV kết hợp sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu .

- HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu cả bài. HS nêu giọng đọc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung.

- HD HS tìm hiểu câu hỏi SGK.

- Cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả thảo quả chín?

- GV giúp HS hiểu câu trả lời.

- Nêu nội dung bài đọc?

- HS nêu. GV chốt: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 12 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ-YC của tiết học.
b. Thực hành:
 Bài 1(a) HS vận dụng trực tiếp quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ...
- HS tự làm, sau đó đổi vở kiểm tram chữa chéo cho nhau.
- HS nêu kết quả. GV nhận xét, chữa bài.
b) HS đã hoàn thành nhanh phần a làm tiếp phần b. 
- HDHS nhận xét: Từ số 8,05 ta dịch chuyển dấu phẩy sang phải một chữ số thì được số 80,5. Kết luận: Số 8,05 phải nhân với 10 để được 80,5. Cụ thể : 8,05 x 10 = 80,5. 
- HS làm tương tự với các ý còn lại.
- GV hệ thống nội dung bài.
 Bài 2 (a,b): HS nêu nội dung bài, nêu cách thực hiện.
- HS tự đặt tính rồi tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bài. Trình bày bài làm vào vở. 
- GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
- GV gợi ý để HS tự nêu nhận xét chung về cách nhân một số thập phân với một số tròn chục.
Bài 3: HS nêu nội dung bài tập.
- HS tự làm bài, chữa bài.
- GV thu một số vở của HS nhận xét.
Bài 4: Học sinh hoàn thành nhanh tự làm bài. Nêu miệng kết quả.
- HDHS thử lần lượt các trường hợp bắt đầu từ x = 0, khi kết quả lớn hơn 7 thì dừng lại. Kết quả là x = 0; x = 1; x = 2.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại các nội dung vừa luyện tập.
- HS nêu lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, ...
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều. Toán*
 Luyện tập về cộng, trừ, nhân với số thập phân 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về cách phép cộng, trừ số thập phân ; nhân một STP với một STN.
- HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ số thập phân. Vận dụng vào giải toán nhanh, chính xác..
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy- học :
 1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại cách cộng, nhân các số thập phân.
- GV hệ thống kiến thức.
 2. Bài mới: 	
a, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a, 35,64 + 5,65 	 b, 50,162 - 15,47
c, 64,5 x 18	d, 57,06 x 36
- HS làm bài, chữa bài.
- HS nhận xét, GV chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2:	Tìm x, biết :
a, 8,37 + x = 23,61	b, x : 2 = 5,67
c, 125,35 - x = 69,7	d, x : 8 = 6,175	
- HS cả lớp chép và làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS nhận xét, GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 3 : Một cửa hàng nhập về 2 loại nước mắm. Loại I gồm 100 chai, mỗi chai chứa 0,33 lít; Loại II gồm 50 chai, mỗi chai chứa 0,75 lít. Hỏi cửa hàng nhập về tất cả bao nhiêu lít nước mắm.
- HS đọc đề và nêu cách làm bài.
- HS cả làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV chữa bài, củng cố kiến thức.
Bài 4 : Để may đồng phục cho HS lớp 5A, một thợ may dự tính: Mỗi bộ đồng phục của HS nam cần 2,25m; mỗi bộ của HS nữ cần 1,75m. Hỏi lớp 5A có 15 HS nam và 20 HS nữ cần tất cả bao nhiêu mét vải để may đủ mỗi bạn một bộ?
- HS đọc dề, phân tích đề và nêu cách làm.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm .
- HS chữa bài. GV nhận xét và củng cố kiến thức.
3. Củng cố dặn dò: 
 - GV cùng HS hệ thống nội dung học.
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà xem lại bài.
Tiếng Việt*
Ôn Tập đọc 
I.Mục đích yêu cầu 
- Củng cố nội dung các bài tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ và bài Mùa thảo quả cho HS.
- HS đọc lưu loát, trôi chảy và diễn cảm toàn bài.
- Giáo dục HS yêu cây xanh, ý thức chăm soc svà bảo vệ. 
II.Đồ dùng 
III.Các hoạt động dạy học
1.KTBC: Đọc thuộc một bài thơ hoặc đoạn thơ mà em thích ? Vì sao?
- HS, GV nhận xét.
2.Bài mới
a.GTB. Trực tiếp
b.HD ôn bài Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Một HS đọc toàn bài một lượt.
- 3 HS tiếp nối đọc toàn bài (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọccho HS
- GV đọc toàn bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài :
- Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong Sgk
- Một số em phát biểu. 
- HS nhạn xét, bổ sung. 
- GV đưa câu hỏi để HS rút ra nội dung bài.
- HS nêu nội dung bài : Nói về tình cảm yêu thiên nhiên của hai ông cháu Thu .
- GV chốt, đưa câu hỏi liên hệ.
* Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức HS nhận xét, đánh giá.
 GV hệ thống kiến thức liên quan, khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học
c. HD ôn bài Mùa thảo quả 
(GV hướng dẫn tương tự)
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất. GV nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt, tích cực trong tiết học.
3.Củng cố, dặn dò .
- Các em vừa ôn bài tập đọc nào ? Qua bài tập đọc đó em giúp ra bài học gì ?
- Cây xanh đem lại cho chúng ta những gì ?
Nhận xét tiết học, căn dặn HS.
	 Luyện viết
Bài 12: đêm tháng sáu
I. mục đích, yêu cầu
 - Rèn cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Nắm được nội dung bài Đêm tháng sáu . 
 - Học sinh viết, trình bày đúng bài Đêm tháng sáu. Chữ viết rõ ràng, sạch, đẹp.
 - Học sinh có ý thức tự rèn chữ viết, rèn tư thế ngồi viết.
II. đồ dùng : Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
II. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới.	
a, Giới thiệu bài:- GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết.
- 2, 3 Học sinh đọc bài viết: Đêm tháng sáu. . 
? Em hãy nêu nội dung của bài? 
 + Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài.
 + Học sinh nêu lại khoảng cách giữa các chữ
 + Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- HS nêu, nhận xé. GV củng cố nội dung bài.
Hoạt động 2: Học sinh luyện viết.
 + Học sinh viết bài vào vở. GV bao quát chung và giúp đỡ HS.
 + Học sinh viết nhanh, đẹp có thể viết cả hai kiểu chữ: chữ đứng hoặc chữ nghiêng thanh đậm.
 + HS viết chưa tốt có thể viết chữ nét đều.
- GV có thể thu một số vở của học sinh, nhận xét. Khen ngợi các em viết tốt, viết chữ đẹp, trình bày rõ ràng. 
3. Củng cố dặn dò:
- HS nêu nội dung bài viết Đêm tháng sáu.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về luyện chữ cho đẹp 
Ngày soạn : 2 / 11 / 2016
Ngày dạy : Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2016
 	 TậP ĐọC
Hành trình của bầy ong
I. Mục đích - yêu cầu 	
- HS biết đọc đúng và diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. Thuộc hai khổ thơ cuối ( Khuyến khích HS thuộc và đọc diễn cảm toàn bài thơ)
- Hiểu nội dung bài : Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để giúp ích cho đời.
- Yêu thiên nhiên, loài vật .
II. Đồ dùng : Tranh minh hoạ bài đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : 3 HS đọc và nêu nội dung bài Mùa thảo quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài ( Quan sát tranh)
HĐ1: Luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài.
- Chia bài thành 4 đoạn.
- Từng tốp HS nối tiếp nhau đọc nối tiếp đoạn ( 2- 3 lần) 
- GV sửa lỗi phát âm ( rong ruổi, rủ rỉ...) ngắt giọng, giảng từ khó ( hành trình, thăm thẳm, bập bùng....) cho HS 
- Luyện đọc theo cặp đôi.
- 1 HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc toàn bài .
HĐ2. Tìm hiểu bài 
- Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK.
- HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- Qua bài thơ tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 
- HS nêu nội dung bài, GV chốt: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để giúp ích cho đời.
HĐ3.Đọc diễn cảm 
- 4 HS đọc bài, nêu ý kiến về giọng đọc cho 4 đoạn, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến .
- GV nhận xét bổ sung.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm hai khổ thơ cuối.
- GV quan sát giúp đỡ HS luyện đọc.
- 4 HS thi đọc trước lớp. Khuyến khích HS đọc thuộc và diễn cảm .
- HS nhận xét, GV nhận xét và đánh giá từng HS.
3. Củng cố dặn dò
- 1 HS nhắc lại nội dung bài. Bầy ong đem lại cho con người những gì?
- GV nhận xét tiết học . 
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau. 
luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường.
I. Mục đích - yêu cầu 
- HS hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi.
- HS biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức ( HS nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được). Biết tìm từ đồng nghĩa với những từ 
đã cho. 
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng : -Từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy ví dụ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b) Thực hành.
Bài tập 1.a (trang 115 - SGK)
-Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.
- GV giúp HS hoàn thành bài.
- HS chữa bài, nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng (kết hợp đưa tranh minh hoạ).
1b. (trang 116 - SGK)
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- HS nêu, nhận xét. 
- GV chữa bài, chốt lời giải đúng và hệ thống nội dung bài.
Bài tập 2(trang 116 - SGK)
- Tiếng bảo trong bài có nghĩa là gì?
- Thế nào là từ phức?
- GV chia 3 nhóm, nêu yêu cầu thảo luận nhóm.
- GV giúp HS tham gia hoạt động nhóm hiệu quả.
- Tổ chức cho HS chữa bài.
- HS giải nghĩa của từng từ ghép được.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập3 (trang 116 - SGK). HS nêu nội dung của bài.
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- HS nêu, nhận xét. 
- GV chữa bài, đánh giá chung. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố dặn dò 
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường ? Em muốn môi trường xung quanh ta như thế nào?
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau . 	
TOáN
Tiết 58 : Nhân một số thập phân với một số thập phân.
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được quy tắc nhân một STP với một STP ; nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
- HS có kĩ năng nhân 2 STPđúng và nhanh; vận dụng vào giải toán. Làm đúng các bài tập 1(a, c); 2.
- HS yêu thích học toán .
II. Đồ dùng: 
III.Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
- GV hệ thống kiến thức.
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : Giới thiệu MĐYC bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện nhân một số thập phân với một số thập phân. 
- GV nêu bài toán( SGK).
- HS giải bài toán.
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Nêu cách đặt tính, tính?
- Chữa bài, nhận xét. GV chốt ý.
- HS tính ví dụ 2 : 4,75 x 1,3 = ?
- Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- HS làm bài, nêu cách tính. GV chữa bài và chốt kiến thức.
- 2,3 HS đọc phần nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1 a,c (trang 59): Nêu yêu cầu của bài?
- GV giúp đỡ HS , khuyến khích HS làm cả bài.
- HS chữa bài. GV củng cố kiến thức.
Bài 2a, b (trang 59): HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở, khuyến khích HS làm cả bài.
- So sánh giá trị của a x b; b x a?
- HS đọc nhận xét SGK.
- HD HS áp dụng tính phần b. GV giúp HS nắm chắc kiến thức.
Bài 3 : Khuyến khích HS làm nhanh đọc rồi tóm tắt bài toán .
- HS làm vở. Đọc bài làm trước lớp.
- HS, GV nhận xét, chữa bài và hệ thống kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò :
- HS nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- GV tổng kết tiết học. Dặn dò HS về nhà.
địa lí
Bài 12: Công nghiệp
I. Mục đích – yêu cầu
- HS biết được nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Kể được một số sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- HS sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. HSK-G nêu được đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta; nêu những ngành công nghiệp và thủ công ở địa phương; xác định trên bản đồ những địa phương có mặt hàng thủ công nổi tiếng.
- GD HS yêu quý lao động .
II. Đồ dùng : TBNN
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp ? Kể tên các hoạt động chính của ngành thủy sản ?
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1 :Các ngành công nghiệp 
- HS quan sát, đọc SGK thảo luận cặp và trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
- Kể tên các ngành công nghiệp ở nước ta?
- Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta?
- HS kể tên ngành công nghiệp ở huyện ta?
- Ngành công nghiệp có vai trò ntn ...?
* HS nêu, bổ sung.
- GV kết luận (SGK) và giới thiệu tranh ảnh về công nghiệp 
Hoạt động 2 : Nghề thủ công nghiệp. 
- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi mục 2 SGK.
- GVKL: Nước ta có nhiều nghề thủ công.
- GV nêu câu hỏi 2 SGK trang 93. 
* HS nêu, bổ sung.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Nghề thủ công nghiệp có vai trò như thế nào...?
- Chỉ trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng?
- Địa phương ta có nghề thủ công gì ?
* HS nêu, bổ sung. GV kết luận chung.
- GV nêu câu hỏi 3 SGK trang 93. HS nêu, nhận xét. GV kết luận chung .
3. Củng cố dặn dò 
- HS đọc nội dung chính của bài.
- Em sẽ làm gì để góp phần phát triển ngành công nghiệp và thủ công nghiệp ở quê hương em?
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn: 3 / 11 / 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016
	 Tập làm văn
 Cấu tạo của bài văn tả người.
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
- Biết vận dụng lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình. Bài viết đảm bảo nội dung, câu văn rõ nghĩa và giàu cảm xúc.
- GD tình cảm yêu quý gia đình cho HS.
II.Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc lá đơn đã viết trong tuần 11. 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
HĐ1. Phần nhận xét.
- Tìm hiểu bài văn Hạng A Cháng
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi .
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp, trả lời câu hỏi tìm hiểu cấu tạo của bài văn 
- Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi. GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
+ Câu 1: Xác định phần mở bài.
+ Câu 2: Ngoại hình của A Cháng có gì nổi bật?
+ Câu 3: Em thấy A Cháng là người như thế nào?
+ Câu 4: Nêu phần kết bài và ý chính của nó?
+ Câu5: Nêu cấu tạo của bài văn tả người?
HĐ2. Phần ghi nhớ
- 2, 3 HS đọc nội dung phần gghi nhớ. GV giúp HS nắm chắc nội dung học.
 HĐ 3. Hướng dẫn luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Khi tả người cần lưu ý điều gì? HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- Nhắc HS bám sát cấu tạo ba phần của bài văn tả người.
- Nêu đối tượng em định tả?
- GV tổ chức cho các nhóm HS làm bài.
- HS làm bài. GV giúp HS gặp khó.
- GV đánh giá một số bài. Khen các em làm tốt, tích cực trong giờ học.
- Tổ chức cho HS chữa bài
- Chú ý nhận xét về cấu tạo của bài văn.
 3. Củng cố dặn dò 
Nêu cấu tạo bài văn tả người?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS có tiến bộ .
- Dặn HS chuẩn bị trước bài sau.
	 Toán
Tiết 59 : Luyện tập 
I.Mục đích yêu cầu
- HS biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ...
- Rèn cho HS kĩ năng nhân một STP với 0,1; 0,01; 0,001; ...Làm đúng bài 1. Bài làm khoa hoc, trình bày rõ ràng,
- GD HS ý thức tự giác làm bài .
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân?
- GV nhận xét, hệ thống kiến thức.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1a(trang 60):
- Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10;100; 100;...?
- HS tự tính: 142,57 x 0,1 = ?
 531,75 x 0,01 = 5,3175.
- HD HS rút ra nhận xét về quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01;...
- GV nhận xét chung.
Bài1b(trang 60):
- Nêu yêu cầu của bài?
- Tổ chức cho HS trả lời nối tiếp. GV đánh giá, chữa bài.
Bài 2(trang 60): HS làm nhanh làm bài.
- Nêu yêu cầu của bài? Nêu cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân?
- Khuyến khích HS tìm cách làm mới khi đã biết nhân nhẩm một STP với 0,1; 0,01;..
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV nhận xét một số bài.
Bài 3(trang 60) : HS làm nhanh làm bài.
- HS đọc bài toán.
- Nêu ý nghĩa của tỉ số 1: 1 000000 biểu thị tỉ kệ trên bản đồ.
- HS chữa bài. GV nhận xét, củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò :
- Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân? Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01;..?
- GV tổng kết tiết học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ.
I. Mục đích yêu cầu 
- HS tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu.
- HS tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu và biết đặt câu với quan hệ từ đã cho. 
Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
- GD ý thức học tập.
II.Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ minh hoạ?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b) Thực hành.
Bài 1(trang 121 - SGK)
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi .
- GV giúp HS gặp khó.
- 1 số HS nêu bài giải trước lớp 
- GV chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng ; chốt kiến thức liên quan.
Bài 2(trang 121 - SGK)
- HS nêu yêu cầu bài tập?
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân. GV giúp HS gặp khó khăn.
- HS chữa bài, nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng .
Bài 3(trang 121 - SGK): HS nêu yêu cầu bài tập?
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- GV giúp HS gặp khó .
- GV chữa bài. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học
Bài 4(trang 122 – SGK)
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân
- Khuyến khích HS đặt 3 câu với 3 quan hệ từ đã cho.
- HS làm bài. GV bao quát và giúp đỡ một số HS.
- HS nối tiếp đọc câu của mình.
- HS nhận xét. GV nhận xét, củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại Thế nào là quan hệ từ ? cho ví dụ minh hoạ?
- Tuyên dương HS tích cực.
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau . 
Buổi chiều. Toán*
Luyện tập chung 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về phép nhân số thập phân với số thập phân, nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... 
- HS thực hành thành thạo cách nhân số thập phân với số thập phân, nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .... Vận dụng giải toán tốt.
- HS tích cực, tự giác học bài, làm bài.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ...
2. Bài mới :
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- HDHS luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm :
a) 3,45 x 10 	b) 34,5 x 0,1
 2,17 x 100 	 21,7 x 0,01
 5,38 x 1000 	 53,8 x 0,001
- HS nêu miệng. HS khác nhận xét.
- Muốn nhân một số thập phân với 10; 100; 1000; ... ta làm như thế nào?
- Muốn nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; ... ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
 41,5 x 1,5 21,5 x 72 8,02 x 6,8
+ HS tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả.
- GV đánh giá chung.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất : 
a) 0,7 x 0,25 x 2,4; 	b) 5,6 x 4 + 5,6 x 7 
c) 7,89 x 54 -7,89 x 4 d) 0,6 x 7 + 1,2 x 45 + 1,8
- 2HS lên bảng. Lớp làm vở.
- HS khác nhận xét. Vì sao đó là cách làm thuận tiện nhất ?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: Tìm số tự nhiên x
a) 1,3 x 0,5 < x < 1,8 x 1,9	b) 2,5 x 2,7 < x 2 < 2,7 x 4,5
- 1HS đọc đề.
- 2HS lên bảng, lớp làm vở. HS khác nhận xét.
- Nêu cách tìm x?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 4. Một người đi xe đạp lên thành phố trên quãng đường dài 40 km. Người đó đã đi trong 3 giờ, mỗi giờ đi được 11,5 km . Hỏi người đó còn phải đi bao nhiêu km nữa mới tới nơi?
- HS làm bài, chữa bài.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu 2 học sinh nêu lại tính chất một số nhân với một tổng. 
- Nhận xét tiết học.
tiếng việt*
	LTVC: Ôn tập về quan hệ từ	
I. Mục đích - yêu cầu
- Củng cố cho HS kiến thức về quan hệ từ . 
- Có kĩ năng sử dụng quan hệ từ. Vận dụng làm tốt các bài tập liên quan. Trình bày bài sạch và rõ ràng.
- GD HS yêu quê hương, đất nước..
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : 	
a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
Bài tập 1: Ghi lại các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau và nói rõ chúng chỉ quan hệ gì ?
 Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả, nghiêng ngả trong ánh chớp sáng loà và tiếng ì ầm lúc gần lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy.
- Một HS đọc BT 1. Cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở, đọc bài. GV nhận xét.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài:
Chọn một từ thích hợp trong các từ và, rồi, còn, nhưng, hoặc, hay để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a, Một làn gió nhẹ thoảng qua..tóc Lan vương vào má.
b, Người em chăm chỉ, hiền lành .................... người anh thì tham lam, lười biếng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc