Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021

Tập đọc

 ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 5)

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.

2. Nêu được một só điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.

* Đối với HSHTT đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.

II. Đồ dùng dạy học :

- Phiếu viết tên các bài TĐ và HTL như tiết 2.

III. Các hoạt động dạy học :

A- Bài cũ: (5p) GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.

- HS tìm câu tục ngữ, thành ngữ nói về Thiên nhiên.

- Lớp trưởng nhận xét kết quả.

- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét.

 B- Bài mới: (27p)

1. Giới thiệu bài :

2. Kiểm tra TĐ và HTL :

(Kiểm tra những em lần trước chưa đạt - tiến hành tương tự tiết 1)

Bài tập 2 :

- HS đọc yêu cầu bài

- GV lưu ý HS 2 yêu cầu : + Nêu tính cách một số nhân vật

 + Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.

- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch. (Theo nhóm đôi)

 

doc23 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 60 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
3. Nghe- viết chính tả.
- GV đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm theo.
- GV giải nghĩa từ : cầm trịch, canh cánh, cơ man.
? Nội dung bài này là gì ? (Thể hện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo về rừng và giữ gìn nguồn nước).
- HS tập viết các tên riêng và các từ dễ viết sai.
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Chấm một số bài.
C. Củng cố - Dặn dò : (3p)
- GV nhận xét giờ học.
____________________________
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 3)
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm : Việt Nam- Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học
3.Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2).
* Đối với HS HTT nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2).
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
- Tranh, ảnh minh hoạ các bài văn miêu tả đã học.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
2. Kiểm tra TĐ và HTL.
Các bước kiểm tra TT tiết 1.
BT2 : GV ghi lên bảng tên 4 bài văn : Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc; Kì diệu rừng xanh; Đất Cà Mau.
- HS làm việc cá nhân : mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lý do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
- HS tiếp nối nhau nói chi tiết mình thích trong mỗi bài văn, giải thích lí do.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhắc HS ôn lại từ ngữ trong các bài đã học chuẩn bị cho bài ôn tập T4.
- Nhận xét giờ học.
________________________________
Âm nhạc:
( Thầy Duyệt dạy)
_______________________________
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ(GIỮA KÌ I)
I.Mục tiêu:
-Viết số thập phân;giá trị theo vị trí chữ số trong số thập phân;viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- So sánh số thập phân;đổi đơn vị đo diện tích.
- Giải bài toán bằng cách tìm tỉ số hoặc rút về đơn vị.
II.Đề bài: Phần 1:
1.Số Mười bảy phẩy bốn mươi hai viết như sau:
A. 107,402 C. 17,402
B. 17,42 D. 107,42
2.Viết 1/10 dưới dạng số thập phân được:
A. 1,0 C. 0,01
B. 10,0 D. 0,1
3. Số lớn nhất trong các số 8,09; 7,99; 8,89; 8,9 là:
A. 8,09 C. 8,89
B. 7,99 D. 8,9
4. 6 cm ² 8 mm² = . mm²
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 68 C. 680
B. 608 D. 6800
5. Một khu đất hình chữ nhật có kích thước ghi trên hình vẽ dưới đây.Diện tích của khu đất đó là: 
A. 1 ha B. 1 km² 500 m	
C. 10 ha D. 0,01 km²	200m	 
Phần 2:
1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 6m 25 cm = . m. b, 25 ha = . km²
2.Mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng. Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
III.Đánh giá:
- GV nhận xét bài học sinh.
_______________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Tư, ngày 25 tháng 11 năm 2020
English:
( Cô Lài dạy)
______________________________
Kể chuyện
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 4)
I. Mục tiêu
- Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ ) gắn với các chủ điểm đã học (BT1).
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu(BT2).
II. Hoạt động dạy và học :
A- Bài cũ: (5p) GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lý do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B- Bài mới: (27p)
1. GV giới thiệu bài
2. Hướng dẫn giải bài tập
Bài tập 1: 
+ HS thảo luận theo nhóm 4 để điền vào bảng ôn tập
Việt Nam- Tổ quốc em
Cánh chim hòa bình
Con người với thiên nhiên
Danh từ
Tổ quốc, đất nước, giang sơn, quốc gia, nước non.
Hòa bình, trái đất, mặt đất, cuộc sống..
Bầu trời, biển cả, sông ngòi,

Thành ngữ, Tục ngữ
Quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, giang sơn gấm vóc,.
Bốn biển một nhà,
Lên thác xuống gềnh, Góp gió thành bão,Muôn hình muôn vẻ,

Bài tập 2: Thực hiện tương tự như bài tập 1.
bảo vệ
bình yên
đoàn kết
bạn bè
mênh mông
Từ đồng nghĩa
giữ gìn
bình an
Kết đoàn
Bạn hữu
Bao la
gìn giữ
thanh bình
Liên kết
Bầu bạn
Bát ngát

Yên ổn

bè bạn

Từ trái nghĩa
phá hoại
Bất ổn
Chia rẽ
kẻ thù
Chật chội
tàn phá
Náo động
Phân tán
kẻ địch
Chật hẹp

C. Củng cố dặn dò: (3p)
- GV nhận xét.
__________________________
Lịch sử:
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU: 
* Kiến thức: HS nắm được: 
- Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba đình (HN) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
- Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc Khánh của dân tộc ta.
Kĩ năng:
- Sưu tầm tư liệu lịch sử.
- Kể một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Định hướng thái độ:
-Học sinh tự hào đã được sống trong một nước độc lập dân chủ, có quyền tự do, bình đẳng....
-Biết giữ gìn bảo vệ quê hương em.
Định hướng năng lực:
-Nhận thức lịch sử: 
+ Nắm được một số nét chính của bản Tuyên ngôn độc lập
- Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử:
+ Quan sát, nghiên cứu tài liệu học tập (kênh chữ, ảnh chụp, lược đồ)
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi được sống ở một đất nước độc lập, phồn vinh ngày nay.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Phiếu học tập, video Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, Máy chiếu, máy tính
 HS: Sưu tầm tranh về ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động (2’)
- Nêu suy nghĩ của em về cuộc cách mạng tháng Tám thành công?
Giới thiệu bài 
- GV chiếu cho HS quan sát bức tranh “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập”.
- Bức ảnh chụp ai? Đang làm gì?
- GV kết hợp giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá (hình thành kiến thức)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- GV chiếu lên màn hình cho HS quan sát ảnh Quảng trường Ba Đình, Hà Nội...
- HS làm việc theo cặp:
 Miêu tả quang cảnh thủ đô Hà Nội vào ngày 2-9- 1945? (Hà Nội tưng bừng cờ, hoa, đồng bào Hà Nội không kể già trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ, đội danh dự đứng nghiêm trang)
* Kết luận: Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Không khí buổi lễ độc lập thật tưng bừng mà trang nghiêm. Cả Hà Nội rợp cờ hoa và biểu ngữ, người từ các ngã đổ về Ba Đình đông như trẩy hội.
Hoạt động 2: (10’) Trình bày một số nét chính về buổi lễ và nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Hoạt động nhóm 4: Chia lớp thành 5 nhóm
(Cá nhân hoạt động – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trong nhóm)
*Hoàn thành nội dung phiếu:
Câu 1: Ngày 2- 9- 1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì?
Câu 2: Em hãy kể lại một số nét về cuộc mít tinh ngày 2 - 9 - 1945?
Dựa vào các câu hỏi sau:
+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?
+ Trong buổi lễ, diễn ra các sự việc chính nào?
+ Buổi lễ kết thúc ra sao?
*Sau khi hoàn thành đại diện các nhóm trình bày.
Làm việc cả lớp:
- GV chiếu cho HS quan sát bức ảnh Bác Hồ đọc Tuyên ngôn đọc lập và chính phủ lâm thời ra mắt...
? Em hiểu thế nào là Tuyên ngôn độc lập?
? Chính phủ lâm thời chỉ cơ quan nào?
- HS dựa vào phần chú giải để trả lời.
+ Khi đang đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
+ Việc Bác Hồ dừng lại và hỏi nhân dân “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” cho thấy tình cảm của Bác đối với nhân dân như thế nào?( Cho thấy Bác rất gần gũi, giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân).
Nội dung bản tuyên ngôn
- 2 HS đọc 2 đoạn trích của bản Tuyên ngôn Độc lập trong SGK
- Trao đổi trong nhóm đôi về nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập. 
- Đại diện các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận: Bản Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định dân tộc Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
GV trình chiếu video: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập
Hoạt động 3: (7’) Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2- 9- 1945 
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện ngày 2- 9- 1945.
- Sự kiện lịch sử ngày 2- 9- 1945 khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt chế độ nào ở Việt Nam? Tuyên bố khai sinh ra chế độ nào? Những việc đó tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc? Thể hiện điều gì về truyền thống của người Việt Nam?
* GV kết luận: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn Độc lập: Khẳng định quyền độc lập dân tộc. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Hoạt động 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945
HS quan sát tranh trình chiếu ở trên màn.	
HS suy nghĩ nêu ý kiến trước lớp. Nhận xét
3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
Luyện tập: 
HS đọc lại nội dung ghi nhớ
Vận dụng: 
Nêu được cảm nghĩ của bản thân khi được sống ở một đất nước độc lập, phồn vinh ngày nay.
 - Em hãy kể thêm một số bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta.
(Đáp án:
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bài thơ thần của Lý Thường Kiệt có giá trị như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ở thế kỉ thứ 10.
+ Năm 1428, sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài “ Bình Ngô đại cáo” và bài thơ này cũng được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta ở thế kỉ 15.
+ Ngày 2- 9- 1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: Kỉ nguyên độc lập dân tộc.)
_______________________________
Toán
CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân.
- Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân.
- Làm được BT1(a,b), BT2(a,b),BT3.HS HTT: Làm được các bài tập 1,2,3.
II. Các hoạt động dạy và học
A-Bài cũ: (5p) GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a. 3 tấn 3 kg = .. tấn	12 tấn 51 kg = tấn
b. 2 tạ 7kg = .. tạ 34 tạ 24 kg = .tạ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. GV nhận xét.
B-Bài mới: (27p)
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn thực hiện phép cộng hai số thập phân.
 a) Hình thành phép cộng hai số thập phân
 VD1 : GV vẽ đường gấp khúc như trong SGK.
 Hỏi: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABC ta làm thế nào?
 ( 1, 84m + 2,45m =? )
- Thảo luận theo nhóm đôi tìm cách tính tổng đó.
 b) Giới thiệu kĩ thuật tính
 + Đặt tính
 + Tính
+ Viết dấu phẩy vào kết quả thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
VD2 :Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính.
c) Ghi nhớ
 - HS nêu cách thực hiện phép cộng.
3.Luyện tập
Bài 1(a,b; HS HTT làm thêm bài c,d) : Gọi HS lần lượt lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp rồi chữa bài.
Bài 2,3: HS làm vào vở
- GV chấm, chữa bài.
C. Củng cố dặn dò: (3p)
- Học thuộc quy tắc cộng hai số thập phân.
- Biết vận dụng làm bài tập.
________________________________
Tập đọc
	 ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 5)
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Nêu được một só điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp.
* Đối với HSHTT đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Phiếu viết tên các bài TĐ và HTL như tiết 2.
III. Các hoạt động dạy học :
A- Bài cũ: (5p) GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
- HS tìm câu tục ngữ, thành ngữ nói về Thiên nhiên.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
 B- Bài mới: (27p)
1. Giới thiệu bài : 
2. Kiểm tra TĐ và HTL :
(Kiểm tra những em lần trước chưa đạt - tiến hành tương tự tiết 1)
Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu bài
- GV lưu ý HS 2 yêu cầu : + Nêu tính cách một số nhân vật
 + Phân vai để diễn 1 trong 2 đoạn.
- HS đọc thầm vở kịch Lòng dân, phát biểu ý kiến về tính cách của từng nhân vật trong vở kịch. (Theo nhóm đôi)
Nhân vật
Tính cách
Dì Năm
Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo về cán bộ.
An
Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Chú cán bộ
Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân.
Lính
Hống hách
Cai
Xảo quyệt, vòi vĩnh.

- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm diễn vở kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
C. Củng cố - dặn dò : (3p)
- GV nhận xét giờ học.
______________________________
Thứ Năm, ngày 26 tháng 11 năm 2020
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Biết:
- Cộng các số thập phân.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Giải bài toán có nội dung hình học.
-Làm được BT1,BT2(a,c),BT3.(HS HTT: làm thêm BT2(b);BT4(bài giải)
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ: (5p) 
- GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
 Đặt tính rồi tính:
 34, 76 + 57,19 19,4 + 120,41 0, 324 + 6, 54 123 + 43,67
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
2. Dạy học bài mới. (27p)
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài.
- GV kẻ lên bảng lớp bài tập 
- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét kết quả các phép tính, nêu được :”Phép cộng....không thay đổi”.
HS viết được : a + b = b + a
HS rút ra được : Phép cộng số thập phân cũng có tính chất giao hoán như đối với số tự nhiên.
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Biết sử dụng tính chất giao hoán để thử lại.
Bài 3 : HS làm vào vở rồi chữa bài
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là :
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật :
(24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m)
ĐS : 82m
Bài 4 : (dành cho HS hoàn thành tốt làm).
C- Củng cố dặn dò:
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng số thập phân
- GV tổng kết tiết học
____________________________
Tập làm văn
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 (TIẾT 6)
 I-Mục tiêu:
- Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1,BT2(chọn 3 trong 5 mục a,b,c,d,e).
- Đặt đựoc câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa(BT4)
*Đối với hs HTT thực hiện được toàn bộ BT2.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: (5p) GV gọi lớp trưởng lên điều khiển.
***GV gọi lớp trưởng lên điều khiển. 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời câu hỏi trong bài đọc.
- Lớp trưởng nhận xét kết quả. 
- Lớp trưởng: phần KT bài cũ kết thúc mời cô giáo nhận xét. 
B- Bài mới: (27p)
1. Kiến thức cần nhớ:
- HS nhắc khái niệm về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
- HS tự lấy VD; đặt câu với những từ vừa lấy.
- GV và cả lớp nhận xét.
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: Các từ cần điền: bưng, mời, xoa, làm.
Bài 2: Các từ trái nghĩa cần điền: no; chết; bại; đậu, đẹp.
Bài 3 :(giảm tải): Gv cho HS về nhà tham khảo thêm.
Bài 4 : 
- Hs đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở.
VD : 
a. Bố em không bao giờ đánh con. Đánh bạn là không tốt.
b. Lan đánh đàn rất hay. Hùng đánh đàn rất cừ.
c. Em thường đánh ấm chén giúp mẹ.
3. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Tin học:
( Thầy Thắng dạy)
_____________________________
Luyện từ và câu:
KIỂM TRA (TIẾT 7)
I. Mục đích, yêu cầu : 
- Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức,kĩ năng giữa học kì I(nêu ở tiết 1,ôn tập).
II. Đồ dùng dạy học : 
- GV viết đề lên giấy khổ to dán lên bảng lớp
III. Hoạt động dạy học :
A- Bài cũ: (5p)
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời câu hỏi trong bài đọc.
B- Bài mới: (27p)
- GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học 
- Dán đề bài lên bảng : Khoanh vào chữ cái trước ý đúng :
1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?
a. mùa xuân
b. mùa hè
c. mùa thu
d. mùa đông

2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào ?
a. Dùng những ĐT chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b. Dùng những TT chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c. Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ?
a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?
a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
b. Rừng thưa thớt vì cây không lá.
c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. ý chính của bài thơ là gì ?
a. Miêu tả mầm non.
b. Ca ngợi vẽ đẹp của mùa xuân
c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non ” được dùng với nghĩa gốc ?
a. Bé đang học ở trường mầm non.
b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non đất nước.
c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghã là gì ?
a. Rất vội vã, muốn làm một việc gi đó cho thật nhanh.
b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc loại từ nào ?
a. Danh từ
b. Động từ
c. Tính từ

9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.
b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
a. Lặng im
b. Nho nhỏ
c. Lim dim

- HS làm bài vào giấy thi.
- Thu bài, nhận xét giờ học.
______________________________
CHIỀU:
(GV BỘ MÔN DẠY)
______________________________
Thứ Sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020
Thể dục:
( Thầy Quân dạy)
___________________________
Tập làm văn:
KIỂM TRA ( Tiết 8)
I-Mục tiêu: 
- Kiểm tra ( Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI.
- Nghe, viết đúng Chính tả ( tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút). Không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi).
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu đề bài.
II-Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
Viết chính tả 
- GV đọc cho HS viết bài Mầm non
3:. Hướng dẫn HS làm bài.
*Hướng dẫn HS xác định y/c của đề bài
- Em hãy cho biết đề bài thuộc kiểu nào?
- Đối tượng em chọn tả là gì?
- Nội dung trọng tâm của đề bài là gì?
- Em tả cảnh đó nhằm mục đích gì?
*Tìm ý,lập dàn ý.
3. Hướng dẫn HS viết bài.
4. GV thu vở chấm.
- GV nhận xét tiết học.
 __________________________________
Toán
 TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 - Biết:
 + Tính tổng nhiều số thập phân.
 + Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 + Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ
 - Điền dấu >, <, = thích hợp vào chỗ chấm
 a) 12, 34 + 12, 66 .. 12,66 + 12,34
 b) 56,07 + 0,09 .. 52,39 + 4,09
 c) 15,82 + 34,57 .. 21,78 + 23,98
B. Dạy bài mới :
1. Hướng dẫn Hs tự tính tổng nhiều số thập phân
a. GV nêu VD trong SGK và viết ở bảng :
27,5 + 36,5 + 14,5 = ? (lít)
HD HS : 
- Tự đặt tính (viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau).
- HS tính (cộng từ phải sang trái như cộng STN, viết dấu phẩy của tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng).
GV gọi vài HS nêu cách tính tổng của nhiều số thập phân.
b. Hướng dẫn HS tự nêu bài toán rồi giải và chữa bài
2. Thực hành :
Bài 1a,b ( c,d HSKG)
Gọi 4 HS lần lượt lên bảng tính - Cả lớp làm vào giấy nháp sau đó chữa bài ở bảng.
Bài 2 : GV kẻ đề bài ở bảng
- 2 HS lên bảng làm, nhận xét kết quả tính được.
- HD để HS nêu được phép cộng STP có tính chất kết hợp
Bài 3 a,c : ( b,d HSKG)
HS đọc bài và làm vào vở
- GV chấm, chữa bài .
* Nhận xét giờ học.
________________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: 
- Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
 II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: 
	+ vệ sinh trực nhật 
	+ Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
	+ Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
	+ Đi học đúng giờ.
	+ Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : 
Đề ra kế hoạch tuần tới
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
______________________________
CHIỀU:
Khoa học
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 1)
I. Mục tiêu	
 Giúp HS:
- Xác định được giai đoạn tuổi dậy thì ở c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2020_2021.doc