Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận

Tiết 1: LỊCH SỬ

BÀI 1 “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.

- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

- Giáo dục HS lòng yêu nước lòng căm thù giặc.

II. CHUẨN BỊ: - Hình trong SGK. Phiếu học tập của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.

 b. Các hoạt động:

*HĐ1: Làm việc cả lớp

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình minh hoạ và thảo luận nhóm theo các câu hỏi:

+ Khi nhận được lệnh của triều đình, điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn suy nghĩ?

+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?

+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

*HĐ2: Làm việc theo nhóm 4

- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận.

*HĐ3: Làm việc cả lớp

- Tổ chức trình bày kết quả.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức.

- HS lắng nghe.

- HS nhận nhiệm vụ.

- Cử nhóm trưởng, thư ký.

- HS thảo luận trong nhóm, ghi kết quả ra phiếu học tập.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

doc19 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 1 - Năm học 2017-2018 - Trần Văn Ghi - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra bài cũ : Kiểm tra đồ dùng HT
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : .
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : HDHS nghe- viết.
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. HS theo dõi trong SGK.
- GV HDHS viết tên riêng và từ khó: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn,...
- HDHS cách ghi tên bài vào giữa dòng. Chữ đầu đoạn văn viết hoa và viết lùi vào 1 ô.
- GV đọc cho HS viết bài
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV chấm bài. Dưới lớp từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 2a: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ và tự làm vào vở.
- GV treo bảng phụ , HS lên bảng điền kết quả vào chỗ chấm.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 3a:HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi giải câu đó nhanh và đúng- viết vào bảng con.
- HS giơ bảng con. Một số em đọc lại câu đố và lời giải.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS giải đố nhanh và viết đúng chính tả.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhắc lại một số quy tắc viết chính tả.
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Toán
Tiết 2: ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp)
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS : Ôn tập về phép cộng, phép trừ các số có đến 5 chữ số, nhân(chia) số có đến 5 chữ số với( cho ) số có đến 1 chữ số. Biết so sánh, xếp thứ tự các số đến 100 000
- Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia so sánh các số đến 100 000. 
- Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài 2.
iii. Các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
* GV HD HS làm bài tập
Bài 1( cột 1): - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- GV chữa bài .
Bài 2a: - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS đặt tính rồi tín.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, chữa bài. GV chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách cộng, trừ, nhân chia các số đến 100 000.
Bài 3( dòng 1,2): HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS nêu cách so sánh 2 số có nhiều chữ số.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách so sánh số có nhiều chữ số.
Bài 4b: - HS nêu yêu cầu của bài tập .
- HS tự sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 5:
- Cho HS đọc đề bài.
- HDHS tính rồi viết các câu trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia và so sánh các số đến 100 000.
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài : Ôn tập các số đến 100 000( tiếp).
Lớp 5 B: Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
Sự sinh sản
I, Mục đích yêu cầu: 
- Sau bài học, HS có khả năng: Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc
điểm giống với bố mẹ mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
- HS có ý thức học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - SGK. Bộ phiếu dùng cho trò chơi.
III. các Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: (1’) - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở học tập của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’) - Nêu MĐ,YC của giờ học.
b. Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Trò chơi "Bé là con ai?"
+Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
+Tiến hành:
- GV phát tấm phiếu bằng giấy màu cho HS.
- Lưu ý phải vẽ sao cho có đặc điểm giống nhau để người khác có thể nhận ra. GV tráo lẫn các mảnh bìa.
- Mỗi cặp vẽ một em bé và 1 người bố hoặc người mẹ của em bé đó.
- Mỗi em được nhận một phiếu và phải đi tìm xem bố- mẹ em bé là ai( Hoặc phải đi tìm con mình là ai)
- Nhóm tìm ra trước là thắng cuộc.
 GV kết luận: ( SGV tr 22)
*Hoạt động 2: Làm việc với SGK
+ Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản
+Tiến hành:
Bước 1: - GV hướng dẫn
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm được ý nghĩa của sự sinh sản ( Nếu không có sự sinh sản)
Bước 2: Cho HS làm việc theo hướng dẫn.
Bước 3: 
+ Hãy nói về ý nghĩa của dự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản
- Quan sát hình 1,2,3 tr4-5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- Liên hệ đến gia đình mình ( Có thể bắt đầu trong gia đình là ông bà, sau có bố mẹ, cô chú , sau đó bố mẹ lấy nhau sinh ra anh chị, sinh ra em )
- HS trình bày kết quả trước kớp.
- Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
 Kết luận: (Phần “Bóng đèn toả sáng”)
3. Củng cố dặn dò: ? Nêu ý nghĩa của việc sinh sản
 - GV nhắc lại nội dung kiến thức- Nhắc HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán*
Ôn Khái niệm về phân số
i. mục đích yêu cầu: 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số. 
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Giáo dục lòng ham thích môn học.
II. Chuẩn bị: - Các tấm bìa và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - KT đồ dùng, sách vở của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
*HĐ1: Ôn tập lý thuyết 
- GV cho HS quan sát từng tấm bìa.
- Gọi vài HS nhắc lại.
- Tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- GV đọc một vài ví dụ theo SGK.
- GV chốt ý, gọi HS nêu chú ý trong SGK.
- Các phần 2, 3, 4 thực hiện tương tự.
*HĐ 2: Luyện tập 
- Yêu cầu HS tự làm các bài tập trong VBT rồi chữa.
- Cho HSK,G làm thêm các bài tập sau:
Bài 1 : Cho các phân số sau:
Nêu tử số, mẫu số của từng phân số đó.
- Gọi HS trung bình đọc các phân số, nêu tử và mẫu của từng phân số.
Bài 2 : Viết các thương sau dưới dạng phân số.
 6:7 ; 84:100 ; 15:3 ; 16:19
- Yêu cầu HSTB nêu đề bài .
- Gọi HS nhận xét, GV ghi điểm.
- HS quan sát và nêu tên gọi từng phân số, tự viết phân số đó vào giấy nháp. 1 HS lên bảng viết.
Ví dụ : 
; đọc là: hai phần ba. 
- 2 HS đọc lại toàn bộ các phân số đã viết trên bảng.
- HS viết nháp và nêu miệng.
Ví dụ: 1:3 = (1 chia 3 có thương là 1 phần 3)
Hoạt động cá nhân .
- 1 HS đọc đề bài .
- HS đọc nối tiếp các phân số; Nêu tử số và mẫu số của từng phân số.
- HS khác nhận xét, đánh giá. 
- HS lên bảng làm.
- HS viết và đọc phân số.
- HS khác nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Tuyên dương những HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 3: tiếng việt*
Luyện từ và câu: ôn về từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố cho HS về từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Rèn kĩ năng thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu, viết đoạn văn só sử dụng từ đồng nghĩa.
- Giáo dục HS ý thức sử dụng TV.
II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2HS , mỗi HS tìm 1 từ đồng nghĩa với từ: ăn, viết? Đặt câu với mỗi từ đó?
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động 
* HĐ1: HD HS luyện tập
- Yêu cầu HS tự lấy ví dụ về từ đồng nghĩa.
- GV yêu cầu HS nêu về:
+ Từ đồng nghĩa.
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- GV khắc sâu kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa với từ:
 a. Chăm chỉ. b. Yêu thương. 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài rồi chữa.
- GV chốt đáp án đúng. 
Bài 2: Đặt câu với 2từ vừa tìm được ở BT1- mỗi phần 1từ (HS đặt câu với mỗi phần 2-3từ )
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài rồi chữa.
- GVKL và tuyên dương HS làm bài tốt. 
Bài 3: Hãy viết 1đoạn văn ngắn miêu tả cây cối mùa xuân, trong đó có sử dụng một số từ đồng nghĩa chỉ màu sắc. 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho HS làm bài rồi chữa.
- GV NX và tuyên dương HS viết được đoạn văn hay.
- HS tự lấy ví dụ về từ đồng nghĩa.
- HS nối tiếp trả lời
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài cá nhân. 
- HS nối tiếp phát biểu. 
- Lớp NX, chữa bài. 
- HS làm bài cá nhân 
- Nối tiếp đọc bài 
- Lớp NX, chữa bài. 
- HD HS TB viết từ 2-3 câu. 
- HS KG viết khoảng 5 câu. 
- HS nối tiếp đọc bài và chỉ rõ các từ đồng nghĩa có trong đoạn văn. 
- Lớp NX.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS hệ thống kiến thức bài .
- GVNX tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
NS : 28/8/2017. Ngày dạy: Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017
Lớp 5 A: Buổi sáng
Tiết 1: Tập đọc 
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
i. mục đích yêu cầu: 	
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài; đọc đúng các từ ngữ khó. Biết đọc bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng rât khác nhau của cảnh vật.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
 - Hiểu bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2-3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn bài:Thư gửi...+TLCH về nội dung .
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu MĐ,YC của giờ học.
 b. Các hoạt động:
 * HĐ1: Luyện đọc: 10.
-Bài chia làm 4 phần .
-GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi cho HS.
- GV đọc mẫu (nếu cần )
* HĐ 2: Tìm hiểu bài:10.
-Tổ chức cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong Sgk
- Nội dung bài là gì?
* HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm : 
- Luyện đọc đoạn: Màu lúa chín . màu rơm vàng mới.
-Treo bảng phụ(có thể đọc mẫu nếu cần) 
- Tổ chức HS đánh giá nhau.
-4 HS khá tiếp nối đọc bài
-HS tiếp nối luyện đọc đoạn (2-3 lượt ) kết hợp giải nghiã từ mới.
-HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc toàn bài.
-Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
-Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi.
-HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn dò: - 1HS nhắc lại ND bài
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn dò học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: kể chuyện
Lí tự trọng
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ , cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- Tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện , nhớ chuyện . Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. đồ dùng dạy học: Tranh kể chuyện, bảng phụ ghi lời thuyết minh cho tranh.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Các hoạt động 
* HĐ 1: GV kể chuyện : (7’)
- GV kể chuyện 2-3 lần :
+ Lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh.
+ Lần 3 ( nếu cần thiết).
* HĐ2: HS tập kể chuyện và trao đổi về nội dung truyện :
- Tổ chức HS kể chuyện trong nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện.
- Tổ chức nhận xét, đánh giá.
- Theo dõi.
- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể từng đoạn , cả truyện trước lớp.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : (nói về nhân vật chính; nói về ý nghĩa câu chuyện ).
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố , dăn dò: 3’- GV nhận xét tiết học. 
 - Nhắc HS về nhà kể lại cho người thân nghe .
 - Chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: toán
ôn tập: So sánh hai phân số
I . Mục đích yêu cầu:
Giúp HS : 
- Nhớ lại cách so sánh hai PS có cùng MS, khác MS.
- Biết sắp xếp các PS theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS có ý thức học tập
II. chuẩn bị: - SGK, VBT toán
III. Các hoạt đông dạy học:
1. Kiểm tra(2’): ? Phát biểu TC cơ bản của PS. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Các hoạt động 
* HĐ1: Ôn tập cách so sánh hai PS: 5'
- Yêu cầu HS lấy VD về hai PS cùng mẫu số rồi so sánh.
- Làm tương tự như so sánh hai PS khác mẫu.
- GV nhấn mạnh cách so sánh.
* HĐ 2: Thực hành:27'
Bài 1. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV chốt lại cách làm.
Bài 2.- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài 2
- GV tổ chức chữa bài cho HS.
- GV nhấn mạnh cách trình bày.
Bài 3:(GV chọn HS) 
- Xếp các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài 3.
- GV tổ chức chữa bài cho HS.
- GV nhấn mạnh cách trình bày.
- HS lấy VD so sánh rồi tự ôn lại quy tắc so sánh.
- HS ôn tập quy tắc theo cặp.
- HS nắm chắc cách trình bày.
-HS làm bài và hỏi đáp theo nhóm.
 -HS làm bài cá nhân.
- Đổi vở KT chéo.
Hai HS lên bảng chữa bài.
- HS làm bài và hỏi đáp theo nhóm.
3. Củng cố dặn dò:3'- Nhận xét đánh giá giờ học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Lớp 5 A, 5B, 5C: Buổi chiều
Tiết 1: Kĩ Thuật 
Đính khuy hai lỗ (Tiết 1)
i. mục đích yêu cầu: 
- Biết cách đính khuy hai lỗ
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật
- Rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu đớnh khuy hai lỗ. Một số sản phẩm được đớnh khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ: bộ kĩ thuật khõu thờu Lớp 5 
iii. các hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục dích, yêu cầu của tiết học. 
b. Các hoạt động:
* HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV đặt cõu hỏi định hướng cho HS quan sỏt và yờu cầu rỳt ra nhận xột về đặc điểm hỡnh dạng kớch thước, màu sắc khuy hai lỗ.
- Giới thiệu mẫu đớnh khuy hai lỗ, yờu cầu nhận xột về đường chỉ đớnh khuy, khoảng cỏch giữa cỏc khuy trờn sản phẩm.
- GV túm tắt lại nội dung chớnh của hoạt động 1 
- HS quan sỏt mẫu và hỡnh 1b SGK. Trả lời cõu hỏi của GV.
- HS quan sỏt mẫu khuy hai lỗ và hỡnh 1a SGK. Trả lời cõu hỏi của GV.
- Tương tự, quan sỏt một số sản phẩm may mặc và nờu nhận xột.
* HĐ 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ HD đọc nội dung mục 1 và quan sỏt hỡnh 2 để nờu cỏch vạch dấu cỏc điểm đớnh khuy.
+ Hướng dẫn cỏch chuẩn bị đớnh khuy.
+ HD đọc mục 2b và quan sỏt hỡnh 4 để nờu cỏch đớnh khuy.
+ HD cỏch quấn chỉ quanh chõn khuy và kết thỳc đớnh khuy.
* HĐ 3: HS thực hành
- GV quan sỏt, uốn nắn cho những HS cũn lỳng tỳng
* HĐ 4: Đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đọc lướt cỏc nội dung trong mục II SGK, trao đổi theo nhúm đụi, nờu quy trỡnh đớnh khuy.
+ 1-2 em lờn thực hiện thao tỏc trong bước 1.
+ Quan sỏt hỡnh 3 và mục 2a.
+ Nờu cỏch làm và theo dừi GV làm mẫu.
+ Quan sỏt hỡnh 5; 6 SGK, nờu tỏc dụng
- Trưng bày theo nhúm.
- HS nờu yờu cầu của sản phẩm.
- 2-3 em nờu ý kiến đỏnh giỏ sản phẩm 
 3. Củng cố, dặn dò:
- 1-2 em nhắc lại cỏc bước, cỏc thao tỏc đớnh khuy.
- Cũn thời gian thỡ HS thực hành gấp nẹp, khõu lược nẹp, vạch dấu cỏc điểm đớnh khuy.
- Nhắc HS chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau.
 NS : 28/8/2017. Ngày dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017
Lớp 4 B: Buổi chiều
Tiết 1: Khoa học
trao đổi chất ở người
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường trong quá trình trao đổi chất.
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường sống. 
ii. chuẩn bị:
- Hình trang 6, 7 SGK.
iii. Các Hoạt động: 
1. Kiểm tra bài cũ : 
 HS nêu những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người
Mục tiêu : Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất. 
Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát và thảo luận theo cặp nội dung bài.
Bước 2: HS thảo luận theo từng cặp
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 3: Hoạt động cả lớp.
- HS lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình( mỗi nhóm chỉ cần nói 1, 2 ý)
Bước 4: HS đọc đoạn đầu của mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi / SGK.
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành viết hoặc vẽ, trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Mục tiêu: HS biết trình bày một số cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhóm HS viết hoặc vẽ, trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người
Với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- GV giảng cho HS hiểu hình 2 trang 7 chỉ là gợi ý, các nhóm có thể vẽ hoặc viết tuỳ theo sự sáng tạo của nhóm mình. 
Bước 2: Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Một số nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình đã được thể hiện qua hình vẽ như
- GV kết luận .
thể người với môi trường. 
*Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 
* Cách tiến hành:
Bước 1: Nhóm HS vẽ hoặc viết, trình bày sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường theo trí tưởng tượng của mình.
- GV giảng cho HS hiểu hình 2 trang 7 chỉ là gợi ý, các nhóm có thể vẽ hoặc viết tuỳ theo sự sáng tạo của nhóm mình. 
Bước 2: Từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Một số nhóm trình bày ý tưởng của nhóm mình đã được thể hiện qua hình vẽ như thế nào. HS khác nghe, hỏi hoặc nhận xét.
- GV đánh giá, kết luận. 
3. Củng cố dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
- Dặn chuẩn bị bài sau “ Trao đổi chất ở người”( tiếp theo).
Tiết 2: Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
i. mục đích yêu cầu 
- Điền được cắu tạo của tiếng theo 3 phần đã học(âm đầu, vần thanh).
- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau trong thơ.
 Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng văn cảnh. 
- Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.	
II. Chuẩn bị:
- Bộ chữ cái ghép tiếng.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách, cả lớp làm giấy nháp.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Ôn cấu tạo của tiếng
- HS nêu nội dung ghi nhớ về cấu tạo của tiếng .
- HS nhắc lại 
* Hoạt động 2 : Phần luyện tập 
Bài 1:- HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả phần ví dụ mẫu.
- HS thảo luận phân tích theo cặp cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ đã học. Thi đua xem cặp nào phân tích nhanh, đúng.
- Đại diện một số em lên chữa bài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lời giải đúng, nhấn mạnh về cấu tạo của tiếng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS tự tìm tiếng có vần giống nhau trong câu tục ngữ đã cho. 
- HS đọc tiếng bắt vần với nhau: ngoài- hoài. HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 : - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận tìm lời giải đúng, đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả .
- Các em khác nhận xét bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng: 
+ Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh - nghênh.
Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài tập 
- HS phát biểu, các em khác nhận xét.
- GV chốt lại ý kiến đúng về: hai tiếng bắt vần vớ
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài .HS tự giải đố
- HSNX- GVNX chốt lời giải đúng.
3. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
- GV hỏi: Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào nhất thiết phải có?
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Nhân hậu - Đoàn kết . 
Tiết 3: tiếng việt*
Ôn: cấu tạo của tiếng
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS kiến thức đã học về cấu tạo của tiếng.
- Rèn kỹ năng nhận diện các bộ phận của tiếng..
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ sơ đồ cấu tạo của tiếng.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
* Hoạt động 1 : Ôn cấu tạo của tiếng 
- HS tự lấy ví dụ về tiếng, phân tích cấu tạo của mỗi tiếng đó. 
- HS nhận xét, sửa sai .
- HS nêu ghi nhớ về cấu tạo của tiếng .
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập 
- HS chữa bài trên bảng.
- HS và GV nhận xét, củng cố kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu thơ sau:
	“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”.
Bài 2: Trong các câu thơ dưới đây những tiengs nào khong đủ 3 bộ phận: am đầu,vần và thanh: 
 Ao chuôm ếch nói ao chuôm
 Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh
 Âu âu chó nói đêm thanh
 Tẻ... te... gà nói sáng banh ra rồi. 
- HS phân tích từng tiếng vào bảng sau:
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
 Bài 3: Khoanh vào những tiến

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2017_2018_tran.doc