Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

Tiết 2 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Tr4)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, học thuộc đoạn: Sau 80 năm .học của các em; HS đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- HS hiểu nội dung bài: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ, ý thức học tốt.

II. ĐỒ DÙNG

- GV : Tranh minh hoạ SGK để giới thiệu bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới

a, Giới thiệu bài : Tranh minh họa

HĐ 1: Luyện đọc

- 1 HS đọc bài một lượt – Cả lớp đọc thầm .

- HS quan sát tranh minh hoạ bài văn.

- HS đọc nối tiếp từng đoạn văn. Sau mỗi HS đọc, GV giúp cả lớp thống kê từ bạn đọc sai, GV ghi bảng từ sai tiêu biểu và sửa cho HS.

- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ mới (SGK). Giải nghĩa thêm: giời (trời), giỏ đi (trở đi)

- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3.

- HS luyện đọc theo cặp – HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ 2: Tìm hiểu bài

- HS đọc lướt toàn bài.

- HS cả lớp : Thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi SGK.

- Hết thời gian thảo luận, GV tổ chức cho HS : hỏi - trả lời ; GV chốt ý đúng.

+ Câu 1: Đó là ngày khai trường đầu tiên . bị thực dân Pháp đô hộ.

+ Câu 2: Xây dựng lại cơ đồ . trên hoàn cầu.

+ Cho HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu 3: HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn,. Để non sông VN.sánh vai các cường quốc.

- HS nêu nội dung bài, GV chốt : Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

 

doc42 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 1 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cho HS lấy VD 2 PS cùng mẫu số, thực hiện so sánh 2 PS đó.
Chẳng hạn: HS nêu thì yêu cầu HS đó giải thích vì hai phân số có cùng mẫu số là 7, so sánh hai tử số có 2<5, vậy 
- HD tương tự với so sánh 2 PS khác mẫu số.
- HS lấy ví dụ minh họa, GV nhận xét, khen ngợi các em học tốt.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài .
- HS làm bài – chữa bài .
- Cho HS nhắc lại cách so sánh 2 PS cùng, khác MS . GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài 
- HS nêu các bước làm bài. 
- HS làm bài vào vở .
- GV đánh giá vở của HS, nhận xét chung, khen ngợi các em học tốt, làm tốt, trình bày sạch và gọn gàng.
3. Củng cố dặn dò. 
 - HS nêu lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, cách so sánh các phân số khác mẫu số, các phân số có cùng tử số.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Tiết 4 Luyện từ và câu
từ đồng nghĩa
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghía giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong số 3 từ); đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu.
- HS vận dụng nói và viết cho đúng, hay.
II. Đồ dùng:- GV: Giấy khổ to, bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. KTBC: Nhắc nhở HS cách ghi vở, cách học phân môn.
2. Bài mới:
a- Giới thiệu bài: TRực tiếp
HĐ1:Nhận xét:
* Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc các từ in đậm trong đoạn văn ở phần a và b.
- HD học sinh so sánh nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn a, sau đó trong đoạn văn b. (Nghĩa của các từ này giống nhau, cùng chỉ một hoạt động, một màu)
- GV: Những từ giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa.
* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm đôi, phát biểu ý kiến, GV-HS nhận xét.
+ xây dựng, kiến thiết: thay thế cho nhau được vì nghĩa của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
+ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
HĐ2: Ghi nhớ:
- 2 --> 3 học sinh đọc to phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm lại.
HĐ3: Phần luyện tập:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài
- HS đọc những chữ in đậm có trong đoạn văn: nước nhà, hoàn cầu, non sông, năm châu.
- Cả lớp suy nghĩ phát biểu, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
+ nước nhà - non sông; + hoàn cầu - năm châu.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc theo cặp, gọi 2 HS lên bảng làm, mỗi HS tìm 2 từ.
- HS đọc kết quả làm bài; khuyến khích HS tìm nhiều từ đồng nghĩa.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau nói những câu văn các em đã đặt. HS đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được.
- GV nhận xét, hệ thống nội dung học.
3 Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa?; Có mấy dạng từ đồng nghĩa? 
- Nhận xét tiết học.
- HS học thuộc phần ghi nhớ.
Ngày soạn : 18/ 8 / 2016
Ngày dạy : Thứ năm ngày 25 tháng 8 năm 2016
Tiết 1 Tập làm văn
 Cấu tạo bài văn tả cảnh
I. Mục đích - yêu cầu 
- HS nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài (nội dung Ghi nhớ).
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III).
- HS yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng 
- GV: Chép sẵn ghi nhớ và cấu tạo bài Nắng trưa trên bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại các thể loại văn đã đượchọc ở lớp 4.
2. Bài mới : 	 
a, Giới thiệu bài: Trực tiếp	
Hoạt động 1: Nhận xét 
Bài 1: Đọc và tìm phần mở bài, thân bài kết bài của bài văn Hoàng hôn trên sông Hương. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 1 và bài Hoàng hôn trên sông Hương.
- GV giải nghĩa từ: Hoàng hôn 
- Đọc thầm phần chú giải sgk 
- HS đọc thầm bài văn và tự xác định 3 phần của bài và nêu: 
 + Mở bài: “Cuối buổi chiều  yên tĩnh này”
 + Thân bài: “Mùa thu  chấm dứt”
 + Kết bài: Câu cuối 
- Gv nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Em thấy cảnh hoàng hôn trên sông Hương thế nào?
Bài 2: 
- 1 em đọc y/c bài tập 2 
- HS đọc thầm bài văn và trao đổi theo nhóm 4. 
- GV nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 + Em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả cảnh?
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
- 2-3 HS đọc SGK. GV giupa HS nắm chăc kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Luyện tập 
- 1 em đọc y/c của bài tập. Cả lớp đọc thầm bài. 
- Trao đổi nhóm đôi và trả lời. 
- HS, GV nhận xét, đánh giá và hệ thống kiến thức. Khen ngợi HS học tích cực.
3. Củng cố dặn dò 
- Hai bài văn miêu tả gợi cho em cảm nghĩ gì về phong cảnh thiên nhiên? 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 Toán
 Tiết 4: Ôn tập: So sánh 2 phân số (tiếp theo)
I. Mục đích - yêu cầu 
- Biết so sánh phân số với đơn vị, so sánh 2 phân số có cùng tử số. 
- HS có kĩ năng so sánh phân số. Vận dụng làm bài tập đúng, nhanh, trình bày bài khoa học và sạch sẽ.
- HS yêu thích học Toán.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : - Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? 
- HS nêu. GV hệ thống kiến thức.
2. Bài mới : 	
a, Giới thiệu bài: Từ bài cũ	
b, Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở 
- HS nhận xét chữa bài GV hệ thống nội dung bài tập.
- GV cho HS nêu nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1. Chẳng hạn:
 , vì phân số có tử số bé hơn mẫu số ( 3 < 5 ) ...
+ Những phân số như thế nào thì bé hơn 1, lớn hơn 1, nhỏ hơn 1? 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài
- Hai phân số có tử số bằng nhau ta so sánh như thế nào? 
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- HS nhận xét chữa bài 
Bài 3: So sánh 2 phân số 
- Y/c HS nêu cách so sánh. 
- Cả lớp làm vào vở.3 HS lên bảng chữa. 
- HS nhận xét chữa bài. GV hệ thống kiến thức, khen các em làm tốt, trình bày bài khoa học, sạch 
Bài 4: HS nêu y/c của bài 
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán và giải . Cả lớp giải vào vở 
- HS nhận xét chữa bài. GV hệ thống kiến thức bài. 
3. Củng cố dặn dò .
- GV cùng HS hệ thống nội dung của bài học.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Luyện từ và câu
 Luyện tập về từ đồng nghĩa 
I. Mục đích yêu cầu 
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với một từ tìm được ở bài tập 1 (BT2). Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3).
- HS yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng 
- GV: Bút dạ, 2-3 tờ phiết khổ to viết nội dung bài tập 1,3.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Thế nào là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn? cho VD? 
2. Bài mới : 	
 a, Giới thiệu bài:Trực tiếp
b, Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: Làm việc theo nhóm 4. 
- HS đọc y/c bài tập 1, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Phát phiếu, bút dạ cho các nhóm làm việc. HS làm việc theo nhóm,
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
- HS, GV nhận xét, đánh giá, khen nngợi các nhóm hoàn thành tốt, tích cực.
Bài tập 2: 
- HS đọc y/c của bài. 
- Mỗi em đặt ít nhất 1 câu, nói với bạn ngồi cạnh câu văn mình đã đặt.
- HS nêu trước lớp câu mình đặt được.
- Cho HS nhận xét chữa bài. GV hệ thống kiến thức liên quan.
Bài tập 3: 
- GV phát phiếu cho 2-3 HS làm trên phiếu. 
- HS dán kết quả lên bảng lớp 
- Lớp nhận xét bài trên bảng lớp. 
- 2em đọc lại cả bài đã điền.
* Thứ tự các từ cần điền: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả.
3. Củng cố dặn dò .
- HS nhắc lại về từ đồng nghĩa.
- GV nhận xét giờ học 
- VN đọc lại đoạn văn cá hồi vượt thác. 
- Nhớ lựa chọn các từ đồng nghĩa.
Chiều. Tiết 1 Toán*
LUyện tập chung 
I. Mục đích yêu cầu :
- Củng cố về cách thực hiện các phép tính với phân số.
- Rèn luyện KN thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia phân số. Bài làm sạch, khoa học, rõ ràng.
- Có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Nêu cách thực hiện quy đồng phân số hai mẫu số?
- HS nêu, nhận xét.
2. Bài mới:
a. GTB: Giới thiệu nội dung ôn:
HĐ1: Luyện tập
Bài 1: Tính
a/ 2 + b/ - c/ x d/  : 23
 - HS đọc yêu cầu của BT 
- Lớp làm vở, HS làm bảng lớp 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV hệ thống kiến thức liên quan.
- Nêu cách thực hiện ? 
Bài 2: Tính
a/ x + b/ : 
- HS tự làm vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra kết quả cho nhau.
- GV chữa bài, nêu kết quả .
 Bài 3: Tìm x
a/ - x = b/ X x = 
- HS làm vở. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV hỏi để củng cố cách tìm ST chưa biết,TS chưa biết .
Bài 4: Tìm 1 phân số bằng phân số và có mẫu số bằng 56 ?
- HS đọc yêu cầu của đề, nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở, 1 HS chữa bài, GV và HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
 3. Củng cố dặn dò :
- Nêu nội dung kiến thức vừa ôn thông qua các bài tập ?
- GV nhận xét tiết học
Tiết 2 Tiếng việt*
Ôn tập làm văn tả con vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm chắc cấu trúc bài văn miêu tả con vật.
- HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật. Bài viết đúng với yêu cầu của đề, có đầy đủ ba phần. Trình bày rõ ràng.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ hay, đúng ngữ pháp .
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Nêu cấu tạo bài văn miêu tả con vật?
- HS nêu, bổ sung. GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. GTB; Giới thiệu nội dung ôn:
 HĐ1: GV ghi đề bài lên bảng:
Gia đình em có nuôi một con mèo ( gà) rất khôn. Em hãy tả con mèo ( gà) đó.
- HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những từ quan trọng.
HĐ2: Hướng dẫn HS lập dàn bài:
a/ Mở bài:Con mèo ( gà) nhà em mua hay được ai cho? Nuôi đã bao lâu?
b/ Thân bài:
* Tả hình dáng con mèo ( gà) :
- Nó là giống chó gì? Lớn bằng chừng nào?
- Những đặc điểm nổi bật về hình dáng bên ngoài của nó ( đầu, tai, mắt, mồm, bốn chân, đuôi, mầu lông ..)
* Tả những đặc tính tiêu biểu của nó:
- Biết người quen, kẻ lạ. Biết bắt chuột cho chủ.
- Quấn quýt bên người, thích nô giỡn, thích được vuốt ve.
c/ Kết bài:
Tình cảm của em đối với con mèo ( gà) ấy ( yêu thương, gắn bó.)
HĐ3: HS dựa vào dàn bài để viết bài.
- HS viết bài.
- GV quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ một số em để các em hoàn thành bài viết đúng theo yêu cầu. 
- GV thu bài nhận xét chung. Khen ngợi các em học tập tốt, tích cực.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại kiến thức vừa ôn .
GV nhận xét tiết học
Tiết 2 Kể chuyện
Lý tự trọng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện. Học sinh kể được câu chuyện một cách sinh động , nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
- Tập trung nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ chuyện; chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá và kể tiếp được lời bạn.
+ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- Cảm phục, yêu mến, học tập anh Lý Tự trọng.
II. Đồ dùng:- GV:Tranh minh hoạ cho câu chuyện. (HĐ1) 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. KTBC: 
2. Bài mới:
.- Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ1: Giáo viên kể chuyện:
- GV kể lần 1, HS nghe. GV viết lân bảng các nhân vật trong truyện (Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-grăng, luật sư)
+ Giải nghĩa một số từ khó được chú giải sau truyện.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
* BT1: HS đọc yêu cầu của bài:
- HS dựa vào tranh minh hoạ tìm 1-2 câu thuyết minh.
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- GV-HS nhận xét.
* BT 2: HS đọc yêu cầu của BT 2:
- Kể chuyện theo nhóm (kể từng đoạn, kể cả chuyện)
- Thi kể chuyện trước lớp. HS KG kể được câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn, nêu được ý nghĩa câu chuyện.
* BT 3: HS đọc yêu cầu của BT3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV đưa câu hỏi liên hệ bản thân HS.
* Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, tự nhiên nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
? Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
? Em học tập được đức tính tốt nào của anh Lý tự Trọng?
- Nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị trước tiết kể chuyện tuần 2.
Ngày soạn : 18/ 8 / 2016
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 26 tháng 8 năm 2016
Tiết 1 TậP LàM VĂN
LUYệN TậP Tả CảNH 
I. MụC Đích – yêu cầu 
 - HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
 - HS lập được dàn ý tả một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã q.sát.
 - Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ DùNG 
 - Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, cánh đồng...
 - Bảng nhóm.(BT2)
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu cấu tạo một bài văn tả cảnh?
- Nhắc lại cấu tạo bài Nắng trưa.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới 	
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
b,Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: 1 HS đọc BT1.
- Tổ chức cho HS trình bày:
 + Câu 1: Tả cánh đồng buổi sớm: Vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, bầy sáo. mặt trời mọc...
 + Câu 2: Tác giả quan sát sự vật bông cảm giác của làn da (thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài giọt mưa thoáng rơi trên khăn và tóc...), bông mắt (thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi...)
 + Câu 3: Chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả: Giữa những đám mây xám đục...giọt mưa loáng thoáng rơi.
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
Bài tập 2. GV gọi 1 HS đọc yêu cầu BT2.
- Hỏi: Bài yêu cầu gì? Đối tượng miêu tả?
 - GV và HS giới thiệu một vài tranh, ảnh minh hoạcảnh vườn cây, đường phố, cánh đồng,...
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- Cho HS lập dàn bài.
- Hướng dẫn trình bày. GV đáng giá một số dàn bài.
- Nhận xét: Trình bày có rõ ràng, gây ấn tượng? Khả năng quan sát? Cảnh vật có gì độc đáo?...
- GV treo bài HS làm trên bảng nhóm để cùng HS cả lớp chốt ý.
- GV hệ thống nội dung học. 
 3. Củng cố, dặn dò. 
 - GV cùng HS hệ thống nội dung học.
GV nhận xét giờ.
 - Yêu cầu HS hoàn chỉnh dàn ý đã viết, viết lại vào vở. Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 địa lí
Việt Nam - đất nước chúng ta.
I. Mục Đích – yêu cầu : 
- HS mô tả được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam . HS nêu được những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. Nhớ diện tích phần đất liềnViệt Nam. HS biết đặc điểm của phần đất liền nước ta.
- HS chỉ được phần đất liền Việt Nam trên bản đồ ( lược đồ )
- GD HS yêu đất nước . 
II. Đồ dùng : 
- GV: Quả địa cầu, bản đồ Địa lí TN Việt Nam (HĐ1). Lược đồ + thẻ từ (HĐ3).
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sách vở của học sinh 
2. Bài mới : 	
a, Giới thiệu bài:	Trực tiếp
Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn.
- HS làm việc theo cặp : Quan sát hình 1 (SGK) trả lời các câu hỏi trang 66.
? Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào? Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
? Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
? Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- Một số HS phát biểu và chỉ vị trí nước ta trên bản đồ. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
+ Vị trí nước ta có thuận lợi và khó khăn gì? ( Thuận lợi về giao thông, Khó khăn : Bão, gió..)
- GV kết luận chung.
Hoạt động 2 : Hình dạng và diện tích 
- HS đọc SGK, quan sát hình 2, đọc bảng số liệu nêu diện tích phần đất liền Việt Nam.
- HS nhận xét về hình dạng của nước ta ( dài, rộng, đường bờ biển)
- Giáo viên nhận xét, kết luận về hình dạng, diện tích của Việt Nam.
Hoạt động 3 : Trò chơi tiếp sức :
- GV treo lược đồ trống, chọn 2 nhóm HS, phát mỗi nhóm 7 thẻ từ, HD cách chơi.
- Mỗi nhóm cử 5 HS tham gia trò chơi
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- GV tống kết, đánh giá các nhóm và khen ngợi các nhóm tích cực, đạt kết quả tốt.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại vị trí, giới hạn, hình dạng nước ta .
- HS nhắc lại đặc điểm về hình dạng nước ta.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Tiết 3 TOáN
Tiết 5: Phân số thập phân
I. MụC Đích yêu cầu 
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
- GD HS ý‎ thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ DùNG 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu các cách so sánh hai phân số. Lấy VD minh họa.
2. Bài mới 	
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân.
 - GV nêu và viết các phân số: ; ; 
 - Mẫu số của các phân số này có đặc điểm gì?
 - GV: Phân số thập phân là các phân số có mẫu số là 10 ; 100 ; 1000....
* Cho phân số 
- Hãy tìm phân số thập phân bằng 
 = = 
Tương tự với ; ....
- Nhận xét: Có 1 số phân số có thể viết thành phân 
 số thập phân.
- Lấy VD phân số không chuyển thành phân số thập phân được
 * Lưu ý : 50 x 2 = 100
 25 x 4 = 100
 250 x 4 = 1000
 125 x 8 = 1000...
Hoạt động 2: Thực hành: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu, nêu cách làm bài.
- HS làm bài, chữa bài. GV hệ thống kiến thức liên quan (Lưu ý cách trình bày của HS)
Bài 2: Lưu ý cách trình bày
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu nhắc lại nhận xét phần a trước khi làm bài.
- HS chữa bài, nhận xét.
- GV đánh giá chung, khen ngợi các em học tập tích cực trong giờ học..
 3. Củng cố dặn dò. 
- Nhắc lại đặc điểm của phân số thập phân.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp 
I. Mục đích yêu cầu
 - ổn định tổ chức của lớp. HS nắm được ưu, nhược điểm của cá nhân, tập thể trong tuần. Nắm được các nội qui của trường và của lớp trong năm học.
 - HS có kĩ năng tổ chức cuộc họp, mạnh dạn trước tập thể. HS phấn đấu vươn lên trong tuần tới .
 - HS có ý thức chấp hành tốt nội qui, nề nếp của trường, lớp.
II. Nội dung
1. ổn định tổ chức lớp :
- HS bình bầu Ban cán sự của lớp.
- Cá nhân phát biểu ý kiến. GV chốt ý kiến và mời Ban cán sự ra mắt trước cả lớp.
 2. GV nhận xét chung:
- GV cùng HS đưa ra một số qui định chung của lớp.
- GV nêu ưu, hạn chế của cá nhân, tập thể. GV nhắc nhở, động viên HS thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Tuyên dương .
3. Phương hướng tuần tới: 
- Thực hiện tốt Tháng An toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Chấp hành nghiêm nề nếp lớp, nhà trường, Đội đề ra.
 - Thi đua học tập tốt, phấn đấu xây dung lớp học thân thiện, môi trường thân thiện.
- Tích cực tham gia các phong trào của lớp và xây dựng ý thức học tập tốt, phấn đấu dành nhiều thành tích tốt trong học tập, lao động.
 4. Sinh hoạt văn nghệ: 
- HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ : múa, hát, kể chuyện, đọc thơ ... ca ngợi quê hương đất nước, con người.	
 Ngày.thỏng .năm 2016
 KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG 4-5
 .
 ....
 ....
 DUYỆT CỦA HIỆU PHể
 .
 ....
 Lấ VĂN PHONG
Tiết 4 KHOA HọC
 Bài 2: NAM HAY Nữ? 
I. MụC Đích – yêu cầu 
- HS biết phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- HS nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.
- HS tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ DùNG 
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK ( HĐ2).
III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- HS nêu, nhận xét	
2. Bài mới 	a, Giới thiệu bài; Trực tiếp
 	b, Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3 tr.6 SGK.
- Một số em đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.HS cả lớp nhận xét.
- HS nêu như mục Bạn cần biết.
- Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
- HS nhắc lại kết luận.
* Kết luận: Sự khác nhau cơ bản giữa nam và nữ là về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
Hoạt động 2: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
* Mục tiêu: HS phân biệt được đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 2 đội chơi trò chơi
- GV phát các tấm phiếu như tr. 8 SGK cho 2 đội.
- HD cách chơi: GV đưa 2 bảng kẻ sẵn. Yêu cầu 2 đội thi xếp các tấm phiếu vào bảng .
- HS cử mỗi đội 5 em chơi trò chơi tiếp sức.
- Lần lượt từng nhóm giải thích việc sắp xếp của nhóm mình.
- Tổ chức cho HS nêu ý kiến.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc
Giáo án liên quan