Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

I. MỤC TIÊU

- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên, đọc thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài và đọc diễn cảm được bài thơ.

- HS hiểu nội dung bài thơ: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

- GD HS yêu hoà bình, yêu tự do, có những ước mơ cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài ở Vương quốc Tương Lai. Nêu ND bài?

2. Dạy bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ.

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài

* Luyện đọc ( GV chia bài thành 4 đoạn)

- HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ của bài

+ GVtheo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng từ: phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn, .

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
________________________________________________________________
 Ngày soạn: 17/10/2017 
 Ngày dạy: Sỏng thứ tư, 25/10/2017
Tập đọc
Đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục tiêu:
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài: giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng. 
- HS hiểu nội dung của bài: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.
- HS có thái độ luôn quan tâm tới người khác, đặc biệt người gặp khó khăn.
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ 
 - HS đọc bài và nêu ý nghĩa của bài. 
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ SGK.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc ( GV chia bài thành 2 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài. GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng từ: đôi giày, ôm sát chân, hàng khuy, run run, ngọ nguậy, nhảy tưng bừng, ...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài kết hợp đọc từ chú giải SGK.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài GV hướng dẫn đọc bài với giọng thể hiện niềm tự hào, ước mơ của Lái khi được tặng đôi giày.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
Đoạn 1: HS đọc, cả lớp đọc thầm
+ Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai?+ Ngày bé, chị thường mơ ước điều gì?
+ Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Ước mơ của chị phu trách Đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết?
ý1: Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. (HS nêu)
Đoạn 2 : HS đọc thầm đoạn.
+ Khi làm công tác Đội, chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì?
+ Giải nghĩa từ: lang thang 
+ Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp?
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+ Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? 
- GV giới thiệu qua tranh minh hoạ SGK.
ý2: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày.
Nội dung : HS nêu, GV ghi bảng.
* Đọc diễn cảm 
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài- >HS phát hiện giọng đọc của từng đoạn và cả bài 
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn của bài: Hôm nhận giày... tưng bừng.
+ HS đọc, phát hiện từ cần nhấn giọng; phát hiện chỗ cần ngắt hơi trong câu dài.
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn.
- Thi đọc diễn cảm giữa 3 nhóm 
- Bình chọn đại diện nhóm đọc hay, hấp dẫn
3. Củng cố, dặn dò
- 1 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV liên hệ GD HS có thái độ luôn quan tâm tới người khác, đặc biệt người gặp khó khăn.
- GV nhận xét tiết học – Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
i. mục tiêu
- Nờu được mụ̣t sụ́ hoạt đụ̣ng sản xuṍt chủ yờ́u của người dõn Tõy Nguyờn :
+ Trụ̀ng cõy cụng nghiợ̀p lõu năm (cao su, cà phờ, hụ̀ tiờu,) trờn đṍt ba dan.
+ Chăn nuụi trõu, bò trờn đụ̀ng cỏ.
- Dựa vào các bảng sụ́ liợ̀u biờ́t loại cõy cụng nghiợ̀p và vọ̃t nuụi được nuụi, trụ̀ng nhiờ̀u nhṍt ở Tõy Nguyờn. Quan sát hình nhọ̃n xét vờ̀ vùng trụ̀ng cõy cà phờ ở Buụn Ma Thuụ̣t.
 HS Biờ́t thuọ̃n lợi, khó khăn của điờ̀u kiợ̀n đṍt đai, khí họ̃u đụ́i với viợ̀c trụ̀ng cõy cụng nghiợ̀p và chăn nuụi trõu, bò ở Tõy Nguyờn. Xác lọ̃p mụ́i qh địa lí giữa thiờn nhiờn với hoạt đụ̣ng sx của con người : đṍt ba dan – trụ̀ng cõy cụng nghiợ̀p ; đụ̀ng cỏ xanh tụ́t – chăn nuụi trõu, bò
- GD BVMT : sự thích nghi và cải tạo mụi trường của con người.
II. Đễ̀ DÙNG DẠY HỌC : Hỡnh sgk, bản đồ TNVN.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên.
- Mô tả nhà rông ở Tây Nguyên. Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn bài mới.
HĐ1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan. 
- HS đọc mục 1 SGK, thảo luận theo các câu hỏi: 
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ( quan sát lược đồ hình 1 ). Chúng thuộc loại cây gì?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? ( quan sát bảng số liệu )
+ Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
+ Đại diện các nhóm trình bày, GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích sự hình thành của đất ba dan.
- HS quan sát tranh ảnh về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột H2-SGK 
- HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ Địa lí tự nhiên.
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
- GV giới thiệu về sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
- Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì? Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
- GV nhận xét bổ sung.
HĐ2: Chăn nuôi trên đồng cỏ
- HS dựa vào hình 1, bảng số liệu, mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
+ ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
- GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
- GV giúp HS rút ra bài học: SGK/ 89... - Vài HS đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò
- HS kể lại tên những loại cây trồng, vật nuôi chính ở Tây Nguyên? Việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò?
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
Toán
Tiết 38: Luyện tập 
I. Mục tiêu.
- Củng cố về giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- HS biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng (Bài 1a,b; 2; 4)
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. HD HS làm bài tập 
Bài 1
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS tự làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài.
- GV chữa bài trên bảng
Bài 2: - 1 HS đọc đề của bài tập.
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS khác tóm tắt vào vở.
- Cho HS tự làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm bài. 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
	Kết quả: Tuổi chị: 22, Tuổi em: 14.
Bài 4:
- Cho HS đọc đề. Hỏi HS để tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách giải, cho HS làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài.
- GV chấm một số bài, cho HS nhận xét bài trên bảng, GV cho điểm.
Bài 3(nếu còn thời gian):
- Cho HS đọc đề của bài tập tự làm rồi chữa bài.
- Khi HS chữa bài, Gv nên hỏi để HS nêu cách tìm số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Bài 5( nếu còn thời gian):
- Cho HS đọc đề bài.
- HS nêu cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
- Cho HS tự làm bài, gọi một em lên bảng làm bài.
- Cho HS chữa bài. GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò 
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau 
____________________________________
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu.
- HS nhận biết được người bệnh cần ăn đủ chất chỉ một số bệnh cần ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 34, 35 SGK
 Mỗi nhóm một gói ô-rê-dôn, cốc, nắm gạo, muối.
iii. các Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh? Khi bị bênh em phảI làm gì?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
- GV ghi các câu hỏi lên bảng cho các nhóm đôI thảo luận:
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường.
+ Đối với người bệnh nặng nên cho ăn thức ăn gì?
+ Đối với người không muốn ăn nên cho ăn thế nào?
- Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.	
- Làm việc cả lớp:
- GV cho đại diện các nhóm lên trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
* Kừt luận:- Như mục bạn cần biết trang 35SGK.
c. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối:
- HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 trang 35 SGK.
+ Gọi HS đọc câu hỏi của bà mẹ .
+ Gọi một em HS đọc câu trả lời của bác sĩ. Các em khác nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối.
+ Đối với nhóm chuẩn bị ô-rê-dôn cho các em đọc kĩ hướng dẫn và làm theo hướng dẫn.
+ Đối với nhóm chuẩn bị nấu cháo muối thì quan sát hướng dẫn ở hình 7 trang 35.
- Các nhóm thực hiện, GV hướng dẫn những nhóm còn lúng túng.
- GV cho mỗi nhóm một em lên pha dung dịch ô-rê-dôn lên pha trước lớp.
- Đối với nhóm nấu cháo muối cũng làm như vậy.
Hoạt động 3: Đóng vai.
- Cho các nhóm đưa ra các tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
- HS có thể đóng vai thể hiện nội dung trên.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Các nhóm phân vai theo tình huống.
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất.
- Các nhóm lên đóng vai, các nhóm khác thảo luận đưa ra cách ứng xử đúng.
3. Củng cố dặn dò 
- Khi bi bệnh cần ăn uống như thế nào?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước
___________________________________
BUỔI CHIỀU: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- HS viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1,2,3 (ở bài 1 tiết tập làm văn tuần7); nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn (BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3) . HS thực hiện được đầy đủ yêu cầu của bài tập 1- SGK.
- HS thực hành viết đúng đoạn văn, sắp xếp theo trình tự thời gian các đoạn văn, nêu đúng tác dụng của câu mở đầu trong từng đoạn, kể lại được câu chuyện.
- HS có thái độ yêu thích môn học, chăm chỉ học văn.
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết sẵn câu mở đầu bốn đoạn văn ở bài tập 1.
III. các hoạt động dạy học 
1- Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài viết phát triển câu chuyện ở TLV trước: GV nhận xét bổ sung.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1(82): Một HS đọc yêu cầu của bài 
- HS quan sát tranh minh hoạ SGK truyện ‘Vào nghề”
- HS làm vào VBT: HS viết câu mở đoạn cho đoạn 1, 2, 3.
- HS đọc nội dung bài của mình.
- GV, HS nhận xét chọn câu mở đoạn hay, hấp dẫn nhất. 
- GV treo bảng phụ viết câu mở đầu của 4 đoạn văn hoàn chỉnh cho HS so sánh, đối chiếu.
- GV củng cố các câu mở đầu đoạn liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian thường là câu giới thiệu thời gian diễn ra sự việc nêu trong đoạn.
Cả lớp đọc thầm.
Bài tập 2:- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc cả câu chuyện theo cặp đôi, thảo luận.
+ Các đoạn văn trên được sắp xếp theo trình tự nào? 
+ Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- HS trả lời: GV nhận xét và đưa ra kết luận như STK- trang 250.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài , GV nhấn lại yêu cầu của bài.
- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Em chọn câu chuyện nào để kể?
- HS kể cho nhau nghe theo nhóm 4: HS khác nghe và bổ sung cho bạn.
- HS kể câu chuyện trước lớp 
+ Câu chuyện bạn kể đã theo trình tự thời gian chưa? ND, ngôn ngữ,..
- HS trả lời: GV, HS nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện hấp dẫn.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhắc chuẩn bị bài giờ sau.
______________________________________
Kỹ thuật
Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép 
mô hình kĩ thuật 
I. Mục tiêu
- HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được cờ - lê, tua - vít để lắp, tháo vít. Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
iii. các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ.
- GV giới thiệu : Bộ lắp ghép có 34 chi tiết khác nhau, được phân làm 7 nhóm chính. 
- GV giới thiệu từng nhóm chi tiết.
- GV cho HS gọi tên các nhóm chi tiết mà giáo viên đã giới thiệu, hoặc trước khi giới thiệu.
- GV chọn một số chi tiết và đặt các câu hỏi để học sinh nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết.
- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp các chi tiết trong hộp. cho HS tự kiểm tra lẫn nhau tên gọi các chi tiết .
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS sử dụng cờ- lê, tua- vít 
a. Lắp vít : 
- GV hướng dẫn HS lắp vít theo các bước: gọi 2- 3 HS lên bảng thao tác lắp vít.
b. Tháo vít 
- GV hướng dẫn HS thao tác tháo vít. HS quan sát hướng dẫn của giáo viên ở hình 3 
- GV cho HS thực hành tháo vít.
c. Lắp ghép một số chi tiết.
- GV thao tháo một mối ghép. GV vừa thao tác vừa đặt câu hỏi để HS gọi tên số lượng mối ghép. GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp bộ lắp ghép .
3. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại các chi tiết và dụng cụ lắp ghép mô hình KT
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS. 
______________________________________
LUYỆN VIẾT CHỮ ĐẸP
Bài 8: Không nên phá tổ chim
i. mục Tiêu 
- HS viết đúng, đều, đẹp bài 8: Không nên phá tổ chim (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.8)
- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:HS viết nháp, 1 HS lên bảng viết: rì rào, khoai nước
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
- Nêu ý nghĩa của đoạn văn? (Giáo dục chúng ta không nên bắt chim, phá tổ vì chim là những con vật có ích)
- Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (liền trèo lên, lát nữa, buồn lắm, lũ chim non,...)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? (Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng)
- Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: Không nên phá tổ chim 
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
- Bài viết nói về nội dung gì? Vì sao chúng ta không nên bắt chim, phá tổ chim?
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS yêu quý và bảo vệ các loài vật có ích.
____________________________________________________________________
 Ngày soạn: 18/10/2017 
 Ngày dạy: Sỏng thứ năm, 26/10/2017
Toán ( 4A, 4b )
Tiết 39: Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
 - HS có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số (Bài 1a, 2dòng1, 3)
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (Bài 4). HS tìm được thành phần chưa biết của phép nhân và chia qua BT 5.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại các t/c của phép cộng?
- Nêu cách giải BT tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?
2. Dạy bài mới:
b. GV tổ chức cho HS làm bài tập 
Bài 1a
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS nêu lại cách thử lại phép cộng, phép trừ?
- HS tự làm bài vào vở gọi 2 em lên bảng làm bài 
- GV chữa bài trên bảng và chốt lại các cách thử lại trong phép cộng, phép trừ.
Bài 2: Dòng 1( HS làm thêm dòng 2 nếu còn thời gian),
- HS nêu yêu cầu của bài tập. HS nêu thứ tự thực iện các phép tính trong biểu thức.
- Cho HS tự làm bài vào vở gọi 2 em lên bảng làm bài. 
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV chốt lại các cách tính giá trị của biểu thức ở các dạng khác nhau.
Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS nêu cách tính thuận tiện: để tính thuận tiện ta dùng tính chất nào của phép cộng để tính? 
- HS tự làm bài.
- GV, HS nhận xét chữa bài.
- GV chốt lại cách tính thuận tiện ở trường hợp hai cặp tính.
Bài 4:
- Cho HS đọc đề. Hỏi để HS tóm tắt bài toán.
- HS nêu cách giải, cho HS làm bài vào vở, gọi một em lên bảng làm bài.
- GV chốt lại cách giải bài toán có lời văn dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
- GV chấm một số bài, cho HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 5 (nếu còn thời gian)
- Cho HS nêu lại cách tìm SBC, thừa số chưa biết?
- Cho HS tự làm bài, gọi hai em lên bảng làm bài.
- Cho HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò 
- 1HS nêu lại những kiến thức đã được ôn tập trong tiết học	
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm tiền của ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:	
- Tiếp tục nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; không đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
II. đồ dùng dạy học: - Truyện HS đã sưu tầm có nội dung nói về tiết kiệm tiền của 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc HS đã sưu tầm truyện mang đến lớp .
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài .
b HD vận dụng, thực hành:
.Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
- HS làm bài tập 4.
- GV mời một HS chữa bài tập và giải thích.
- Gv trao đổi nhận xét.
- GV kết luận: Các việc làm (a), (b), (g), (h), (k) là tiết kiệm tiền của.
	 Các việc làm (c), (d), (e), (i) là lãng phí tiền của.
- HS tự liên hệ.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết thực hiện tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (BT 5)	- GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống trong bài tập 5.
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Một vài nhóm lên đóng vai. 
- Thảo luận lớp: Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
- GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- GV mời một vài HS lên đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
-Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện nước,... trong cuộc sống hàng ngày.
_______________________________________
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu.
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
- Có ý thức viết đúng qui tắc chính tả.
ii. đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn BT 1 phần nhận xét.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại cách viết tên người, tên địa lí VN, tên người, tên địa lí nước ngoài 
- Viết một VD về tên người, một VD về tên địa lí nước ngoài.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Phần nhận xét:
Bài 1 : 
- GV nêu yêu cầu của bài 
- Một HS đọc nội dung bài tập 1 
- GV dán bảng phụ có ghi nội dung bài. HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS trả lời, GV và HS nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại về tác dụng của dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đọc câu hỏi SGK và thảo luận theo cặp đôi.
- HS trình bày: GV nhận xét bổ sung.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2016_2017_nguy.doc