Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hoàn - Trường Tiểu học Hiệp An

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN. Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan- trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt - chăn nuôi trâu, bò.

- Giáo dục cho HS về bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy chiếu.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ : (3’)

 Chọn ý trả lời đúng

Câu 1: Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên là:

 a. Gia-rai, Ê-đê, Mông, Ba-na.

 b. Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.

 c. Gia-rai, Tày, Nùng, Xơ-đăng.

Câu 2: Nhà rông dùng để làm gì?

 a. Tiếp khách.

 b. Hội họp.

 c. Sinh hoạt tập thể.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Hoàn - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày soạn: 11 - 10 – 2012
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
 Ngày soạn: 14 - 10 – 2012
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỘI GIẢNG - ĐỢT I
 *** Năm học: 2011 - 2012 ***
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Hoàn - Tổ 4 +5
Ngày dạy: 15/10/2011 
Môn dạy: Địa lí - Lớp 4 ( Thiết kế điện tử )
Bài dạy: Bài 7. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
Đối tượng dạy: Lớp 4C - Trường Tiểu học Hiệp An
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên. 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở TN. Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên. Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột. Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đất ba dan- trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt - chăn nuôi trâu, bò.
- Giáo dục cho HS về bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Máy chiếu.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
	Chọn ý trả lời đúng
Câu 1: Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên là:
 a. Gia-rai, Ê-đê, Mông, Ba-na.
 b. Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng.
 c. Gia-rai, Tày, Nùng, Xơ-đăng.
Câu 2: Nhà rông dùng để làm gì?
 a. Tiếp khách.
 b. Hội họp.
 c. Sinh hoạt tập thể.
Câu 3: ( HSG )
 Em hãy kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? Lễ hội đó thường được tổ chức vào mùa nào trong năm?
 - HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: a. GTB : (1’ - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động (28’)
* Hoạt động1: Hoạt động cả lớp- Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
 - GV y/c HS quan sát hình lược đồ một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi: 
+ Kể tên những cây trồng chính ở T.Nguyên ? Chúng thuộc loại cây gì ?
+ HS trả lời, HS + GV nhận xét, kết luận.
- GV y/c HS quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở TN năm 2001, trả lời các câu hỏi: 
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây? 
+ Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở nơi nào của Tây Nguyên?
 + GV y/c HS quan sát hình lược đồ, 1 HSK lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
 + GV cho HS quan sát tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột và giới thiệu sơ qua về vùng chuyên trồng loại cây này, cách chế biến cà phê. GV giới thiệu một số sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột. ( Cho HS quan sát 1 số gói cà phê thuộc nguồn gốc Buôn Ma Thuột )
 - GV giới thiệu tiếp tranh ảnh cây cao su, cà phê, chè và yêu cầu HS nêu tác dụng của các loại cây đó.
 + Các loại cây CN nói trên mang lại giá trị kinh tế như thế nào? ( HSG )
 + HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, KL.
 - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp? 
( HS đọc thầm mục 1 - SGK trả lời )
 + GV nhận xét và giải thích nguồn gốc đất đỏ ba dan vùng Tây Nguyên.
 - Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ? Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? 
 + HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, KL qua giới thiệu hình ảnh minh hoạ. 
 + HS nhắc lại, GV chốt kiến thức qua hoạt động 1.
	 * Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - Chăn nuôi gia súc lớn trên đồng cỏ
	 - GV y/c HS thảo luận nhóm đôi, 2 phút với 2 nhiệm vụ: 
 + Quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên, trả lời các câu hỏi: Kể tên những con vật chính nuôi ở Tây Nguyên ? 
 + Đọc bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp ở TN năm 2001, trả lời các câu hỏi: Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
 + HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung, KL. 
 + GV giới thiệu hình ảnh bò ở Tây Nguyên, yêu cầu HS nêu tác dụng của chăn nuôi bò? 
 - Ở Tây Nguyên có những thuận lợi gì cho việc chăn nuôi trâu, bò ? ( HSG )
 - Ngoài trâu, bò, Tây Nguyên còn có con vật nào đặc trưng? Voi được nuôi để làm gì? Voi được nuôi nhiều ở nơi nào của Tây Nguyên?
 + Liên hệ và HS hát bài hát thiếu nhi: Chú voi con ở bản Đôn.
 - HS, GV liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.
 - HSG hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuồi gia súc lớn ở Tây Nguyên, rút ra ghi nhớ. 
 - 2 HS đọc lại ghi nhớ. GVKL, chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
 - Trò chơi: Đoán ô chữ 
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau:
 Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( Tiếp theo) 
 TOÁN*
 	Luyện tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố cho HS về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm hai số khi biết số TBC và hiệu của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm được hai số khi biết số TBC và hiệu của hai số đó.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1HSTB nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng. 
- HSK,G: lên bảng viết ví dụ minh họa cho mỗi tính chất trên.
- GV nhận xét.
2. Thực hành: 
Bài tập 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
 a + b
 73
 458
 1907
 2965
 a - b
 23
 270
 663
 1099
 a
 b
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu của bài.
- 1HSTB nhắc lại cách tìm số bé (số lớn) khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- GV kết hợp ghi bảng.
- 4HSTB làm bài trên bảng phụ. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.
- HSK,G nêu cách khác để tìm a, b.
Bài tập 2: Cô Vân và cô Hoa mua chung một mảnh vải giá 90 000 đồng, cô Vân phải trả cho cửa hàng nhiều hơn cô Hoa là 15 000 đồng. Hỏi mỗi người phải trả cho cửa hàng bao nhiêu tiền?
- GV ghi đề bài lên bảng.
- 1HSK đọc nội dung bài và tóm tắt- GV kết hợp ghi bảng.
- GVHDHS phân tích bài toán.
- 1HSTB làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng. 
 (ĐS : Cô Vân phải trả 52 500 đồng
	 Cô Hoa phải trả 37 500 đồng) 
Bài tập 3: Trung bình cộng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số, số lớn hơn số bé 52 đơn vị. Tìm hai số đó.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài.
	- HSK nêu số lớn nhất có hai chữ số và cách tìm tổng của hai số.
- HSTB nhắc lại tổng và hiệu của hai số cần tìm.
- 1HSK làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở - GV chấm một số vở.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng. ( số bé: 73 và số lớn : 125) 
- 1HSK,G nhắc lại cách tìm tổng của các số khi biết số trung bình cộng của các số đó. 
Bài tập 4: (Dành cho HSK,G)
	Trong đợt thi đua trồng cây, lớp 4A và lớp 4B trồng được 480 cây, lớp 4B và lớp 4C trồng được 532 cây, lớp 4C và lớp 4A trồng được 436 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? 
- GV treo bảng phụ
- 1HS nêu nội dung bài và tóm tắt.
- GV HDHS phân tích đề bài, gợi ý cách giải:
	+ Tìm 2 lần tổng số cây trồng được của cả ba lớp.
	+ Tổng số cây trồng được của cả ba lớp.
	+ Tìm số cây của từng lớp.
	- 1HSK,G làm bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt kq’ đúng.
 (Đs : Lớp 4A : 192 cây 
 lớp 4B : 288 cây 
 lớp 4C : 244 cây) 
3. Củng cố dặn dò: 
- HSTB nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- 1HSK,G nêu lại cách tìm tổng của các số khi biết số trung bình cộng của các số đó. 
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 16 - 10 – 2011
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
TIẾNG VIỆT*
 TLV: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố cho HS cách phát triển một câu chuyện có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian. 
- Rèn kĩ năng phát triển một câu chuyện có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian. 
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 	- Bảng phụ chép sẵn đề bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ : 
	- HSTB kể lại câu chuyện có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
	- HSK,G kể lại câu chuyện có các sự việc được sắp xếp theo trình tự không gian. GV nhận xét. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành:
	* Đề bài:
	1- Em hãy kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một ước muốn tầm thường, phi lí và có thêm lời nhận xét của em về ước muốn đó. 
	2 - (Dành cho HSK,G) 
Một buổi sáng tới trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em cùng chia sẻ nỗi buồn. Em hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện đó.
 	- GV treo bảng phụ. 1HSK đọc lại từng đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV HDHS phân tích từng đề bài – GV kết hợp gạch chân từ quan trọng của từng đề trên bảng phụ.
- HSTB nêu một số ước muốn được coi là tầm thường, phi lí.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- HSTB: Phát triển câu chuyện theo đề số 1
- HSK,G : Phát triển câu chuyện theo đề số 2
	- Một số HSTB nêu tên câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung theo yêu cầu đề 1 trước lớp.
	- HS phát triển câu chuyện và kể cho bạn trong nhóm đôi.
	- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS + GV nx, tuyên dương HS kể, phát triển được câu chuyện hay.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - GV nx giờ học và nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_nguy.doc