Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- HS hiểu nội dung của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

- GDKNS: Xác định giá trị; Đảm nhận trách nhiệm.

- HS yêu quê hương đất nước, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập nước nhà.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.(GTB)

- Bảng phụ chép đoạn văn HD đọc ( HĐ 3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi, trả lời câu hỏi trong SGK.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : Sử dụng tranh minh họa.

- GV giới thiệu chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ.

- Giới thiệu bài: Trung thu độc lập.

b. Các hoạt động

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- GV kết luận: 
+ Các ý kiến (c), (d) là đúng.
+ Các ý kiến (a), (b) là sai.
*HĐ3: Thảo luận nhóm 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
- GV kết luận về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- HS tự liên hệ.
*HĐ4: Ghi nhớ 
- HS đọc nội dung ghi nhớ/ SGK.
- Vì sao cần phải tiết kiệm tiền của?
- GV nhấn mạnh cần tiết kiệm tiền của.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS : Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của.
- Tự liên hệ các việc tiết kiệm tiền của của bản thân.
Tiết 3 LUYỆN VIẾT*
Bài 3
I. Mục đích yêu cầu
- HS dựa vào bài mẫu viết bài 3: Việt nam.
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng cỡ, đúng chính tả và đúng tốc độ; trình bày sạch đẹp, khoa học.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
- Vở luyện viết.
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu bài viết
- GV đọc mẫu bài viết bài 3: Việt nam. HS đọc lại bài.
- GV gợi ý cho HS nêu nội dung bài viết.
- HS nêu một số từ khó viết trong bài. HS nêu cách viết từ khó. 
- HS tập viết một số từ khó trên bảng, lớp viết nháp
- HS nhận xét, nhắc lại cách viết. HS phát âm những từ khó.
- GV nhận xét chung.
*HĐ2: Thực hành
- GV lưu ý HS cách trình bày bài viết.
- GV nhắc HS dựa vào cách trình bày bài mẫu để trình bày và viết như mẫu.
- Yêu cầu HS viết đúng cỡ chữ quy định, đúng khoảng cách.
- HS thực hành viết bài bài 3: Việt nam. GV theo dõi uốn nắn.
- HS tự soát lại bài viết.
- GV chấm một số bài, nhận xét, chữa một số lỗi cơ bản.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu cách viết các từ khó trong bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà luyện viết lại các từ khó trong bài; Chuẩn bị bài 3. 
 Ngày soạn: 11.10.2017
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập đọC
ở vương quốc tương lai
i. mục đích yêu cầu 
- HS rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. 
- HS hiểu nội dung của bài: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
- GDHS có những ước mơ cao đẹp.
II.chuẩn bị
-Tranh minh hoạ bài tập đọc.(GTB)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi trong SGK.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : GV giới thiệu những nét chính của vở kịch .
- HS đọc 4 dòng đầu giới thiệu vở kịch.
b.Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu màn kịch 
- HS quan sát tranh minh họa màn 1, 2 nhận biết 2 nhân vật Tin- tin, Mi-tin.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn vở kịch 2 lượt. Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú thích cuối bài. HDHS đọc câu hỏi, câu cảm.
- Một, hai HS đọc cả màn kịch .
*HĐ2: Tìm hiểu bài. 
- HS đọc thầm, đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi của bài
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét, chốt lại: 
+ Các bạn nhỏ ở Vương quốc tương lai đã có những phát minh kì lạ. Những phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc, sống lâu,sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục được vũ trụ.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu nội dung bài.
*Nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của màn kịch. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của màn kịchvà thể hiện diễn cảm .
- GVHDHS đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- GV nhận xét cách đọc.
3. Củng cố, dặn dò
- Vở kịch nói nên điều gì?
- GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS chuẩn bị : Nếu chúng mình có phép lạ.
Tiết 2 Kể chuyện
Lời ước dưới trăng
I. Mục đích yêu cầu
- HS nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện : Lời ước dưới trăng.
- Hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
- Giáo dục HS biết sống nhân hậu, sống vì người khác.
II.chuẩn bị
- Tranh minh hoạ truyện.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể chuyện 1,2 lần . HS theo dõi tranh minh họa SGK.
*HĐ2: HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc các yêu cầu của bài tập
+ HS kể chuyện trong nhóm:
- GV chia hóm 4 HS. Các nhóm đọc yêu cầu bài tập và dựa vào tranh để lại từng đoạn đến toàn bộ câu chuyện. Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện theo yêu cầu 3- SGK.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày( HSY chỉ kể một đoạn câu chuyện) và TLCH về ND,ý nghĩa câu chuyện của GV và các bạn đặt ra.
- GV nhận xét khen ngợi, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyệ cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: KC đã nghe , đã đọc nói về ước mơ đẹp.
Tiết 3 Toán
Tiết 33: tính chất giao hoán của phép cộng
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. 
- HS yêu thích môn học.
II. chuẩn bị
- Phấn màu.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 1 tiết trước.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b.Các hoạt động
*HĐ1: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- GV kẻ sẵn bảng như SGK, mỗi lần cho a,b nhận gí trị số lại yêu cầu HS tính giá trị của a + b và của b + a rồi so sánh hai tổng này.
Chẳng hạn: Nếu a= 20 và b = 30 thì a + b = 20 + 30 = 50 và b + a =30 + 20 =50
 Ta thấy a + b = 50 và b +a = 50 nên a + b = b + a
- Làm tương tự với các giá trị khác của a và b
- GVHDHS nêu NX: Giá trị của a +b và của b + a luôn luôn bằng nhau nên :
 a + b = b + a
- HDHS nêu quy tắc SGK
*HĐ2: Luyện tập 
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HDHS cách làm : Căn cứ vào phép cộng ở dòng trên, nêu kết quả phép cộng ở dòng dưới	
- Gọi HS lên bảng làm 
- GV nhận xét cách làm.Nhấn mạnh vận dụng tính chất giao hoán để nêu kết quả.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS nêu cách làm và giải thích vì sao lại điền được như vậy?
 - HS tự làm rồi chữa bài. 
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: - HS làm bài rồi chữa bài trên bảng.
- Khi chữa bài yêu cầu HS giải thích vì sao viết dấu >; < ; = vào chỗ chấm. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Biểu thức có chứa ba chữ.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam( BT 1) và một vài tên riêng theo yêu cầu BT2
- HS có ý thức viết đúng qui tắc chính tả.
ii. chuẩn bị
- Bảng phụ , phấn màu ghi 4 dòng của bài ca dao ở bài tập 1.
- Một số bản đồ địa lí Việt Nam cỡ to .(BT2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi một vài HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học luyện từ và câu trước.
- Viết một VD về tên người, một VD về tên địa lí.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b, Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài.
- Một HS đọc nội dung bài tập 1. HS : Giải nghĩa từ Long Thành.
- Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng không viết đúng, sửa lại .
- Gọi một HS lên bảng làm phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, nhấn mạnh cách viết hoa tên người, tên địa lí.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng lớp, giải thích yêu cầu của bài: Trong trò chơi du lịch trên bản đồ này , các em sẽ phải thực hiện nhiệm vụ : 
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh thành phố của nước ta; Viết lại các tên đó cho đúng chính tả.
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta , viết lại cho đúng.
- HS làm việc theo nhóm, hết thời gian đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen những nhà du lịch giỏi .
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai qui tắc chính tả tên người tên địa lí Việt Nam.
- Chuẩn bị: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
Tiết 2 luyện từ và câu*
ôn : cách viết tên người, tên địa lí Việt nam
i. mục đích yêu cầu 
- Ôn tập củng cố kiến thức về: cách viết tên người, tên địa lí Việt nam.
- Viết đúng tên người, tên địa lí Việt nam.
- HS có ý thức học tập tốt. 
ii. chuẩn bị
- GV chuẩn bị hệ thống bài tập.
III. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập cách viết tên người, tên địa lí Việt nam.
- HS lên bảng viết ví dụ về tên người, tên địa lí Việt nam.
- HS nêu nội dung ghi nhớ về : cách viết tên người, tên địa lí Việt nam. 
*HĐ2: Luyện tập:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập. 
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
- Nhấn mạnh kiến thức cho HS qua mỗi bài tập.
Bài 1: Điền tên người tên địa lí thích hợp vào chỗ trống:
a.Tên trường: Trường tiểu học: ...
b. Chỗ ở hiện tại: xã ... , huyện ... , tỉnh ...
Bài 2: Tìm và viết đúng tên người và tên địa lí Việt Nam mà em biết, trong đó:
a. Tên người có một tiếng.
b. Tên người có hai tiếng.
c. Tên người có ba tiếng.
d. Tên người có bốn tiếng.
Bài 3: Ghi lại tên 5 nghệ sĩ mà em yêu thích.
Bài 4: Cho đoạn văn sau: Ôm quanh ba vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những suối hai, đồng mô, ao vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo với những đảo hổ, đảo sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi măng, đồi hòn. 
Trong đoạn văn trên, các danh từ riêng không được viết hoa. Hãy gạch dưới những từ này và viết hoa lại cho đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục đích yêu cầu 
Nêu cách phòng bệnh béo phì:
- Ăn, uống hợp lí, điều dộ, ăn chậm, nhai kĩ,.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
- GDKNS: KN giao tiếp hiệu quả; KN ra quyết định; KN kiên định.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì; Xây dựng thái độ đúng với người mắc bệnh béo phì.Năng vận động cơ thể, luyện tập TDTT.
II. chuẩn bị
- Hình trang 28, 29 SGK.
III. các hoạt động 
1. Bài cũ:- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b.Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì.
+ Bước1: Làm việc theo nhóm: 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi / SGK.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV NXKL: Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp,..
*HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh béo phì.
- GV nêu câu hỏi : Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì?
 Cách phòng tránh bệnh béo phì?
- HS nêu ý kiến của mình.
- GVNXKL: Ăn quá nhiều, hoạt động quá ít gây nên béo phì.
 Ăn uống hợp lí, điều độ, luyện tập TDTT thường xuyên.
*HĐ3: Đóng vai
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Các nhóm tự thảo luận và đưa ra tình huống.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống đã đề ra.
Bước 3: Trình diễn:
- HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS liên hệ bản thân.
- HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Ngày soạn: 12.10.2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017
 Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
i. mục đích yêu cầu 
- HS dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện vào nghề gồm nhiều đoạn .
- HS xây dựng được hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn đã cho sẵn cốt truyện .
- HS có ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu .(HĐ2)
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng mỗi em nhìn một tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS nêu dấu hiệu mở đầu và kết thúc đoạn văn.
- HS nêu ghi nhớ về đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
- HS nhận xét, nhắc lại. 
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: Một HS đọc cốt truyện Vào nghề , cả lớp theo dõi SGK.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện.
- GV yêu cầu HS nêu các sự việc chính trong cốt truyện trên.
- HS nhận xét.
- GV chốt lại: Trong cốt truyện trên, mỗi lần chấm xuống dòng đấnh dấu một sự việc.
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài tập. 
- Gọi 4 HS đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề .
- HS tự lựa chọn một đoạn để hoàn chỉnh sau đó viết vào vở. 
- Gọi một số HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét một đoạn văn hoàn chỉnh, hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết hoàn chỉnh những đoạn văn còn lại.
- Chuẩn bị : Luyện tập phát triển câu chuyện.
Tiết 2	 khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
i. Mục đích yêu cầu 
- Kể tên được một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Nêu nguyên nhân và cách phóng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Biết cách phòng và tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
- Kĩ năng nhận thức và kĩ năng giao tiếp.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
ii. chuẩn bị
- Hình trang 30, 31 SGK.
iii. các Hoạt động 
1. Bài cũ: Nêu nguyên nhân và cách phòng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
- HS nêu một số bệnh về đường tiêu hoá.
- GV đặt vấn đề, giảng về triệu chứng một số bệnh: Tiêu chảy, tả , lỵ.
- HS nêu mối nguy hiểm của các bệnh này.
- GV nhận xét, KL: Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy, tả, lị,... 
*HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh lây qua
đường tiêu hoá.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh minh hoạ SGK và trả lời các câu hỏi của bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GVKL: Cần phải giữ VS ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường,...
*HĐ3: Vẽ tranh cổ động
Bước 1: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
Bước 3: - HS trình bày. GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết/ SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Bài 15.
Tiết 3 Toán 
Tiết 34: biểu thức có chứa ba chữ
i. Mục đích yêu cầu 
- HS nhận thức một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .
- Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ .Viết được công thức tính chu vi của hình chữ nhật.
- HS yêu thích môn học.
ii. chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn VD như SGK (HĐ1)
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài 2.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ. 
- GV treo bảng phụ, HS quan sát sau đó yêu cầu HS tự giải thích những chỗ “ ...” 
- GV nêu mẫu dòng1 : 
+ An câu được 2 con cá ( viết 2 vào cột đầu của bảng ).
+ Bình câu được 3 con cá ( viết 3 vào cột thứ hai của bảng ). 
+ Cường câu được 4 con cá ( viết 4 vào cột thứ ba của bảng ).
+ Cả ba người câu được 2 + 3 + 4 con cá(viết 2 + 3 + 4 vào cột thứ tư của bảng ) 
- Theo mẫu trên , GV hướng dẫn HS tự nêu vào các dòng tiếp theo.
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
3
4
2 + 3 + 4
......
........
.......
.........
A
b
c
a + b + c
- GV giới thiệu : a + b + c là biêủ thức có chứa ba chữ.
*HĐ2: Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
- GV nêu biểu thức có chứa ba chữ , chẳng hạn a + b +c rồi cho HS tập nêu như SGK 
- GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét.
*HĐ3: Luyện tập 
Bài 1 : HS làm bài rồi chữa bài . Khi chữa cho HS nêu : Nếu a = 5 , b = 7 , c = 10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22.
Bài 2 : GV giới thiệu: a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ , rồi cho HS tính giá trị của biểu thức a x b x c với giá trị cụ thể của a, b, c.
Bài 3 , 4 ( nếu còn thời gian): HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài.
 HD bài 4 a, HS viết công thức tính chu vi P của hình tam giác: P = a + b + c.
3. Củng cố, dặn dò 
- Hệ thống kiến thức; HS đọc phần nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Tính chất kết hợp của phép cộng.
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
chăm sóc rau, hoa (tiết 2)
i. Mục đích yêu cầu 
-Biết được mục đích, tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
-Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa: tới nước, làm cỏ, vun xới đất.
-Có ý thức chăm sóc và bảo vệ rau, hoa. 
II. chuẩn bị
Dụng cụ để chăm sóc cây.
iii. các hoạt động 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Nêu các công việc chăm sóc rau, hoa.
2, Dạy bài mới 
a, Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: GV tổ chức cho HS làm một trong các công việc chăm sóc cây đã hướng dẫn ở hoạt động 1 (tiết 1) 
- HS nhắc lại các công việc chăm sóc rau hoa, mục đích và cách tiến hành .
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS.
- GV phân công vị trí và giao nhiệm vụ cho HS 
- HS thực hành chăm sóc cây xung quanh sân trường.
- GV quan sát, uốn nắn những sai sót của HS.
- HS thu gom dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động.
*HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động.
+ Thực hành đúng thao tác kĩ thuật.
+ Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao, đảm bảo thời gian quy định
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại kiến thức vừa học.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
Tiết 2 toán *
ôn: phép cộng, phép trừ
i. mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS kiến thức đã học về cách thực hiện phép cộng, phép trừ.
- Rèn kỹ năng thực hành về thực hiện phép cộng, phép trừ.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chăm chỉ học tập.
ii. chuẩn bị
- Hệ thông bài tập.
Iii. các hoạt động 
1. Bài cũ: Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS ôn tập về: 
+ Phép cộng.
- GV yêu cầu HS nêu : + Tên gọi thành phần của phép cộng.
 + Cách đặt tính và thực hiện tính cộng.
- HS nhận xét, nhắc lại. 
+ Phép trừ : Tương tự.
*HĐ2: Luyện tập:
- GV tổ chức cho HS tự hoàn thành các bài tập / SGK rồi chữa từng bài.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Nhấn mạnh kiến thức cho HS qua mỗi bài tập.
- GV cho HS làm các bài tập sau rồi chữa. 
Bài 1: 
 a, 40 407 + 28 909 b, 72 664 - 63 706
 900 812 + 72 849 37 776 - 2 985
 200 121 + 798 972 210 102 - 89 978 
- HS làm bài trên bảng.
- GV chữa bài. Củng cố về cách thực hiện phép cộng , trừ. 
Bài 2: Xã Thanh Tân có 20743 người, xã Thanh Kì có số người ít hơn số người xã Thanh Tân là 159 người. Hỏi cả hai xã có tất cả bao nhiêu người?
- HS đọc và phân tích bài toán.
- HS làm bài trên bảng. 
- GV chữa bài. Củng cố về cách giải toán lời văn liên quan đến phép tính cộng, trừ.
Bài 3: a. Tính tổng của số lớn nhất có sáu chữ số và số lớn nhất có bảy chữ số.
b. Tính hiệu của số lớn nhất có sáu chữ số và số lớn nhất có năm chữ số. 
- GVHD: +Tìm số lớn nhất có 6 chữ số và số lớn nhất có 7 chữ số.
 + Tính tổng và hiệu của 2 số đó.
Bài 4: a. Tổng 2 số bằng 14578, khi tăng 1 số hạng lên 427 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu?
b. Tổng 2 số bằng 14578, khi giảm 1 số hạng đi 725 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu?
- HDHS nêu nhận xét rồi làm bài.
- Củng cố tính chất trong phép cộng.
Bài 5: a.Trong phép trừ nếu SBT tăng (hay giảm) 15 đơn vị thì hiệu sẽ thay đổi ntn? 
b.Trong phép trừ nếu ST tăng (hay giảm) 5 đơn vị thì hiệu sẽ thay đổi ntn? 
- Củng cố tí

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc