Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Củng cố những kiến thức về danh từ, danh từ chung và danh từ riêng.

 - HS làm tốt một số bài tập có liên quan đến danh từ.

 - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG: TVNC4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HSTB: Danh từ là gì? HSKG: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Ví dụ?

2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài.

 b, Hư¬ớng dẫn ôn tập qua một số BT sau:

Bài 1: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau và phân chúng thành 2 loại: danh từ chung và danh từ. riêng:

 “ Trường Sơn- chí lớn ông cha

 Cửu Long- lòng mẹ bao la sóng trào.

 Mặt người sáng ánh tự hào

 Dáng đi cũmg lấp lánh màu tự do.”.

 - HS tự làm bài, nêu kết quả.

 - Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng:

 + DT chung: chí, ông cha, lòng, mẹ, mặt, người, ánh, dáng, màu.

 + DT riêng: Trường Sơn, Cửu Long.

Bài 2: Trong đoạn thơ sau, các DT riêng không được viết hoa, em hãy viết lại cho đúng:

 Sâu nhất là sông bạch đằng

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan

Cao nhất là núi lam sơn

Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.

 - GV chép đề lên bảng, lớp làm vào vở. HS lên bảng làm, lớp nhận xét, bổ sung.

 - Giáo viên chốt kết quả đúng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 7 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 05 - 10 – 2012
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 08 tháng 10 năm 2012
TIẾNG VIỆT*
LTVC: Ôn tập về danh từ chung và danh từ riêng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Củng cố những kiến thức về danh từ, danh từ chung và danh từ riêng.
	- HS làm tốt một số bài tập có liên quan đến danh từ.
	- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG: TVNC4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HSTB: Danh từ là gì? HSKG: Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Ví dụ?
2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn ôn tập qua một số BT sau: 
Bài 1: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau và phân chúng thành 2 loại: danh từ chung và danh từ. riêng:
	“ Trường Sơn- chí lớn ông cha
	 Cửu Long- lòng mẹ bao la sóng trào.
	 Mặt người sáng ánh tự hào
	 Dáng đi cũmg lấp lánh màu tự do.”.
	- HS tự làm bài, nêu kết quả.
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 
	+ DT chung: chí, ông cha, lòng, mẹ, mặt, người, ánh, dáng, màu.
	+ DT riêng: Trường Sơn, Cửu Long.
Bài 2: Trong đoạn thơ sau, các DT riêng không được viết hoa, em hãy viết lại cho đúng:
 Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra.
	- GV chép đề lên bảng, lớp làm vào vở. HS lên bảng làm, lớp nhận xét, bổ sung.
	- Giáo viên chốt kết quả đúng.
Bài 3: a, Tìm ba danh từ chung chỉ sự vật?
b, Tìm ba danh từ riêng chỉ tên địa danh, tên sông, tên núi?
 - HS làm bài theo cặp, đại diện 1 cặp viết kết quả trên bảng.
 - GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 4: (Nếu còn tg): Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
a. Bạn Vân đang nấu cơm nước.(cơm)
b. Bác nông dân đang cày ruộng nương (ruộng)
c. Em có một người bạn bè ( bạn) rất thân.
- HS tự tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng. GV chốt kết quả. 
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại khái niệm về danh từ? GV chốt lại các dạng BT và nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT*
TLV: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Củng cố cho HS cách xây dựng đoạn truyện dựa vào cốt truyện cho sẵn. 
- Xây dựng được các đoạn truyện theo cốt truyện cho trước để tạo thành một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.
- Ý thức học tập tự giác
II. ĐỒ DÙNG: 
	- Bảng phụ chép sẵn cốt truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- HSTB nhắc lại ND ghi nhớ bài Xây dựng đoạn văn kể chuyện.	
	- 1 vài HS đọc đoạn văn kể chuyện đã xây dựng ở tiết học trước.
- GV nhận xét. 
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học và ghi bảng tên bài.
 b. Thực hành:
* Đề bài: Hãy kể lại câu chuyện có cốt truyện có ba phần như sau: 
	- Cô giáo cho đề tập làm văn về nhà: “ Em hãy tả một cái cây đã gắn bó với tuổi thơ của em”. Em thấy khó viết nên đã nhờ anh trai viết mẫu cho một bài để xem.
	- Em không dựa vào bài văn của anh để viết mà nộp chép nguyên văn rồi nộp cho cô giáo. Cô giáo cho điểm cao, tuyên dương bài văn trước lớp.
	- Em suy nghĩ thấy xấu hổ nên đã thú thực với cô giáo và xin nhận điểm kém. Cô giáo không trách mắng em mà khen và động viên em làm lại bài văn khác khiến em xúc động.
	 - GV treo bảng phụ.
- 1HSK đọc cốt truyện trên và nêu yêu cầu bài tập 
- GV HDHS phân tích yêu cầu của bài.
- HSTB: nêu số sự việc chính làm nên nòng cốt của câu chuyện.
- HSK,G : Nêu nội dung của từng sự việc.
	- HS tự làm bàivào vở
	- GV tổ chức cho HS thi kể câu chuyện vừa xây dựng trước lớp
- GV cùng HS nhận xét , GV tuyên dương HS xây dựng được câu chuyện hay.
 3. Củng cố dặn dò: 
- 1HSTB nhắc lại cách xây dựng một đoạn truyện. 
- GV nhận xét giờ học và nhắc nhở HS chuẩn bị giờ sau. 
TIẾNG VIỆT*
TẬP ĐỌC: Luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Củng cố luyện đọc lại các bài tập đọc đã học trong tuần 6.
	- Rèn luyện khái niệm đọc đúng, đọc diễn cảm
	- Giáo dục HS tính trung thực thật thà.	
II. ĐỒ DÙNG: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kể tên các bài tập đọc đã học trong tuần 6 ?
	- GV ghi tên từng bài lên bảng.
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài :
 b, HD luyện đọc:
	Với mỗi bài, GV tổ chức cho HS luyện đọc theo trình tự nh sau:
	- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm.
	- GV cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhiều hình thức.
	+ Lần 1: 1 số HS nối tiếp nhau đọc. HS, GV nhận xét, GV nhắc nhở HS phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng.
	+ Lần 2: HS luyện đọc theo cặp.
	- 1 em đọc cả bài.
	- GV đọc diễn cảm (Nếu cần)
c, HD HS đọc diễn cảm.
	- Với bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: HS luyện đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm trước lớp.	
	- Với bài: Chị em tôi: HDHS đọc theo lối phân vai	
- HS, GV bình chọn bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Em học tập được gì qua các bài tập đọc trên?
	- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS và nhận xét tiết học.
 TUẦN 7
 Ngày soạn: 04 - 10 – 2013
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2013
2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài.
	 b, HD ôn tập qua một số bài tập sau: 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính
	a, 467 521 + 291 385	c, 564 527 - 352 843
	b, 615 789 + 13 721	d, 845 643 - 37 191
	- HS tự làm.
 	- 2 HS trình bày bảng. lớp nhận xét và thống nhất kết quả. 
	- GV nhận xét, nêu kết quả đúng. 
 Bài 2: Tính rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:;
	a, 3 578 +8 613	12 964	c, 37 964 -15 287 18 321
	b, 46 852 + 91 29 5 1 086 725	d, 89 35 7 - 38 765 56 217
	- HS tự làm, 1 HS lên bảng điền kết quả.
	- Lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
 	 - Nhắc lại cách cộng, trừ hai số tự nhiên? Nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?.
 	 - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.	
TOÁN*
Luyện tập biểu thức có chứa hai chữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ. Biết khi thêm 
( bớt ở số hạng thứ nhất và bớt ( thêm ) ở số hạng thứ hai cùng một số đơn vị thì tổng của hai số không thay đổi.
- HS tính được giá trị của biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ. Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập1
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2HSTB nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- HSK,G : lấy ví dụ minh họa cho mỗi tính chất trên.
- GV nhận xét.
2. Thực hành: 
Bài tập 1: a) Tính giá trị số và điền vào ô trống: 
a
b
a + b
( a+ 5 ) + ( b – 5 )
( a+ 5 ) + ( b – 5
68
32
86
23
b) ; = ? 
( a+ 5 ) + ( b – 5) . a + b
( a+ 5 ) + ( b – 5) . a + b
Bài tập 2: Từ bái 1 hãy rút ra nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. 1HSTB nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở ( HSTB: làm phần a, b. HSK,G làm cả bài)
- GV gọi lần lượt HS lên bảng chữa bài.
- HS K,G rút ra nhận xét, GV củng cố: Khi thêm ( bớt) ở số hạng thứ nhất và bớt ( thêm ) ở số hạng thứ hai cùng một số đơn vị thì tổng của hai số không thay đổi.
Bài tập 2: ( dành cho HSK,G)
Hai thùng đựng tất cả 56 lít dầu. Nếu đổ 5 lít dầu ở thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì số dầu ở hai thùng bằng nhau. Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? 
- 1HS nêu yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV gợi ý HS các bước giải bài toán. HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp số đúng.. 
3. Củng cố dặn dò: 
 - GV n. xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn tập thêm về biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ. 
Bài tập 2: Với a = 75 ; b = 5 ; c = 3 . Tính giá trị của các biểu thức sau:
a x b x c
a : b : c
a + ( b – c ) 
( a + b ) x c 
a x c + b x c
- GV ghi đề bài lên bảng. 1HSTB nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở. GV gọi lần lượt HSTB lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 
TIẾNG VIỆT*
LUYỆN VIẾT: Trung thu độc lập ( tr. 66)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp bài :nTrung thu độc lập
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm (nhất là HSKG)
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: GV và HS: Vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HSTB: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? (Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng)
	- HSKG: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HSKG: Nêu nội dung của đoạn văn? 
	+ HSTB: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: 
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 05 - 10 – 2013
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2013
LUYỆN VIẾT
Bài 7 : In bóng quê hương
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp bài 7: In bóng quê hương (Vở LVCĐ4 -Q.1 - Tr.7)
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: 
	GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
	- HS: Khi viết một đoạn văn ta cần chú ý điều gì? (Mở đoạn viết lui vào 1 ô và viết hoa, Kết thúc đoạn có dấu chấm xuống dòng)
	- HS: Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm? ( Nét đưa lên nhẹ tay, nét xuống hơi ấn bút)
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài
	Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thầm lại bài.
	+ HS: Nêu nội dung của đoạn văn? (Giới thiệu vẻ đẹp đất nước dưới cách bay của chú chuồn chuồn)
	+ HS: Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? (chuồn chuồn nước, bây giờ, luỹ tre, rì rào, rung rinh, thung thăng,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
 c, HDHS viết bài: In bóng quê hương (Vở luyện viết chữ đẹp 4 – Q.1 – Trg 7 ):
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
KĨ THUẬT
 Chăm sóc rau, hoa ( Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết mục đích , tác dụng, cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa. Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
	- GD HS yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
	+ Nêu các công việc chăm sóc rrau và hoa? ( HSTB)
- GV nhận xét.
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : (1’) 
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động(30’)
* Hoạt động 1: Thực hành chăm sóc rau, hoa.
- 1 HS nhắc lại tên các công việc chăm sóc rau, hoa.
- GVgọi lần lượt HS nêu mục đích và cách tiến hành các công việc chăm sóc , hoa.
- GV tổ chức cho HS thực hành một công việc tưới nước cho hoa ở bồn hoa trong sân trường.
- GV kiểm tra dụng cụ của HS.
- Phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS.
- HS thực hành chăm sóc cây rau, hoa. GV quan sát, uốn nắn những sai sót và nhắc nhở HS giữ trật tự và bảo đảm an toàn lao động.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV gợi ý HS tự đạnh giá công việc thực hành theo các tiêuchuẩn sau: 
+ Chuẩn bị dụng cụ thực hành đầy đủ.
+ Thực hiện đúng thao tác kĩ thuật.
 + Chấp hành đúng về an toàn lao động và có ý thức hoàn thành công việc được giao.
 3. Củng cố, dặn dò (1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Các chi tiết và dụng cụ của bộlắp ghép mô hình kĩ thuật
Ngày soạn : 5 – 10 - 2010
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
 ĐỊA LÍ
Bài 6 : Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. Giải thích vì sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ. 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( KTBC)
- Tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội , các loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
	+ HS chỉ trên bản đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên.
	+ HS: Nêu đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét.
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : 
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động 
 * Hoạt động1: Các dân tộc ở Tây Nguyên
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1 sgk tr. 84 - TLCH:
+ Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên ? 
+Trong các dân tộc kể trên những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào ở nơi khác đến?.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? 
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? 
- HS lần lượt trình bày trước lớp – GV kết hợp ghi bảng ý chính.
- GVnhận xét, kết luận : Tây Nguyên là nơi có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Gia - rai, Ê - đê, Ba - na, Kinh,... . Mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng biệt tuy nhiên ở đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà rông ở Tây Nguyên
- GV cho HS qs tranh, ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông ?
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.(HS mô tả lại nhà rông: to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp) 
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận : Ở Tây Nguyên mỗi buôn thường có một nhà rông, ở nhà rông diễn ra các sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn. Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn đó càng giàu có, thịnh vượng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về trang phục, lễ hội
- GV cho HS đọc thầm mục 3, qs hình 1, 2, 3, 5, 6 sgk tr. 85 thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2, 3
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? 
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên.
+ Người dân ở tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng các loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp.(HS nêu tên các nhạc cụ độc đáo ở Tây Nguyên) 
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GVnx, kết luận : Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Một số nhạc cụ dân tộc độc đáo ở Tây Nguyên như đàn tơ- rưng; đàn krông - pút, cồng, chiêng
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hộicủa một số dân tộc ở Tây Nguyên
- GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 76)
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
 3. Củng cố, dặn dò:
	- 1, 2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc