Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Lan - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An- đrây - ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Rèn kĩ năng phát âm chuẩn l/n qua các tiếng có âm đầu l/n.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của

An- đrây - ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân

- GD HS có ý thức trách nhiệm với người thân.

II. ĐỒ DÙNG :

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK ( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS ĐTL bài thơ Gà Trống và Cáo nhận xét tính cách hai nhân vật Gà Trống và Cáo

2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Qua tranh minh hoạ

b, Các hoạt động:

*Hoạt động 1: Luyện đọc.

- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng trầm buồn xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yếu. Ý nghĩ của An- đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt. Lời mẹ dịu dàng an ủi.

- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài ( 2 lần)

*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, phát âm chuẩn l/n, ngắt nghỉ hơi luyện phát âm tên riêng người nước ngoài. GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc.

*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài(dằn vặt).

+ HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.

+ GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 6 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Thanh Lan - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- Tự hào về truyền thống dân tộc
II. Đồ dùng 
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS kể tên một số cuộc khởi nghĩa đã học ở tiết trước.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ.
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Các nhóm thảo luận vấn đề GV giao cho trên phiếu học tập.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét
 Kết luận: Việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Gv giải thích : Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa.
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
- Một số HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
Kết luận: Không đầy một tháng cuộc khởi nghĩa đã thành công.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất.
- Đại diện một số em phát biểu 
- HS nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Sau hơn 200 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc phần tóm tắt SGK.
- GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau : “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo”
- GV nhận xét giờ học.
 Ngày soạn 25 / 9 / 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tiết 1:	Tập đọc
Chị em tôi
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc trơn cả bài. Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
- Giáo dục lòng trung thực thật thà, biết sửa chữa khuyết điểm.
II. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK ( GTB)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS nối tiếp đọc bài Nỗi dằn vặt của An- đrây - ca, nêu nội dung của bài.
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm các từ khó và các tiếng có âm đầu l/n, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng những câu hỏi, câu cảm. 
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu từ ngữ mới và khó trong bài (tặc lưỡi, yên vị, ....) 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Hoạt động 2: Tỡm hiểu bài
- HS đọc thầm lại đoạn 1, trả lời các câu hỏi:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?+ Cô có đi học nhóm thật không? 
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?Vì sao cô lại nói dối nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
GV chốt ý: Cô chị nói dối ba nhiều lần
- HS đọc lướt đoạn 2 trả lời câu hỏi: 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
GV chốt: Em rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức chị, làm cho chị tỉnh ngộ 
HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cách làm của cô em làm cho chị tỉnh ngộ?+ Cô chị đã thay đổi như thế nào? 
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
Đại ý: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em.
*Hoạt động 3: Đọc diễn cảm : 
- 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp tìm và thể hiện giọng đọc phù hợp. 
- GV đọc mẫu đoạn: “ Hai chị em về đến nhà,..... học cho nên người”.
- 4HS luyện đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha).
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp. HS nhận xét, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Câu ghuyện này muốn nói với em điều gì? HS rút cho mình bài học từ câu chuyện trên để không bao giờ nói dối.
GV nhận xét tiết học.
Tiết 4:	Toán
t28: Luyện tập chung
I.Mục đích yêu cầu
- Củng cố kiến thức cho hs về cách đọc, viết, chuyển đổi các số đo thời gian, dạng toán trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng làm bài và trình bày bài. Bài làm chính xác và trình bày sạch, khoa học.
- Giáo dục ý thức học tập.
II. Đồ dùng
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tìm số trung bình cộng? 
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD học sinh làm 2 phần- học sinh làm xong làm cả bài.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 5 HS lần lượt nêu kết quả bài làm của mình.
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HS đọc đề bài.
- Nêu tên các bạn đọc sách trong 1 năm ?
- Nhìn vào biểu đồ, nêu số sách đã đọc của từng bạn trong 1 năm ? 
- Dựa vào biểu đồ, HS lần lượt trả lời các câu hỏi ở trong bài ?
- Trung bình mỗi bạn đọc được bao nhiêu quyển sách ? 
Bài 3: 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của bài.
- Muốn biết trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải thì ta phải biết được 
điều gì?
- Tìm số mét vải bán trong ngày thứ hai ta làm thế nào ?
- Ngày thứ ba bán được bao nhiêu mét vải ? 
- GV HD học sinh làm bài – học sinh làm xong có thể chọn cách giải khác.
- HS làm bài vào vở .
- 1 HS chữa bài trên bảng.
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3, Củng cố, dặn dò
- Nêu cách đọc, viết các số có nhiều chữ số ?
- Nêu cách tìm số trung bình cộng? 
- GV nhận xét giờ học.
Ngày soạn 26/ 9/ 2015
	 Ngày dạy: Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2015
Tiết 1: Tập làm văn
Trả bài văn viết thư
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
- Cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cáh dùng từ đặt câu, lỗi chính tả, tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
- HS nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
HĐ1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
a. Nhận xét về kết quả làm bài:
+ Những ưu điểm chính: Tất cả các bài viết đều có bố cục rõ ràng. Chữ viết sạch, một số em viết đẹp Vân, khuyến, Trinh, Trang.
Một vài em câu văn ngắn gọn, có cảm xúc, bước đầu biết bộc lộ thiên hướng viết
văn tốt.
+ Những thiếu sót hạn chế: Cách dùng từ của 1 số em chưa tốt, lời xưng hô chưa thật chuẩn xác, câu văn còn rườm rà, vụng về trong diễn đạt Thơm, Dương, Nhân, Kiên,..: 
b. Thông báo điểm số cụ thể: 
 HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả từng bài cho HS
a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
+ HS đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài.
+ Viết vào vở các lỗi trong bài làm theo từng loại ( lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi.
- HS đổi bài làm để cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
b. Hướng dẫn chữa lỗi chung
- GV chép các lỗi cần chữa lên bảng lớp
- HS lên bảng chữa lần lượt .Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài chữa trên bảng. HS chép bài chữa vào vở.
HĐ3: Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay
- GV đọc những đoạn thư, lá thư hay của một số HS trong lớp.
- HS trao đổi tìm ra những cái hay, cái đáng học của đoạn thư, lá thư, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có điểm cao, có đoạn thư, lá thư hay, những HS đã tham gia chữa bài tốt. 
Nhắc HS hoàn thiện bức thư, dán tem gửi cho người thân....
Tiết 2: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
I. Mục đích yêu cầu
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng.
- Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. Bài làm chính xác, rõ ràng.
- GD HS lòng trung thực, tính tự trọng.
II. Đồ dùng: 
- GV: Bảng phụ ( BT1)
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Viết 5 DTC là tên gọi các đồ dùng ?
- Viết 5 từ riêng là tên riêng của người, sự vật xung quanh ? Đặt 1 câu với một trong các từ vừa tìm được ? 
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
Bài 1: GV nêu yêu cầu của bài.
HS làm thầm đoạn văn, làm bài vào vở - chọn từ thích hợp vào ô trống.
1 HS làm bài trên bảng phụ.
HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Giải nghĩa một trong các từ vừa điền được. 
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
GV nhắc HS có thể dùng từ điển để hiểu nghĩa của từ.
HS làm bài vào vở bài tập.
5 HS lần lượt đọc lời giải của mình.
HS nhận xét, GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
HS dùng từ điển lần lượt nêu nghĩa của từ: trung thành, trung hậu, trung kiên, trung nghĩa, trung tâm. 
HS làm việc cá nhân. Chọn ra những từ có cùng nét nghĩa “ ở giữa” xếp vào một loại, chọn những từ cùng nét nghĩa “ một lòng một dạ” xếp vào 1 loại.
2 HS làm bài trên bảng, mỗi em một phần .
HS chữa bài, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài 4: GV hướng dẫn HS làm mẫu một phần 
HS tiếp tục đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được 
HS làm bài, GV quan sát HS làm và giúp đỡ HS làm còn lúng túng.
 HS đặt 3- 4 câu.
GV cùng HS nhận xét, chú ý cách trình bày bài của HS để rút kinh nghiệm cho 
các em.
3. Củng cố, dặn dò
- 2 HS mỗi em đặt một câu với từ trung thực, tự trọng?
- Nêu nghĩa của từ vừa đặt ? 
Tiết 3: Toán 
t29: Phép cộng
I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp HS củng cố về: cách thực hiện phép cộng(không nhớ và có nhớ)
- Làm tính cộng đúng, chính xác. Bài trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập
II. Đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép cộng 234 + 506 = 
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
HĐ 1: Củng cố cách thực hiện phép cộng
- GV nêu phép cộng trên bảng: 48352 + 21026.
- HS đọc phép cộng và nêu cách thực hiện phép cộng.
- Một HS lên bảng thực hiện phép cộng, vừa viết vừa nói như SGK.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép cộng: 367859 + 541728
- HS nêu cách thực hiện phép cộng.
HĐ2: Thực hành
Bài tập 1: Làm việc cả lớp
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV HD học sinh làm phần a. HS tính xong dùng phép trừ thử lại.
- Lần lượt 2 em lên bảng đặt tính thực hiện và nói, nháp phần b.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài tập 2: Làm việc theo cặp 
- HS thảo luận và thực hiện phần b. Đại diện 3 em lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 3: Làm việc cá nhân 
- HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của đề. 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV HD học sinh làm phần a ( HS dùng phép trừ thử lại).
- Một HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá.
Bài tập 4: HS tự làm phần a
- Một em chữa bài.
- HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết.
- GV nhận xét đánh giá 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài.
Tiết 4: Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến ( T2 )
I. Mục đích, yêu cầu
- HS có khả năng nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, xã hội.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nêu ghi nhớ ở tiết 1.
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
Hoạt động 1: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa
- Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của việc bày tỏ ý kiến, người lớn nên lắng nghe ý kiến của trẻ em 
- Cách tiến hành
a. HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
+ các nhân vật: Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa.
+ Nội dung: cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa bàn về việc cho Hoa nghỉ học...
b. HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? ý kiến của Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào?
*Kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các em cũng cần biết bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng lễ độ.
Hoạt động 2: Trò chơi phóng viên
- Mục tiêu: HS thực hành bày tỏ ý kiến trong những tình huống giả định.
- Cách tiến hành: Một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3.
Kết luận: Mỗi người có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến 
của mình.
Hoạt động 3: HS trình bày các bài viết tranh vẽ ( bài tập 4, SGK) 
GV kết luận chung: Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
- Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Củng cố, dặn dò:
GV cùng HS liên hệ thực tế:
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết của tổ, của nhóm, của trường.
- Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
- GV nhận xét tiết học.
Chiều
Tiết 1:	 Luyện viết
Bài 6: hồ ba bể 
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố và nâng cao cho HS cách viết và trình bày bài hồ Ba Bể, theo kiểu chữ đứng. Nắm được nội dung bài viết.
- HS viết bài theo đúng kĩ thuật, đúng tốc độ và đúng mẫu. Bài viết sạch đẹp, rõ ràng.
- Rèn tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
 HĐ1: Ôn lại kiến thức: 
GV cùng HS ôn lại kĩ thuật viết chữ, kiểu chữ đứng.
 HĐ2: Thực hành
 Bài viết: hồ Ba Bể 
- HS đọc bài viết(3 – 4 lần). 
- GV đọc bài.
- GV nêu câu hỏi để HS nêu nội dung bài viết hồ Ba Bể 
hồ Ba Bể được hình thành dưa trên truyền thuyết nào? hồ Ba Bể ở đâu?
- Em thấy nơi đây có những gì đẹp?
- GV hướng dẫn HS cách viết và trình bày bài viết.
- HS viết. HS viết đúng, chính xác đoạn văn, trình bày sạch, đẹp.
- GV quan sát HS viết, giúp đỡ HS khi có lúng túng để các em tiến bộ như em Đạt, Khoa, Thuần, Khánh, Tân để các em tiến bộ.
- GV chấm một số bài, nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu nội dung bài viết hồ Ba Bể? 
- GV cùng HS củng cố lại cách viết và cách trình bày bài văn.
- GV nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau, tìm hiểu nội dung bài viết và cách trình bày bài.
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
ATGT. Bài 5: Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao thông đường thuỷ
I.Mục đích yêu cầu
- HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông.Nước ta có bờ biển dài,có nhiều sông,hồ ,kênh,rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò rất quan trọng.
- HS nhận biết được các loại phương tiện GTĐT thường thấy và các tưên gọi của chúng.
- Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn.
II.Đồ dùng :
- GV: Bản đồ TNVN, 6 biển báo GTĐT.
- HS: Sưu tầm các hình ảnh về các phương tiện GTĐT.
III.Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về GT trên đường thuỷ.
Mục tiêu :- HS hiểu những nơi nào có thể có đường GT trên mặt nước. Có mấy loại GT đường thuỷ.
- GTĐT có ở khắp nơi, thuận lợi như GTĐB.
Cách tiến hành:
GV hỏi: + Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước bằng các phương tiện GTĐT?
Kết luận : GTĐT ở nước ta rất thuận lợi vì có hiều sông, kênh rạch.GTĐT là một mạng lưới GT quan trọng ở nước ta.
- GV cho HS quan bản đồ TNVN, tìm các tuyến đường giao thông đường thủy.
- GV đưa biển bào và giới thiệu cho HS.
Hoạt động 2: Phương tiện GTĐT nội địa.
Mục tiêu:- HS nhận biết được mặt nước ở đâu có thể thành đường GTĐT.HS biết tên gọi và các loại phương tiện GTĐT.
Cách tiến hành:
GV hỏi :
+ Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước đều có thể đi lại được,trở thành đường GT?
+ Em biết những loại phương tiện GTĐT nào ?
 Các nhóm thảo luận, ghi tên các loại GTĐT.
- HS phát biểu, bổ sung. GV ghi lại ý kiến HS và phân loại.
3. Củng cố dặn dò:
- GV, HS hệ thống kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bi. Bài sau	
Tiết 3:	Khoa học
Bài 10: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục đích, yêu cầu
- HS nắm được cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- HS kể được tên một số bệng do thiếu chất dinh dưỡng.Nêu được cách phòng cơ bản.
- Có ý thức ăn đủ chất dinh dưỡng
II. Đồ dùng 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các cách bảo quản thức ăn ở gia đình ?
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Cỏc hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn:
- Quan sát các hình 1, 2 SGK nhận xét, mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
- Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
- Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ
Hoạt động 2 Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệng do thiếu dinh dưỡng?
Kết luận:- Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như:
+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiéu vi-ta-min A. Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B.
+ Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C.
- Để phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất. Trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Bác sĩ
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
- Một bạn đóng vai bác sĩ. Một bạn đóng vai bệnh nhân. các bạn khác làm trọng tài. Sau đó sẽ đổi đôi khác.
- Bạn đóng vai bệnh nhân nói về triệu chứng của bệnh.
- Bạn đóng vai bác sĩ nói tên bệnh và cách phòng bệnh
Bước 2: HS chơi theo nhóm.
Bước 3: Các nhóm cử đôi chơi tốt nhất lên trình bày trước lớp.
- GV và HS chấm điểm: qua trò chơi nhóm nào thể hiện được sự hiểu và nắm vững bài
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại mục bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn 26 / 9 / 2015
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2015
Tiết 1: Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát biểu ý dưới mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện rèn phát âm chuẩn khi kể .Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
- Xây dựng được đoạn văn trong văn kể chuyện
- Có ý thức trung thực thật thà.
II. Đồ dùng 
- GV: Sáu tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại nội dung ghi nhớ đoạn văn trong bài văn kể chuyện ( tuần 5)
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài: - GV nờu mục đớch, yờu cầu tiết học.
b, Hướng dẫn thực hành 
Bài tập 1: Dựa vào tranh,kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- GV dán bảng 6 bức tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu cùng lời dẫn dưới mỗi bức tranh. GV giới thiệu.
- HS đọc nội dung bài, đọc lời dưới mỗi bức tranh, đọc giải nghĩa từ tiều phu.
- HS quan sát tranh, đọc thầm những câu gợi ý dưới tranh để nắm sơ lược cốt truyện, trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện có mấy nhân vật? Nội dung truyện nói về điều gì?
- 6 HS tiếp nối nhau, mỗi em nhìn một tranh, đọc câu văn giải dưới tranh.
- Hai HS dựa vào tranh và dẫn giải dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- Cả lớp và GV nhận xét .
Bài tập 2: Phát triển ý nêu dưới 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2015_2016_nguy.doc