Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Qua luyện tập HS nắm được từ ghép và từ láy.

- Rèn kĩ năng phân biệt từ ghép và từ láy.

 - Có ý thức học tập tự giác.

II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :

 - HS nêu khái niệm từ ghép, từ láy.

 - HS nêu ví dụ minh họa từ ghép và từ láy .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, y/c giờ học và ghi bảng tên bài.

b. HDHS luyện tập

 Bài tập 1: GV treo bảng phụ: Từ mỗi tiếng dưới đây hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:

a. nhỏ b. lạnh c. vui

 M: nhỏ bé, nhỏ nhoi

- HS nêu yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm.

- GV tổ chức cho HS thi tìm từ theo tổ: Mỗi thành viên trong tổ viết một từ tìm được lên bảng. Trong thời gian một phút tổ nào viết được nhiều từ đúng nhất

tổ đó chiến thắng.

- GV, HS kiểm tra kết quả của từng đội và tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài tập 2: GV treo bảng phụ

 Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau. Sau đó hãy cho biết từ ghép khác từ láy ở những điểm nào?

 Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

 Buồn trông nội cỏ dàu dàu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

 

doc21 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị Lý - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mỗi gói cân nặng 200g. Hỏi có tất cả mấy kg bánh kẹo?
	- HS tự so sánh và chọn số hoặc dấu thích hợp để điền vào mỗi trường hợp ở bài tập 1 và 2 ( Cả lớp).
 	- 2 HS trình bày bảng. lớp nhận xét và thống nhất kết quả. 
	- GV nhận xét, nêu kết quả đúng. 
	- Với bài 3, 4 GV yêu cầu HS nêu yêu cầu và cách giải, lớp làm vào vở.
	- GV chấm bài, nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
 	- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng? 
 	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.	
TOÁN*
 	 Ôn tập bảng đơn vị đo thời gian
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Củng cố các đơn vị đo thời gian, mối quan hệ của chúng.
	- Rèn luyện cách đổi các đơn vị đo thời gian.
	- Giáo dục HS ý thức ham học toán
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian? Quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian?
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài.
 b, HD luyện tập:
Bài1: Điền số hoặc dấu thích hợp vào chỗ chấm:
a, 1 thế kỉ = năm	5 thế kỉ = năm	1 ngày = giờ
 1 năm = tháng	1 giờ= phút	1tuần= ngày	
 1 phút =giây	1/4 thế kỉ=năm	1/5 phút =giây
b,1/4 phút1/5 phút	1/2 thế kỉ52 năm	
 1/6 phút1/3 phút	1/4 thế kỉ24 năm
 1/7 tuần25 giờ	 1/6 ngày4 giờ
Bài 2:Tính rồi đổi kết quả ra phút:
	225 giây + 135 giây	80 giây x 6
	572 giây – 32 giây 	840 giây : 7
Bài 3: Vua Quang Trung đại phá quân Thanh ở Đống Đa cách đây 216 năm. Hỏi trận đại thắng đó xảy ra vào năm nào? Thế kỉ nào?
Bài 4: Ngày 30 tháng 4 năm 2005 là ngày kỉ niệm lần thứ 30 giải phóng miền Nam nước ta. Hỏi:
a. Năm giải phóng miền nam là năm nào? Thuộc thế kỉ bao nhiêu?
b. Ngày 30 tháng tư năm 2005 thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu?
	- HS tự so sánh và chọn số hoặc dấu thích hợp để điền vào mỗi trường hợp ở bài tập 1 và tính toán sau đó đổi kết quả ra phút với BT2 ( Cả lớp).
 	- 2 HS trình bày bảng. lớp nhận xét và thống nhất kết quả. 
	- GV nhận xét, nêu kết quả đúng. 
	- Với bài 3, 4 GV chỉ yêu cầu HS khá và giỏi làm theo gợi ý ý:
	? Muốn biết trận đại thắng đó xảy ra vào thế kỉ nào ta phải biết gì?
	+ Muốn biết trận đó diễn ra vào năm nào ta phải biết gì?
	- BT 4 tương tự. HS suy nghĩ; 3 HS trả lời, HS khác nhận xét. 
	- HS làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
 	- Nhắc lại các đơn vị đo thời gian ? 
 	- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Ngày soạn: 18 - 9 - 2014
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014
LUYỆN VIẾT
Bài 5: Em vẽ ước mơ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS viết đúng, đều, đẹp bài Đêm trăng trên Hồ Tây và Em vẽ ước mơ
	- Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, kĩ năng viết chữ đều.
	- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG: 	
	GV và HS: Vở luyện viết chữ đẹp 4 - T.1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: HS: Thế nào là chữ nét đều?
2. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học .
b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu - HS đọc thầm lại bài: Em vẽ ước mơ
	+ Nêu nội dung của đoạn văn.
	+ Trong đoạn văn, có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? ( mười lăm năm, thác nước, biển rộng,)
- HS gấp vở, luyện viết những tiếng khó:
	+ GV đọc từng từ ngữ.
	+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai. 
 c, HDHS viết bài: Em vẽ ước mơ (Vở luyện viết chữ đẹp 4)
- GV chép bài lên bảng. 
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học và HDHS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến ( Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
- GDHS ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của các bạn và tôn trọng ý kiến của người lớn.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ ghi tình huống ( HĐ1) 
- Thẻ màu ( HĐ3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
	+ Hãy kể về một tấm gương vượt khó mà em biết? 
- GV nhận xét.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Nhận xét tình huống
- GV treo bảng phụ ghi tình huống lên bảng. HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Theo em, bố Tâm bắt Tâm phải nghỉ học mà không cho em được nói bất kì điều gì là đúng hay sai?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em? 
+ Vậy đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì?
- HS trả lời, GV củng cố: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
* Hoạt động 2: Em sẽ làm gì? 
- GV treo bảng phụ ghi tình huống và các câu hỏi cho tình huống.
- HS làm việc theo nhóm 4, mỗi nhóm trao đổi 1 câu hỏi tình huống.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi tình huống của mình các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trong chuyện có liên quan đến em, các em có quyền gì? 
+ Theo em, ngoài việc học tập còn những việc gì có liên quan đến trẻ em? 
- HS trả lời GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- GV phát cho mỗi HS 3 thẻ màu xanh- đỏ- vàng.
- GV đưa ra các ý kiến ( SGK)
- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ màu ( tán thành – màu đỏ; không tán thành – màu xanh; phân vân- màu vàng)
- GV nhận xét.
- Gọi 1 số HS nhắc lại ghi nhớ – SGK.
 3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ghi nhớ
 	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Bày tỏ ý kiến ( tiết 2)
-------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
 Bài 4 : Trung du Bắc Bộ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ. 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ. Nêu được quy trình chế biến chè. Nêu được tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG:	
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ( HĐ1)
- Bản đồ hành chính Việt Nam ( HĐ2)
- Tranh, ảnh đồi trọc ở vùng trung du Bắc Bộ (HĐ3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- HS: Nêu một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. 
	- HS: Nêu một số khó khăn về giao thông miền núi ở Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động
 Hoạt động1: Đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ
- GV yêu cầu HS đọc thầm mục 1 sgk tr. 79 TLCH:
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng?
+ Nhận xét về đặc điểm các đồi ở đây ? 
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ.
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GVnx, kết luận: Trung du Bắc Bộ là vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
- HS chỉ trên bản đồ vị trí của tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
Hoạt động 2: Tìn hiểu về các loại cây trồng: chè, cây ăn quả
- GV yêu cầu HS qs tranh, ảnh ở các hình 1, 2, 3 SGK tr. 80 và dựa vào vốn hiểu biết để thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ?
+ Hình 1, hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang? 
+ Xác định vị trí hai địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam ?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì ?
+ Nêu quy trình chế biến chè ?
	- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang (HS nêu quy trình chế biến chè)
	- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
	- GV kết luận: Thế mạnh ở vùng trung du bắc Bộ là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Sản phẩm chè Thái Nguyên ngon nổi tiếng được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.	
Hoạt động 3: Trồng rừng và cây công nghiệp
- GV cho HS qs tranh, ảnh đồi trọc ở vùng trung du Bắc Bộ để TLCH:
+ HS: Nêu nhận xét về đồi, núi ở vùng trung du Bắc Bộ có trong tranh, ảnh.
+ HS: Giải thích tại sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có nhiều đồi trọc ?
+ HS: Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? Trồng như vậy có tác dụng gì?
+ HS: Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng và tham gia trồng cây?
	- HS + GV nhận xét, bổ sung
	- GV kết luận: Do người dân chặt phá, đốt rừng bừa bãi nên ở vùng trung du bắc Bộ có nhiều đồi trọc. Rừng có tác dụng chống xói mòn, giữ cân bằng sinh thái cho động, thực vật nên cần bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng.
	- HS hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ
- GV ghi bảng : Ghi nhớ (SGK tr. 78)
- 2 HS nhắc lại ND ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
	- 1, 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
	- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Tây Nguyên.
KĨ THUẬT
 Trồng cây rau, hoa ( Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết cách chọn cây rau, hoa để trồng. Biết cách trồng rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- HS trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
	- GD HS yêu lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :	
- Hình trong SGK ( HĐ2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
	+ Nêu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau và hoa? ( HSTB)
- GV nhận xét.
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : (1’) 
 - GV nêu mục đích, y/c của tiết học và ghi bảng tên bài. 
 b. Các hoạt động(30’)
 * Hoạt động 1: HS ôn lại quy trình kĩ thuật trồng cây con:
+ Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yêú và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn? ( HSTB)
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào? ( HSK,G)
+ Nêu cách trồng cây con? ( HSK,G)
- HS trả lời, GV củng cố.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn HS chọn đất, cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất.
- GV vừa làm mẫu chậm., vừa giải thích kĩ yêu cầu kĩ thuật từng bước trồng cây con. 
 + Xác định vị trí trồng.
+ Đào hốc trồng cây theo vị trí đã xác định.
+ Đặt cây vào hốc và vun đất,ấn chặt đất quanh gốc cây.
+ Tưới nhẹ quanh gốc cây.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trong SGK, từng em nêu các bước trồng cây con cho bạn bên cạnh nghe.
- GV gọi 1 số HS nêu trước lớp.
- GV cùng HS khác nhận xét, củng cố.
 3. Củng cố, dặn dò (1’)
	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Chăm sóc rau, hoa.
 Ngày soạn: 21 - 9 - 2013
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
TOÁN*
Luyện tập về tìm số trung bình cộng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu biết sâu hơn về số trung bình cộng của nhiều số. Giải toán liên quan đến tìm số TBC.
- Biết tìm số TBC của nhiều số. Nêu được cách tìm số TBC của nhiều số và giải đúng các bài toán liên quan đến tìm số TBC.
	- GDHS yêu thích môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS lên bảng : Tìm số trung bình cộng : a. 12 và 14 	b. 23 ; 56 và 20
- HS dưới lớp: Nêu cách tìm số TBC của 2, 3 số và cách tìm số TBC của nhiều số.
2. Thực hành: 
Bài 1: GV treo bảng phụ
 Lớp 4A khuyên góp được 33 quyển vở, lớp 4B khuyên góp được 28 quyển vở, lớp 4B khuyên góp đượcnhiều hơn lớp 4B 7 quyển vở. Hỏi trung bình mỗi lớp khuyên góp được bao nhiêu quyển vở?
- 1HS đọc bài. GVHDHS phân tích bài toán: 
	+ Muốn biết trung bình mỗi lớp khuyên góp được bao nhiêu ta cần biết số vở khuyên góp của mấy lớp?
	+ Làm thế nào để biết số vở khuyên góp của lớp 4C?
	+ Nêu cách tìm trung bình số vở của mỗi lớp đã khuyên góp?
- 1HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở. 
- HS + GV nhận xét, chốt ý đúng. (ĐS : 32 quyển vở) 
Bài 2: GV treo bảng phụ
 Một ô tô trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 48 km, trong 2 giờ sau mỗi giờ đi được 43km. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
- 1HS nêu yêu cầu bài. GVHDHS phân tích bài toán: 
	+ Muốn biết trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km trước tiên ta cần biết số km đi được của mấy giờ ?
+ Làm thế nào để biết số km ô tô đi được trong 5 giờ? 
	+Nêu cách tìm trung bình số vở của mỗi giờ ô tô đi được?
- 1HS làm bài trên bảng. HS + GV nhận xét, chốt ý đúng. (ĐS : 46 km) 
Bài 3: GV treo bảng phụ
Ba đội trồng rừng, đội 1 trồng được 1356 cây, đội 2 trồng được ít hơn đội 1 là 246 cây , đội 3 trồng được bằng tổng số cây của đội 1 và đội 2. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây?
- 1HS đọc bài. GVHDHS phân tích bài toán:
+ Muốn biết trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây trước tiên ta cần biết số cây trồng được của mấy đội ?
+ Làm thế nào để biết số cây trồng được của đội 2 và đội 3? 
+ Nêu cách tìm trung bình số cây trồng được của mỗi đội?
- 1HS làm bài trên bảng. HS,GV n. xét, chốt kq’ đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại cách tìm số TBC của 2, 3, 4 số. 
- HS nêu lại cách tìm số TBC của nhiều số. GV nhận xét tiết học. 
KHOA HỌC
Bài 9: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu lợi ích của muối I – ốt ( Giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ ), tác hại của thói quen ăn mặn ( dễ gây huyết áp cao)
- HS có ý thức học tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Hình minh hoạ SGK ( HĐ 2)
- Sưu tầm tranh ảnh quảng cáo thực phẩm có chứa I- ốt ( HĐ3) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ : (3’)
	+ Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật? ( HSTB)
+ Tại sao ta nên ăn nhiều cá? ( HSK,G)
- GV nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài (1’) 
- GV giới thiệu và ghi bảng tên bài.
 b. Các hoạt động (29’)
* Hoạt động 1: Trò chơi: “ Kể tên những món rán ( chiên ) hay xào”
- GV chọn 2 đội tham gia chơi. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. Các thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món chiên hay xào.
- HS tham gia chơi.
- GV và trọng tài kiểm tra kết quả.
- GV tuyên dương đội kể được nhiều món ăn đúng theo yêu cầu.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Gia đình em thường rán , xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật? 
* Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- GV tổ chưc cho HS làm việc theo nhóm 4.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Quan sát hình minh hoạ trang 20 – SGK và đọc kĩ những món ăn trên bảng để trả lời câu hỏi:
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS nhận xét.
- 1 HS đọc phần thứ nhất mục bạn cần biết – SGK .
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i- ốt và không nên ăn mặn? 
- GV giới thiệu tranh ảnh về ích lợi của của viẹc dùng muối i- ốt.
- HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: 
+ Muối i- ốt có ích lợi gì cho con người ? ( HSTB)
- HS trả lời, GV cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 HS đọc phần thứ hai mục bạn cần biết.
+ Muối i- ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì? ( HSK,G)
- HS trả lời, GVKL: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao. 
 3. Củng cố, dặn dò (2’)
- HSTB nhắc lại mục bạn cần biết
 	- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
TIẾNG VIỆT*
Tập đọc: Luyện đọc các bài tập đọc tuần 4,5
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- HS biết đọc diễn cảm 4 bài tập đọc: Một người chính trực; Tre Việt Nam; Những hạt thóc giống; Gà Trống và Cáo.
 - HS đọc diễn cảm các bài tập đọc, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	- HS có ý thức rèn đọc tốt. 
II- ĐỒ DÙNG:
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài: 1'
b- Luyện đọc: 38'
1. Một người chính trực:
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể thong thả, rõ ràng.
 - Cần nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tụ Hiến Thành, thái độ kiên quyết theo di chiếu của nhà vua.
 - HS luyện đọc theo cặp.
	- GV gọi 1 vài HS đọc thể hiện.
2-Tre Việt Nam: 
 - GVHDHS đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng,cảm hứng ngợi ca... 
 - HS luyện đọc.
	- GV gọi 1 vài HS đọc thể hiện.
3- Những hạt thóc giống:
 - HDHS đọc toàn bài với với giọng chậm rãi....
	- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
4- Gà Trống và Cáo:
 - HDHS đọc toàn bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện đúng tính cách của nhân vật. Lời Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi. Lời Gà: thông minh, ngọt ngào, doạ Cáo..
 - HS luyện đọc diễn cảm, một vài HS đọc thể hiện.
3- Củng cố, dặn dò: 1'
	- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà luyện đọc cho tốt.
TOÁN*
 	 Ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp HS:
- Nắm chắc tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. So sánh, giải toán có lời văn liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng và thực hiện phép tính với số đo khối lượng. So sánh và giải đúng bài toán liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo khối lượng. 
	- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập
III . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
- 2HSK,G : Sắp xếp các đơn vị đo khối lượng đã học theo thứ tự từ lớn đến bé và nêu mqh giữa các đơn vị đo liền kề.
- GV nhận xét.
 2. Thực hành: ( 35’)
Bài tâp 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 8 yến = ..kg b. 7 yến 3 kg =  kg c. 15 yến 6kg = kg
 5 tạ =  kg 4 tạ 3 yến = .kg 7 tạ 7 kg = .. kg
 4 tấn = .kg 6 tấn 5 tạ = ..kg 8 tấn 55 kg = ..kg
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài.
- 3HSTB làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở.
- HSK,G nêu cách chuyển đổi từ đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn sang đơn vị đo kg. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài tập 2: Viết dấu > ; < ; = vào chỗ chấm
a. 3 tấn 59 kg 3059 kg b, 9 tạ - 756 kg .1 tạ 4 yến 
 8 tạ 8 kg ..880 kg 475 kg x 8  3 tấn 80kg
 9 kg 97 g 9700 g 3600kg : 3..12tạ 5kg
- GV treo bảng phụ.
- 1HSTB nêu yêu cầu bài.
- 3HSTB làm bài trên bảng phần a, 3HSK,G làm phần b. Cả lớp làm bài vào vở.
- Một số HSK,G nêu cách so sánh từng cặp số đo. 
- GV cùng HS nhận xét, củng cố cho HS cách so sánh số đo đơn vị đo khối lượng. 
Bài tập 3: Năm nay nhà Lan thu hoạch được 2 tạ 16 kg đỗ và lạc, trong đó số ki- lô- gam lạc gấp ba lần số ki- lô- gam đỗ. Hỏi năm nay nhà Lan thu hoạch được mỗi loại bao nhiêu ki- lô- gam.
- GV chép đề bài trên bảng.
- HSTB đọc bài.
- GVHDHS phân tích bài toán
- 1HSK,G làm bài trên bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.( ĐS: Đỗ: 162 kg ; Lạc : 54 kg) 
Bài tập 4: ( Dành cho HSK,G) 
Có 1700 kg gạo đựng đều vào các bao, mỗi bao 50 kg gạo. Hỏi cần bao nhiêu bao để đựng hết 1700kg gạo ? 
- 1HS nêu yêu cầu bài.
- GVHDHS phân tích bài toán.( GV gợi ý HS đổi 1700 kg = yến; 
50 kg = yến)
- 1HS làm bài trên bảng. 
- GV cùng HS nhận xét, chốt kq’ đúng.( Đs: 34 bao gạo) 
 3. Củng cố dặn dò: ( 2’)
- HSTB nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- HSK,G nêu mqh giữa đơn vị đo yến, tạ, tấn với đơn vị đo ki- lô- gam 
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 28 - 9 - 2013
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
KHOA HỌC
Bài 10: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- HS biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
- HS nêu được: Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn ( Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người). Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm 
( chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nứơc sạch để rửa thực phẩm , dụng cụ để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết) 
- GDHS có ý thức vận động mọi người xung quanh mình trồng rau sạch, chăn nuôi gia súc gia cầm hợp vệ sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- HS: Rau, đồ hộp.( HĐ2)
- GV: Phiếu ghi câu hỏi ( 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_5_nam_hoc_2014_2015_nguy.doc