Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- HS hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm,tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.

- GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Tư duy phê phán.

- Giáo dục HS lòng yêu nước, tôn trọng người tài.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ / SGK.( GTB)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Người ăn xin và nêu ND bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng và truyện đọc mở đầu chủ điểm.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- 1 HS đọc toàn bài. GVHDHS chia đoạn: 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 4 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ảnh nào của cây tre gợi lên phẩm chất tốt đẹp của người dân VN?
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Cây tre m ang lại vẻ đẹp cho môi trường thiên nhiên.
+ Qua hình ảnh của cây tre đã gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam : Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng.
- HS đọc lướt lại toàn bài tìm nội dung câu chuyện.
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo cách phân vai đoạn: “Tôi chẳng biết làm cách nào...nhận được chút gì của ông lão”.
- Tổ chức cho học sinh đọc toàn bài kết hợp TLCH của bài.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu ND bài thơ.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Những hạt thóc giống.
Tiết 2 Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
i. mục đích yêu cầu 
- HS nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý SGK, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính..
- Hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính có khí pháh cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- Giáo dục HS lòng ngay thẳng, chính trực.
ii. chuẩn bị
- Tranh minh hoạ truyện.
iii. các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng nhân hậu.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động: 
*HĐ1: GV kể chuyện 
- GV kể chuyện 1,2 lần chú thích từ ngữ khó. HS theo dõi tranh minh họa SGK.
*HĐ2: HD HS kể chuyện và trao đổi ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS đọc và TLCH a,b,c,d SGK
+ HS kể chuyện trong nhóm:
- GV chia hóm 4 HS. Các nhóm đọc yêu cầu bài tập và dựa vào tranh để lại từng đoạn đến toàn bộ câu chuyện. Trao đổi ND ý nghĩa câu chuyện.
+ Thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày( HSY chỉ kể một đoạn câu chuyện) và TLCH về ND,ý nghĩa câu chuyện của GV và các bạn đặt ra.
- GV nhận xét khen ngợi , bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
3. Củng cố , dặn dò 
- HS nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyệ cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: KC đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Tiết 3 Toán
Tiết 18: yến , tạ ,tấn
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận biết về độ lớn của: tấn, tạ ,yến ; mối quan hệ giữa yến, tạ ,tấn và kg.
- HS chuyển đổi đơn vị đo khối lượng (chủ yếu từ đợn vị lớn hơn ra đơn vị nhỏ); Thực hiện phép tính với các số đo khối lượng ( trong phạm vi đã học ).
- HS yêu thích môn học, vận dụng trong cuộc sống.
II. chuẩn bị
- Một số loại cân ( nếu có ). 
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : - KT vở bài tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động:
*HĐ1:Giới thiệu đợn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn .
- Giới thiệu đợn vị: yến 
+ GV cho HS nêu lại các đơn vị đo đã học: kg, g.
+ GV giới thiệu đơn vị đo yến .
+ GV viết bảng 1 yến = 10 kg .
+ Cho HS đọc: 1 yến = 10 kg , 10 kg = 1 yến .
+ GV hỏi HS : mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo? 
- Giới thiệu đợn vị: tạ , tấn : tương tự như trên.
*HĐ2: Thực hành 
Bài 1:- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài rồi tự làm bài .
- HS chữa bài.
Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm chung một câu như sau: 5 yến = ......kg 
Trước hết cho HS nêu: 1 yến = 10 kg, từ đó nhẩm được: 
 5 yến = 1 yến x 5 = 10kg x 5 = 50 kg. 
 Vậy: 5 yến = 50 kg.
- HS làm bài vào vở, rồi chữa bài.
- GV chốt kết quả đúng. 
Bài 3: - Cho HS làm bài rồi chữa.
- Lưu ý HS nhớ viết tên đơn vị trong kết quả tính.
Bài 4: - HS tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài.
- GV lưu ý HS trước hết phải đổi: 3 tấn = 30 tạ. 
- HS trình bày bài giải lên bảng.
- HS nhận xét, GV chốt lại.
3, Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà xem lại bài 4.
Chiều Tiết 1 luyện từ và câu
luyện tập về từ ghép và từ láy
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được hai loại từ ghép: (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại). Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy: ( âm đầu, vần , cả âm và vần).
- Xác định đúng từ ghép, từ láy trong câu văn, trong bài văn.
- HS có ý thức sử dụng từ ghép và từ láy.
II. Chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS tự lấy ví dụ về từ ghép và từ láy.
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ về từ ghép và từ láy.
*HĐ2: P Luyện tập 
Bài 1: - Một HS đọc nội dung bài tập 1 .
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến . GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp. + Từ bánh rán có nghĩ phân loại
- GV nhấn mạnh cho HS về 2 loại từ ghép.
Bài 2: - HS đọc nội dung bài tập 2 .
- GV: Muốn làm được bài tập này phải biết từ ghép có hai loại : 
+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- HS nêu cách hiểu về từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Gọi HS làm bài. HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại: xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập 3.
- HS kể tên các kiểu từ láy đã học?
- HS làm bài, trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở phần vần: lạt xạt, lao xao.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và phần vần: rào rào.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà xem lại bài tập 2, 3.
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Trung thực-Tự trọng.
Tiết 2 luyện từ và câu*
Luyện tập Từ ghép và từ láy
I. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cho HS kiến thức đã học về: Từ ghép và từ láy.
- Rèn kỹ năng nhận biết từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Bài cũ : - Kết hợp kiểm tra khi ôn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- Ôn Từ ghép: - GV yêu cầu HS tự lấy ví dụ về từ ghép.
- HS nêu khái niệm từ ghép đã học.
- HS nhận xét, nhắc lại.
- Ôn: Từ láy: tương tự.
 *HĐ2: Luyện tập 
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập về :Từ ghép và từ láy đã học.
- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau rồi tổ chức cho HS chữa từng bài.
- Củng cố kiến thức cho HS qua mỗi bài.
Bài 1: 
Gạch một gạch dưới từ ghép, hai gạch dưới từ láy trong đoạn văn sau:
 Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
Bài 2: 
Tìm các từ ghép, từ láy có cùng một tiếng đã cho và ghi lại vào ô thích hợp.
Tiếng
 Các từ ghép
Các từ láy
xấu
lạnh
Tròn
vuông
Xinh
 3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức về từ đơn, tờ ghép.
- GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt.
Tiết 3 khoa học
tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
I Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được các loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng, lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. 
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng, biết được để có sức khỏe tốt cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Chỉ vào tháp dinh dưỡng và nói được những thức ăn ăn vừa, ăn đủ,...
- GDKNS: Tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn; Bước đầu hình thành KN tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
- Có ý thức ăn đủ chất đủ lượng để đảm bảo sức khoẻ.
II. chuẩn bị
- Hình 16, 17/ SGK . Tranh ảnh các loại thức ăn .( HĐ2).
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi-ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể người?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn 
và thường xuyên thay đổi món.
Mục tiêu : Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
Cách tiến hành :
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi : Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Bước 3: GVKL: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định. Nên cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món để giúp ta có đủ chất dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn.
*HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu Tháp dinh dưỡng cân đối .
Mục tiêu : Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc cá nhân: HS quan sát hình minh hoạ/ SGK, tranh ảnh sưu tầm.
Bước 2: Làm việc theo cặp : Nói tên nhóm thức ăn: Cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít ,ăn hạn chế ?
Bước 3 : Làm việc cả lớp: HS báo cáo kết quả dưới dạng đố nhau. 
- GV nhận xét KL: Câc thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, khoáng chất và chất xơ cần ăn đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần ăn vừa phải. Thức ăn nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và ăn hạn chế muối.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
Ngày soạn: 21.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 1 Tập làm văn 
cốt truyện
I. mục đích yêu cầu
- HS hiểu thế nào là một cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện ( mở đầu, diễn biến, kết thúc ). 
- HS biết sắp xếp lại các sự việc chính của một câu chuyện, tạo thành cốt truyện cây khế và luyện tập kể lại truyện đó.
- Giáo dục HS có ý thức nói, viết có đầu, có cuối.
II : chuẩn bị:
- Bảng phụ chép 6 sự việc chính của câu chuyện cổ tích Cây khế .(HĐ3)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Một bức thư thường gồm những phần nào? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét .
Bài 1, 2: - Một HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2. 
- HS làm việc theo nhóm: ghi lại những sự việc chính trong truyện dế Mèn bênh vực kẻ yếu .
- Đai diện mỗi nhóm trình bày kết quả . GV chốt lại lời giải:
+ DM gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá cuội.
+ DM hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó khi bị bọn nhện úc hiếp, đe dọa.
+ DM phẫn nộ cùng Nhà Trò đến chỗ mai phục của bọn nhện.
+ Gặp bọn nhện DM ra oai lên án sự nhẫn tâm và bắt chúng phá vòng vây.
+ Bọn nhện sự hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
- GV HD HS nêu cách hiểu về cốt truyện: Cốt truyện là một chuỗi các sự việc làm lòng cốt cho diễn biến của truyện.
* Bài tập 3:- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của bài.
- HS nhận xét. GV chốt lại lời giải.
*HĐ2: - 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
*HĐ3: Phần luyện tập 
- GV treo bảng phụ , HS quan sát.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Truyện cây khế gồm mấy sự việc chính?
+Thứ tự các sự việc được sắp xếp như thế nào?
- HS làm việc theo cặp: trao đổi để hoàn thành bài tập.
- Đại diện HS báo cáo kết quả sắp xếp các sự việc chính đã cho thành cốt truyện.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại: thứ tự đúng của truyện là:b- d- a- c- e-g
Bài 2: GV gọi HS kể .
- GV nhận xét giọng kể, nội dung câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Nhắc HS về nhà đọc lại ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện
Tiết 2	 khoa học
tại sao cần ăn phối hợp
đạm động vật và đạm thực vật?
I Mục đích yêu cầu:
- HS biết giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật. Biết ích lợi của việc ăn cá.
- HS áp dụng vào thực tế hàng ngày.
- HS có ý thức ăn phối hợp đầy đủ chất đạm .
II. chuẩn bị
- Hình minh hoạ trang 18,19 SGK.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu tên các nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
* Mục tiêu: Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. Giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận cả lớp.
- Cả lớp cùng lập bảng danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật.
- GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm TV với đạm ĐV ?
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm HS tự hoàn thành các câu hỏi của bài.
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Các nhóm trình bày cách giải thích của nhóm mình trên cơ sở xử lí các thông tin trong SGK.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK.
3. Củng cố, dặn dò 
- GVnhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau “ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”. 
Tiết 3 Toán 
Tiết 19: bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của dag, hg, quan hệ của dag, hg, và g.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, biết thực hiện các phép tính với số đo khối lượng. 
- Yêu thích môn học và ứng dụng trong thực tế cuộc sống.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ kẻ sẵn các dòng,các cột như trong SGK(chưa viết chữ và số).(HĐ1)
III. Các hoạt động 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng làm: 1yến = ... kg , 1 tạ = ...yến , 1 tấn = ...tạ 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu dag và hag. 
* Giới thiệu dag. 
- HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học.
- GV nêu: để đo khối lượng các vât nặng hàng chục g, người ta dùng đơn vị dag.
- GV nêu và viết kí hiệu lên bảng : 1dag = 10 g. HS đọc. 
* Giới thiệu hg: tương tự như trên.
* GIới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- HS nêu các đơn vị đo khối lượng đã học. GV viết vào bảng phụ kẻ sẵn.
- GV cho HS nêu: Những đơn vị bé hơn kg, những đơn vị lớn hơn kg. 
- Cho HS nêu lại mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng kế tiếp nhau , giữa một số đơn vị đo thông dụng rồi viết tiếp vào bảng kẻ sẵn. 
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng đơn vị đo khối lượng vùa thành lập, chú ý mối quan hệ giữa hai đơn vị liền nhau, từ đó nêu lên kết luận.
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo khối lượng.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu mối quan hệ giữa dag và g, giữa dag và hg. HS làm bài. HSNX.
- GVNX, củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng đã học.
Bài 2 : - HS đọc yêu cầu đề bài sau đó làm bài rồi chữa. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:( nếu còn thời gian): - GV hướng dẫn HS làm chung một câu: 8 tấn....8100kg: Trước hết phải đổi 8tấn = 8000 kg. Vì 8000kg < 8100 kg nên 8 tấn < 8100 kg ( viết dấu < vào chỗ chấm ).
- HS tự làm các phần còn lại rồi chữa. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng.
- Chuẩn bị bài sau: Giây, thế kỉ.	
Chiều Tiết 1 KĨ thuật
TRỒNG CÂY RAU, HOA
i. mục đích yêu cầu 
- HS biết cỏch chọn cõy con rau, hoa đem trồng
- Biết cỏch trồng cõy trờn luống.
- Ham thớch trồng cõy, quý trọng thành quả lao động và làm việc chăm chỉ, đỳng kĩ thuật.
II. chuẩn bị
- Cõy con rau, hoa để trồng
- Hỡnh minh họa trong SGK
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nờu điều kiện của cõy rau, hoa.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
b. Các hoạt động
*HĐ1: Vật liệu và dụng cụ
- Muốn trồng cõy rau, hoa ta cần cú những vật liệu và dụng cụ nào?
+ Vật liệu: Cõy giống rau hoặc hoa.
+ Dụng cụ: Cào, cuốc, dầm xới, bỡnh tưới nước.
*HĐ2: Quy trỡnh thực hiện
Chuẩn bị: Muốn trồng cõy rau, hoa cần chuẩn bị những gỡ? Và chuẩn bị như thế nào?
+ Chọn cõy giống: chọn cõy khỏe, thõn khụng bị cong queo, gầy yếu, cõy khụng bị sõu bệnh, đứt rễ, gẫy ngọn.
Vỡ chọn những cõy con như vậy khi trồng mới nhanh bộn rễ và phỏt triển tốt
+ Đất trồng: Làm nhỏ đất, nhặt sạch cỏ, gạch vụn, sỏi và san phẳng mặt luống để tạo điều kiện cho cõy con phỏt triển thuận lợi, đi lại chăm súc dễ dàng.
Trồng cõy trờn luống: Khi đó cú cõy con và làm đất xong ta tiến hành trồng cõy, vậy ta thực hiện như thế nào?
- Xỏc định vị trớ trồng cõy. Mỗi loại cõy cú một khoảng cỏch nhất định.
Vớ dụ: Cõy hoa hồng khoảng cỏch 30-40 cm, cõy cà chua 40 cm, bắp cải 40 cm,..
- Đào hốc: tựy thuộc vào kớch thước cõy trồng để đào to hay nhỏ, khi đào hốc cú thể cho một ớt phõn chuồng đó ủ và lấp một ớt đất lờn sau đú trồng cõy thỡ khi cõy bộn rễ sẽ cú ngay chất dinh dưỡng cho cõy hấp thụ.
- Đặt cõy vào hốc, vun đất và ấn chặt quanh gốc cõy cho đến khi cõy đứng vững.
- Tưới nhẹ nước cho cõy sau khi trồng. Nếu trời nắng nờn che phủ cho cõy khỏi bị hộo trong vũng 3-5 ngày.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại cỏch thực hiện trồng cõy rau, hoa trờn luống.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 2	 Toán*
So sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên
I Mục đích yêu cầu:
- Củng cốvề cách so sánh các số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng so sánh các số tự nhiên.
- Có ý thức học tập.
II. chuẩn bị
- Hệ thống bài tập.
III: Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu cách so sánh hai số tự nhiên.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập: HS ôn tập về so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên.
- GVyêu cầu HS nhắc lại cách so sánh các số tự nhiên.
- GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập 
- GV yêu cầu HS làm một số bài tập.Sau đó tổ chức cho HS chữa bài.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt kiến thức cho mỗi bài.
Bài 1: Điền dấu > , <, = vào chỗ ...
 12 345 ... 23 451 	89 999 ... 90 000
 12 345 ... 13 452 	23 758 ... 23 756
 12 345 ... 12 453	45 800 ... 45000 + 600 
- Cho HS nêu lại cách so sánh hai số có nhiều chưc số.
- 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm VBT.
- GV nhận xét- chữa bài. Củng cố về cách so sánh các số có nhiều chữ số.
Bài 2: Xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé :
a) 1 001, 1 100, 1 010 ;
b) 2 468, 8 462, 2 648.
- GVHD: Muốn sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự ta phải so sánh.
- HS làm bài- GV chữa bài- nhận xét.
Bài4:a. Viết số lẻ lớn nhất : có một chữ số ; có hai chữ số ; có ba chữ số.
b. Viết số chẵn lớn nhất : có một chữ số ; có hai chữ số ; có ba chữ số.
- 2 HS làm trên bảng. GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại cách so sánh và sắp xếp các số tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 21.9.2017 
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2017
Sỏng Tiết 2 Tập làm văn 
luyện tập xây dựng cốt truyện
I. Mục đích yêu cầu
- HS dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK) xây dựng được côt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vắn tắt câu chuyện đó. 
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề câu chuyện.
- ý thức nói và viết có đầu, có cuối.
II. chuẩn bị
- GV: Giấy khổ to ghi nội dung phần ghi nhớ.(HĐ2)
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại nôi dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
- HS kể lại câu truyện Cây khế.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b.Các hoạt động:
*HĐ1: Xác định yêu cầu của đề bài 
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài .
- GV cùng HS phân tích đề , gach chân những từ ngữ quạn trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật, người con, bà tiên.
*HĐ2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Một vài HS nối tiếp nhau nói về chủ đề câu chuyện em lựa chọn.
*HĐ3: Thực hành xây dựng cốt truyện. 
- HS làm việc cá nhân , đọc thầm và TL lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng.
- Một HS làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- HS làm việc theo cặp.
- HS thi kể trước lớp. GV nhận xét.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình. GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1-2 HS nói cách xây dựng cốt truyện. 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Viết thư.
Tiết 3 Toán 
Tiết 20: Giây , thế kỉ
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đơn vị giây, thế kỉ. 
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm, biết xác định 1 năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Tích cực tự giác học tập.
II. chuẩn bị
- GV: Đồng hồ thật có cả 3 loại kim.(HĐ1).
III. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau gấp hoạc kém nhau bao nhiêu lần?
- HS chữa BT2 - SGK
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Giới thiệu về giây.
- GV cho HS quan sát đồng hồ thật yêu cầu HS 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2017_2018_nguy.doc
Giáo án liên quan