Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 35 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu của HS
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tác giả, thể loại, nội dung của các bài tập đọc thuộc 2 chủ điểm: Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 15 tuần của HK2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung học môn TV của tuần 35.
b. Kiểm tra tập đọc và HTL ( 6 HS trong lớp)
- Từng HS lên bốc thăm và chọn bài, sau khi bốc thăm, được xem lại bài chuẩn bị 1- 2 phút.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo.
c. Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc các em cần lưu ý chỉ ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc 1 trong 2 chủ điểm ( Tổ 1+2 tổng kết nội dung chủ điểm Khám phá thế giới.Tổ 3+ 4 tổng kết nội dung chủ điểm Tình yêu cuộc sống.).
- GV chia nhóm và yêu cầu HS các nhóm đọc thầm các truyện kể trong 2 chủ điểm, điền nội dung vào bảng vào giấy nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV cùng nhận xét theo các nội dung ghi ở từng cột có chính xác không? Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- GV HD HS xem trước tiết ôn tập sau
cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa học về cách tả cây xương rồng - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ......................................................................................................................... Toán Tiết 172 Luyện tập chung i. Mục tiêu: - Ôn tập và củng cố kiến thức về sắp xếp các số đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn, tính giá trị của biểu thức có chứa phân số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải bài toấn tổng- tỉ, hiệu- tỉ. - Rèn kĩ năng giải các bài toán thuộc các dạng trên. - Yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nhắc lại kiến thức các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài: Xem bảng cho sẵn, sắp xếp các số đo diện tích trong bảng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - 1 HS nêu kết quả. - HS khác nhận xét. - GV chữa bài và kết luận chung. Bài 2: - HS nêu YC bài tập. HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. - HS làm bài và chữa bài trên bảng. - Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. + Bài toán thuộc dạng toán gì ? Thành phần chưa biết ở phần a là thành phần nào? Muốn tìm thành phần đó ta phải làm gì? - HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng. - Tương tự: HS tự làm phần b. Bài 4: - HS đọc, nêu yêu cầu BT, nêu cách giải. - GV gợi ý : Vẽ sơ đồ biểu thị 3 số rồi giải. - 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 5: : - HS đọc, nêu yêu cầu BT và cho biết bài toán thuộc dạng toán gì? - HS tự làm bài và chữa bài. - HS nêu lại các bước giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau . ....................................................................................................................... Tiếng anh (Đ/c Thanh dạy) ....................................................................................................................... Buổi chiều: Tiếng việt (ôn): Tiết 1: TĐ Ôn tập: Tập đọc + Học thuộc lòng I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố nội dung, cách đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học trong tuần 34. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm. - Giáo dục HS lòng ham hiểu biết, có thái độ luôn lạc quan, yêu đời trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Em kể tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 33-34? - GV ghi tên các bài đó lên bảng. 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : b, HD ôn tập Tập đọc: * Đọc cá nhân: - HS nhẩm lại các bài tập đọc đó ( 5 phút). - GV gọi lần lượt từng HS lên đọc từng bài. Đọc xong, nói đại y của bài. - Lớp và GV nhận xét, cho điểm HS. * Đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh: - GV gọi 1 số nhóm HS lên đọc phân vai hoặc diễn hoạt cảnh chuyển thể dựa theo bài tập đọc tự chọn. - Lớp và GV nhận xét đánh giá. Học thuộc lòng: - GV yêu cầu HS đọc nhẩm lại bài. - HS thi đọc cá nhân và thi tập thể (Mỗi HS trong tổ đọc nối tiếp nhau từng câu theo yêu cầu) - Lớp và GV nhận xét, tuyên dương những các nhân, tập thể thuộc bài và đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò: - Các bài tập đọc, câu chuyện trên nói lên điều gì? - GV nhận xét tiết học. ......................................................................................................................... Tiết 2: LTVC Ôn tập: Trạng ngữ chỉ mục đích I. Mục đích yêu cầu. - Củng cố khái niệm về trạng ngữ, tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. - HS biết đặt câu có trạng ngữ, nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ; - Thế nào là trạng ngữ ? Nêu đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu? VD? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn luyện tập: - GV chép từng bài lên bảng, HS làm, sau đó lên bảng gạch dưới các trạng ngữ (Bài 1), điền các bộ phân theo yêu cầu (Bài 2,3 ). Đọc kết quả (Bài 4) - Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu sau: Để có nhiều cây có bóng mát, trường em trồng thêm mấy cây bàng, phượng vĩ trên sân trường. Để giữ gìn sách được lâu bền, khi đọc, em không bao giờ gấp gáy sách. Vì một thành phố xanh - sạch - đẹp, bà con lối xóm thường xuyên tổ chức lao động tập thể. Muốn đạt kết quả tốt trong học tập, các em phải cố gắng hơn nữa. Bài 2: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích để điền vào chỗ trống: ., đội văn nghệ của trường em đã tập luyện hàng tháng trời. , trường em phát động phong trào gây quỹ “Vì người nghèo” , các em thường xuyên phải đọc sách báo, thường xuyên luyện viết bài văn, đoạn văn. , trường em thường xuyên tổ chức trồng cây, làm vệ sinh đường phố, xóm làng. Bài 3: Các câu sau mới chỉ có bộ phân trạng ngữ, em hãy thêm vào những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh các câu văn: Để chuẩn bị cho giờ chào cờ, Muốn học tập được tốt, Vì một tương lai tươi sáng, Bài 4: Viết đoạn văn ngắn trong đó có một số câu sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích. Viết xong, gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ đó. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích. - GV chốt lại bài, nhận xét giờ học. ......................................................................................................................... Tiết 3: TLV Ôn tập: Miêu tả con vật I. Mục Tiêu - Củng cố các kiến thức về văn miêu tả con vật. - Viết được bài văn tả con vật theo yêu cầu. - GDHS lòng yêu quý, sự chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ; - Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật? Nội dung của từng phần? - Có mấy cách mở bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào? - Có mấy cách kết bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào? 2. Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: Đọc đoạn thơ sau: Mười quả trứng tròn Thành mỏ thành chân Mẹ gà ấp ủ Cái mỏ tí hon Mười chú gà con Cái chân bé xíu Hôm nay ra đủ Lông vàng mát dịu Lòng trắng lòng đỏ Mắt đen sáng ngời... (Phạm Hổ) Dựa vào nhiững câu thơ trên, em hãy tả đàn gà con mới nở. - HS làm việc cá nhân: viết nhanh dàn ý vào giấy nháp, dựa vào dàn ý viết thành bài hoàn chỉnh vào vở. - GV theo dõi và HD thêm. - HĐ cả lớp: Đại diện một số HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa lỗi sai về ý, từ câu. - GV kết luận chung. Cho điểm 1 số HS. * GV đọc cho HS nghe một bài hay (Văn mẫu 4). 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả con vật, các cách mở bài và kết bài trong bài văn tả con vật? - GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học. Soạn: 2/5/2011 . Giảng: Thứ sáu 6/5/2011 Buổi sáng Tiếng việt Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 4) i. mục tiêu - Kiến thức: ôn luyện về các kiểu câu: Câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến và bộ phận trạng ngữ trong câu. - Kĩ năng: làm tốt các bài tập có liên quan. - Thái độ: HS yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 15 tuần của HK2. - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học . b. Bài tập Bài1, 2: - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 1 và 2 - Lớp đọc lại truyện và nêu nội dung của truyện ( Sự hối hận của 1 HS vì đã nói dối không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn) - HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu kể, hỏi, cảm, khiến trong bài học. - Các nhóm thảo luận - HS làm vào vở. - HS nối nhau đọc các câu vừa tìm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài tập - HS làm việc cá nhân. - 2 HS trình bày bảng, 3 HS nhận xét - GV nhận xét, hướng dẫn HS trình bày bài tập. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học - HD HS về nhà ôn lại bài ..................................................................................................................................... Tiếng việt Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 5) i. mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (Yêu cầu như tiết 1) - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em. - Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. ii. đồ dùng dạy học - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 15 tuần của HK2. iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Kiểm tra tập đọc và HTL ( 10 HS ) - Thực hiện tương tự như tiết 1. c. Bài tập 2: ( Nghe – viết bài: Nói với em.) - GV đọc toàn bộ bài thơ 1 lần. - HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài thơ, chú ý tới những từ ngữ dễ viết sai ( lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya), cách trình bày từng khổ thơ. - GV hỏi, HS nêu nội dung bài thơ. (Trẻ em sống giữa thế giới thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ. ) - HS gập sách. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc lại bài chính tả một lượt cho HS soát lại bài. - GV chấm và chữa một số bài. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HD HS chuẩn bị bài sau. ................................................................................................................ Toán Tiết 173 Luyện tập chung i. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về đọc số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mỗi số. Thực hiện các phép tính với số tự nhiên, so sánh 2 phân số, giải bài toán liên quan tới tính diện tích HCN và các số đo khối lượng. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các bài toán thuộc các dạng trên. - Thái độ: Yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Thực hành Bài 1: - GV viết các số lên bảng - HS đọc các số - HS nêu vị trí của chữ số 9 và giá trị của nó. - 1 HS nêu kết quả. - HS khác nhận xét. - GV chữa bài và kết luận chung. Bài 2: - HS nêu YC bài tập. 2 HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính - HS làm bài và chữa bài trên bảng. - Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - HS so sánh từng cặp phân số - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - HS và GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 4: - HS nêu yêu cầu BT, tóm tắt bài toán. - GV gợi ý. 1 HS nêu cách giải - 1 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 5: - HS tự làm bài và chữa bài. - GV chữa bài 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau . ......................................................................................................................... Kĩ thuật Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 3) I. Muc tiêu: Tiếp tục: - Đánh giá kiến thức khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS, đánh giá kĩ năng về khâu thêu của HS. - Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu cho HS. - Yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học - HS chuẩn bị bộ dụng cụ KT iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 2 : HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn - Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học. c. HDHS thực hành: - GV nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm : + Sản phẩm tự lựa chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kĩ thuật cắt khâu thêu đã học. - Tuỳ theo khả năng và ý thích các em có thể lựa chọn sản phẩm cho mình. - Những em nào đã hoàn thành sản phẩm tự chọn giờ trước, tiếp tục lựa chọn sản phẩm khác để thực hành. d. HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm mình yêu thích c. Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm lên bàn. - GV HDHS tự đánh giả sản phẩm của mình và của bạn. - GV nhận xét chung phần thực hành của HS. 3. Nhận xét - Dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - HDHS chuẩn bị bài sau. ................................................................................................................... Buổi chiều (Nghỉ) Thứ hai ngày 9/5/2011 Buổi sáng: Thể dục Tổng kết năm học. Trò chơi: Trao tín gậy I. Mục tiêu - HS nhắc lại được các nội dung cơ bản đã học trong năm học. - Tham gia chơi được trò chơi Trao tín gậy - Học sinh nghiêm túc trong giờ học. II. Địa điểm, phương tiện - Sân trường, còi, dụng cụ cho trò chơi, kẻ sẵn các vạch.... III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút - HS khởi động. 2. Phần cơ bản a. Sơ kết học kì 1: - HS nhắc lại các nội dung đã học trong môn thể dục ở học kì 1, lớp nhận xét. Bổ sung. - GV chốt lại các nội dung TD đã học trong HK1: + ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghỉ-nghiêm, quay các hướng, giậm chân, đi đều, đứng lại. + Bài TDPTC lớp 4 với 8 ĐT. + Một số BTRLTTvà KNVĐ cơ bản. + Một số trò chơi. - HS tập lại mỗi ND một lần dưới sự chỉ huy của cán sự. - GV quan sát, sửa sai cho HS (Nếu có) b. Trò chơi vận động: Chạy theo hình tam giác - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - HS khởi động kĩ lại các khớp - Cho HS chơi thử, sau đó mới chơi chính thức. - GV cho HS chơi theo đội hình 2 hàng dọc, nhắc HS chơi theo luật. 3. Phần kết thúc: - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét đánh, giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. ................................................................................................................................................... Tiếng việt Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 6) i. mục tiêu - Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (Yêu cầu như tiết một).Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật . - Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đoạn văn tả hoạt động của con vật . -Thái độ: Yêu quý và bảo vệ vật nuôi. II. Đồ dùng dạy – học - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 15 tuần của HK2. - Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu-SGK III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học. b. Kiểm tra TĐ và HTL: ( 6 HS trong lớp) Thực hiện như tiết 1. c. Bài tập 2: (viết đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu.) - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS quan sát tranh minh hoạ chim bồ câu. - GV HD HS tìm hiểu yêu cầu của bài: + Quan sát tranh, ảnh viết một đoạn văn tả hoạt động của chim bồ câu. + Đoạn văn đã cho trích từ sách phổ biến khoa học, tả tỉ mỉ về hoạt động đi lại của bồ câu, giải thích vì sao bồ câu lắc lư đầu liên tục, các em cần tham khảo kết hợp quan sát để viết 1 đoạn văn tả hoật động của con chim bồ câu khác mà em đã thấy. Chú ý miêu tả những đặc điểm nổi bật của chim bồ câu, đưa ý nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn văn miêu tả. - HS viết bài. - Một vài HS đọc đoạn văn của mình vừa viết - 2 HS nhận xét - GV nhận xét, chấm điểm 1 số đoạn văn hay. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về viết hoàn chỉnh vào vở. - . HD HS chuẩn bị bài sau. ............................................................................................................................. Tiếng việt Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 7) I. Mục tiêu: - Củng cố và rèn kĩ năng đọc hiểu theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa kì. - Rèn kĩ năng viết theo mức độ cần đạt về kiểm tra - KN giữa HK1: + Nghe-viết đúng bài CT (Tốc độ viêt khoảng 75 chữ / phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài viết trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. + Viết được một bức thư ngắn theo đúng thể thức một lá thư. - HS yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. HDHS luyện tập *Đọc thầm và làm bài tập: - HS đọc thầm bài Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon (SGK- 165). - HS tự làm các bài tập 1-8 vào vở TV buổi sáng. (GV nhắc HS chỉ cần ghi thứ tự câu hỏi và phương án trả lời a, b hoặc c.) - GV theo dõi, giúp đỡ HS trong quá trình làm bài. - HS nối tiếp nhau đọc và nêu kết quả của từng câu hỏi. - GV nhận xét chung kết quả làm của HS và chốt lời giải đúng. - HS sửa bài theo lời giải đúng. * KQ: C1, b C2, c C3, b C4, b C5, a C6, c C7, a C8, b - HS tự làm bài. - Vài HS đọc bài viết. - Lớp nhận xét về: bố cục, nội dung thư, lời lẽ trong thư? - GV nhận xét, đánh giá chung. 3. Củng cố - dặn dò. - HS nhắc lại ND bài. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau ............................................................................................................................. Toán Tiết 174 Luyện tập chung i. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập và củng cố kiến thức về viết số, chuyển đổi các số đo khối lượng; tính giá trị biểu thức có chứa phân số; giải bài toán liên quan tới quan hệ HCN và HV. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải các bài toán thuộc các dạng trên. - Thái độ: Yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Thực hành Bài 1: - HS viết các số giấy nháp, 2 HS viết lên bảng - HS đọc các số - GV nhận xét. Bài 2: - HS nêu YC bài tập. - HS làm bài và 2 HS chữa bài. - GV nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài. - 1 HS nêu cách làm; HS tự làm bài - 2 HS lên bảng làm bài ( a, c), lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét chốt kết quả đúng. Bài 4: - HS nêu cách giải bài toán. 1 HS vẽ sơ đồ và trình bày bảng - HS nhận xét - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 5: - HS thảo luận nhóm tự làm bài. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - GV chữa bài 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau . ................................................................................................................................................... Buổi chiều: Lịch sử Ôn tập học kì 2 1 i. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố một số kiến thức lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. - Kĩ năng: Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn để làm tốt một số bài tập mà GV đưa ra. . - Thái độ: Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc. II. đồ dùng học tập III. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài bHDHS ôn tập dưói dạng làm một số bài tập sau: Bài 1: Đánh dấu x vào □ trước những ý đúng 1. Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào? □ Đánh trả quyết liệt. □ Đánh cầm chừng địch □ Ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. 2. Những sự việc thể hiện quyền tối cao của nhà vua: □ Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua □ Vua trực tiếp là tổng chỉ huy quân đội. □ Bãi bỏ một số chứcquan cao nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển. □ Tất cả các sự việc trên 3. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập □Trường học không chỉ thu nhận con cháu vua và các quan mà đón nhận cả con em gia đình thuờng dân nếu học giỏi. □ Đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui. □ Khắc tên tuổi người đỗ cao ( tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu □ Tất cả các việc làm trên. 4 . Quang Trung đại phá quân Thanh năm □ Năm 1786 □ Năm 1792 □ Năm 1789 □ Năm 1802 Bài 2: a. Cuộc khẩn hoang ở đàng trong đã diễn ra như thế nào? b. Năm 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? c. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - HS làm việc theo nhóm đôi sau đó cử đại
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_35_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc