Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh

TẬP ĐỌC

Vương quốc vắng nụ cười (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật.

- HS hiểu nội dung bài: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi.

- GD học sinh tình yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

1. Kiểm tra: - HS đọc bài Ngắm trăng – Không đề và TLCH.

 - GV + HS nhận xét, cho điểm.

2. Dạy bài mới

a. HĐ1:Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk.

b. HĐ2: Luyện đọc

* Luyện đọc

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 33 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, cảm giác hay tính tình:
	a/ Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi Làm gì?
	b/ Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
	c/ Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào?
	d/ Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi: Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
- HS trao đổi theo cặp- các em đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại.
- HS trình bày kết quả
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng
Bài tập 2(155)
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
- Lớp và GV nhận.
Bài tập 3(155)- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV nhắc các em: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười - tả âm thanh. 
- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV ghi nhanh lên bảng lớp những từ ngữ đúng.
- HS viết từ tìm được vào vở bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số từ về chủ đề Lạc quan, yêu đời?
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT 3.
---------------------------------------------------------
Khoa học 
Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
i. Mục tiêu
- HS kể ra được mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên.
- HS vẽ và trình bày đúng sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. 
- GD HS ý thức tự giác tích cực học tập.
ii. Đồ dùng dạy học: 
- Hình tr 130,131SGKGiấy A0bút vẽ đủ dùng cho các nhóm
iii. Các Hoạt động dạy học 
1. ktbc: Nêu quá trình trao đổi chất của động vật?
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT.
	 b. Hướng dẫn bài mới.
Hoạt động 1: Trình bày MQH của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất của thực vật.
* Cách tiến hành: 
+Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 130 SGK
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình
+ Tiếp theo, GV yêu cầu HS nói về: ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ.
+ GV giảng cho HS hiểu, nếu các em không trả lời được câu hỏi trên GV có thể gợi ý: Để thể hiện MQH về thức ăn, người ta sử dụng các mũi tên.Trong hình 1 trang 130:
+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá của cây ngô cho biết khí các-bô-níc được cây ngô hấp thụ qua lá
+ Mũi tên xuất phát từ nước, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
Bước 2: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
+ “Thức ăn” của cây ngô là gì?
+Từ những“thức ăn”đó cây ngô có thể ch/tạo ra những chất d/dưỡng nào để nuôi cây.
* Kết luận: HS đọc mục bạn cần biết sgk.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
* Mục tiêu: 	Vẽ, trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc cả lớp.GV hướng dẫn HS tìm hiểu mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật thông qua một số câu hỏi:
+ Thức ăn của châu chấu là gì? (Lá ngô). Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì? (Cây ngô là thức ăn của châu chấu)
+ Thức ăn của ếch là gì? (Châu chấu). Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì? (Châu chấu là thức ăn của ếch).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm .GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia bằng chữ. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
+Bước3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bầy trước lớp.
* Kết luận: HS đọc mục bạn cần biết sgk.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
--------------------------------------------------------
ôn Tiếng việt
Ôn tập: Miêu tả con vật
I. Mục Tiêu
- Củng cố các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.	
- Làm tốt một số bài tập có liên quan.
- GDHS lòng yêu quý, sự chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh con chó. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ :
- Có mấy cách mở bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào?
- Có mấy cách kết bài trong bài văn tả con vật? Là những cách nào?
2. Dạy bài mới:
b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: 
Bài 1: HS Viết mở bài gián tiếp cho bài văn tả con chó nhà em.
- HS: Viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn tả con chó nhà em.
- HS làm việc cá nhân: Viết bài vào vở.
- GV theo dõi và HD thêm.
- HĐ cả lớp: Đại diện một số HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa lỗi sai về ý, từ câu.
- GV kết luận chung. Cho điểm HS.
Bài 2: HS: Viết kết bài mở rộng cho bài văn tả con chó nhà em.
HS: Viết kết bài mở rộng hoặc không mở rộng cho bài văn tả con chó nhà em.
- HS làm việc cá nhân: Viết bài vào vở.
- GV theo dõi và HD thêm.
- HĐ cả lớp: Đại diện một số HS trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sửa lỗi sai về ý, từ câu.
- GV kết luận chung.
* GV đọc cho HS nghe một số mở bài và kết bài hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các cách mở bài và kết bài trong bài văn tả con vật?
- GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 17 - 4- 2017
 Ngày giảng: Thứ 3, ngày 25 - 4 - 2017
Địa lí - 4d
Khai thác khoáng sản và hải sản
 ở vùng biển Việt Nam
i. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết :
- HS biết được: vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển. Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta. Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiểm môi trường biển.
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển khi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II- Đồ dùng :
- Bản đồ công nghiệp Việt nam ( HĐ1), nông nghiệp Việt nam ( HĐ2)
III- Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới :	a. Giới thiệu bài
	b. HD tìm hiểu bài
1. Khai thác khoáng sản
* Hoạt động 1: Làm việc theo từng cặp
- Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển? ở đâu? Dùng để làm gì?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- Bước 2: HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ trên bản đồ công nghiệp VN treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam.
2.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Bước 1: HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK và vốn hiểu biết của bản thân, 
thảo luận theo gợi ý:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản. Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- Bước 2: HS các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ nông nghiệp VN vùng đánh bắt nhiều hải sản.
- GV cho HS kể về những loại hải sản (cá, tôm, cua...) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn.
3. Củng cố dặn dò 
- Vài HS đọc phần tóm tắt cuối bài.
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Tập đọc 
Con chim chiền chiện
I. Mục tiêu
- HS bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
- HS hiểu nội dung của bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong 
khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.
- HS có thái độ luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
* HS phát âm chuẩn L/N: lòng, long lanh, chim nói, lên, lúa, lời, làm,...
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS nối tiếp nhau đọc bài“Vương quốc vắng nụ cười”TL câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ SGK.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc :
- 5 HS đọc lối tiếp các khổ thơ của bài.
+ GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: lòng, long lanh, chim nói, lên, lúa, lời, làm,...
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài và đọc từ chú giải sgk.
- HS đọc nối tiếp đoạn của bài: HS đọc ngắt nghỉ đúng các câu thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.- 1HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài. - HS trả lời câu hỏi:
+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
+ Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ nên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
+ Hãy tìm những câu thơ nói về tiếng hót của con chim chiền chiện?
+ Qua bức tranh bằng thơ của Huy Cận, em hình dung được điều gì? 
Nội dung: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no, hạnh phúc tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.
- HS nêu nội dung chính của bài.
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu, 3 khổ thơ cuối.
- GV đọc mầu. Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Bình chọn HS đọc thuộc, đọc hay, hấp dẫn.
3. Củng cố, dặn dò
- Hình ảnh con chim chiện gợi cho em cảm nghĩ gì?
- GV liên hệ giáo dục HS luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
--------------------------------------------------------
Toán
Tiết 162: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo-169)
i. Mục tiêu
- HS tính được giá trị của biểu thức với các phân số (BT 1a,c).
- Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn với phân số (BT2b; 3).
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa PS?
2. Dạy bài mới
b. Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1a,c : 
- HS nêu yêu cầu bài.
+ Muốn nhân một tổng với một số ta có thể làm theo những cách nào ?
+ Khi muốn chia một hiệu cho một số thì ta có thể làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS áp dụng các tính chất trên để làm bài. 
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2b :
- GV viết lên bảng phần b sau đó yêu cầu HS nêu cách làm của mình.
- GV yêu cầu HS nhận xét các cách mà bạn đưa ra cách nào là thuận tiện nhất.
- HS làmvào vở.
Bài 3: 
- Một HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS giải:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 
+ Để biết số vải còn lại may được bao nhiêu cái túi chúng ta phải tính được gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn, GV đánh giá.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, giải thích cách làm của mình.
- GV nhận xét cách làm của HS.
 3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa PS?
- GV nhận xét tiết học và HD HS chuẩn bị giờ sau học tiếp.
------------------------------------------------------- ----------------------------------------- 
Ngày soạn: 18/ 4/ 2017 
 Ngày giảng: Thứ 4, ngày 26 tháng năm 2017
thể dục
GV chuyên
---------------------------------------------------------
Toán
Tiết 163: Ôn tập về các phép tính với phân số ( tiếp tr170)
i. mục tiêu 
- HS thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- HS thực hiện đúng phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Tính giá trị của biểu thức và 
giải toán đúng, chính xác. 
ii. đồ dùng dạy học
iii. các hoạt động dạy học 
1. KTBC: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số?
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. 
b. Hướng dẫn thực hành 
Bài 1(170) : 
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
- GV chốt lại cách công, trừ, nhân, chia phân số?
Bài 3/a: 
- HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
- 3HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, GVđánh giá.
- GV chốt lại cách thực hiện giá trị của biểu thức trong phân số.
Bài 4/a: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài toán
- GV yêu cầu cả lớp giải bài toán vào vở.
- HS lên bảng làm GV nhận xét và chốt lại cách làm.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đại lượng. 
---------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
i. mục tiêu 
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (trả lời câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?– ND ghi nhớ) 
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1 - mục III), bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2; 3)
- HS yêu thích môn học.
ii. đồ dùng 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là trạng ngữ chỉ thời gian? VD?
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 b. Nhận xét
Bài tập 1: 
- Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1 
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp: Tìm trạng ngữ trong cầu? Trạng ngữ đó làm rõ nghĩa cho câu về mặt nào?
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. 
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào?
- GV nhận xét, kết luận về tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích.
c. Ghi nhớ : 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS lấy VD về câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
d. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Một HS đọc nội dung bài tập: Xác định trạng ngữ chỉ mục đích trong các câu.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- HS suy nghĩ, làm bài.
- HS khác nhận xét, GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. 
Bài tập 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1: KQ như SGV trang 268
Bài tập 3: 
- HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm việc theo cặp. 
- GV gợi ý: Các em hãy đọc kĩ đoạn văn, đặc biệt là câu mở đoạn, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với câu in nghiêng 
- HS báo cáo kết quả làm bài. Lớp nhận xét. 
- GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng: 
	 a. Đề mài cho răng mòn đi, .
	 b. Để tìm kiếm thức ăn, ....
3. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu?
- GV nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------
luyện viết
Bài 31 : Ăng - co Vát
I. Mục tiêu
- HS viết đúng, đều, đẹp bài: “ Ăng –co Vát” LVCĐ4 -Q.1 - Tr.31) theo kiểu chữ thẳng.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày đoạn văn, kĩ năng viết chữ nét thanh nét đậm.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ chép sẵn ND đoạn cần viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 	
- HS viết một số tiếng khó của bài trước: Sa Pa, thoang thoảng, chen, sườn núi
2. Dạy bài mới: 
 a, Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung, yêu cầu giờ học.
 b, HDHS tìm hiểu và viết đúng
- GV đọc mẫu. Treo bảng phụ chép sẵn ND đoạn văn
- HS đọc thầm lại bài.
+ Nêu nội dung chính của bài? (Vẻ đẹp đồ sộ của khu đền Ăng - co Vát)
-Trong đoạn có những từ ngữ nào khi viết hay nhầm lẫn (Sai lỗi chính tả)? 
- Tìm các chữ được viết hoa trong bài ? Những chữ ấy vì sao lại viết hoa ?
- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: Ăng – co Vát, hành lang, dạo xem, chạm khắc, kiến trúc,
+ GV đọc từng từ ngữ.
+ HS viết vào vở nháp, 1 em lên bảng viết
- GV nhận xét, lưu ý HS những từ hay viết sai.
c. HDHS viết bài: “ Ăng – co Vát” LVCĐ4 -Q.1 - Tr.31
- Cách trình bày một đoạn văn?
-Nêu cách viết để được chữ nét thanh nét đậm?
- HS đọc thầm bài cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
- GV hướng dẫn HS cánh trình bày bài, tư thế ngồi viết.
- HS tự luyện viết bài. GV theo dõi, HDHS viết sao cho đẹp.
- GV chấm một số bài của HS và nhận xét chung.
3. Củng cố dặn dò
- Bài viết nói về nội dung gì? 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 19/ 4/ 2017 
 Ngày soạn: Thứ năm ngày 27 tháng 4 năm 2017
Toán
Tiết 164: Ôn tập về đại lượng (170)
i. Mục tiêu
- ôn tập về các đơn vị đo khối lượng và chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
+ Giải được các bài toán có liên quan đến đại lượng: BT 1; 2; 4.
ii. đồ dùng dạy học
iii. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
b. Thực hành 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài tập: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm
- HS tự làm bài vào vở
- 2 HS nêu bài làm của mình. Lớp nhận xét 
- GV đánh giá.
+ Nêu lại các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé? Quan hệ giữa hai đ vị đo liền nhau?
Bài 2: 
- Yêu cầu tương tự BT 1.
- GV viết lên bảng 3 phép đổi sau: 1/2 yến = ..... kg
	7 tạ 20 kg =.......kg
	1500kg = .......tạ
- Nêu cách đổi trong những trường hợp trên? 
- HS nhận xét các ý kiến của HS. HS làm các phần còn lại.
- HS kiểm tra bài cho nhau.
- GV đánh giá.
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
+ Để tính được cả con cá và mớ rau nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào 
- Lớp tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. HS chữa bài.
- GV chấm một số bài, nhận xét đánh giá.
Bài 5 (nếu còn tg): 
- HS nêu yêu cầu bài và giải bài toán vào vở. 
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhắc lại các đơn vị đo khối lượng? Quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề? 
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------
ôn Toán
Luyện tập
I. MỤC tiêu
- Củng cụ́ kiờ́n thức vờ̀ tính giá trị biờ̉u thức với phõn sụ́ và giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng vọ̃n dụng làm các bài tọ̃p.
II. CÁC HOẠT Đệ̃NG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tọ̃p :
Bài 1 : Tính.
a. + - ; b. : x 
- 2 HS làm bảng. Lớp làm vở nháp.
- GV + HS nhọ̃n xét, chữa bài.
Bài 2 : Tính bằng cách thuọ̃n tiợ̀n nhṍt.
a. x + x ; b. : + : 
- HS làm vở, 1 HSchữa bài. 
- GV + HS nhọ̃n xét, kờ́t luọ̃n.
Bài 3 : (Bài 210 – Đờ̉ học tụ́t Toán 4 – tr 33)
- HS thảo luọ̃n, nờu cá h làm. GV nhọ̃n xét, gợi ý.
- HS làm vở, 1 HS chữa bài.
- GV nhận xột, kết luận, chụ́t lời giải.
3. Củng cố - dặn dũ 
- HS nờu lại cách làm của mụ̣t sụ́ BT.
- HS + GV hệ thống nội dung bài.
- GV dặn dũ, nhận xột giờ học.
---------------------------------------------------------
Tập làm văn
Miêu tả con vật (Kiểm tra viết)
i. mục tiêu 
- HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Biết diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực
- HS yêu mến và biết chăm sóc cọn vật trong gia đình.
ii. đồ dùng : 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp 
b. Thực hành 
- GVghi đề lên bảng: Hãy chọn một trong các đề sau : 
 * Đề 1: Viết một bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích. Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp.
 * Đề 2: Viết một bài văn tả con vật nuôi trong nhà. Trong đó có sử dụng cách kết bài mở rộng.
 * Đề 3: Viết một bài văn tả một con vật nuôi ở vườn thú mà em có dịp quan sát. Trong đó có sử dụng lối mở bài gián tiếp.
 * Đề 4: Viết 1 bài văn tả con vật lần đầu tiên em nhìn thấy trong đó sử dụng cách kết bài mở rộng.
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: Viết bài đủ 3 phần, ND từng phần phải bám sát dàn bài chung bài văn tả con vật, ...
- HS viết bài, GV quan sát, HD những em còn lúng túng.
- GV thu bài về chấm.
3. Củng cố dặn dò 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật? Nội dung từng phần?
- GV nhận xét tiết học và HDHS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới. 
---------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc
Giáo án liên quan