Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An

I. MỤC TIÊU

- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia (TL được các CH trong SGK).

 - Có ý thức bảo vệ các công trình kiến trúc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

 - 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo và nêu nội dung bài?

2. Dạy bài mới:

 a. Giới thiệu bài: Trực tiếp

 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- 3 HSTB tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài, đọc 3 lượt

- GVgiúp HS hiểu các từ mới trong bài

- GV HD HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài

- HS luyện đọc theo cặp; một HS KG đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 31 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Loan - Trường Tiểu học Hiệp An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học: HS chuẩn bị Vở luyện viết chữ đẹp 4 – T.1
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học
b. Hớng dẫn luyện viết:
	- GV đọc bài 31: Ăng - co Vát trong vở luyện viết CĐ 4 - T.1; HS theo dõi.
	+ Nêu nội dung chính của bài ? (Vẻ đẹp đồ sộ của khu đền Ăng - co Vát )
	+ Cách viết kiểu chữ đứng? Cách trình bày một đoạn văn?
	- Hớng dẫn HS nhận xét các hiện tượng chính tả cần viết đúng.
	- HS luyện viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên giấy nháp: Ăng – co Vát, hành lang, dạo xem, chạm khắc, kiến trúc,
	- HS đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai, cách trình bày.
c. HS luyện viết:
	- Nhắc HS quy định viết chính tả.
	- HS nhìn và viết cho đúng mẫu: 
 Bài 31: Ăng - co Vát
 Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn đến thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1 500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại.
	- HS soát lại bài.
d. Chấm, chữa bài: 
- GV chấm 7-10 bài.
	- GV nêu nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS ghi nhớ kĩ thuật viết chữ đều, đẹp.
	- HDHS chuẩn bị bài sau: Bài 32: Dòng sông mặc áo.
.........................................................................................................................
Tiết 2: LTVC
Luyện tập: MRVT: Du lịch - Thám hiểm
i. Mục tiêu
	- Hệ thống hoá, củng cố các từ ngữ thuộc chủ đề Du lịch – Thám hiểm.
	- HS biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề để làm tốt một số bài tập có liên quan.
	- Có ý thức nói đúng nội dung và đúng mục đích.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	 - Thế nào là Du lịch? Thám hiểm?
	 - Kể một số từ ngữ thuộc chủ đề Du lịch – Thám hiểm?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn luyện tập: 
	- GV chép từng câu lên bảng, HS làm và nêu kết quả (Bài1,4 ), lên bảng gạch vào đáp án đúng ( Bài 2), thi làm bài nhanh ( Bài 3 ).
	- Lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 1: 
	Tìm các từ ngữ:
Chỉ các hoạt động du lịch. VD: leo núi,
Nói về các địa điểm thường diễn ra hoạt động du lịch. VD: bãi biển,
Nói về tâm trạng của những người tham gia du lịch. VD: vui vẻ,
Bài 2: 
	Gạch dưới các từ gần nghĩa với thám hiểm trong các từ sau:
	Tìm hiểu, đầu tư, nghiên cứư, học tập, thăm dò, dò la, tham quan, phát hiên, tìm tòi, phát minh, do thám, trinh sát, buôn bán, kinh doanh.
Bài 3: 
	Kể tên các truyện nói về du lịch – thám hiểm mà em biết?
Bài 4: 
	Câu tục ngữ sau đây ý nói gì?
	Đi cho biết đó biết đây
 ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
(Gợi ý: Chịu khó đi đây đi đó mới mở mang tầm hiểu biết, mới khôn lớn vững vàng hơn...)
3. Củng cố, dặn dò
	- HS nhắc lại một số từ ngữ thuộc chủ đề Du lịch – Thám hiểm?
	- GV chốt lại bài, nhận xét giờ học.
.........................................................................................................................
Tiết 3: TLV
Ôn: Quan sát – Xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục Tiêu
	- Củng cố các bước tiến hành quan sát một con vật và cách xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.	
- Làm tốt một số bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng tóm tắt tin tức và đặt tên cho bản tin.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh con chó. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ; 
	- Khi quan sát con vật ta cần chú ý điều gì? Đặc điểm nhận biết của một đoạn văn?
2. Dạy bài mới:
 a, Giới thiệu bài.
 b, Hướng dẫn ôn tập qua đề bài sau: 
Bài 1: Quan sát tranh con chó và ghi lại những điều đã quan sát được về hình dáng của nó.
	- GV treo tranh con chó.	
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV theo dõi và HD thêm.
	- HĐ cả lớp: Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- HS viết bài tóm tắt vào vở.
Bài 2: Từ kết quả quan sát ở BT 1, em hãy viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình của con chó.
- HS viết bài vào vở.
- Một vài HS đọc đoạn vừa viết, lớp nhận xét, bổ sung
- GVHD chữa lỗi sai (nếu có)
Bài 3: Viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của con chó nhà em.
- Tiến hành tương tự BT2.
3. Củng cố, dặn dò:
	- HS nhắc lại cách quan sát con vật, các giác quan dùng để quan sát?
	- GV liên hệ GDHS ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, chốt lại nội dung giờ học, và nhận xét tiết học.
 Soạn: 3/4/2011 . Giảng: Thứ tư 6/4/2011
Buổi sáng
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
i. mục tiêu
- HS chọn được một câu chuyện đã tham gia hoặc chứng kiến nới về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,...
- HS biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng, biết trao đổi vói bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn các KNS cho HS: KN giao tiếp (trình bày suy nghĩ, ý tưởng), KN tự nhận thức, đánh giá, KN ra quyết định (tìm kiếm các lựa chọn), KNlàm chủ bản thân (đảm nhận trách nhiệm)
- HS ham thích tìm hiểu đó dây.
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* HD HS hiểu yêu cầu của đề bài:
	- Một HS đọc đề bài. GV đặt câu hỏi để gạch chân các từ ngữ quan trọng: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
	- Một HS đọc gợi ý 1 và 2.
	- GV nhắc HS: 
	 + Nhớ lại để kể về một chuyến đi du lịch (hoặc cắm trại) cùng bố mẹ, cùng các bạn trong lớp hoặc với người nào đó.
	+ Kể 1 câu chuyện có đầu có cuối
	- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
b) Thực hành kể chuyện:
	- KC trong nhóm: Từng HS nhớ lại chuyến đi du lịch hay cắm trại cùng bạn bè, người thân để kể cho nhau nghe
	- Thi kể chuyện trước lớp
	- Một vài HS tiếp nối nhau thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, cùng các bạn trao đổi về nội dung câu chuyện.
	- Cả lớp nhận xét về nội dung câu chuyện, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, giọng điệu, cử chỉ.
	- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, có câu chuyện hấp dẫn nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Những ccâu chuyện và các em vừa kể nói về điều gì?
- GV liên hệ thực tế GDHS bảo vệ môi trường, KNS, nhận xét tiết học và HDHS chuẩn bị cho tiết học sau.
.........................................................................................................................
Tập đọc
 Con chuồn chuồn nước 
i. mục tiêu
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bướcd đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.
 - Yêu mến cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
II.đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III.các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài Ăng-co Vát: Nêu ND của bài?.
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Giới thiệu qua tranh minh hoạ.
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- HSTB tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài, đọc 3 lượt
- GV giúp HS hiểu từ mới trong bài: lộc vừng
- Hướng dẫn HS đọc đúng câu cảm
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HSKG đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
* Tìm hiểu bài:
 Đoạn 1: HS đọc thầm
+ Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?
+ Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét 
 Đoạn 2: 1 HS đọc, lớp đọc thầm
+ Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ?
+ Tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện qua những câu văn nào?
+ Nêu nội dung chính của bài? (Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước.)
- GV chốt lại ý đúng
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. 
- GV HD HS tìm đúng giọng đọc của từng đoạn; luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn: “Ôi chao còn phân vân’’
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ý nghĩa bài? Qua đó nói lên tình cảm gì của tác giả với cảnh đẹp của quê hương đất nước?
- GV liên hệ, GDHS lòng yêu quê hương dất nước,...
- GV nhận xét tiết học, HD HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Toán
Tiết 153 : Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp-161)
i. Mục tiêu:
- HS so sánh được các số có đến sáu chữ số. (BT 1 dòng 1,2; BT 2)
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn (BT3). 
- HS ham thích học toán. 
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu lại một số đặc điểm của dãy số TN?
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 b. Ôn tập:
Bài 1 – dòng 1,2:
- HS tự làm nháp và bảng lớp
- HS trình bày, lớp nhận xét 
- GV nhận xét, nhắc lại cách giải.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu BT
- HS so sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Làm tương tự bài 3
- GV lưu ý cho HS: BT yêu cầu sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn đến bé (ngược lại với cách sắp xếp ở BT 2)
Bài 4 (HSKG):
- HS nêu yêu cầu BT
+ Số bé nhất có một chữ số là số nào?
+ Số lẻ bé nhất có một chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có một chữ số là số nào?
+ Số chẵn lớn nhất có một chữ số là số nào?
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Kĩ thuật 
Thêu móc xích (Tiết 1)
I. Muc tiêu:
	- HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của mũi thêu móc xích.
	- Thêu được các mũi thêu móc xích.
	- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
ii. đồ dùng dạy học 
	- Mẫu thêu móc xích
	- Bộ cắt khâu thêu. 
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
	+ Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 
	- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
	- GV giới thiệu mẫu thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát mẫu cả hai mặt kết hợp với Q.S hình 1 SGK để nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu móc xích.
	- GV nhận xét và nêu tóm tắt đặc điểm mẫu thêu móc xích hình quả cam.
	- GV giới thiệu 1 số sản phẩm thêu móc xích.
c. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
	- HS quan sát hình 2-SGK: Nêu cách vạch dấu đường thêu móc xích? So sánh với cách vạch dấu các đường khâu đã học?
	- GV vạch dấu lên vải ghim trên bảng, chấm các điểm dấu cách đều 2 cm.
	- GV HD cách thêu mũi thứ nhất, thứ hai.
	- HS nêu cách thêu mũi thứ 3,4,5.
	- HS quan sát H. 4 và nêu cách kết thúc đường thêu?
	- GV HD thao tác kết thúc đường thêu.
	- GV HD nhanh lần 2 trên khung thêu.
	- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
d.HS thực hành thêu móc xích (Nếu còn thời gian).
	- GV kiểm tra vật liệu dụng cụ thực hành của HS và nêuyêu cầu thực hành.
	- HS thực hành thêu móc xích nếu còn thời gian.
3. Nhận xét - dặn dò 
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và quá trình thực hành của HS.
	- Nhắc HS giờ sau mang vật liệu dụng cụ để thực hành tiếp.
 ...................................................................................................................
Buổi chiều (Nghỉ)
 Soạn: 4/4/2011 . Giảng: Thứ năm 7/4/2011
Buổi sáng
Thể dục
Môn thể thao tự chọn - Nhảy dây tập thể
 Trò chơi: Con sâu đo
I. Mục tiêu: 
 	- Ôn một số nội dung của môn tự chọn: Yêu cầu thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền câu theo nhóm hai người (đứng đối diện nhau để tăng cầu và đón cầu qua đó biết cách đỡ cầu và đón cầu.) Học nhảy dây tập thể 
 	- Trò chơi Con sâu đo: Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi.
II - Địa điểm, phương tiện:
 	- Sân trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho tập luyện, 
 	- Kẻ sân để tổ chức trò chơi : "Con sâu đo"và dụng cụ để tập môn tự chọn.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút.
 	- GV nhận lớp, phổ biến ND, yêu cầu giờ học: 1 phút.
 	- HS khởi động: 
 + Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông,vai, cổ tay : 1 phút.
 + Chạy nhẹ theo đội hình tự chọn
 + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
 + Tập 8 động tác bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản: 18- 22 phút.
 a) Môn tự chọn: 9-11 phút.
 	- Đá cầu: 9-11 phút.
 	+ Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút.tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn.
 	 + Thi tâng cầu bằng đùi . 
 	+ Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người
b) Nhảy dây tập thể: 9-11 phút:
 	- GV cùng học sinh nhắc lại cách nhảy
 	- Cho HS chia tổ tập luyện
 	- GV giúp đỡ và nhắc nhở HS tuân thủ kỉ luật để đảm bảo an toàn.
b) Trò chơi: Con sâu đo: 9-11 phút:
 	- GV nêu tên trò chơi , giới thiệu cách chơi
 	- Cho một nhóm làm mẫu , cho HS chơi thử , sau đó chơi chính thức
 	- Cho HS tập theo 2 - 4 hàng dọc có số người bằng nhau, có phân thắng thua.
3. Phần kết thúc: 4-6 phút.
 	- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
 	- HS đứng vỗ tay và hát 
 	- Một số động tác hồi tĩnh (do GV chon) 
 	- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS chuẩn bị bài sau.
................................................................................................................
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
1. mục tiêu:
- HS nhận biết được những nét tả bộ phận chính của con vật trong đoạn văn (BT1,2).
- Biết quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước dầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3)
- Có ý thức yêu quý và bảo vệ con vật.
ii. đồ dùng dạy học 	
- Tranh minh hoạ 1 số con vật.
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
b. Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả
 *Bài tập 1,2
- 2 HSTB đọc nội dung BT1, 2.
- HS đọc kĩ đoạn Con ngựa, thảo luận các yêu cầu của BT.
- HS phát biểu ý kiến
- GV dùng phấn màu đỏ gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả; dùng phấn màu vàng gạch chân các từ ngữ miêu tả từng bộ phận đó.
 *Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung BT3
- GV treo 1 số tranh, ảnh một số con vật đã chuẩn bị.
- Một vài HS nói tên con vật em chọn để quan sát.
- GV nhắc các em:
+ Đọc 2 ví dụ (M) trong SGK để hiểu yêu cầu của bài: cách quan sát rất độc đáo từng bộ phận của con vật; biết tìm những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của các bộ phận đó.
+ Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột.
- HS viết bài, đọc kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Con vật em vừa quan sát có ích lợi gì? Em phải làm gì để chăm sóc và bảo vệ chúng?
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về quan sát con gà trống để chuẩn bị bài sau.
.........................................................................................................................
Toán
Tiết 154: Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp - 161)
i. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trên.
- HS biết vân dụng các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 để làm các BT 1;2;3.
- HS yêu thích môn học. 
II.đồ dùng dạy học
III.các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên?
2. Dạy bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 b. Ôn tập:
Bài 1: 
- HS tự làm nháp và bảng lớp (4 em); 2 HS giải thích cách làm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
+ Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3 ; 5; 9 ?
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS trao đổi theo cặp, cử đại diện lên chữa bài.
- HS; GV nhận xét. 
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV đặt câu hỏi:
+ x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là bao nhiêu ? ( là 0 hoặc 5 )
+ x là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng bao nhiêu ? ( là 5 )
+ Vì 23 < x < 31 nên x là bao nhiêu ? ( 25 ).
- HS trình bày.
Bài 5 (HSKG):
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn để HS nêu cách làm:
+ Xếp mỗi đĩa 3 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho mấy? 
+ Xếp mỗi đĩa 5 quả thì vừa hết, vậy số cam là một số chia hết cho mấy?
+Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là bao nhiêu?
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9?
- GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau.
........................................................................................................................
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
i. mục tiêu 
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời cho câu hỏi ở đâu? )
 - Biết nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3)
- Có ý thức học tập tốt, nói và viết có dùng trạng ngữ.
II. đồ dùng dạy học
III. các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Trạng ngữ là gì? VD?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của bài.
 b. Phần nhận xét:
- Hai HSTB tiếp nối nhau đọc nội dung BT1,2
- GV nhắc HS: Trước hết cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó, tìm thành phần TN.
- Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng yêu cầu, 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu.
- GV chốt kết quả đúng
 c. Phần ghi nhớ:
- 2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ. HS tự lấy VD
 d. Phần luyện tập
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm vào vở BT
- 1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận TN trong câu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng 
Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu của BT2.
- GV: Phải thêm đúng là TN chỉ nơi chốn cho câu.
- HS làm bài, phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét chốt kết quả
Bài tập 3:
- 1 HS nêu nội dung bài tập, trả lời câu hỏi
+ Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ?
- GV thực hiện tương tự BT2
3. Củng cố - dặn dò:
- Thế nào là trạng ngữ chỉ nơi chốn? Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
- GV nhận xét tiết học; HD HS chuẩn bị bài sau.
.......................................................................................................................
Buổi chiều
Lịch sử 
Nhà Nguyễn thành lập
i. Mục tiêu
- HS nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn (hoàn cảnh ra đời, kinh đô đóng ở đâu) và một số chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị (thâu tóm mọi quyền hành vào tay mình, tăng cường lực lượng quân đội, ban hành bộ luật Gia Long...)
- Trình bày được vài nét sự thành lập nhà Nguyễn và các chính sách để củng cố sự thống trị cuả các vua nhà Nguyễn. 
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó ?
2. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu bài
 b. HDHS tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời nhà Nguyễn (Làm việc cả lớp) : 
- HS đọc SGK đoạn đầu, TLCH:
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV: Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. 
- GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
- GV: Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
* Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn (Thảo luận nhóm )
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK đoạn còn lại, TLCH:
+ Nêu một số chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị ?
- GV cung cấp cho các em một số điểm trong bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng nhà vua.
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp
- GV kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
* Hoạt động 2: Đơid sống nhân dân dưới thời nhà Nguyễn ( HĐ cả lớp):
	- Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua dưới thời nhà Nguyễn, cuộc sống cuả nhân dân ta sẽ như thế nào? (vô cùng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_31_nam_hoc_2010_2011_ngu.doc