Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểmđã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

- Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

- Giáo dục HS ham hiểu biết, thích khám phá thế giới.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.( HĐ 3)

- Ảnh chân dung Ma - gien - lăng.( HĐ 1)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc, TLCH về nội dung bài Trăng ơi .từ đâu đến ?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

- Cho cả lớp luyện đọc các từ: Xê- vi- la, Tây Ban Nha, Ma- gien- lăng, Ma- tan,.

- HS nối tiếp nhau đọc 6 đoạn văn ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.

- Một , hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, chậm chãi, cảm hứng ngợi ca.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 30 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng:
*HĐ1: Hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng : dát vàng, lên lông, óng ánh,...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài - Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi ,sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- GVNX giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng, đẹp.
Ngày soạn: 28.3.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 thỏng 3 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
Dòng sông mặc áo
i. mục đích yêu cầu 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, tình cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên đất nước.
II. chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)
- Bảng phụ chép đoạn thơ HTL ( HĐ 3)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn thơ 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. HDHS ngắt nhịp đúng: 
 Khuya rồi/ sông mắc áo đen
 Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ.
 Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ
 Dòng sông đã mặc bao giờ/ áo hoa
 Ngước lên bỗng gặp la đà
 Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai...//
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi của bài:
+ Vì sao tác giả nói là dòng sông diện?
+ Màu sắc của dòng sông thay đổi thế nào trong một ngày?
+ Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?
+ Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý chính, nhấn mạnh: Vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
- HS đọc lướt toàn bài, nêu ý chínhcủa bài thơ. 
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV HD HS cả lớp luyện đọc, thi đọc diễn cảm và HTL đoạn 2 trên bảng phụ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ , cả bài thơ.
- HSNX, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ. GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng đoạn 3, chuẩn bị bài: Ăng- co Vát. 
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
Kể chuyện đã nghe , đã đọc
i. mục đích yêu cầu
- HS dựa vào dàn ý SGK kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm. HS có thể kể lại câu chuyện trong SGK hoặc nghe GV kể lại câu chuyện rồi kể lại.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện,( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện( đoạn truyện)
- Mạnh dạn, tự nhiên khi nói trước đông người. 
ii. chuẩn bị 
- Các câu chuyện nói về Du lịch- Thám hiểm.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GVHD kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc yêu cầu của bài 
- GV gạch chân những từ ngữ cần lưu ý trong đề bài.
- HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS tìm và kể câu chuyện trong SGK.
- HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- GV treo bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý bài kể chuyện.
- Gọi HS đọc dàn ý.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- KC trong nhóm 
+ HS kể chuyện theo cặp , trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. 
*HĐ2: Thi kể chuyện trước lớp.
+ Mỗi HS kể xong truyện đều nói ý nghĩa câu chuyện 
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện nhất. 
3. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện tiết tuần sau.
TIẾT 4 TOÁN
Tiết 148: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
i. Mục đích yêu cầu 
- Bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ. HS biết cách tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ.
- Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến bản đồ.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị
- Một số bản đồ.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu Bài toán 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài toánvà quan sát bản đồ TLCH:
 + Độ dài thu nhỏ trên bản đồ (đoạn AB) dài mấy cm?
 + Bản đồ trường mầm non xã Thắng Lợi được vẽ theo tỉ lệ nào?
 + 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là bao nhiêu cm?
 + 2 cm “.....................................................................cm?
- GVHDHS giải bài tập như SGK.
Bài toán 2: Cách thực hiện tương tự bài tập 1.
Lưu ý: Độ dài thu nhỏ ở bài tập 2 là 102mm. Do đó đơn vị đo của độ dài thật cũng phải cùng tên với đơn vị đo của độ dài thu nhỏ trên bản đồ là mm. Ta có thể đổi đơn vị đo của độ dài thật theo đơn vị đo thích hợp với thực tế:( Đổi mm sang Km.
*HĐ2: Luyện tập( HS không cần trình bày cách giải chỉ cần nêu kết quả).
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tính được độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ( có tỉ lệ bản đồ cho trước) rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài toán+ TLCH:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bản đồ được vẽ theo tỉ lệ nào?
 + Chiều dài phòng học thu nhỏ trên bản đồ là bao nhiêu?
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi HS lên bảng làm, HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 3( nếu còn thời gian): - HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- Lưu ý HS khi tính xong cần đổi độ dài thật ra km để phù hợp với thực tế.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Câu cảm
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
- Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm, bước đầu đăttj được câu cảm theo tình huống cho trước, nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm.
- Giáo dục HS bộc lộ đúng cảm xúc khi nói câu cảm.
II. chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2,3 ( Phần nhận xét)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét
Bài 1, 2, 3: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1, 2, 3 trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS đọc thầm, trả lời lần lượt từng câu hỏi của bài.
- HS phát biểu ý kiến . 
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt KT:
Bài 1: Chà , con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao !( Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo ).
- A! Con mèo này khôn thật !( Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo )
Bài 2: Cuối các câu trên có dấu chấm than.( !)
Bài 3: HS rút ra kết luận: + Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói.
 + Các từ ngữ bộc lộ cảm xúc: ôi, chao, trời, quá, lắm,... 
*HĐ2: Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ / SGK. Yêu cầu HS đặt một số câu cảm .
*HĐ3: Phần Luyện tập
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- HS nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng:
 Câu kể Câu cảm
Con mèo này bắt chuột giỏi. Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá!
Trời rét. Chà, trời rét thật!
Bạn Ngân chăm chỉ. Bạn Ngân chăm chỉ quá!
Bài 2: Tương tự bài 1:
 Chẳng hạn: Tình huống a: - Trời, cậu giỏi thật! ( hoặc: Bạn thật là tuyệt!)
 Tình huống b: Ôi, cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình a, thật tuyệt!
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến. 
- GV yêu cầu HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu cảm đó.
- Lớp nhận xét . GV NX- chữa bài: 
 + Ôi, bạn Nam đến kìa! Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
+ ồ, Bạn Nam thông minh quá! Bộc lộ cảm xúc thán phục.
+ Trời, thật là kinh khủng! Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nêu cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
Ôn LTVC: Câu cảm
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố về cấu tạo và tác dụng của câu cảm, nhận diện được câu cảm. 
- Biết đặt và sử dụng câu cảm.
- Giáo dục HS bộc lộ đúng cảm xúc khi nói câu cảm.
II. chuẩn bị
 - Hệ thông bài tập
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Câu cảm được dùng với mục đích gì? 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- Câu cảm được dùng để làm gì?
- Câu cảm thường chứa những từ ngữ nào để bộc lộ cảm xúc?
- Cuối câu cảm có dấu gì?
- GV nhận xét chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập:
Bài 1:Tìm câu cảm trong đoạn trích sau:
a. Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn giữa đường. Thấy tôi Nghi reo lên:
- ủa, mày đi đâu đó? Tao đang đi tìm mày nè!
b. Nó liếc mắt nhằm củ khoai to nhất. Bà hàng đương hí húi vét tí vôi ăn trầu.
- ối giời ôi, nó ăn cắp khoai của tôi!
- HS làm bài . GV nhận xét- chữa bài: Câu cảm: ối giời ôi, nó ăn cắp khoai của tôi!
- Củng cố cách tìm câu cảm trong đoạn văn.
Bài 2: Đặt câu cảm trong đó có:
a. Một trong các từ: ôi, à, ồ đứng trước
b. Một trong các từ quá, lắm, thật cuối câu.
- Củng cố cách đặt câu cảm chứa những từ ngữ bộc lộ cảm xúc cho trước.
Bài 3: Chuyển câu kể sau thành câu cảm
a. Bông hồng này đẹp.
b. Gió thổi mạnh. 
- Củng cố cách chuyển câu cảm bằng cách thêm từ ngữ bộc lộ cảm xúc và thay đổi dấu hiệu ngữ pháp cuối câu. chẳng hạn: Ôi, bông hồng này đẹp quá!
Bài 4: Đặt một câu cảm trong đó nêu tình huống sử dụng.
-HD HS làm bài. Chẳng hạn: Ôi, bạn Nam thông minh quá!
 Tình huống: Cô giáo giao cho cả lớp một bài toán thật khó, chỉ mỗi mình bạn Nam giải được. Bạn Mimh thán phục thốt lên: Ôi, bạn Nam thông minh quá!
- Củng cố cách đặt câu.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại kiến thức về câu cảm.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
i. Mục đích yêu cầu
- Nêu được nhu cầu của chất khoáng đối với thực vật.
- HS biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. 
- Có ý thức chăm sóc cây trồng. 
ii. Chuẩn bị
- Hình minh hoạ / SGK. 
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những điều kiện cần đối với đời sống thực vật.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với thực vật.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ 
- GV yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua trong SGK rồi thảo luận: 
+ Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
+ Trong số các cây cà chua a, b, c, d, cây nào phát triển tốt nhất? hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
+ Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được ? Tại sao ? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét chung. 
*HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về các chất khoáng của thực vật.
* Mục tiêu: Nêu một số VD về các loại cây khác nhau, hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng khoáng khác nhau.
- Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức hướng dẫn: GV phát phiếu học tập cho HS. 
Bước 2: HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV chữa bài, chốt KT: Các loại cây khác nhau cần các laoij chất khoáng với liều lượng khác nhau. Cùng một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 29.3.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 thỏng 3 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
luyện tập quan sát con vật
i. mục đích yêu cầu 
- HS nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn đàn ngan mới nở.
- Bước đầu biết quan sát con vật và chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động để miêu tả con vật đó.
- Giáo dục HS yêu quí con vật.
II. chuẩn bị
- Tranh minh hoạ con mèo hoặc con chó.( BT 3)
- Bảng phụ.( BT 1,2)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả con vật?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
Bài 1, 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán bảng phụ viết bài: Đàn ngan mới nở. HS đọc và TLCH:
 + Để miêu tả đàn ngan tác giả đã quan sát những bộ phận nào của chúng?
 + Hãy tìm những từ ngữ miêu tả cho từng bộ phận?
 + Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay?
- GV nhận xét chốt câu trả lời đúng và ghi vào bảng theo mẫu:
	Các bộ phận
 Từ ngữ miêu tả
.............................................................
................................................................
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV treo tranh: chó, mèo lên bảng yêu cầu HS quan sát và TLCH:
+ Khi tả ngoại hình con chó, mèo em cần tả những bộ phận nào?
- GV lưu ý HS : Khi tả cần phân biệt con mèo ( chó) nhà em với những con mèo ( chó) khác. Khi tả chú ý những đặc điểm nổi bật.
- HS ghi vắn tắt kết quả qs ngoại hình, hành động của con mèo, con chó.
- HS phát biểu, HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi HS làm tốt. 
Bài 4: Tương tự bài 3.
3. Củng cố, dặn dò 
- Khi tả ngoại hình của con chó( mèo) em cần chú ý tả những đặc điểm nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết tập làm văn tới.
TIẾT 2	 KHOA HỌC
Nhu cầu không khí của thực vật
i. Mục đích yêu cầu
- HS biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu không khí khác nhau. 
- Biết cách chăm sóc cây.
- Có ý thức chăm sóc cây trồng. 
ii. chuẩn bị
- Hình minh hoạ / SGK.
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu nhu cầu của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp. 
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với thực vật.
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Ôn tập kiến thức cũ.
- HS trả lời câu hỏi: Không khí có những thành phần nào? Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật.
Bước 2: Làm việc theo cặp 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 trang 120, 121/ SGK để thảo luận bài:
+ Trong quang hợp thực vật hút khí gì ? và thải ra khí gì?
+Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng?
Bước 3 : Làm việc cả lớp 
- HS trình bày kết quả. 
- GVKL: TV cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước và chất khoáng, ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống được.
*HĐ2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của TV.
* Mục tiêu: - HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
* Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề: +Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được điều đó?
 + Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
- GV yêu cầu HS trao đổi để trả lời câu hỏi của bài.
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét KL: Biết được nhu cầu không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng cường năng xuất cây trồng.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 4 TOÁN 
Tiết 149: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (Tiếp theo)
i. Mục đích yêu cầu 
- HS biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến bản đồ.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra VBT của HS.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu Bài toán 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV cho HS tự tìm hiểu đề toán: Độ dài thật là bao nhiêu m? , Trên bản đồ có tỉ lệ nào? , Phải tính độ dài nào ? , Theo đơn vị nào? rồi giải bài toán.
- GV nhận xét, ghi bài giải lên bảng. 
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Giới thiệu Bài toán 2: Tương tự Bài toán 1. 
- GV lưu ý HS đổi đơn vị đo từ km về mm. 
*HĐ3: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng.
- HDHS cách nhẩm: 5 km = 500 000 cm
 500 000 : 10000 = 50 cm
 Sau đó viết 50 vào chỗ chấm ở cột 1
- Tương tự HS làm các phần còn lại.
- HS nhận xét. GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- HS suy nghĩ, nêu kết quả, không cần trình bày bài giải. 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng: 
 12 km = 1 200 000 cm
 Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là: 
 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
Bài 3: ( nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu bài toán.Yêu cầu HS tính được độ dài thu nhỏ của chiều dài và chiều rộng HCN.
- HS nêu kết quả, không cần trình bày bài giải.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại kiến thức cư bản của bài. 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
Khâu viền đường gấp mép vảI Bằng mũi khâu đột (tiết 3)
i. mục đích yêu cầu
- HS tiếp tục khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Khâu thành thạo, mũi khâu đều đep, đường khâu có thể bị dúm.
- Rèn tính kiên trì cẩn thận.
ii. chuẩn bị
- Bộ khâu thêu.( HĐ 1)
iii. các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nhắc lại quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS nhắc lại quy trình khâu.
- HS tiếp tục hoàn thành nốt đường khâu ở tiết 2
- GV giúp đữ những HS còn lúng túng.
*HĐ2: Đánh giá kết quả thực hành của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải, đường gấp mép phải tương đối phẳng.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
+Mũi khâu đều.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình. GV chấm một số sản phẩm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại quy trình khâu.
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Nhận xét giờ học.
TIẾT 2 TOÁN *
ôn tập tổng hợp
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố cho HS cách giải bài toán dạng: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị
- VBT, ghi sẵn BT lên bảng.
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách giải bài toán dạng: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu cách giải bài toán dạng: 
+ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
+ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Tổng của hai số là 150. Tìm hai số biết:
 a)Tỉ số của hai số đó là 
 b) Tỉ số của hai số đó là 
- HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng trình bày bài lên bảng. HS khác nhận xét. 
- GV chữa bài và kết luận chung, nhấn mạnh cách Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 2: Hiệu của hai số là 20. Tìm hai số đó biết:
 a) Tỉ số của hai số là: 6 : 2
 b) Số lớn gấp 3 lần số bé.
 - GV HDHS giải tương tự bài 1.
- GV nhấn mạnh cách Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
 Bài 3: Số thứ nhất lớn hơn số thứ hai là 108 đơn vị. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc