Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Thị Hạnh
TẬP ĐỌC
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I. MỤC TIÊU
- HS biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
+ KNS: Tự nhận thức:xác định giá trị bản thân; giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- HS hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma- gien -lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
*Rèn HS phát âm chuẩn L/N: Xê – vi – na, nước, năm, lớn, là, Ma- gien – lăng, cực nam, biển lặng, .
- Giáo dục HS lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn trong học tập trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Ảnh chân dung Ma- gien - lăng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra : HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Trăng ơi .từ đâu đến?
2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu qua ảnh minh hoạ sgk.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
n số. - HS khác nhận xét nhận xét chữa bài. - GVchữa bài và chốt lại cách thực hiện từng phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số. Bài 2:- HS nêu yêu cầu của bài toán. - HS thảo luận theo cặp tìm hiểu yêu cầu của bài, xác định dạng toán, cách giải bài. - HS làm bài vào vở và tự đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - HS lên bảng giải bài toán.- HS nhắc lại các bước giải bài toán; nêu cách tính diện tích hình bình hành.- HS khác nhận xét chữa bài. - GV chốt lại cách làm của bài: Vận dụng tìm phân số của một số để giải. Bài 3: - HS đọc bài toán. - GV đặt câu hỏi để hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán: + Bài toán thuộc dạng toán gì? + Tổng của hai số là bao nhiêu? Tỉ số của hai số là bao nhiêu? - HS giải bài toán vào vở và tự đổi vở kiểm tra bài cho nhau. - HS lên bảng làm bài: HS nhận xét, GV nhận xét chữa bài. - GV chốt lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bài 4: HS làm thêm- nếu còn thời gian. 3. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số? Nhắc lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Tỉ lệ bản đồ. ----------------------------------------------------- Chính tả (Nhớ - viết) Đường đi Sa Pa i. mục tiêu - Nhớ - viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng các BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BT do GV soạn. - Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp các từ: trai tráng, ánh trăng, phải chăng, ngốc nghếch, nghệt mặt ra. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt. b. Hướng dẫn HS nhớ- viết - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết. - Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào? - Vì sao Sa Pa được gọi là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên? - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết để luyện viết: thoắt cái, lá vàng rơi, khoảnh khắc, mưa tuyết, hây hẩy nồng nàn, hiếm quý, diệu kì, ..... - HS gấp sách giáo khoa, tự nhớ lại và viết bài vào vở. - Đổi chéo vở để soát lỗi. - GV thu một số bài chấm, nhận xét. c. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả . * Bài 2:- HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV phát phiếu cho các nhóm làm việc. - 1 nhóm dán phiếu lên bảng và đọc phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV ghi nhanh vào phiếu. - Nhận xét, kết luận những từ đúng. * Bài 3:- HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào giấy nháp. - HS đọc các câu văn đã hoàn thành. HS dưới lớp nhận xét. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - 1 HS đọc lại bài viết. - GV nhận xét tiết học. CBBS. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ buổi chiều Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Du lịch - Thám hiểm i. mục tiêu - HS biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm (BT1; 2). - Bước dầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, tham shiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3). - HS yêu thích du lịch và thám hiểu những miền đất lạ. ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là du lịch? Thám hiểm? Đặt câu với các từ đó? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài: Tìm các từ liên quan đến du lịch? . - Các nhóm thi tìm từ. - Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - Lớp nhận xét, giáo viên đánh giá và nêu thêm một số từ ngữ như SGV. Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập: Tìm các từ liên quan đến thám hiểm? - Tiến hành tương tự bài 1 - HS trao đổi, tìm các từ theo yêu cầu. HS báo cáo kết quả. - HS các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Như SGV. Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập: Viết một đoạn văn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm - Mỗi em tự chọn nội dung viết về du lịch hay thám hiểm. - HS đọc đoạn viết trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét cho điểm. 3. Củng cố - dặn dò - Kể tên một số từ ngữ có liên quan đến hoạt động du lịch hay thám hiểm? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Câu cảm -------------------------------------------------------- Khoa học Nhu cầu chất khoáng của thực vật i. Mục tiêu - HS biết mỗi loại thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau. - HS vận dụng thực tế để trồng và chăm sóc cây. - HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. ii. Đồ dùng dạy học: Hình trang 114, 115 SGK, phiếu học tập. iii. Các Hoạt động dạy học 1. ktbc: - Nêu ví dụ về nhu cầu khác nhau của nước đối với thực vật? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài TT. b. Hướng dẫn bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với thực vật. * Mục tiêu: - Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với thực vật. * Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ. - GV yêu cầu HS quan sát hình các cây cà chua trong SGK rồi thảo luận: + Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao? + Trong số các cây cà chau a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất? + Hãy giải thích tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? + Cây cà chua nào phát triển kém nhất, tới mức không ra hoa, kết quả được? + Tại sao? Điều đó giúp em rút ra kết luận gì? - Bước 2: Làm việc cả lớp.+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. * Kết luận: HS đọc mục bạn cần biết sgk. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật * Mục tiêu:- Nêu một số VD về các loại cây khác nhau, hoặc cùng một cây trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng khoáng khác nhau. - Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu chất khoáng của cây. * Cách tiến hành:+ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. - GV phát phiếu học tập cho HS + Bước 2: HS làm việc theo nhóm với phiếu học tập. Tên cây Ni- tơ ( đạm ) Ka -li Phốt pho Lúa Ngô Khoai lang Cà chua Đay Cà rốt Rau muống Cải củ - Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc cảu nhóm mình. - GV chữa bài * Kết luận: HS đọc mục bạn cần biết sgk. 3. Củng cố, dặn dò - Chất khoáng gồm những thành phần nào? - GV liên hệ giáo dục HS vận dụng thực tế để trồng và chăm sóc cây. Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau: Nhu cầu không khí của thực vật. --------------------------------------------------------- Toán Tiết 147 : Tỉ lệ bản đồ i. Mục tiêu: - HS bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì? - Biết đọc tỉ lệ trên bản đồ : BT1;2. ii. đồ dùng dạy học: Một số bản đồ. iii. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dạy bài mới b. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ - HS xem một số bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 10000000, 1: 500000 - GV: Các tỉ lệ 1: 10 000 000, 1: 500 000 ghi trên các bản đồ đó gọi là tỉ lệ bản đồ Tỉ lệ bản đồ 1:10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn : độ dài 1 cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000 cm hay 100 km. Tỉ lệ bản đồ 1:10 000 000 có thể viết dưới dạng phân số 1 / 10 000 000, tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ là 1 đơn vị đo độ dài (cm, dm, m,....) và mẫu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10 000 000 cm, 10 000 000 dm, 10 000 000m....) c. Thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm thảo luận theo cặp đôi. - Đại diện trình bày miệng. - HS, GV nhận xét. - GV nhận xét và chốt lại cách đọc tỉ lệ bản đồ. - Thế nào là tỉ lệ bản đồ? :- GV kẻ như SGK. - HS tự làm bài vào vở. - Lần lượt HS lên bảng làm bài - HS, GV nhận xét. - GV củng cốcách nhận biết độ dài thực dựa vào tỉ lệ bản đồ. Bài 3: HS làm thêm nếu còn thời gian. 3. Củng cố - dặn dò - Nêu một số VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ đó? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 28/ 3/ 2017 Ngày dạy: Thứ ba ngày 4 tháng 4 năm 2017 Địa lí- lớp 4d Thành phố Huế. I- Mục tiêu: - Học xong bài này, HS biết: Xác định được vị trí Huế trên bản đồ. Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển . - Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu về thành phố Huế - Yêu quê hương đất nước, tự hào vệ thành phố Huế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc II- Đồ dùng: - Bản đồ hành chính Việt Nam. ảnh một số cảnh đẹp của Huế III- Các hoạt động dạy- học 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động du lịch đồng bằng duyên hải miền Trung? 2. Dạy bài mới b. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và theo cặp - Bước 1: HS quan sát và tìm trên bản đồ Việt nam kí hiệu và tên thành phố Huế GV cho HS quan sát lược đồ hình 1 trong SGK nêu tên con sông chảy qua Huế? Các công trình kiến trúc cổ : Kinh thành Huế, Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, ... - Bước 2: GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK - Bước 3 : HS báo cáo kết quả - GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan. c. Huế - thành phố du lịch * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp hoặc theo cặp - Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của mục 2 . - Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết kết quả : Mỗi nhóm chọn kể về một địa điểm đến tham quan . Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh . GV có thể cho HS kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế tuỳ theo khả năng của bản thân . - GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn thu hút khách đến du lịch ( Dùng ảnh). 3. Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Huế trên bản đồ hành chính Việt Nam và nhắc lại vị trí này . - GV yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành thành phố du lịch . - Gv nhận xét tiết học ------------------------------------------------------- Tập đọc Dòng sông mặc áo I. Mục tiêu - HS bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, tình cảm. - HS hiểu nội dung của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. *Rèn HS phát âm chuẩn L/N: làm, nắng lên, lụa, bao la, là, cài lên, trên nền, nép, lặng yên, la đà, nở, ... - Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: HS nối tiếp nhau đọc bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất " trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài qua tranh minh hoạ sgk. b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc - GV chia bài thành 2 đoạn.- HS đọc lối tiếp đoạn của bài. + GV theo dõi phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc đúng các từ: làm, nắng lên, lụa, bao la, là, cài lên, trên nền, nép, lặng yên, la đà, nở, ... - HS đọc nối tiếp đoạn của bài và đọc từ chú giải sgk. - HS đọc nối tiếp đoạn của bài: HS đọc đúng các câu thơ viết dưới dạng thơ lục bát. - HS luyện đọc theo cặp. - 1HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. * Tìm hiểu bài - HS quan sát tranh minh hoạ sgk và trả lời câu hỏi: + Vì sao tác giả gọi là dòng sông điệu? + Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả cái điệu của dòng sông? - GV giảng từ ngẩn ngơ. + Tìm từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự thay đổi đó? + Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? + Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay? + Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao? + 8 dòng thơ đầu miêu tả gì? 6 dòng thơ cuối miêu tả gì? - HS nêu nội dung của bài. *Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài. - HS tiếp nối nhau đọc các khổ thơ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm một đoạn của bài. - HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. 3. Củng cố, dặn dò - Qua bài thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của quê hương? - GV liên hệ giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. ---------------------------------------------------------- Toán Tiết 148: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ i. Mục tiêu: - HS bước đầu biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ - Rèn kĩ năng giải một số bài toán liên quan đến bản đồ (BT1;2). ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số VD về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của tỉ lệ đó? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. HDHS tìm hiểu bài: Bài toán 1: - GV nêu bài toán. HS nhắc lại đầu bài. - GV dùng hệ thống câu hỏi gợi ý để HS nêu yêu cầu của BT và cách giải BT. - GV giới thiệu cách ghi bài giải: Bài giải Chiều rộng thật của cổng trường là 2 x 300 = 600 ( cm ) 600 cm = 6m. Đáp số : 6 m Bài toán 2 - GV hướng dẫn HS tương tự bài toán 1 + Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ? c. Thực hành Bài 1: - HS tính độ dài thật theo độ dài thu nhỏ trên bản đồ - HS viết số thích hợp vào chỗ chấm nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2: + Bài toán cho biết gì ? Bản đồ vẽ theo tỉ lệ nào ? + Chiều dài phòng học (thu nhỏ) trên bản đồ là bao nhiêu ? + Bài toán hỏi gì ? - 1 HS nêu cách giải, HS khác nhận xét Bài 3 ( nếu còn thời gian): - HS tự giải bài toán - Một HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò - Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau Ngày soạn: 29/ 3/ 2017 Ngày dạy: Thứ tư ngày 5 tháng 4 năm 2017 thể dục Gv chuyên --------------------------------------------------------------- Toán Tiết 149 : ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (Tiếp -157) i. Mục tiêu: - HS biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ - Rèn kĩ năng giải các loại toán liên quan đến bản đồ (BT1;2). ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách tính độ dài thật dựa trên độ dài thu nhỏ trên bản đồ? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Giới thiệu bài toán 1 - HS tìm hiểu đề toán: + Độ dài thật là bao nhiêu m ? Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? Phải tính độ dài nào? Theo đơn vị nào ? - 1 HS trình bày miệng, GV ghi bài giải Bài giải 20 m = 2000 cm Khoảng cách AB trên bản đồ là: 2000 : 500 = 4 ( cm ) c. Giới thiệu bài toán 2 - GV hướng dẫn HS tương tự bài toán 1 ( 41 km = 41 000000 mm) + Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thật khi biết tỉ lệ? d. Thực hành Bài 1: - HS tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ theo độ dài thật và tỉ lệ bản đồ đã cho rồi viết kết quả vào ô trống tương ứng. - 1 HS lên bảng điền kết quả. Lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả. Bài 2: - HS đọc và tìm hiểu đề toán - Một HS lên bảng làm bài - GV nhận xét, chữa bài Bài 3 : - HS tính được độ dài thu nhỏ trên bản đồ của chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. - HS vẽ bản đồ mảnh đất hình chữ nhật - Một HS lên bảng làm bài, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài 3. Củng cố - dặn dò - Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thật khi biết tỉ lệ? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Câu cảm i. mục tiêu - HS nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND ghi nhớ), - HS biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT 1 mục III); bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2); nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT 3). HSKG đặt được câu cảm theo yêu cầu của BT 3 với các dạng khác nhau. - HS yêu thích môn học. ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS đọc đoạn văn viết về du lịch hay thám hiểm 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. b. Phần nhận xét. - 3 HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3 - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi - GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Bài 1: - HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. - GV: Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! (Dùng để thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo ) - GV: A ! Con mèo này khôn thật ! (Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo ) Bài 2: - HS đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. - GV kết luận : + Câu cảm dùng để bộc lộ cảm xúc người nói + Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật ... c. Phần ghi nhớ: 3 - 4 HS đọc phần ghi nhớ. - GV yêu cầu HS đọc thuộc phần ghi nhớ d. Luyện tập. Bài tập 1: - 1HS đọc nội dung bài tập. - HS hoạt động theo cặp. HS suy nghĩ, làm bài. HS khác nhận xét - GV đánh giá, kết luận lời giải đúng. Bài tập 2: GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1. Bài tập 3: - HS nêu yêu cầu của đề bài. - GV: Cần nói cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm. HS đặt câu cảm với các dạng khác nhau và có thể nêu thêm tình huống nói những câu đó. - HS suy nghĩ làm bài. HS báo cáo kết quả làm bài. Lớp nhận xét. - GV đánh giá, chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò - Câu cảm được dùng để làm gì? Dấu hiệu nhận biết câu cảm? - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu Kĩ thuật Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (Tiết 3) i. Mục tiêu: - Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa đã học. - HS khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. (HS khéo tay: khâu viền được đường gấp mép vải bằng mĩu khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm) - Hình thành cho HS thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách gấp mép vải? Trình bày cách khâu lược đường gấp mép vải? Nêu các bước tiến hành khâu viền đường gấp mép vải? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. GV tiếp tục tổ chức cho HS thực hành - Yêu cầu HS hoàn thành sản phẩm trong tiết học c. Đánh giá kết quả học tập của HS - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm hoàn thành. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: + Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật. + Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. + Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - HS dựa vào những tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm thực hành. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Nhận xét - Dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Hướng dẫn HS đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài " Thêu móc xích". ------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 31/ 3/ 2017 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2017 Toán Tiết 150 : Thực hành i. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức liên quan đến bản đồ - HS tập đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế; tập ước lượng: BT 1 (HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân) ii. đồ dùng: Thước dây, cọc tiêu iii. các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ:- Nêu cách tính độ dài thu nhỏ dựa trên độ dài thật khi biết tỉ lệ? 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Trực tiếp b. Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp - GV HD HS cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất như trong SGK. c. Thực hành ngoài lớp - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, cố gắng để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau. d. Thực hành Bài 1: - GV: Nhóm 1 đo chiều dài lớp học Nhóm 2 đo chiều rộng lớp học Nhóm 3 đo khoảng cách giữa hai cây trong sân trường - Ghi kết quả đo được theo nội dung bài học. Bài 2 :- HS thực hiện: mỗi HS ước lượng 5 bước chân em được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. HD HS chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------------------------- địa lí Thành phố Huế đã soạn vào thứ 3/ 4/ 4/ 2017 ----------------------------------------------------------- tập làm văn Luyện tập quan sát con vật I. mục tiêu: - HS nêu được nhận xét về cách quan sát và miêu tả con vật qua bài văn Đàn ngan mới nở (BT1,2). - Bước đầu biết cách quan sát một con vật để chọn lọc các chi tiết nổi bật về ngoại hình, hoạt động và tìm từ ngữ để miêu tả con vật đó (BT3; 4) - HS yêu thích con vật, có ý thức
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc