Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)

- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra bài cũ

- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Con sẻ.

- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.

b. Các hoạt động

*HĐ1: Luyện đọc

 

doc24 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 4, Tuần 29 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thu Hiền - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường vì rất nguy hiểm. 
*HĐ3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn.
- Các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS. 
- GV kết luận chung: Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông. 
* HS nêu ý nghĩa của việc tôn trọng luật giao thông.
- HS trả lời- GVKL: Thực hiện tốt an toàn giao thông đã giữ gìn được tính mạng, tài sản của bản thân và của cộng đồng.
- GV gọi một vài HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại.
- Vận dụng những hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học vào trong cuộc sống.
TIẾT 3 LUYỆN VIẾT
BÀI 25
I.mục đích yêu cầu
- HS viết chính xác, trình bày đúng,đẹp bài: Bãi Cháy.
- Rèn kĩ năng viết đúng độ cao,khoảng cách của từng tiếng.Viết đúng tiếng
có âm vần dễ lẫn: l/n, d/r, x/s....
- Giáo dục ý thức viết đẹp và trìng bày bài cẩn thận.
II.chuẩn bị
- HS:Vở luyện viết
III.Các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: HS.viết một số từ : sắp xếp, tỏa ra, chèo thuyền,...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Các hoạt động:
*HĐ1:Hướng dẫn HS viết .
- Gọi HS đọc bài viết. Nêu ND bài?
- Cả lớp theo dõi, phát hiện những từ khó viết.
- GV phân tích một số tiếng khó trên bảng : lặn, mặn nồng,rào rào, nước lên,long bong, còng gió,...
- HS luyện viết từ khó trên bảng, cả lớp viết ra giấy nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét.
*HĐ2: HS viết bài
- HS nhắc lại cách trình bày bài viết,độ cao con chữ, khoảng cách giữa các tiếng. 
- HS tự luyện viết bài theo bài mẫu.
- GV theo dõi uốn nắn HS kịp thời.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
- GV chấm chữa một số bài -Nhận xét .
- HS dưới lớp tự soát lỗi ,sửa lỗi.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Khen ngợi những em đã viết đúng , đẹp.
- Dặn HS chuẩn bị bài : Bầu trời ngoài cửa sổ.
Ngày soạn: 22.3.2018
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 thỏng 3 năm 2018
Sỏng TIẾT 1 TẬP ĐỌC
Trăng ơi... từ đâu đến?
i. mục đích yêu cầu 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước.
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên đất nước.
II. chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.( GTB)
- Bảng phụ chép sẵn đoạn thơ HTL
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Đường đi Sa Pa.
- HS nhận xột, GV nhận xột, chốt.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : SD tranh minh hoạ.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc 6 khổ thơ 2-3 lượt. GV kết hợp giúp HS đọc đúng các từ khó, hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. Hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi: Trăng ơi... từ đâu đến?nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm.
 Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi của bài:
+ Trong 2 khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?
+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
+ Trong mỗi khổ thơ tiếp theo vầng trăng gắn với các đối tượng cụ thể nào?
+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào?
- HS phát biểu, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý chính, nhấn mạnh:
+ Vẻ đẹp của vầng trăng.
+ Tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, đối với quê hương đất nước. 
- HS đọc lướt toàn bài, nêu ý chínhcủa bài thơ. 
- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính.
*HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ của bài. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2-3 khổ thơ: Trăng ơi... Từ đâu đến... Bạn nào đá lên trời. / bảng phụ.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS nhận xét, GV nhận xét khen ngợi những HS đã đọc TL bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ. GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà đọc thuộc lòng đoạn 3, chuẩn bị bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất. 
TIẾT 2 KỂ CHUYỆN
đôi cánh của ngựa trắng 
i. mục đích yêu cầu
- Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, toàn bộ của câu chuyện đôi cánh của Ngựa Trắng một cách rõ ràng.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Có ý thức bảo vệ các loài động vật hoang dã.
ii. chuẩn bị 
- Tranh minh hoạ truyện ( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: GVHD kể chuyện
- GV kể lần 1, HS nghe. GV kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ . HS theo dõi vào tranh.
*HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- Một HS nêu yêu cầu của bài kể chuyện.
+ Kể chuyện trong nhóm: 
- HS kể chuyện từng đoạn trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
+ Thi kể trước lớp.
- 2,3 nhóm HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện, Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể chuyện.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện - Lớp nhận xét , bình chọn nhóm, cá nhận kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?
- GV nhận xét tiết học.
- Dăn HS : Tìm và kể lại một câu chuyện nói về du lịch và thám hiểm.
TIẾT 4 TOÁN
Tiết 143: Luyện tập
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về cách giải bài toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng giải được bài toán : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập.
ii. chuẩn bị
iii. Các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách giải toán : Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS nhắc lại. GV chốt kiến thức.
*HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán:
 + Vẽ sơ đồ.
 + Tìm hiệu số phần bằng nhau.
 + Tìm số bé
 + Tìm số lớn.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài .
- HS kiểm tra bài cho nhau, chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại cách làm:
 + Hiệu số phần bằng nhau: 5 - 3 = 2 ( phần)
 + Số bóng đèn trắng là: 250 : 2 x 3 = 375 ( bóng đèn)
 + Số bóng đèn màu là: 375 + 250 = 625 ( bóng đèn) 
Bài 3 ( nếu còn thời gian): HS đọc yêu cầu bài toán. 
- HS tự làm bài vào vở, gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách giải.
Bài 4( nếu còn thời gian)
- HS dựa vào sơ đồ rồi tự đặt đề toán.
- HS đọc đề toán . HSNX- GV nhận xét. 
- Một HS lên bảng giải bài toán.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, nhấn mạnh cách giải.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị 
i. mục đích yêu cầu 
- HS hiểu thế nào là lời nhờ cậy, yêu cầu, đề nghị ... lịch sự. 
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, phân biệt được lời yêu cầu lịch sự với không lịch sự. Đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Kĩ năng giao tiếp, thương lượng, đặt mục tiêu.
- Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp.
II. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng, mỗi HS đặt 2 câu khiến. 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động
*HĐ1: Phần Nhận xét
Bài 1, 2: Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1, 2. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm, tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét, GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng;
+ Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
+ Vởy cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
+ bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV: Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa ?
- HS nhận xét, GV kết luận về phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị:
 + Lời yêu cầu, đề nghị của bạn Hoa thể hiện thái độ kính trọng.
 + Lời yêu cầu của Hùng thể hiện thái độ cộc lốc, xấc xược, thiếu sự tôn trọng.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài tập , trả lời câu hỏi của bài.
- GV nhận xét, KL: Khi nêu yêu cầu, đề nghị cần phải giữ phép lịch sự, cần phải có cách xưng hô cho phù hợpvới từng đói tượng.
*HĐ2: Phần Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ / SGK. Yêu cầu HS đặt một số câu khiến để minh hoạ .
*HĐ3: Phần Luyện tập
Bài 1, 2: HS đọc nội dung bài tập 1.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm làm bài. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- HS phát biểu ý kiến, HS nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng: (BT1: chọn cách b,c ; BT2: chọn cách b,c,d)
Bài 3, 4: HS nêu yêu cầu bài tập.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến và so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được tính lịch sự. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV yêu cầu HS nêu một số trường hợp sử dụng các câu khiến đó.
- Lớp nhận xét. GV đánh giá, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại một số cách giữ lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
TIẾT 2 TIẾNG VIỆT*
Ôn LTVC: giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
i. mục đích yêu cầu 
- HS nắm được cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị. 
- Chọn được những câu thể hiện tính lịch sự . Đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp.
II. chuẩn bị
- Hệ thống bài tập.
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số cách đặt câu khiến?
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Ôn tập
- HS nêu : Thế nào là giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị?
- HS nhắc lại . GV chốt kiến thức - Ghi bảng.
*HĐ2: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập, sau đó chữa bài.
- GV nhận xét, củng cố kiến thức qua mỗi bài.
Bài 1: Đặt câu khiến có từ làm ơn đứng trước động từ.
M : Bác làm ơn chuyển bức thư này cho bà cháu.
- Một HS lên bảng đặt câu - Cả lớp đặt câu trong vở.
- HS nối tiếp đọc câu mình đã đặt. 
- HS và GV nhận xét- sửa chữa.
Bài 2: Đặt câu khiến có từ giúp( hoặc giùm) đứng sau động từ.
M : Cậu xách giúp tớ chiếc cặp này.
- Một HS lên bảng đặt câu - Cả lớp đặt câu trong vở.
- HS nối tiếp đọc câu mình đã đặt. 
- HS và GV nhận xét- sửa chữa.
Bài 3: Trong các câu nói dưới đây, em chọn những câu nào để nhắc bạn em không nói chuyện riêng trong giờ học, mà em vẫn giữ được phép lịch sự.
a. Có im đi không?
b. Nói to thế, không biết đang giờ học à?
c. Cậu không nên nói chuyện riêng trong giờ học.
d. Bạn có thể nói nhỏ hơn được không?
- HS trả lời. GV nhận xét- KL: Chọn câu c, d
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại một số cách giữ lịch sự khi bày tỏ yêu cầu đề nghị.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 3 KHOA HỌC
thực vật cần gì để sống ?
i. Mục đích yêu cầu
- HS nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
- Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Kĩ năng quan sát so sánh, đối chứng để thấy sự khác nhau trong những điều kiện khác nhau.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
ii. Chuẩn bị
- Hình trang 114, 115 / SGK.
- Phiếu học tập .( HĐ 1)
iii. Các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu VD về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Các hoạt động
*HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV tổ chức và hướng dẫn.
- GV nêu vấn đề, chia nhóm; các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình.
- GV yêu cầu HS đọc các mục quan sát SGK trang 114 để biết cách làm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc. GV bao quát chung.
Bước 3: Làm việc cả lớp .
- GV yêu cầu HS nhắc lại các công việc mà mình đã làm . 
- GV hướng dẫn theo dõi sự phát triển của cây :
Phiếu theo dõi thí nghiệm
“Cây cần gì để sống ?”
Ngày bắt đầu : ........................
Ngày
Cây 1
Cây 2
Câ y3
Cây 4
Cây 5
- GV khuyến khích HS chăm sóc cây theo đúng hướng dẫn và và ghi lại những gì quan sát được.
*HĐ2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm
Mục tiêu: Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
Cách tiến hành:
Bước 1: HS tiến hành thảo luận theo nhóm rồi ghi kết quả vào giấy khổ to.
Bước 2: HS trình bày kết quả. 
Bước 3: GV kết luận: Thực vật cần có đủ nước, chất khóng, không khí, ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 Ngày soạn: 22.3.2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 thỏng 3 năm 2018
 Sỏng TIẾT 1 TẬP LÀM VĂN 
Luyện tập miêu tả cây cối
i. mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách làm bài văn miêu tả cây cối.
- HS lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối.
- Yêu thích môn học , có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh .
ii. chuẩn bị
- Tranh ảnh một số loài cây .( HĐ 1)
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối .
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động:
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập.
Đề bài:Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả lại luống rau (hay vườn rau) em biết.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài . GV gạch chân những từ ngữ quan trọng 
- GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp 
- Gọi một số HS nêu nội dung chọn tả .
*HĐ2: HS thực hành lập dàn ý.
- HS lập dàn ý. 
+ HS nêu cách viết MB - TB - KB. 
- 2 HS cùng bàn trao đổi, góp ý cho nhau.
- GV gợi ý, HDHS: 
+ Tả bao quát: Vườn (luống) rau có hình gì? xung quanh có đặc điểm gì?
+ Tả chi tiết : Từng loại rau với đặc điểm riêng nổi bật.
+ ích lợi của vườn rau.
+ Sự quan tâm của con người tới vườn rau.
- HS thực hành lập dàn ý, GV giúp đỡ HS lúng túng.
- HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý.
- Lớp và GV nhận xét, góp ý khen ngợi những bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo một bài văn miêu tả cây cối. Nêu nội dung của từng phần.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại văn tả cây cối .
TIẾT 2	 KHOA HỌC
Nhu cầu nước của thực vật
i. Mục đích yêu cầu
- HS biết được mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. 
- Nêu được nhu cầu của nước đối với thực vật.
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ. Kĩ năng trình bày sản phẩm thu thập được và các thông tin về chúng.
- Có ý thức chăm sóc cây trồng. 
ii. chuẩn bị
- Hình minh hoạ / SGK.
iii. các Hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những điều kiện cần đối với đời sống thực vật.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động 
*HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
Mục tiêu: Phân loại các nhóm cây theo nhu cầu về nước.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động theo nhóm : GV chia lớp thành nhóm 4.
- Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh những cây sống ở khô, ẩm, dưới nước.Sau đó HS cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
- HS thảo luận nhu cầu về nước của những cây mình biết và phân loại cây thành 4 nhóm cây.
Bước 2: Hoạt động cả lớp. 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV KL: Các loại cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau
*HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. 
Mục tiêu: - Nêu một số ví dụ về cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau 
cần những lượng nước khác nhau.
 - Nêu ứng dụng trong trồng trọt và nhu cầu nước của cây.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 117 và trả lời câu hỏi:
+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
- GV yêu cầu HS tìm thêm những ví dụ khác.
- GVKL: Cùng một cây trong những giai đoạn phất triển khác thì cây cần lượng nước khác. Biết được nhu cầu về nước của các loại cây để tưới tiêu cho phù hợp.
- GV cung cấp thêm : Cây ăn quả, lúc còn non cần tưới nhiều nước để cây lớn nhanh, khi quả chín cây cần ít nước hơn .
3. Củng cố, dặn dò 
- HS đọc mục Bạn cần biết / SGK.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
TIẾT 4 TOÁN 
Tiết 144: luyện tập
i. Mục đích yêu cầu 
- Củng cố cách giải bài toán dạng: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2số đó.
- Rèn KN giải BT Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ sốcủa 2 số đó theo sơ đồ cho trước.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập. 
ii. chuẩn bị
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách giải bài toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó?
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Củng cố KT
- HS nêu cách giải bài toán dạng: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Điều kiện để giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- HS nhắc lại.
*HĐ2: Luyện tập. 
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở. HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài:
 Coi số thứ nhất là 3 phần bằng nhau thì số thứ hai là 1 phần như thế.
 Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 ( phần)
 Số thứ 2 là: 30 : 2 = 15
 Số thứ nhất là; 30 + 15 = 45
 ĐS: Số thứ nhất: 45 ; Số thứ hai: 15
Bài 2 : (nếu còn thời gian) - HS nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài: Hiệu của hai số là bao nhiêu?, Hãy nêu tỉ số của hai số. 
- Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vở. HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, nhấn mạnh cách làm.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài toán, phân tích yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm vở.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Coi số gạo tẻ là 4 phần bằng nhau thì số gạo nếp là 1 phần như thế.
 Hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần)
 Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 ( kg)
 Số gạo tẻ là: 540 + 180 = 720 ( kg)
 ĐS: Gạo tẻ: 720 ( kg); Gạo nếp: 180 ( kg)
Bài 4: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Dựa vào sơ đồ, HS nêu bài toán thuộc dạng toán gì?, phân tích yêu cầu của bài.
- HS nêu bài toán dựa vào sơ đồ rồi giải bài toán đó.
- HS nhận xét, GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Chiều TIẾT 1 KĨ THUẬT
Khâu viền đường gấp mép vảI Bằng mũi khâu đột (tiết 2)
i. mục đích yêu cầu
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng các mũi khâu đột thưa.Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu xó thể bị dúm.
- Rèn tính kiên trì cẩn thận.
ii. chuẩn bị
- Bộ khâu thêu.Mẫu khâu viền được đường gấp mép vải bằng các mũi khâu đột .
iii. các hoạt động 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nờu quy trình khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Các hoạt động
- HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV củng cố lại cách khâu và nêu lại quy trình khâu: 
 + B1: Gấp mép vải.
 + B2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS thực hành khâu.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chỉ dẫn lại các thao tác để HS nắm được cách khâu.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại quy trình khâu.
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
TIẾT 2 TOÁN *
ôn: tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
i. Mục đích yêu cầu
- Củng cố về cách giải bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan